Du Lich Côn Đảo không còn là cái tên xa lạ đối với các tín đồ đam mê du lịch thích khám phá, trải nghiệm và nghỉ dưỡng. Hằng năm, nơi đây đón hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước bởi vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ với những bãi cát dài trắng mịn, biển xanh như ngọc cùng với các di tích lịch sử khiến cho Côn Đảo trở thành điểm du lịch nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả trên Thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm đi Côn Đảo tự túc. Sau đây HItour.vn gửi đến các bạn cẩm nang chi tiết, hy vọng cẩm nang này sẽ đồng hành cùng bạn trên các chuyến vivu Côn Đảo sắp tới.
HItour sẽ đề xuất và cung cấp thông tin chi tiết cho bạn về những địa điểm du lịch Côn Đảo để bạn có thể tự sắp xếp, lên kế hoạch cho chuyến đi của mình được tốt nhất.(Danh sách sắp xếp theo thứ tự Mục lục bài viết)
Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Sách sử Việt Nam trước thế kỷ XX thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn. Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi Côn Lôn có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai, là "Pulau Kundur" (tạm dịch là "hòn Bí"). Người châu Âu phiên âm thành Poulo Condor (trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp). Riêng tên trong tiếng Khmer là "Koh Tralach".
Năm 1977, Quốc hội Việt Nam quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo. Tên gọi này được sử dụng cho đến tận ngày nay.
Côn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ Việt Nam và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam.
Quần đảo Côn Đảo cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý theo đường biển. Nơi gần Côn Đảo nhất trên đất liền là xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, cách 40 hải lý. Côn Đảo từng được biết đến là nơi giam giữ và lưu đày tù nhân lớn nhất Đông Dương trước năm 1975. Ngày nay, Côn Đảo còn được biết đến như điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan với các bãi tắm và khu bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Côn Đảo.
Khí hậu Côn Đảo mang đặc điểm á xích đạo - hải dương nóng ẩm, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 26,9oC. Tháng 5 oi bức, có lúc nhiệt độ lên đến 34oC. Lượng mưa bình quân trong năm đạt 2.200mm; mưa ít nhất vào tháng 1. Quần đảo Côn Đảo nằm ở vùng giao nhau giữa luồng hải lưu ấm từ phía nam và luồng hải lưu lạnh từ phía bắc. Nhiệt độ nước biển từ 25,7oC đến 29,2oC.
Thời điểm tốt nhất du lịch Côn Đảo là từ tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau. Nếu có kế hoạch đi Côn Đảo vào khoảng thời gian này, các bạn nên theo dõi thời tiết thật kỹ để tránh ảnh hưởng tới chuyến đi.
Nếu muốn đi du lịch Côn Đảo, bạn phải di chuyển đến một trong 3 địa đểm sau: Thành phố Vũng Tàu, Bến tàu cao tốc Cần Thơ (Quận Ninh Kiều - Cần Thơ), Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) trước. Đảo Côn Đảo cách Thành phố Vũng Tàu 97 hải lý (180km) và Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) 40 hải lý (75km) nên để đến được Côn Đảo các bạn cần phải bắt đầu đi đến các địa diểm trên, để đi tàu cao tốc Côn Đảo ra Côn Đảo (Áp dụng cho hình thức di chuyển bằng đường bộ kết hợp đường thủy).
Từ Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể di chuyển đến Thành phố Vũng Tàu bằng xe khách chất lượng cao đi Vũng Tàu khoảng cách giá vé khoảng 130,000 – 160,000đ tùy theo hãng xe. Một vài hãng xe bạn có thể tham khảo như:
Từ Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể di chuyển đến tới thẳng Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) bằng xe khách chất lượng cao với giá vé 160.000đ/vé:
Từ Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể di chuyển đến Thành phố Cần Thơ bằng xe khách chất lượng cao đi Cần Thơ khoảng cách giá vé khoảng 100,000 – 160,000đ tùy theo hãng xe. Một vài hãng xe bạn có thể tham khảo như:
Hiện tại có 3 tuyến đường biển được tàu cao tốc khai thác để vận chuyển hành khách đi Côn Đảo là Vũng Tàu – Côn Đảo - Vũng Tàu, Trần Đề – Côn Đảo - Trần Đề, Cần Thơ - Côn Đảo - Cần Thơ (trên tuyến đường đi tàu có ghé Trần Đề), khởi hành nhiều khung giờ trong ngày. Để đặt vé được nhanh chóng – an toàn – tiện loại các bạn có thể đặt trên website: HItour.vn hoặc liên hệ số điện thoại 0868 68.48.68 để được hỗ trợ.
Giờ khởi hành /cập bến |
Hãng | Giá vé |
Giờ khởi hành /cập bến |
Hãng | Giá vé |
Giờ khởi hành /cập bến |
Hãng | Giá vé |
Nếu có điều kiện, bạn có thể chọn máy bay hiện chỉ có Vietnam Airlines kết hợp với Vasco thực hiện đường bay Côn Đảo. Bạn có thể bay thẳng từ sân bay Thành phố Hồ Chí Minh hoặc sân bay Cần Thơ ra Côn Đảo. Nếu di chuyển từ Hà Nội, bạn phải di chuyển đến 3 địa điểm trên (Lưu ý: có thể chọn hình thức máy bay hoặc di chuyển đường bộ kết hợp đường thủy, trừ đi từ Sóc Trăng thì không có di chuyển bằng máy bay), bạn có thể chọn hình thức di chuyển nào phù hợp với điều kiện mình. Trong đó, từ Thành phố Hồ Chí Minh ngày nào cũng có từ 4 - 5 chuyến bay đi Côn Đảo, hành khách được đem tối đa 20kg hành lý ký gửi và 7kg hàng lý xách tay miễn phí. Thời gian bay khoảng 55 phút.
Côn Đảo với diện tích gần 76km2 nhưng không có phương tiện công cộng nên để di chuyển trên đảo phương tiện phù hợp nhất là xe máy. Giá thuê xe máy ở Côn Đảo từ 100,000 – 120,000đ/ngày, tùy vào chất lượng xe, bạn có thể dễ dàng thuê xe ở ngay dịch vụ mà mình lưu trú, bởi dịch vụ lưu trú nào trên đảo cũng có kèm dịch vụ này.
Cũng giống như xe máy bạn có thể thuê xe đạp ở Côn Đảo tại các Resort Côn Đảo, Khách sạn Côn Đảo hoặc tại Cafe Côn Sơn gần cầu tàu 914. Giá thuê xe đạp ở Côn Đảo là 30,0000đ/ngày.
Nếu bạn muốn trải nghiệm du lịch bụi Côn Đảo với giá rẻ, tiết kiệm thì bạn có thể thuê cho mình 1 chiếc xe ôm ở Côn Đảo với giá từ 300,000đ/ngày, tài xế xe ôm sẽ là hướng dẫn viên tự nguyện cho bạn rất nhiệt tình, vui vẻ cùng với bạn chinh phục mọi địa điểm du lịch Côn Đảo.
Taxi ở Côn Đảo là phương tiện di chuyển rất phù hợp ở Côn Đảo cho nhóm gia đình mà có người lớn tuổi hoặc trẻ em đi cùng. Tham khảo một số Taxi ở Côn Đảo đang hoạt động.
Nếu nhóm bạn đi đông và muốn di chuyển cùng nhau hoặc nhóm đông có người lớn tuổi và trẻ em đi cùng. Thì thuê xe ô tô ở Côn Đảo là một giải pháp rất phù hợp trong việc di chuyển ở Côn Đảo.
Tại Côn Đảo bạn có thể thuê xe ô tô từ 7 chỗ đến 45 chỗ tùy vào nhu cầu của mình giá cả cũng rất phú hợp, bạn có thể tham khảo một số dịch vụ cho thuê xe ô tô ở Côn Đảo.
Nếu muốn khám phá các đảo xung quanh Côn Đảo, bạn có thể thuê thuyền hoặc ca nô để di chuyển. Tùy vào số lượng của nhóm giá thuê ca nô ở Côn Đảo.
Các nhà nghỉ ở Côn Đảo có giá dao động 250,000 - 450,000đ/đêm.
Bạn có thể tham khảo một số Nhà nghỉ ở Côn Đảo dưới đây:
Nhà nghỉ Ánh Phương
Nhà nghỉ Sala
Nhà nghỉ Ba Đoàn
Nhà nghỉ Hải An
Bạn có thể tham khảo một số HomeSTay ở Côn Đảo dưới đây:
Green House
Phát Đạt Homestay
An's homestay
Homestay Nắng Vàng
Bạn có thể tham khảo một số Khách sạn ở Côn Đảo dưới đây:
Hotel De Condor
Red Hotel
Shell Hotel Condao
Q Song Chi Hotel
Bạn có thể tham khảo một số Resort ở Côn Đảo dưới đây:
Tân Sơn Nhất Côn Đảo Resort
Sài Gòn Côn Đảo Resort
Poulo Condor Boutique Resort & Spa
Côn Đảo Resort
Nếu thích trải nghiệm nhiều hơn bạn có thể đem theo dụng cụ để cắm trại thuê bãi và lều để ngủ qua đêm. Trải nghiệm ngủ đêm trên bờ biển, ngắm sao, nướng BBQ cùng bạn bè luôn luôn rất tuyệt.
Hòn Bảy Cạnh nằm ở phía Đông của đảo Côn Sơn với diện tích 683ha, lớn thứ hai trong tổng số 16 hòn đảo của Côn Đảo, hòn Bảy Cạnh như một nét xanh chấm phá giữa biển trời mênh mông Côn Đảo, là khu vực có hệ thống rừng nguyên sinh rộng lớn bao phủ gần như là toàn bộ hòn đảo.
Không những vậy, nơi đây còn có cả một hệ sinh thái rừng ngập mặn rộng 5,1ha, tồn tại và sinh trưởng trên nền cát lẫn san hô chết, đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết các hệ sinh thái rừng nguyên sinh trên toàn bộ hòn đảo.
Hòn Bảy Cạnh từ lâu đã được quy hoạch làm nơi chuyên phục hồi sinh thái, được bảo vệ nghiêm ngặt để đảm bảo sự đa dạng sinh học của hòn đảo. Thiên nhiên trù phú đã cho nơi đây cả một hệ sinh thái với nhiều loài khác nhau, từ các rạn san hô, rong biển, cỏ biển, cho đến các loài trai, ốc, hải sâm, cá sinh sống trong các rặng san hô.
Hòn Bảy Cạnh còn là bãi biển có số lượng rùa biển đến đẻ trứng nhiều nhất trong tổng số 14 bãi đẻ trứng của rùa biển tại Côn Đảo, đỉnh điểm của mùa sinh sản có thể đạt số lượng lên tới 20 – 30 rùa mẹ lên bờ đẻ trứng. Đây cũng là một trong những trải nghiểm thú vị thu hút khách du lịch.
Hòn Cau Côn Đảo cách đảo chính Côn Sơn (Phú Hải) khoảng 8km về hướng Đông Bắc, là một trong 16 hòn đảo của Côn Đảo, có diện tích 140 ha. Đảo có 7 bãi chính nằm xung quanh là bãi Trước, Tràng Dão, Ăn Cướp, bãi Tiên, bãi Nhất, Mũi Tàu, bãi Lúa.
Với nguồn nước ngầm phong phú của mình, dù nằm giữa biển cả mênh mông, Hòn Cau vẫn có nguồn nước ngọt, có cây ăn quả như đu đủ, mãng cầu, chuối, và rất nhiều dừa.
Năm 2010, Hòn Cau được công nhận là Khu bảo tồn biển. Toàn bộ diện tích của khu bảo tồn biển rộng khoảng 12.500 ha bao gồm cả diện tích đảo cùng vành đai bảo vệ và các vùng lõi, vùng đệm, vùng phục hồi sinh thái...
Khu bảo tồn biển Hòn Cau có hệ sinh thái đa dạng gồm rạn san hô, thảm cỏ biển...và cũng là nơi sinh sống và là bãi đẻ của nhiều loài thủy sinh vật quý hiếm, có giá trị kinh tế và sinh thái quan trọng, trong đó có rùa biển, loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Theo đánh giá của các nhà khoa học, Hòn Cau là vùng biển có các rạn san hô nguyên thủy dài hơn 2km, còn giữ được độ bao phủ cao với trên 230 loài san hô, trong đó có nhiều loài chỉ có ở vùng biển này.
Hòn Tài Côn Đảo gồm Hòn Tài Lớn và Hòn Tài Nhỏ kề nhau, nằm về phía Đông Nam đảo Côn Sơn, có diện tích khoảng 34ha, cách cầu tàu du lịch Côn Đảo chừng 5,3km và cách Mũi Cá Mập khoảng 1km. Nơi đây có cảnh quan biển đảo xinh đẹp, hấp dẫn khách du lịch đến ngoạn cảnh, khám phá thiên nhiên.
Trên đảo phân bố nhiều cây Bàng vuông, một loài thực vật thân gỗ chỉ tìm thấy ở những vùng hải đảo, tuy nhiên không phải ở bất cứ vùng đảo nào cũng có loài cây này, chúng chỉ phân bố ở một số vùng đảo của Bà Rịa Vũng Tàu, Khánh Hòa, Phú Quý và Trường Sa. Trái Bàng có hình vuông, và nở hoa rất đẹp.
Điểm nhấn du lịch Hòn Tài Côn Đảo là 2 bãi cát nhỏ, trắng mịn, nước biển trong xanh nhìn rõ đáy. Hàng năm đến mùa sinh sản từ tháng 4 - 9, có hàng trăm cá thể rùa mẹ lên bãi làm tổ, đẻ trứng và có hàng ngàn lượt rùa con được thả về với đại dương sau khi ấp nở theo quy trình bảo tồn rùa biển.
Tài nguyên biển quanh đảo Hòn Tài rất phong phú và đa dạng, có nhiều loài sinh vật biển như: cá, ốc, trai tai tượng, cầu gai, hải sâm, rùa biển...và là một trong những điểm có rạn san hô đẹp, đầy màu sắc. Khu vực này còn là phân khu phục hồi sinh thái và bảo tồn biển nên được bảo vệ nghiêm ngặt.
Ngoài ra, bạn cũng có dịp quan sát, tìm hiểu quần thể khỉ Mặt Đỏ ngộ nghĩnh và xem nhân viên kiểm lâm cho khỉ ăn, đây một loài khỉ được ghi tên trong sách Đỏ Việt Nam.
Hòn Bông Lan Côn Đảo là một đảo khá nhỏ nằm cạnh hòn Bảy Cạnh, ta có thể nhìn thấy đảo này từ bờ biển của thị trấn Côn Đảo. Với hình thù bên ngoài trông khá giống một chiếc bánh bông lan nên người dân nơi đây từ xưa đã đặt cho đảo này là Hòn Bông Lan.
Trên đảo không có nguồn nước ngọt nên không có cư dân sinh sống, vì thế hệ động thực vật nơi đây giữ nguyên nét hoang sơ. Một số tour du lịch đưa du khách đến khu vực đảo này để trải nghiệm thú vui câu cá ngoài biển khơi.
Vịnh Đầm Tre cách trung tâm thị trấn Côn Sơn khoảng 17km theo phía Bắc. Từ Cầu Tàu 914, di chuyển theo hướng về sân bay Cỏ Ống khoảng 12km, bạn sẽ thấy biển chỉ dẫn tay phải vịnh Đầm Tre 5km. Bạn đừng đi vào tay phải vì ngõ cụt, cũng đừng rẽ trái qua sân bay mà hãy quay ngược lại khoảng vài chục mét, bên tay trái có đường mòn đất đỏ dẫn xuống bãi biển Dong. Từ bãi Dong, bạn đi thẳng theo đường biển về hướng Bắc.
Vịnh Đầm Tre Côn Đảo nằm ở phía bắc đảo, kín gió, có rừng ngập mặn bao bọc xung quanh, là nơi chim yến làm tổ trong mùa sinh sản và nhiều loài sinh vật biển khác. Trên đường đi, du khách có thể dừng ngắm hoặc tắm tại bãi biển Lò Vôi, bãi biển Đất Dốc, mũi Chim Chim, vịnh Đông Bắc...
Bãi Đầm Trầu là một trong những bãi tắm đẹp nhất ở Côn Đảo, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách trung tâm thị trấn 14km và sân bay Cỏ Ống 12km. Đây là điểm đến lý tưởng cho các chuyến dã ngoại, tắm biển, ngắm san hô và trải nghiệm hành trình phiêu lưu, khám phá miền đảo xa.
Bãi biển Đầm Trầu còn lôi cuốn lữ khách với những rặng san hô đầy màu sắc. Một chuyến khám phá lòng đại dương, chiêm ngưỡng vẻ đẹp san hô và ngắm nhìn những đàn cá tung tăng bơi lội, sẽ mang lại cảm xúc mới trong lòng du khách. Ngay ở bãi Đầm Trầu còn có những vách đá cheo leo được tạo hình rất độc đáo.
Tại đây buổi tối, bạn có thể thuê lều cắm trại qua đêm ngay tại bãi biển.
Mũi Tàu Bể Côn Đảo nằm trên đường từ sân bay Cỏ Ống vào thị trấn Côn Đảo. Đá ở đây có đặc trưng là kích thước dài, tạo thành những phiến đá dựng đứng sắp xếp thành viền vòng cung ôm trọn mũi biển xinh đẹp. Khu vực này có một khoảng đất trống ở bên trái có thể để xe đi bộ vào chơi. Đứng từ mũi Tàu Bể phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ thấy biển xanh bao la và một con đường cắt giữa núi rất đẹp.
Nơi đây là điểm chụp ảnh check in "sống ảo" kiểu mạo hiểm, đồng thời được coi là nơi ngắm bình minh đẹp nhất ở Côn Đảo.
Bãi An Hải nằm trên phía nam của đảo chính Côn Sơn, có vị trí khá thuận tiện, nằm trên bờ biển dài nhất Côn Đảo và ngay trung tâm thị trấn Côn Sơn. Dọc theo đường bờ biển, có rất nhiều resort và khách sạn.
Bãi tắm An Hải ở Côn Đảo mang đầy vẻ hoang sơ với không khí trong lành. Bãi biển rất sạch, nước trong xanh có thể nhìn thấy đáy biển. Đây là một trong những bãi biển đẹp của Côn Đảo và là địa điểm lý tưởng bạn không nên bỏ qua khi đi côn đảo. Ấn tượng nhất là bãi cát trắng tinh, cát rất mịn, chạy dài ra xa hút tầm mắt.
Bãi Cầu Tàu là các bãi tắm ở trung tâm đảo lớn, có bãi cát trắng mịn, biển lặng sóng, nơi đông người địa phương đến tắm.
Bãi Nhát Côn Đảo là một trong những bãi biển đẹp và hoang sơ nhất Côn Đảo. Bãi Nhát chỉ xuất hiện vài giờ trong ngày khi thủy triều xuống, các thời điểm khác thì chìm ngập trong biển cả. Vì thế không ít du khách phải tiếc nuối khi không bắt gặp được bãi cát phẳng mịn, lấm tấm những hòn đá tròn nhẵn đẹp mắt nơi đây. Làn nước trong xanh, sóng biển êm đềm, là điểm lý tưởng để ngắm hoàng hôn huyền ảo. Bên cạnh bãi Nhát là đỉnh Tình Yêu, có hình dáng như đôi tình nhân.
Bãi Nhát cũng chính là nơi gắn liền với các sự kiện lịch sử tù nhân vượt ngục kết bè, trốn về đất liền. Nếu thuận lợi gặp gió Đông Bắc vào mùa đông, trong vòng 30 tiếng bè sẽ cập bờ. Nhưng nếu vượt ngục thất bại, tù nhân vượt ngục lại bị tra tấn rất dã man.
Mũi Cá Mập Côn Đảo cách trung tâm khoảng 8km bạn di chuyển theo đường Bến Đầm. Sau khi kết thúc đoạn đường bạn sẽ nhìn thấy một bãi biển xanh, cùng với bờ cát trắng phía bên cạnh là mỏm núi đang hướng về phía biển, một bên là vách núi đá cao dựng đứng còn một bên là bờ biển rộng bao la. Người ta gọi địa điểm đó là mũi Cá Mập của Côn Đảo.
Mũi Cá Mập Côn Đảo vần còn giữ được nét tự nhiên và hoang sơ, khi đến đây bạn có thể thoải mái tận hưởng không khí của biển đảo được tự do tắm biển, cắm trại, nướng đồ ăn, cùng với nhóm bạn...Cùng nhau thưởng thức bữa tối, ngắm bầu trời đêm và sáng hôm sau dậy sớm ngắm bình minh ló rạng trên mũi Cá Mập là một điều rất tuyệt vời, một trải nghiệm dáng nhớ cho chuyến du lịch Côn Đảo của mình.
Bãi ông Đụng thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo khu ramsar của thế giới cách trung tâm đảo chừng 4km. Để xuống bãi phải đi qua rừng nguyên sinh của vườn quốc gia khoảng 700m. Đến với bãi ông Đụng, du khách có thể khám phá thế giới thiên nhiên đa sắc màu, với hệ thống thực vật, động vật quý hiếm, đa dạng các loài và được tận hưởng trong không gian trong lành, cảm nhận những phút giây bình yên của cuộc sống.
Bãi Ông Đụng Côn Đảo là bãi biển hoang sơ, phù hợp để dã ngoại, nghỉ dưỡng, sinh hoạt tập thể. Từ đây du khách có thể thuê cano của trạm kiểm lâm tham quan các đảo lân cận như Hòn Tre Lớn, Hòn Tre Nhỏ.
Hòn Tre Nhỏ cách bãi Ông Đụng 2km, đảo có hệ thực vật phân bố trên đảo chủ yếu là cây tre nên được đặt thành tên. Nơi đây là sân chim trên biển, từ tháng 5 – 9 sẽ có hàng nghìn lượt chim di cư từ phương Bắc về đây làm tổ và đẻ trứng như nhàn mào, hải âu, các loài nhạn biển...Du khách có thể đi cano ra đảo để xem san hô, xem chim biển, câu cá giải trí.
Hòn Tre Lớn là đảo có bãi cát trắng mịn, là điểm tập trung nhiều rùa biển lên đẻ trứng (xếp thứ hai sau bãi Cát Lớn, Hòn Bảy Cạnh). Ở đây cũng có những rạn san hô đẹp nhất trong vùng biển Côn Đảo.
Cách trung tâm thị trấn khoảng 4km, rừng nguyên sinh Ông Đụng nằm trong khu vực vườn quốc gia Côn Đảo. Đi ngang qua cây cầu Ma Thiên Lãnh nổi tiếng là bạn đã bắt đầu đi vào rừng nguyên sinh.
Không khí mát lạnh của cây rừng và núi đá, thỉnh thoảng văng vẳng tiếng chim hót líu lo hay tiếng sóc chuyền cành sẽ khiến tinh thần bạn thật khoan khoái. Xuống xe và tản bộ một đoạn ngắn xuyên qua rừng nhiệt đới, bạn sẽ đến bãi biển Ông Đụng ở bờ bên kia của đảo. Một bãi biển êm đềm như mặt hồ với những mỏm đá và tán cây xanh hiện ra trước mặt.
Núi Chúa Côn Đảo nằm trong diện tích Vườn Quốc gia Côn Đảo với rất nhiều chủng loài động vật, thực vật đa dạng sinh học, hấp dẫn các nhà nghiên cứu khoa học và du khách tham quan đối với loại hình rừng nguyên sinh trên biển.
Vé vào cổng Vườn quốc gia Côn Đảo có giá 60.000đ/người.
Quần đảo Côn Đảo còn một số đảo nhỏ ngoài khơi khác như Hòn Bà, Hòn Trứng (Hòn Đá Bạc), Hòn Vung (Phú Vinh), Hòn Anh, Hòn Em...tuy nhiên chưa khai thác dịch vụ du lịch.
Ngoài ra, du khách có thể tham quan, tìm hiểu thêm về quy trình nuôi cấy ngọc trai ở Côn Đảo tại các trại nuôi trai và mua những sản phẩm từ ngọc trai Côn Đảo.
Trại Phú Hải nằm ở trung tâm thị trấn Côn Đảo, trên đường Lê Văn Việt, cách bờ biển 50m. Đây là trại giam cổ nhất, được Pháp lập từ năm 1862 và xây dựng kiên cố từ năm 1889 đến năm 1896 thì hoàn chỉnh. Thời Pháp trại có tên là Bange 1. Sau đó được đổi thành Lao 2, trại 2 và trại Phú Hải sau Hiệp định Paris năm 1973. Trại rộng hơn 12.000m2 với 10 phòng giam tập thể, trong đó có 1 phòng tử hình, 20 hầm đá biệt giam, 2 hầm xay lúa đồng thời là phòng trừng giới và 1 khu đập đá. Trong khuôn viên trại có đầy đủ các công trình phục vụ đời sống tinh thần cho tù nhân như: câu lạc bộ, nhà bếp, nhà ăn, nhà hớt tóc, giếng nước, nhà kho, văn phòng, giảng đường, bệnh xá, nhà thờ. Tuy nhiên, tất cả đều được dựng lên để đối phó với các đoàn giám sát về nhân quyền của quốc tế và đánh lừa dư luận.
Trại Phú Hải giam giữ chủ yếu tù chính trị. Thời kháng chiến chống Pháp, dãy khám bên trái (6 - 7 - 8 - 9 - 10) được sử dụng làm khu biệt lập từ tháng 3 - 1951 để giam giữ các "phần tử nguy hiểm". Khu vực này trở thành cơ quan lãnh đạo của liên đoàn tù nhân và đảo ủy từ năm 1951 đến năm 1952.
Banh 3 phụ được Pháp xây dựng từ năm 1941, còn có tên gọi là Lao 3 phụ, đến thời Mỹ - Ngụy đổi tên gọi là trại phụ Bác Ái, trại 3, hay trại Phú Tường. Tổng diện tích: 5.804m2, bao gồm tám phòng giam chia làm hai dãy, các công trình phụ như: nhà bếp, nhà kho, bệnh xá và sân vườn.
Banh 3 phụ xây dựng cùng thời gian với Banh 3 và trại 5 (từ 1940 - 1962) tạo thành một cụm bao quanh che giấu cho "Chuồng Cọp", khu biệt giam nổi tiếng của Pháp. Chuồng Cọp có diện tích hơn 5.0002, chia làm hai khu, mỗi khu gồm 60 phòng giam, 30 phòng tắm nắng không mái che và một bệnh xá. Khu biệt giam này bị giấu kín hoàn toàn mãi cho đến năm 1970, khi được phát hiện và phơi bày đã gây chấn động và bàng hoàng với dư luận quốc tế.
Trại Phú Bình được Mỹ - Ngụy xây dựng thêm, ban đầu có tên là trại 7. Trại Phú Bình có tổng diện tích 25.768m2, gồm 384 xà lim, chia thành tám khu AB, CD, EF, GH. Mỗi khu có 48 xà lim, cách nhau bằng một bức tường cao. Bên trên xà lim có chấn song sắt hàn dính vào nhau và chôn hẳn vào tường. Bên ngoài có trạm xá, bếp, kho, khu nhà ở của đội Trật tự và Văn phòng Trưởng trại.
Chuồng Cọp Mỹ xây dựng rất kiên cố nhằm giam giữ tù nhân chính trị. Bên trên dãy xà lim không có lối đi như Chuồng Cọp Pháp, lợp mái tôn fibro xi măng rất thấp, ban ngày trời nắng hắt xuống nóng như thiêu như đốt. Phòng giam không có bệ nằm, đêm về người tù phải nằm trên nền xi măng, khí đất xông lên, rất lạnh giá ẩm thấp. Mỗi phòng biệt giam chỉ khoảng 5m2, đặt một thùng gỗ cho tù nhân tiểu tiện, có thời điểm mỗi phòng giam cầm đến 8 - 10 người, lại không cho đổ thùng vệ sinh tới vài tuần, phân và nước tiểu lâu ngày bốc ngùi gây ảnh hưởng đến các tù nhân.
Vé tham quan chuỗi Nhà tù Côn Đảo là 40.000đ/vé.
Bảo tàng Côn Đảo mở cửa phục vụ khách tham quan từ ngày 6 - 9 - 2013. Bảo tàng nằm trên đường Nguyễn Huệ, gần di tích Chuồng Cọp Pháp, trong khuôn viên rộng hơn 2ha, diện tích xây dựng 3.570m2, diện tích trưng bày 1.700m2.
Bảo tàng Côn Đảo trưng bày gồm 01 gian khánh tiết và 04 chủ đề:
Ngoài ra bảo tàng còn có một phòng trưng bày, triễn lãm chuyên đề. Bảo tàng Côn Đảo là nơi lưu giữ, trưng bày, bảo quản và giới thiệu các hiện vật lịch sử, văn hóa của mảnh đất con người Côn Đảo qua các thời kỳ lịch sử.
Năm 1873, cầu tàu 914 được xây dựng bằng gỗ, sau năm 1930 được xây lại bằng đá. Đây là nơi khởi đầu cho những nỗi cực nhọc vô cùng vô tận của những người bị đày ra Côn Đảo. Rất nhiều người chỉ qua cầu tàu Côn Đảo một lần rồi vĩnh viễn yên nghỉ tại đảo. Để xây cầu, hàng ngàn người lao động khổ sai nặng nhọc, phải trèo lên núi Chúa cheo leo đục đẽo hàng tấn đá khổng lồ và khuân vác trên những con đường xa xôi, hiểm trở. Ước tính có 914 người đã ngã xuống trong quá trình xây dựng cầu, người bị đá đè, người trượt chân té núi, kẻ bị đánh đập dã man.
Những năm 1930 - 1945, thực dân Pháp tiến hành mở đường núi chạy thẳng đến sở Ông Câu bên bờ tây nhằm phục vụ yêu cầu phòng thủ và kiểm soát Vịnh Đông Nam, nhất là việc kiểm soát tù vượt ngục. Tù nhân phải khiêng đá vô cùng nặng nhọc kiệt sức, lại thêm địa thế núi hiểm trở, cheo leo. Khi xây một cây cầu trên đèo Ông Đụng Cầu, đã có 356 người tù thiệt mạng mà chỉ mới xây được hai mố cầu cao 8m. Cách mạng tháng 8 thành công, công trình này bị bỏ dở.
Tên Ma Thiên Lãnh do tù nhân Côn Đảo lấy tên một ngọn núi ở Triều Tiên với địa thế hiểm ác đặt nên. Ngày nay, cầu Ma Thiên Lãnh là một di tích lịch sử hằng ngày thường có những khách phương xa đến cúng bái.
Dinh Chúa Đảo được xây dựng cuối thế kỉ XIX, là nơi ở và làm việc của 53 đời chúa đảo (39 tên người Pháp, 14 tên người Việt Nam), nơi tập trung đầu não của bộ máy cai trị tù thời Pháp – Mỹ. Nhà Chúa đảo cũng là nơi xuất phát những mệnh lệnh, âm mưu thủ đoạn của địch nhằm đày ải, tiêu diệt tù nhân. Năm 1919, tên chúa đảo khét tiếng tàn bạo Anduara đã bị tù nhân trừng trị tại chính sào huyệt của hắn.
Dinh chúa đảo hình thành khoảng 1862 – 1876 cùng với các cơ sở hạ tầng trên đảo. Tổng diện tích 18.600m2, bao gồm: Nhà chính, nhà phụ và sân vườn...
Nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo. Đây là nơi chôn cất hàng vạn chiến sĩ cách mạng và người yêu nước Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975, trong nhà tù Côn Đảo của chính quyền thuộc địa Pháp, và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Nghĩa trang Hàng Dương được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giao cho UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư và giao cho Viện Kỹ thuật Công binh khởi công xây dựng và tôn tạo vào ngày 19 - 12 - 1992. Sau đó Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn tiếp tục thi công trên diện tích khoảng 20ha, và được chia làm 4 khu:
Với tổng cộng có hơn 2000 mộ liệt sĩ và trong đó có mộ cô Võ Thị Sáu, từ 21:00 – 23:59 hằng đêm, người dân đến mộ Cô Võ Thị Sáu lễ bái rất đông.
Khi xưa, xung quanh nghĩa trang trồng các hàng cây keo nên có tên là nghĩa trang Hàng Keo. Với diện tích 80.000m2, khoảng 10.000 tù nhân đã vùi chôn tại nơi đây do bị thực dân Pháp giết hại từ đầu thế kỷ XX cho đến 1940 - 1941. Năm 1997, các phần mộ tìm thấy ở đây đã được cải táng di dời về khu D, nghĩa trang Hàng Dương. Hiện nay chỉ còn lại rừng cây tự nhiên, những hàng dương đã thay thế cho hàng keo, và những hài cốt của tù nhân còn nằm dưới lòng đất chưa tìm thấy.
Nghĩa trang Hàng Keo được công nhận là Di tích Quốc Gia Đặc Biệt.
Miếu Bà Phi Yến hay còn gọi là An Sơn miếu được xây dựng từ năm 1785 để thờ BBà Phi Yến là vợ của chúa Nguyễn Ánh (vua Gia Long).
Đối với những người dân Côn Đảo, ngôi miếu rất linh thiêng, gắn liền với câu chuyện bi thương của người phụ nữ tài sắc, đức hạnh và giàu lòng yêu nước. Sau khi Bà mất, nhân dân trên đảo thương tiếc đã lập miếu thờ. Năm 1861, sau khi chiếm đảo, thực dân Pháp đã quyết định di toàn bộ dân vào đất liền để xây dựng nhà tù nên ngôi miếu dần bị đổ nát. Đến năm 1958 nhân dân trên đảo đã xây dựng lại ngôi miếu khang trang trên nền ngôi miếu cũ và thờ tự cho đến ngày nay.
Chùa núi Một Côn Đảo tọa lạc giữa lưng chừng núi Một, cách trung tâm thị trấn Côn Sơn, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 1,6km. Chùa Vân Sơn Tự Côn Đảo được xây dựng dưới thời Mỹ ngụy năm 1964, nhằm phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho các gia đình những người làm việc trong bộ máy hành chính, các quan chức binh sỹ sinh sống trên đảo.
Hiện nay, Chùa Núi Một hay là Vân Sơn tự không chỉ là công trình văn hóa, danh thắng, di tích lịch sử của huyện Côn Đảo mà còn là nơi để nhân dân và du khách hành hương, hướng thiện và cầu nguyện, siêu độ cho các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh vì tổ quốc.
Miếu hoàng tử Cải hay gọi là Miếu Cậu Côn Đảo gần sân bay Cỏ Ống và đền thờ bà Phi Yến ở làng An Hải luôn được người dân Côn Đảo và khách thập phương đến viếng thăm và thờ cúng trang nghiêm.
Hoàng tử Cải (tên tục của hoàng tử Hội An) là con của bà Phi Yến - thứ phi của Nguyễn Ánh. Khi ẩn trốn tại Côn Đảo, Nguyễn Ánh có ý định mang hoàng tử sang Pháp làm con tin nhằm xin viện binh đánh nhà Tây Sơn. Bà Phi Yến vì khuyên ngăn mà bị giam vào hang động trên một đảo hoang. Nghe tin quân Tây Sơn sắp đánh tới Côn Đảo, Nguyễn Ánh chạy vội lên thuyền sang lánh nạn đảo Phú Quốc. Hoàng tử kêu khóc thảm thiết đòi mẹ theo, trong lúc tức giận Nguyễn Ánh đã nhẫn tâm xách đầu đứa trẻ 5 tuổi ném xuống biển. Xác hoàng tử trôi dạt vào bãi san hô gần bãi Đầm Trầu, người dân quanh đấy mang chôn cất và dựng miếu thờ.
Diễn ra vào ngày Thương binh Liệt sĩ 27 - 07 hàng năm, cũng là lễ giỗ chung của hơn hai vạn người tù chính trị đã mất tại Côn Đảo. Cứ đến ngày này các cựu tù chính trị đều mong muốn quay lại mảnh đất Côn Đảo để nhắc nhau nhớ về những câu chuyện lao khổ trong suốt 113 năm nhà tù lịch sử.
Người nữ anh hùng hi sinh vì tình yêu tổ quốc ở độ tuổi rất trẻ được xem như là vị thần hộ mệnh của người dân Côn Đảo, hàng năm cứ đến ngày giỗ Cô Sáu là rất nhiều nhà mang hoa mang lễ viếng mộ từ sáng tới khuya.
Trước đây người ta lấy 23 - 01 Dương lịch là ngày giỗ Cô Sáu theo giấy báo tử vì theo lịch sử Cô Sáu hy sinh ngày 23 - 01 - 1952, nhưng ngày nay lễ giỗ Cô được tổ chức vào 27 - 12 Âm lịch theo thông tin cập nhật ở Bảo tàng Côn Đảo năm 2010.
Mùa Vu Lan ở Côn Đảo, mùa của Tri ân và báo ân, diễn ra rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm là dịp để người dân bày tỏ lòng tri ân sâu sắc những vị anh hùng liệt sĩ đã hy sinh oanh liệt vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
Lễ giỗ Bà Phi Yến có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa tinh thần của người dân Côn Đảo, diễn ra vào 17 - 18 - 10 Âm lịch hàng năm.
Ốc Vú Nàng Côn Đảo hay còn gọi là Ốc Nón một trong những món ăn độc đáo của ẩm thực ở Côn Đảo với hình dáng giống như "chiếc nón lá" ngoài khơi Vũng Tàu, khách du lịch đến đây đều có thể lựa chọn món ăn đặc sản Côn Đảo này để thưởng thức.
Ốc Vú Nàng ở Côn Đảo được chế biến thành nhiều món như luộc, nướng, hấp hoặc làm món trộn, làm gỏi. Khi ăn ốc có thể chấm với muối tiêu, ớt kèm theo chút chanh chua chua, bạn sẽ cảm nhận được độ dai, đậm của thịt ốc.
So với những loài cua, ghẹ khác, cua mặt trăng khá dễ nhận biết bởi ngoài hình khác biệt của nó. Ở trên chiếc mai, giống cua này có những chấm tròn màu đỏ sẫm như mặt trăng. Hình dáng cua khá tròn trĩnh, vỏ rất cứng, pha màu nâu đất nhìn khá đẹp mắt.
Cua mặt trăng sống ẩn náu trong các khe đá san hô, nổi tiếng vì thịt rất ngọt thơm, săn chắc, nhất là khi trăng mọc, trong khi các loài cua khác lại thường bị ốp vào thời kỳ này. Cua đem hấp hoặc nướng than, mang ra chấm với muối tiêu chanh, thịt cua ngon đến mức chỉ nếm qua một lần, bạn sẽ nhớ mãi.
Ốc tai tượng Côn Đảo có hình dáng giống như một chiếc tai voi, và rất lớn. Do kích thước to lớn với hai vỏ úp vào nhau hệt như tai voi mà loài động vật thân mềm này mới có tên gọi là ốc tai tượng.
Khi được nấu chín, thịt ốc tai tượng rất giòn và thơm, khi nhai tạo ra tiếng sần sật gần như nhai sụn non vậy. Thịt ốc tai tượng trắng như mực, lại ăn rất giòn và dai. Vì vậy mà loại ốc này có thể chế biến thành nhiều kiểu ăn rất ngon như nướng, hấp, nấu cháo, xào bơ tỏi...món nào cũng ngon và đều rất tượng cho du khách với đặc sản Côn Đảo ỐC tai tượng.
Ốc bàn tay là loại ốc to, bên ngoài vỏ ốc có những chiếc "ngón tay" vươn ra như bàn tay con người nên mới có tên gọi Ốc bàn tay.
Thịt ốc bàn tay rất giòn và thơm. Người ta có thể luộc ốc bàn tay lên rồi đem chấm với nước chấm hoặc lấy thịt ốc để chế biến thành các món ăn như ốc bàn tay nướng, xào, trộn gỏi hoặc băm nhỏ trộn với thịt heo rồi hấp lên cũng rất hấp dẫn.
Cá mú đỏ được xem là đặc sản Côn Đảo số một khi nói đến độ chắc ngọt của thịt cá, cùng mùi thơm tự nhiên. Để nếm được trọn vẹn vị ngon, người ta thường ăn món cá mú đỏ hấp gừng.
Cá hấp với gừng, hành bào, nước tương, vừa chín tới, sẽ có lớp da đỏ tươi béo giòn, thớ thịt trắng phau cùng mùi hương thơm lừng hấp dẫn khứu giác lẫn vị giác. Ngoài ra, món cá mú chiên sốt me cũng là một lựa chọn rất hấp dẫn dành cho các thực khách.
Tôm hùm đỏ hay còn gọi là tôm hùm lửa là một món ăn đặc sản của Côn Đảo. Loài tôm này sinh trưởng rất chậm và không to bằng các loài tôm khác. Đặc biệt, nó không nuôi được tại các bè mà chỉ có thể đắnh bắt từ thiên nhiên.
Thịt tôm hùm đỏ rất dai, ngọt và săn chắc, đã vậy còn có thêm lớp gạch rất ngon ở bên trong. Gạch của tôm hùm đỏ đóng thành một dọc vàng ươm ở sống lưng tôm và một mảng lớn đóng ở nơi đầu tôm, món ăn này được đánh giá là vô cùng bổ dưỡng.
Tôm mũ nilà một họ của bộ động vật giáp xác mười chân sinh sống ở các vùng biển và đại dương ấm. Có thể dễ dàng nhận ra loài này qua bộ xúc giác rất to của chúng ở trước đầu trông giống như những cái đĩa lớn. Ở nhiều vùng của Việt Nam, ngư dân gọi loài này là tôm mũ ni vì xúc giác to gợi sự liên tưởng đến chiếc mũ ni che tai. Tất cả các giống tôm mũ ni đều có thể ăn được, và một số giống có giá trị thương mại cao như tôm mũ ni trắng, tôm mũ ni đỏ.
Tôm mũ ni Côn Đảo có thể chế biến thành rất nhiều món như: Nướng mọi, nướng ớt, nướng sa tế, hấp bia, nướng bơ tỏi, nướng phô mai...Trong đó, món hấp giúp thực khách thưởng thức được vị ngọt tự nhiên nhất của loại tôm này. Tuy nhiên, hấp dẫn nhất có lẽ là món tôm nướng mọi. Chỉ cần một lò than hoa, thực khách nhẩn nha đặt con tôm tươi rói lên vỉ, đợi tôm chín tỏa hương thơm lừng. Tách vỏ tôm ra, thịt bên trong trắng muốt, dai, giòn, chấm với muối tiêu chanh là ngon không tả hết.
Cá nhám hay còn có tên gọi khác là Cá mập cáo. Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì loài cá này có ngoại hình rất giống với cá mập, nhưng nhỏ hơn và nhanh nhẹn hơn. Thịt cá nhám nhiều nạc, ngọt và chắc hơn thịt cá mập.
Gỏi cá nhám Côn Đảo là món đặc sản khi đã thưởng thức khiến bạn rất khó có thể quên được. Một đĩa gỏi cá mập cáo sẽ cho bạn cảm nhận hương vị mềm, thơm của cá với vị cay xé của mù tạt và hòa trộn cùng những nguyên liệu tự nhiên của lá mơ, rau ngổ, vị chát chuối xanh, vị chua của dứa và khế.
Sá sùng Côn Đảo là một trong những loại hải sản quý hiếm bởi rất khó đánh bắt và chỉ xuất hiện nhiều vào đầu tháng 3 cho đến tháng 7 hàng năm. Đến với Côn Đảo, bạn nhất định không thể bỏ qua món đặc sản Côn Đảo này.
Sá sùng tươi có thể chế biến thành các món nhưng ngon như nấu cháo, nấu canh, nướng vàng, xào chua ngọt, chiên giòn, làm gỏi...nhưng ngon nhất vẫn là món nướng chấm tương ớt, muối tiêu chanh. Thịt sá sùng nướng vừa giòn, mềm lại dai dai, béo bùi và ngọt nên càng ăn càng thấy ngon.
Mực một nắng Côn Đảo là một món ăn rất ngon và bổ dưỡng của vùng đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, mực một nắng Côn Đảo có thể được chế biến thành các món ăn khác nhau, đây là một đặc sản Côn Đảo mùa về làm quà cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp rất phù hợp. Nhưng làm thế nào để làm được những món ăn mực một nắng Côn Đảo trọn vị và chuẩn đúng điệu.
Các món ăn với mực một nắng nướng:
Các món ăn với mực một nắng chiên:
Các món ăn với mực một nắng xào:
Mùa bàng chín rộ vào khoảng tháng 6 - 7 hàng năm ở Côn Đảo. Khi trái bàng rụng xuống, người dân Côn Đảo tranh thủ thời gian rảnh rỗi đi nhặt hạt bàng Côn Đảo về phơi khô và tách vỏ lấy nhân làm mứt. Mứt hạt bàng có màu trắng đục, ăn bùi và ngậy. Ở Côn Đảo nhiều hộ dân làm mứt hạt bàng bán để có thêm thu nhập và tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng, ý nghĩa cho hòn đảo đầy ắp lịch sử này.
Qua đánh giá sơ bộ, quần thể yến hàng phân bố tại Vườn Quốc gia Côn Đảo không nhiều với tổng đàn ước tính khoảng 6.000 cá thể phân bố ở 13 hang thuộc tám điểm khác nhau gồm hòn Bông Lan, hòn Thỏ, hòn Cau, hòn Tre nhỏ, hòn Tre lớn, vịnh Đầm Tre, hòn Bảy Cạnh, mũi Việt Minh.
Tổ yến Côn Đảo được khai thác 2 lần/năm, lần thứ nhất vào cuối tháng 4 và lần thứ hai vào cuối tháng 8.
Chất lượng yến Côn Đảo được đánh giá tương đối cao và có giá trị tốt về y học. Qua kết quả phân tích và so sánh hàm lượng chất dinh dưỡng của INVIVO labs Việt Nam, trong tổng số 30 nhân tố có trong thành phần tổ yến, thì 18 nhân tố của yến hàng Vườn Quốc gia Côn Đảo có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn tổ yến ở nơi khác. Điều này cho thấy quần thể chim yến hàng và tổ yến tại Vườn Quốc gia Côn Đảo rất quý, có giá trị cao về khoa học, sinh học, dược liệu và kinh tế.
Côn Đảo có rất nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng gần xa như mứt bàng, ốc vú nàng, mức một nắng,...và một món ăn được rất nhiều người yêu thích đó là mắm hàu.
Mắm hàu Côn Đảo là thứ nước chấm được chế biến từ con hàu biển, sống quanh các bãi đá của các hòn tại Côn Đảo. Khi du lịch Côn Đảo bạn không chỉ được thưởng thức món Cháo hàu thơm ngon đầy chất dinh dưỡng mà qua sự sáng tạo và chế biến tài tình của người dân nơi đây thì thịt hàu còn được chế biến làm mắm chấm thơm ngon khó cưỡng.
Cá thu một nắng tại Côn Đảo không có mùi tanh của cá tươi, không cứng như cá khô. Đó là nhờ sự kết hợp tuyệt vời của sự tươi ngon của cá tươi với vị mặn đậm đà của cá khô. Tất cả tạo nên sự độc đáo của Côn Đảo mà bạn sẽ không tìm thấy ở bất cứ nơi đâu.
Cá thu một nắng Côn Đảo có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon theo các cách khác nhau như: kho, rán, nướng, sốt, kết hợp với các món ăn khác hay ăn kèm với cơm nóng sẽ rất tuyệt vời.
Cá thu một nắng tại Côn Đảo chứa nhiều đạm và có dầu có lợi cho sự phát triển của trí não ở trẻ nhỏ và phục hồi cho những người có sức khỏe yếu.
Ở Côn Đảo có nhiều quầy hàng, cửa hàng bán quà lưu niệm được làm từ những con ốc rất độc đáo, bắt mắt. Bạn có thể tìm mua các sản phẩm mỹ nghệ của biển như vỏ ốc, sò được chế tác rất đẹp tại chợ Côn Đảo, hoặc các của hàng đồ lưu niệm Côn Đảo.
Mong là với cẩm nang bỏ túi này sẽ giúp ít cho các bạn có kinh nghiệm trong chuyến đi du lịch Côn Đảo tự túc thật vui và ý nghĩ.
Du Lich Côn Đảo không còn là cái tên xa lạ đối với các tín đồ đam mê du lịch thích khám phá, trải nghiệm và nghỉ dưỡng. Hằng năm, nơi đây đón hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước bởi vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ với những bãi cát dài trắng mịn, biển xanh như ngọc cùng với các di tích lịch sử khiến cho Côn Đảo trở thành điểm du lịch nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả trên Thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm đi Côn Đảo tự túc. Sau đây HItour.vn gửi đến các bạn cẩm nang chi tiết, hy vọng cẩm nang này sẽ đồng hành cùng bạn trên các chuyến vivu Côn Đảo sắp tới.
HItour sẽ đề xuất và cung cấp thông tin chi tiết cho bạn về những địa điểm du lịch Côn Đảo để bạn có thể tự sắp xếp, lên kế hoạch cho chuyến đi của mình được tốt nhất.(Danh sách sắp xếp theo thứ tự Mục lục bài viết)
Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Sách sử Việt Nam trước thế kỷ XX thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn. Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi Côn Lôn có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai, là "Pulau Kundur" (tạm dịch là "hòn Bí"). Người châu Âu phiên âm thành Poulo Condor (trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp). Riêng tên trong tiếng Khmer là "Koh Tralach".
Năm 1977, Quốc hội Việt Nam quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo. Tên gọi này được sử dụng cho đến tận ngày nay.
Côn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ Việt Nam và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam.
Quần đảo Côn Đảo cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý theo đường biển. Nơi gần Côn Đảo nhất trên đất liền là xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, cách 40 hải lý. Côn Đảo từng được biết đến là nơi giam giữ và lưu đày tù nhân lớn nhất Đông Dương trước năm 1975. Ngày nay, Côn Đảo còn được biết đến như điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan với các bãi tắm và khu bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Côn Đảo.
Khí hậu Côn Đảo mang đặc điểm á xích đạo - hải dương nóng ẩm, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 26,9oC. Tháng 5 oi bức, có lúc nhiệt độ lên đến 34oC. Lượng mưa bình quân trong năm đạt 2.200mm; mưa ít nhất vào tháng 1. Quần đảo Côn Đảo nằm ở vùng giao nhau giữa luồng hải lưu ấm từ phía nam và luồng hải lưu lạnh từ phía bắc. Nhiệt độ nước biển từ 25,7oC đến 29,2oC.
Thời điểm tốt nhất du lịch Côn Đảo là từ tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau. Nếu có kế hoạch đi Côn Đảo vào khoảng thời gian này, các bạn nên theo dõi thời tiết thật kỹ để tránh ảnh hưởng tới chuyến đi.
Nếu muốn đi du lịch Côn Đảo, bạn phải di chuyển đến một trong 3 địa đểm sau: Thành phố Vũng Tàu, Bến tàu cao tốc Cần Thơ (Quận Ninh Kiều - Cần Thơ), Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) trước. Đảo Côn Đảo cách Thành phố Vũng Tàu 97 hải lý (180km) và Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) 40 hải lý (75km) nên để đến được Côn Đảo các bạn cần phải bắt đầu đi đến các địa diểm trên, để đi tàu cao tốc Côn Đảo ra Côn Đảo (Áp dụng cho hình thức di chuyển bằng đường bộ kết hợp đường thủy).
Từ Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể di chuyển đến Thành phố Vũng Tàu bằng xe khách chất lượng cao đi Vũng Tàu khoảng cách giá vé khoảng 130,000 – 160,000đ tùy theo hãng xe. Một vài hãng xe bạn có thể tham khảo như:
Từ Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể di chuyển đến tới thẳng Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) bằng xe khách chất lượng cao với giá vé 160.000đ/vé:
Từ Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể di chuyển đến Thành phố Cần Thơ bằng xe khách chất lượng cao đi Cần Thơ khoảng cách giá vé khoảng 100,000 – 160,000đ tùy theo hãng xe. Một vài hãng xe bạn có thể tham khảo như:
Hiện tại có 3 tuyến đường biển được tàu cao tốc khai thác để vận chuyển hành khách đi Côn Đảo là Vũng Tàu – Côn Đảo - Vũng Tàu, Trần Đề – Côn Đảo - Trần Đề, Cần Thơ - Côn Đảo - Cần Thơ (trên tuyến đường đi tàu có ghé Trần Đề), khởi hành nhiều khung giờ trong ngày. Để đặt vé được nhanh chóng – an toàn – tiện loại các bạn có thể đặt trên website: HItour.vn hoặc liên hệ số điện thoại 0868 68.48.68 để được hỗ trợ.
Giờ khởi hành /cập bến |
Hãng | Giá vé |
Giờ khởi hành /cập bến |
Hãng | Giá vé |
Giờ khởi hành /cập bến |
Hãng | Giá vé |
Nếu có điều kiện, bạn có thể chọn máy bay hiện chỉ có Vietnam Airlines kết hợp với Vasco thực hiện đường bay Côn Đảo. Bạn có thể bay thẳng từ sân bay Thành phố Hồ Chí Minh hoặc sân bay Cần Thơ ra Côn Đảo. Nếu di chuyển từ Hà Nội, bạn phải di chuyển đến 3 địa điểm trên (Lưu ý: có thể chọn hình thức máy bay hoặc di chuyển đường bộ kết hợp đường thủy, trừ đi từ Sóc Trăng thì không có di chuyển bằng máy bay), bạn có thể chọn hình thức di chuyển nào phù hợp với điều kiện mình. Trong đó, từ Thành phố Hồ Chí Minh ngày nào cũng có từ 4 - 5 chuyến bay đi Côn Đảo, hành khách được đem tối đa 20kg hành lý ký gửi và 7kg hàng lý xách tay miễn phí. Thời gian bay khoảng 55 phút.
Côn Đảo với diện tích gần 76km2 nhưng không có phương tiện công cộng nên để di chuyển trên đảo phương tiện phù hợp nhất là xe máy. Giá thuê xe máy ở Côn Đảo từ 100,000 – 120,000đ/ngày, tùy vào chất lượng xe, bạn có thể dễ dàng thuê xe ở ngay dịch vụ mà mình lưu trú, bởi dịch vụ lưu trú nào trên đảo cũng có kèm dịch vụ này.
Cũng giống như xe máy bạn có thể thuê xe đạp ở Côn Đảo tại các Resort Côn Đảo, Khách sạn Côn Đảo hoặc tại Cafe Côn Sơn gần cầu tàu 914. Giá thuê xe đạp ở Côn Đảo là 30,0000đ/ngày.
Nếu bạn muốn trải nghiệm du lịch bụi Côn Đảo với giá rẻ, tiết kiệm thì bạn có thể thuê cho mình 1 chiếc xe ôm ở Côn Đảo với giá từ 300,000đ/ngày, tài xế xe ôm sẽ là hướng dẫn viên tự nguyện cho bạn rất nhiệt tình, vui vẻ cùng với bạn chinh phục mọi địa điểm du lịch Côn Đảo.
Taxi ở Côn Đảo là phương tiện di chuyển rất phù hợp ở Côn Đảo cho nhóm gia đình mà có người lớn tuổi hoặc trẻ em đi cùng. Tham khảo một số Taxi ở Côn Đảo đang hoạt động.
Nếu nhóm bạn đi đông và muốn di chuyển cùng nhau hoặc nhóm đông có người lớn tuổi và trẻ em đi cùng. Thì thuê xe ô tô ở Côn Đảo là một giải pháp rất phù hợp trong việc di chuyển ở Côn Đảo.
Tại Côn Đảo bạn có thể thuê xe ô tô từ 7 chỗ đến 45 chỗ tùy vào nhu cầu của mình giá cả cũng rất phú hợp, bạn có thể tham khảo một số dịch vụ cho thuê xe ô tô ở Côn Đảo.
Nếu muốn khám phá các đảo xung quanh Côn Đảo, bạn có thể thuê thuyền hoặc ca nô để di chuyển. Tùy vào số lượng của nhóm giá thuê ca nô ở Côn Đảo.
Các nhà nghỉ ở Côn Đảo có giá dao động 250,000 - 450,000đ/đêm.
Bạn có thể tham khảo một số Nhà nghỉ ở Côn Đảo dưới đây:
Nhà nghỉ Ánh Phương
Nhà nghỉ Sala
Nhà nghỉ Ba Đoàn
Nhà nghỉ Hải An
Bạn có thể tham khảo một số HomeSTay ở Côn Đảo dưới đây:
Green House
Phát Đạt Homestay
An's homestay
Homestay Nắng Vàng
Bạn có thể tham khảo một số Khách sạn ở Côn Đảo dưới đây:
Hotel De Condor
Red Hotel
Shell Hotel Condao
Q Song Chi Hotel
Bạn có thể tham khảo một số Resort ở Côn Đảo dưới đây:
Tân Sơn Nhất Côn Đảo Resort
Sài Gòn Côn Đảo Resort
Poulo Condor Boutique Resort & Spa
Côn Đảo Resort
Nếu thích trải nghiệm nhiều hơn bạn có thể đem theo dụng cụ để cắm trại thuê bãi và lều để ngủ qua đêm. Trải nghiệm ngủ đêm trên bờ biển, ngắm sao, nướng BBQ cùng bạn bè luôn luôn rất tuyệt.
Hòn Bảy Cạnh nằm ở phía Đông của đảo Côn Sơn với diện tích 683ha, lớn thứ hai trong tổng số 16 hòn đảo của Côn Đảo, hòn Bảy Cạnh như một nét xanh chấm phá giữa biển trời mênh mông Côn Đảo, là khu vực có hệ thống rừng nguyên sinh rộng lớn bao phủ gần như là toàn bộ hòn đảo.
Không những vậy, nơi đây còn có cả một hệ sinh thái rừng ngập mặn rộng 5,1ha, tồn tại và sinh trưởng trên nền cát lẫn san hô chết, đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết các hệ sinh thái rừng nguyên sinh trên toàn bộ hòn đảo.
Hòn Bảy Cạnh từ lâu đã được quy hoạch làm nơi chuyên phục hồi sinh thái, được bảo vệ nghiêm ngặt để đảm bảo sự đa dạng sinh học của hòn đảo. Thiên nhiên trù phú đã cho nơi đây cả một hệ sinh thái với nhiều loài khác nhau, từ các rạn san hô, rong biển, cỏ biển, cho đến các loài trai, ốc, hải sâm, cá sinh sống trong các rặng san hô.
Hòn Bảy Cạnh còn là bãi biển có số lượng rùa biển đến đẻ trứng nhiều nhất trong tổng số 14 bãi đẻ trứng của rùa biển tại Côn Đảo, đỉnh điểm của mùa sinh sản có thể đạt số lượng lên tới 20 – 30 rùa mẹ lên bờ đẻ trứng. Đây cũng là một trong những trải nghiểm thú vị thu hút khách du lịch.
Hòn Cau Côn Đảo cách đảo chính Côn Sơn (Phú Hải) khoảng 8km về hướng Đông Bắc, là một trong 16 hòn đảo của Côn Đảo, có diện tích 140 ha. Đảo có 7 bãi chính nằm xung quanh là bãi Trước, Tràng Dão, Ăn Cướp, bãi Tiên, bãi Nhất, Mũi Tàu, bãi Lúa.
Với nguồn nước ngầm phong phú của mình, dù nằm giữa biển cả mênh mông, Hòn Cau vẫn có nguồn nước ngọt, có cây ăn quả như đu đủ, mãng cầu, chuối, và rất nhiều dừa.
Năm 2010, Hòn Cau được công nhận là Khu bảo tồn biển. Toàn bộ diện tích của khu bảo tồn biển rộng khoảng 12.500 ha bao gồm cả diện tích đảo cùng vành đai bảo vệ và các vùng lõi, vùng đệm, vùng phục hồi sinh thái...
Khu bảo tồn biển Hòn Cau có hệ sinh thái đa dạng gồm rạn san hô, thảm cỏ biển...và cũng là nơi sinh sống và là bãi đẻ của nhiều loài thủy sinh vật quý hiếm, có giá trị kinh tế và sinh thái quan trọng, trong đó có rùa biển, loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Theo đánh giá của các nhà khoa học, Hòn Cau là vùng biển có các rạn san hô nguyên thủy dài hơn 2km, còn giữ được độ bao phủ cao với trên 230 loài san hô, trong đó có nhiều loài chỉ có ở vùng biển này.
Hòn Tài Côn Đảo gồm Hòn Tài Lớn và Hòn Tài Nhỏ kề nhau, nằm về phía Đông Nam đảo Côn Sơn, có diện tích khoảng 34ha, cách cầu tàu du lịch Côn Đảo chừng 5,3km và cách Mũi Cá Mập khoảng 1km. Nơi đây có cảnh quan biển đảo xinh đẹp, hấp dẫn khách du lịch đến ngoạn cảnh, khám phá thiên nhiên.
Trên đảo phân bố nhiều cây Bàng vuông, một loài thực vật thân gỗ chỉ tìm thấy ở những vùng hải đảo, tuy nhiên không phải ở bất cứ vùng đảo nào cũng có loài cây này, chúng chỉ phân bố ở một số vùng đảo của Bà Rịa Vũng Tàu, Khánh Hòa, Phú Quý và Trường Sa. Trái Bàng có hình vuông, và nở hoa rất đẹp.
Điểm nhấn du lịch Hòn Tài Côn Đảo là 2 bãi cát nhỏ, trắng mịn, nước biển trong xanh nhìn rõ đáy. Hàng năm đến mùa sinh sản từ tháng 4 - 9, có hàng trăm cá thể rùa mẹ lên bãi làm tổ, đẻ trứng và có hàng ngàn lượt rùa con được thả về với đại dương sau khi ấp nở theo quy trình bảo tồn rùa biển.
Tài nguyên biển quanh đảo Hòn Tài rất phong phú và đa dạng, có nhiều loài sinh vật biển như: cá, ốc, trai tai tượng, cầu gai, hải sâm, rùa biển...và là một trong những điểm có rạn san hô đẹp, đầy màu sắc. Khu vực này còn là phân khu phục hồi sinh thái và bảo tồn biển nên được bảo vệ nghiêm ngặt.
Ngoài ra, bạn cũng có dịp quan sát, tìm hiểu quần thể khỉ Mặt Đỏ ngộ nghĩnh và xem nhân viên kiểm lâm cho khỉ ăn, đây một loài khỉ được ghi tên trong sách Đỏ Việt Nam.
Hòn Bông Lan Côn Đảo là một đảo khá nhỏ nằm cạnh hòn Bảy Cạnh, ta có thể nhìn thấy đảo này từ bờ biển của thị trấn Côn Đảo. Với hình thù bên ngoài trông khá giống một chiếc bánh bông lan nên người dân nơi đây từ xưa đã đặt cho đảo này là Hòn Bông Lan.
Trên đảo không có nguồn nước ngọt nên không có cư dân sinh sống, vì thế hệ động thực vật nơi đây giữ nguyên nét hoang sơ. Một số tour du lịch đưa du khách đến khu vực đảo này để trải nghiệm thú vui câu cá ngoài biển khơi.
Vịnh Đầm Tre cách trung tâm thị trấn Côn Sơn khoảng 17km theo phía Bắc. Từ Cầu Tàu 914, di chuyển theo hướng về sân bay Cỏ Ống khoảng 12km, bạn sẽ thấy biển chỉ dẫn tay phải vịnh Đầm Tre 5km. Bạn đừng đi vào tay phải vì ngõ cụt, cũng đừng rẽ trái qua sân bay mà hãy quay ngược lại khoảng vài chục mét, bên tay trái có đường mòn đất đỏ dẫn xuống bãi biển Dong. Từ bãi Dong, bạn đi thẳng theo đường biển về hướng Bắc.
Vịnh Đầm Tre Côn Đảo nằm ở phía bắc đảo, kín gió, có rừng ngập mặn bao bọc xung quanh, là nơi chim yến làm tổ trong mùa sinh sản và nhiều loài sinh vật biển khác. Trên đường đi, du khách có thể dừng ngắm hoặc tắm tại bãi biển Lò Vôi, bãi biển Đất Dốc, mũi Chim Chim, vịnh Đông Bắc...
Bãi Đầm Trầu là một trong những bãi tắm đẹp nhất ở Côn Đảo, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách trung tâm thị trấn 14km và sân bay Cỏ Ống 12km. Đây là điểm đến lý tưởng cho các chuyến dã ngoại, tắm biển, ngắm san hô và trải nghiệm hành trình phiêu lưu, khám phá miền đảo xa.
Bãi biển Đầm Trầu còn lôi cuốn lữ khách với những rặng san hô đầy màu sắc. Một chuyến khám phá lòng đại dương, chiêm ngưỡng vẻ đẹp san hô và ngắm nhìn những đàn cá tung tăng bơi lội, sẽ mang lại cảm xúc mới trong lòng du khách. Ngay ở bãi Đầm Trầu còn có những vách đá cheo leo được tạo hình rất độc đáo.
Tại đây buổi tối, bạn có thể thuê lều cắm trại qua đêm ngay tại bãi biển.
Mũi Tàu Bể Côn Đảo nằm trên đường từ sân bay Cỏ Ống vào thị trấn Côn Đảo. Đá ở đây có đặc trưng là kích thước dài, tạo thành những phiến đá dựng đứng sắp xếp thành viền vòng cung ôm trọn mũi biển xinh đẹp. Khu vực này có một khoảng đất trống ở bên trái có thể để xe đi bộ vào chơi. Đứng từ mũi Tàu Bể phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ thấy biển xanh bao la và một con đường cắt giữa núi rất đẹp.
Nơi đây là điểm chụp ảnh check in "sống ảo" kiểu mạo hiểm, đồng thời được coi là nơi ngắm bình minh đẹp nhất ở Côn Đảo.
Bãi An Hải nằm trên phía nam của đảo chính Côn Sơn, có vị trí khá thuận tiện, nằm trên bờ biển dài nhất Côn Đảo và ngay trung tâm thị trấn Côn Sơn. Dọc theo đường bờ biển, có rất nhiều resort và khách sạn.
Bãi tắm An Hải ở Côn Đảo mang đầy vẻ hoang sơ với không khí trong lành. Bãi biển rất sạch, nước trong xanh có thể nhìn thấy đáy biển. Đây là một trong những bãi biển đẹp của Côn Đảo và là địa điểm lý tưởng bạn không nên bỏ qua khi đi côn đảo. Ấn tượng nhất là bãi cát trắng tinh, cát rất mịn, chạy dài ra xa hút tầm mắt.
Bãi Cầu Tàu là các bãi tắm ở trung tâm đảo lớn, có bãi cát trắng mịn, biển lặng sóng, nơi đông người địa phương đến tắm.
Bãi Nhát Côn Đảo là một trong những bãi biển đẹp và hoang sơ nhất Côn Đảo. Bãi Nhát chỉ xuất hiện vài giờ trong ngày khi thủy triều xuống, các thời điểm khác thì chìm ngập trong biển cả. Vì thế không ít du khách phải tiếc nuối khi không bắt gặp được bãi cát phẳng mịn, lấm tấm những hòn đá tròn nhẵn đẹp mắt nơi đây. Làn nước trong xanh, sóng biển êm đềm, là điểm lý tưởng để ngắm hoàng hôn huyền ảo. Bên cạnh bãi Nhát là đỉnh Tình Yêu, có hình dáng như đôi tình nhân.
Bãi Nhát cũng chính là nơi gắn liền với các sự kiện lịch sử tù nhân vượt ngục kết bè, trốn về đất liền. Nếu thuận lợi gặp gió Đông Bắc vào mùa đông, trong vòng 30 tiếng bè sẽ cập bờ. Nhưng nếu vượt ngục thất bại, tù nhân vượt ngục lại bị tra tấn rất dã man.
Mũi Cá Mập Côn Đảo cách trung tâm khoảng 8km bạn di chuyển theo đường Bến Đầm. Sau khi kết thúc đoạn đường bạn sẽ nhìn thấy một bãi biển xanh, cùng với bờ cát trắng phía bên cạnh là mỏm núi đang hướng về phía biển, một bên là vách núi đá cao dựng đứng còn một bên là bờ biển rộng bao la. Người ta gọi địa điểm đó là mũi Cá Mập của Côn Đảo.
Mũi Cá Mập Côn Đảo vần còn giữ được nét tự nhiên và hoang sơ, khi đến đây bạn có thể thoải mái tận hưởng không khí của biển đảo được tự do tắm biển, cắm trại, nướng đồ ăn, cùng với nhóm bạn...Cùng nhau thưởng thức bữa tối, ngắm bầu trời đêm và sáng hôm sau dậy sớm ngắm bình minh ló rạng trên mũi Cá Mập là một điều rất tuyệt vời, một trải nghiệm dáng nhớ cho chuyến du lịch Côn Đảo của mình.
Bãi ông Đụng thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo khu ramsar của thế giới cách trung tâm đảo chừng 4km. Để xuống bãi phải đi qua rừng nguyên sinh của vườn quốc gia khoảng 700m. Đến với bãi ông Đụng, du khách có thể khám phá thế giới thiên nhiên đa sắc màu, với hệ thống thực vật, động vật quý hiếm, đa dạng các loài và được tận hưởng trong không gian trong lành, cảm nhận những phút giây bình yên của cuộc sống.
Bãi Ông Đụng Côn Đảo là bãi biển hoang sơ, phù hợp để dã ngoại, nghỉ dưỡng, sinh hoạt tập thể. Từ đây du khách có thể thuê cano của trạm kiểm lâm tham quan các đảo lân cận như Hòn Tre Lớn, Hòn Tre Nhỏ.
Hòn Tre Nhỏ cách bãi Ông Đụng 2km, đảo có hệ thực vật phân bố trên đảo chủ yếu là cây tre nên được đặt thành tên. Nơi đây là sân chim trên biển, từ tháng 5 – 9 sẽ có hàng nghìn lượt chim di cư từ phương Bắc về đây làm tổ và đẻ trứng như nhàn mào, hải âu, các loài nhạn biển...Du khách có thể đi cano ra đảo để xem san hô, xem chim biển, câu cá giải trí.
Hòn Tre Lớn là đảo có bãi cát trắng mịn, là điểm tập trung nhiều rùa biển lên đẻ trứng (xếp thứ hai sau bãi Cát Lớn, Hòn Bảy Cạnh). Ở đây cũng có những rạn san hô đẹp nhất trong vùng biển Côn Đảo.
Cách trung tâm thị trấn khoảng 4km, rừng nguyên sinh Ông Đụng nằm trong khu vực vườn quốc gia Côn Đảo. Đi ngang qua cây cầu Ma Thiên Lãnh nổi tiếng là bạn đã bắt đầu đi vào rừng nguyên sinh.
Không khí mát lạnh của cây rừng và núi đá, thỉnh thoảng văng vẳng tiếng chim hót líu lo hay tiếng sóc chuyền cành sẽ khiến tinh thần bạn thật khoan khoái. Xuống xe và tản bộ một đoạn ngắn xuyên qua rừng nhiệt đới, bạn sẽ đến bãi biển Ông Đụng ở bờ bên kia của đảo. Một bãi biển êm đềm như mặt hồ với những mỏm đá và tán cây xanh hiện ra trước mặt.
Núi Chúa Côn Đảo nằm trong diện tích Vườn Quốc gia Côn Đảo với rất nhiều chủng loài động vật, thực vật đa dạng sinh học, hấp dẫn các nhà nghiên cứu khoa học và du khách tham quan đối với loại hình rừng nguyên sinh trên biển.
Vé vào cổng Vườn quốc gia Côn Đảo có giá 60.000đ/người.
Quần đảo Côn Đảo còn một số đảo nhỏ ngoài khơi khác như Hòn Bà, Hòn Trứng (Hòn Đá Bạc), Hòn Vung (Phú Vinh), Hòn Anh, Hòn Em...tuy nhiên chưa khai thác dịch vụ du lịch.
Ngoài ra, du khách có thể tham quan, tìm hiểu thêm về quy trình nuôi cấy ngọc trai ở Côn Đảo tại các trại nuôi trai và mua những sản phẩm từ ngọc trai Côn Đảo.
Trại Phú Hải nằm ở trung tâm thị trấn Côn Đảo, trên đường Lê Văn Việt, cách bờ biển 50m. Đây là trại giam cổ nhất, được Pháp lập từ năm 1862 và xây dựng kiên cố từ năm 1889 đến năm 1896 thì hoàn chỉnh. Thời Pháp trại có tên là Bange 1. Sau đó được đổi thành Lao 2, trại 2 và trại Phú Hải sau Hiệp định Paris năm 1973. Trại rộng hơn 12.000m2 với 10 phòng giam tập thể, trong đó có 1 phòng tử hình, 20 hầm đá biệt giam, 2 hầm xay lúa đồng thời là phòng trừng giới và 1 khu đập đá. Trong khuôn viên trại có đầy đủ các công trình phục vụ đời sống tinh thần cho tù nhân như: câu lạc bộ, nhà bếp, nhà ăn, nhà hớt tóc, giếng nước, nhà kho, văn phòng, giảng đường, bệnh xá, nhà thờ. Tuy nhiên, tất cả đều được dựng lên để đối phó với các đoàn giám sát về nhân quyền của quốc tế và đánh lừa dư luận.
Trại Phú Hải giam giữ chủ yếu tù chính trị. Thời kháng chiến chống Pháp, dãy khám bên trái (6 - 7 - 8 - 9 - 10) được sử dụng làm khu biệt lập từ tháng 3 - 1951 để giam giữ các "phần tử nguy hiểm". Khu vực này trở thành cơ quan lãnh đạo của liên đoàn tù nhân và đảo ủy từ năm 1951 đến năm 1952.
Banh 3 phụ được Pháp xây dựng từ năm 1941, còn có tên gọi là Lao 3 phụ, đến thời Mỹ - Ngụy đổi tên gọi là trại phụ Bác Ái, trại 3, hay trại Phú Tường. Tổng diện tích: 5.804m2, bao gồm tám phòng giam chia làm hai dãy, các công trình phụ như: nhà bếp, nhà kho, bệnh xá và sân vườn.
Banh 3 phụ xây dựng cùng thời gian với Banh 3 và trại 5 (từ 1940 - 1962) tạo thành một cụm bao quanh che giấu cho "Chuồng Cọp", khu biệt giam nổi tiếng của Pháp. Chuồng Cọp có diện tích hơn 5.0002, chia làm hai khu, mỗi khu gồm 60 phòng giam, 30 phòng tắm nắng không mái che và một bệnh xá. Khu biệt giam này bị giấu kín hoàn toàn mãi cho đến năm 1970, khi được phát hiện và phơi bày đã gây chấn động và bàng hoàng với dư luận quốc tế.
Trại Phú Bình được Mỹ - Ngụy xây dựng thêm, ban đầu có tên là trại 7. Trại Phú Bình có tổng diện tích 25.768m2, gồm 384 xà lim, chia thành tám khu AB, CD, EF, GH. Mỗi khu có 48 xà lim, cách nhau bằng một bức tường cao. Bên trên xà lim có chấn song sắt hàn dính vào nhau và chôn hẳn vào tường. Bên ngoài có trạm xá, bếp, kho, khu nhà ở của đội Trật tự và Văn phòng Trưởng trại.
Chuồng Cọp Mỹ xây dựng rất kiên cố nhằm giam giữ tù nhân chính trị. Bên trên dãy xà lim không có lối đi như Chuồng Cọp Pháp, lợp mái tôn fibro xi măng rất thấp, ban ngày trời nắng hắt xuống nóng như thiêu như đốt. Phòng giam không có bệ nằm, đêm về người tù phải nằm trên nền xi măng, khí đất xông lên, rất lạnh giá ẩm thấp. Mỗi phòng biệt giam chỉ khoảng 5m2, đặt một thùng gỗ cho tù nhân tiểu tiện, có thời điểm mỗi phòng giam cầm đến 8 - 10 người, lại không cho đổ thùng vệ sinh tới vài tuần, phân và nước tiểu lâu ngày bốc ngùi gây ảnh hưởng đến các tù nhân.
Vé tham quan chuỗi Nhà tù Côn Đảo là 40.000đ/vé.
Bảo tàng Côn Đảo mở cửa phục vụ khách tham quan từ ngày 6 - 9 - 2013. Bảo tàng nằm trên đường Nguyễn Huệ, gần di tích Chuồng Cọp Pháp, trong khuôn viên rộng hơn 2ha, diện tích xây dựng 3.570m2, diện tích trưng bày 1.700m2.
Bảo tàng Côn Đảo trưng bày gồm 01 gian khánh tiết và 04 chủ đề:
Ngoài ra bảo tàng còn có một phòng trưng bày, triễn lãm chuyên đề. Bảo tàng Côn Đảo là nơi lưu giữ, trưng bày, bảo quản và giới thiệu các hiện vật lịch sử, văn hóa của mảnh đất con người Côn Đảo qua các thời kỳ lịch sử.
Năm 1873, cầu tàu 914 được xây dựng bằng gỗ, sau năm 1930 được xây lại bằng đá. Đây là nơi khởi đầu cho những nỗi cực nhọc vô cùng vô tận của những người bị đày ra Côn Đảo. Rất nhiều người chỉ qua cầu tàu Côn Đảo một lần rồi vĩnh viễn yên nghỉ tại đảo. Để xây cầu, hàng ngàn người lao động khổ sai nặng nhọc, phải trèo lên núi Chúa cheo leo đục đẽo hàng tấn đá khổng lồ và khuân vác trên những con đường xa xôi, hiểm trở. Ước tính có 914 người đã ngã xuống trong quá trình xây dựng cầu, người bị đá đè, người trượt chân té núi, kẻ bị đánh đập dã man.
Những năm 1930 - 1945, thực dân Pháp tiến hành mở đường núi chạy thẳng đến sở Ông Câu bên bờ tây nhằm phục vụ yêu cầu phòng thủ và kiểm soát Vịnh Đông Nam, nhất là việc kiểm soát tù vượt ngục. Tù nhân phải khiêng đá vô cùng nặng nhọc kiệt sức, lại thêm địa thế núi hiểm trở, cheo leo. Khi xây một cây cầu trên đèo Ông Đụng Cầu, đã có 356 người tù thiệt mạng mà chỉ mới xây được hai mố cầu cao 8m. Cách mạng tháng 8 thành công, công trình này bị bỏ dở.
Tên Ma Thiên Lãnh do tù nhân Côn Đảo lấy tên một ngọn núi ở Triều Tiên với địa thế hiểm ác đặt nên. Ngày nay, cầu Ma Thiên Lãnh là một di tích lịch sử hằng ngày thường có những khách phương xa đến cúng bái.
Dinh Chúa Đảo được xây dựng cuối thế kỉ XIX, là nơi ở và làm việc của 53 đời chúa đảo (39 tên người Pháp, 14 tên người Việt Nam), nơi tập trung đầu não của bộ máy cai trị tù thời Pháp – Mỹ. Nhà Chúa đảo cũng là nơi xuất phát những mệnh lệnh, âm mưu thủ đoạn của địch nhằm đày ải, tiêu diệt tù nhân. Năm 1919, tên chúa đảo khét tiếng tàn bạo Anduara đã bị tù nhân trừng trị tại chính sào huyệt của hắn.
Dinh chúa đảo hình thành khoảng 1862 – 1876 cùng với các cơ sở hạ tầng trên đảo. Tổng diện tích 18.600m2, bao gồm: Nhà chính, nhà phụ và sân vườn...
Nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo. Đây là nơi chôn cất hàng vạn chiến sĩ cách mạng và người yêu nước Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975, trong nhà tù Côn Đảo của chính quyền thuộc địa Pháp, và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Nghĩa trang Hàng Dương được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giao cho UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư và giao cho Viện Kỹ thuật Công binh khởi công xây dựng và tôn tạo vào ngày 19 - 12 - 1992. Sau đó Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn tiếp tục thi công trên diện tích khoảng 20ha, và được chia làm 4 khu:
Với tổng cộng có hơn 2000 mộ liệt sĩ và trong đó có mộ cô Võ Thị Sáu, từ 21:00 – 23:59 hằng đêm, người dân đến mộ Cô Võ Thị Sáu lễ bái rất đông.
Khi xưa, xung quanh nghĩa trang trồng các hàng cây keo nên có tên là nghĩa trang Hàng Keo. Với diện tích 80.000m2, khoảng 10.000 tù nhân đã vùi chôn tại nơi đây do bị thực dân Pháp giết hại từ đầu thế kỷ XX cho đến 1940 - 1941. Năm 1997, các phần mộ tìm thấy ở đây đã được cải táng di dời về khu D, nghĩa trang Hàng Dương. Hiện nay chỉ còn lại rừng cây tự nhiên, những hàng dương đã thay thế cho hàng keo, và những hài cốt của tù nhân còn nằm dưới lòng đất chưa tìm thấy.
Nghĩa trang Hàng Keo được công nhận là Di tích Quốc Gia Đặc Biệt.
Miếu Bà Phi Yến hay còn gọi là An Sơn miếu được xây dựng từ năm 1785 để thờ BBà Phi Yến là vợ của chúa Nguyễn Ánh (vua Gia Long).
Đối với những người dân Côn Đảo, ngôi miếu rất linh thiêng, gắn liền với câu chuyện bi thương của người phụ nữ tài sắc, đức hạnh và giàu lòng yêu nước. Sau khi Bà mất, nhân dân trên đảo thương tiếc đã lập miếu thờ. Năm 1861, sau khi chiếm đảo, thực dân Pháp đã quyết định di toàn bộ dân vào đất liền để xây dựng nhà tù nên ngôi miếu dần bị đổ nát. Đến năm 1958 nhân dân trên đảo đã xây dựng lại ngôi miếu khang trang trên nền ngôi miếu cũ và thờ tự cho đến ngày nay.
Chùa núi Một Côn Đảo tọa lạc giữa lưng chừng núi Một, cách trung tâm thị trấn Côn Sơn, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 1,6km. Chùa Vân Sơn Tự Côn Đảo được xây dựng dưới thời Mỹ ngụy năm 1964, nhằm phục vụ tín ngưỡng tâm linh cho các gia đình những người làm việc trong bộ máy hành chính, các quan chức binh sỹ sinh sống trên đảo.
Hiện nay, Chùa Núi Một hay là Vân Sơn tự không chỉ là công trình văn hóa, danh thắng, di tích lịch sử của huyện Côn Đảo mà còn là nơi để nhân dân và du khách hành hương, hướng thiện và cầu nguyện, siêu độ cho các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh vì tổ quốc.
Miếu hoàng tử Cải hay gọi là Miếu Cậu Côn Đảo gần sân bay Cỏ Ống và đền thờ bà Phi Yến ở làng An Hải luôn được người dân Côn Đảo và khách thập phương đến viếng thăm và thờ cúng trang nghiêm.
Hoàng tử Cải (tên tục của hoàng tử Hội An) là con của bà Phi Yến - thứ phi của Nguyễn Ánh. Khi ẩn trốn tại Côn Đảo, Nguyễn Ánh có ý định mang hoàng tử sang Pháp làm con tin nhằm xin viện binh đánh nhà Tây Sơn. Bà Phi Yến vì khuyên ngăn mà bị giam vào hang động trên một đảo hoang. Nghe tin quân Tây Sơn sắp đánh tới Côn Đảo, Nguyễn Ánh chạy vội lên thuyền sang lánh nạn đảo Phú Quốc. Hoàng tử kêu khóc thảm thiết đòi mẹ theo, trong lúc tức giận Nguyễn Ánh đã nhẫn tâm xách đầu đứa trẻ 5 tuổi ném xuống biển. Xác hoàng tử trôi dạt vào bãi san hô gần bãi Đầm Trầu, người dân quanh đấy mang chôn cất và dựng miếu thờ.
Diễn ra vào ngày Thương binh Liệt sĩ 27 - 07 hàng năm, cũng là lễ giỗ chung của hơn hai vạn người tù chính trị đã mất tại Côn Đảo. Cứ đến ngày này các cựu tù chính trị đều mong muốn quay lại mảnh đất Côn Đảo để nhắc nhau nhớ về những câu chuyện lao khổ trong suốt 113 năm nhà tù lịch sử.
Người nữ anh hùng hi sinh vì tình yêu tổ quốc ở độ tuổi rất trẻ được xem như là vị thần hộ mệnh của người dân Côn Đảo, hàng năm cứ đến ngày giỗ Cô Sáu là rất nhiều nhà mang hoa mang lễ viếng mộ từ sáng tới khuya.
Trước đây người ta lấy 23 - 01 Dương lịch là ngày giỗ Cô Sáu theo giấy báo tử vì theo lịch sử Cô Sáu hy sinh ngày 23 - 01 - 1952, nhưng ngày nay lễ giỗ Cô được tổ chức vào 27 - 12 Âm lịch theo thông tin cập nhật ở Bảo tàng Côn Đảo năm 2010.
Mùa Vu Lan ở Côn Đảo, mùa của Tri ân và báo ân, diễn ra rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm là dịp để người dân bày tỏ lòng tri ân sâu sắc những vị anh hùng liệt sĩ đã hy sinh oanh liệt vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
Lễ giỗ Bà Phi Yến có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa tinh thần của người dân Côn Đảo, diễn ra vào 17 - 18 - 10 Âm lịch hàng năm.
Ốc Vú Nàng Côn Đảo hay còn gọi là Ốc Nón một trong những món ăn độc đáo của ẩm thực ở Côn Đảo với hình dáng giống như "chiếc nón lá" ngoài khơi Vũng Tàu, khách du lịch đến đây đều có thể lựa chọn món ăn đặc sản Côn Đảo này để thưởng thức.
Ốc Vú Nàng ở Côn Đảo được chế biến thành nhiều món như luộc, nướng, hấp hoặc làm món trộn, làm gỏi. Khi ăn ốc có thể chấm với muối tiêu, ớt kèm theo chút chanh chua chua, bạn sẽ cảm nhận được độ dai, đậm của thịt ốc.
So với những loài cua, ghẹ khác, cua mặt trăng khá dễ nhận biết bởi ngoài hình khác biệt của nó. Ở trên chiếc mai, giống cua này có những chấm tròn màu đỏ sẫm như mặt trăng. Hình dáng cua khá tròn trĩnh, vỏ rất cứng, pha màu nâu đất nhìn khá đẹp mắt.
Cua mặt trăng sống ẩn náu trong các khe đá san hô, nổi tiếng vì thịt rất ngọt thơm, săn chắc, nhất là khi trăng mọc, trong khi các loài cua khác lại thường bị ốp vào thời kỳ này. Cua đem hấp hoặc nướng than, mang ra chấm với muối tiêu chanh, thịt cua ngon đến mức chỉ nếm qua một lần, bạn sẽ nhớ mãi.
Ốc tai tượng Côn Đảo có hình dáng giống như một chiếc tai voi, và rất lớn. Do kích thước to lớn với hai vỏ úp vào nhau hệt như tai voi mà loài động vật thân mềm này mới có tên gọi là ốc tai tượng.
Khi được nấu chín, thịt ốc tai tượng rất giòn và thơm, khi nhai tạo ra tiếng sần sật gần như nhai sụn non vậy. Thịt ốc tai tượng trắng như mực, lại ăn rất giòn và dai. Vì vậy mà loại ốc này có thể chế biến thành nhiều kiểu ăn rất ngon như nướng, hấp, nấu cháo, xào bơ tỏi...món nào cũng ngon và đều rất tượng cho du khách với đặc sản Côn Đảo ỐC tai tượng.
Ốc bàn tay là loại ốc to, bên ngoài vỏ ốc có những chiếc "ngón tay" vươn ra như bàn tay con người nên mới có tên gọi Ốc bàn tay.
Thịt ốc bàn tay rất giòn và thơm. Người ta có thể luộc ốc bàn tay lên rồi đem chấm với nước chấm hoặc lấy thịt ốc để chế biến thành các món ăn như ốc bàn tay nướng, xào, trộn gỏi hoặc băm nhỏ trộn với thịt heo rồi hấp lên cũng rất hấp dẫn.
Cá mú đỏ được xem là đặc sản Côn Đảo số một khi nói đến độ chắc ngọt của thịt cá, cùng mùi thơm tự nhiên. Để nếm được trọn vẹn vị ngon, người ta thường ăn món cá mú đỏ hấp gừng.
Cá hấp với gừng, hành bào, nước tương, vừa chín tới, sẽ có lớp da đỏ tươi béo giòn, thớ thịt trắng phau cùng mùi hương thơm lừng hấp dẫn khứu giác lẫn vị giác. Ngoài ra, món cá mú chiên sốt me cũng là một lựa chọn rất hấp dẫn dành cho các thực khách.
Tôm hùm đỏ hay còn gọi là tôm hùm lửa là một món ăn đặc sản của Côn Đảo. Loài tôm này sinh trưởng rất chậm và không to bằng các loài tôm khác. Đặc biệt, nó không nuôi được tại các bè mà chỉ có thể đắnh bắt từ thiên nhiên.
Thịt tôm hùm đỏ rất dai, ngọt và săn chắc, đã vậy còn có thêm lớp gạch rất ngon ở bên trong. Gạch của tôm hùm đỏ đóng thành một dọc vàng ươm ở sống lưng tôm và một mảng lớn đóng ở nơi đầu tôm, món ăn này được đánh giá là vô cùng bổ dưỡng.
Tôm mũ nilà một họ của bộ động vật giáp xác mười chân sinh sống ở các vùng biển và đại dương ấm. Có thể dễ dàng nhận ra loài này qua bộ xúc giác rất to của chúng ở trước đầu trông giống như những cái đĩa lớn. Ở nhiều vùng của Việt Nam, ngư dân gọi loài này là tôm mũ ni vì xúc giác to gợi sự liên tưởng đến chiếc mũ ni che tai. Tất cả các giống tôm mũ ni đều có thể ăn được, và một số giống có giá trị thương mại cao như tôm mũ ni trắng, tôm mũ ni đỏ.
Tôm mũ ni Côn Đảo có thể chế biến thành rất nhiều món như: Nướng mọi, nướng ớt, nướng sa tế, hấp bia, nướng bơ tỏi, nướng phô mai...Trong đó, món hấp giúp thực khách thưởng thức được vị ngọt tự nhiên nhất của loại tôm này. Tuy nhiên, hấp dẫn nhất có lẽ là món tôm nướng mọi. Chỉ cần một lò than hoa, thực khách nhẩn nha đặt con tôm tươi rói lên vỉ, đợi tôm chín tỏa hương thơm lừng. Tách vỏ tôm ra, thịt bên trong trắng muốt, dai, giòn, chấm với muối tiêu chanh là ngon không tả hết.
Cá nhám hay còn có tên gọi khác là Cá mập cáo. Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì loài cá này có ngoại hình rất giống với cá mập, nhưng nhỏ hơn và nhanh nhẹn hơn. Thịt cá nhám nhiều nạc, ngọt và chắc hơn thịt cá mập.
Gỏi cá nhám Côn Đảo là món đặc sản khi đã thưởng thức khiến bạn rất khó có thể quên được. Một đĩa gỏi cá mập cáo sẽ cho bạn cảm nhận hương vị mềm, thơm của cá với vị cay xé của mù tạt và hòa trộn cùng những nguyên liệu tự nhiên của lá mơ, rau ngổ, vị chát chuối xanh, vị chua của dứa và khế.
Sá sùng Côn Đảo là một trong những loại hải sản quý hiếm bởi rất khó đánh bắt và chỉ xuất hiện nhiều vào đầu tháng 3 cho đến tháng 7 hàng năm. Đến với Côn Đảo, bạn nhất định không thể bỏ qua món đặc sản Côn Đảo này.
Sá sùng tươi có thể chế biến thành các món nhưng ngon như nấu cháo, nấu canh, nướng vàng, xào chua ngọt, chiên giòn, làm gỏi...nhưng ngon nhất vẫn là món nướng chấm tương ớt, muối tiêu chanh. Thịt sá sùng nướng vừa giòn, mềm lại dai dai, béo bùi và ngọt nên càng ăn càng thấy ngon.
Mực một nắng Côn Đảo là một món ăn rất ngon và bổ dưỡng của vùng đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, mực một nắng Côn Đảo có thể được chế biến thành các món ăn khác nhau, đây là một đặc sản Côn Đảo mùa về làm quà cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp rất phù hợp. Nhưng làm thế nào để làm được những món ăn mực một nắng Côn Đảo trọn vị và chuẩn đúng điệu.
Các món ăn với mực một nắng nướng:
Các món ăn với mực một nắng chiên:
Các món ăn với mực một nắng xào:
Mùa bàng chín rộ vào khoảng tháng 6 - 7 hàng năm ở Côn Đảo. Khi trái bàng rụng xuống, người dân Côn Đảo tranh thủ thời gian rảnh rỗi đi nhặt hạt bàng Côn Đảo về phơi khô và tách vỏ lấy nhân làm mứt. Mứt hạt bàng có màu trắng đục, ăn bùi và ngậy. Ở Côn Đảo nhiều hộ dân làm mứt hạt bàng bán để có thêm thu nhập và tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng, ý nghĩa cho hòn đảo đầy ắp lịch sử này.
Qua đánh giá sơ bộ, quần thể yến hàng phân bố tại Vườn Quốc gia Côn Đảo không nhiều với tổng đàn ước tính khoảng 6.000 cá thể phân bố ở 13 hang thuộc tám điểm khác nhau gồm hòn Bông Lan, hòn Thỏ, hòn Cau, hòn Tre nhỏ, hòn Tre lớn, vịnh Đầm Tre, hòn Bảy Cạnh, mũi Việt Minh.
Tổ yến Côn Đảo được khai thác 2 lần/năm, lần thứ nhất vào cuối tháng 4 và lần thứ hai vào cuối tháng 8.
Chất lượng yến Côn Đảo được đánh giá tương đối cao và có giá trị tốt về y học. Qua kết quả phân tích và so sánh hàm lượng chất dinh dưỡng của INVIVO labs Việt Nam, trong tổng số 30 nhân tố có trong thành phần tổ yến, thì 18 nhân tố của yến hàng Vườn Quốc gia Côn Đảo có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn tổ yến ở nơi khác. Điều này cho thấy quần thể chim yến hàng và tổ yến tại Vườn Quốc gia Côn Đảo rất quý, có giá trị cao về khoa học, sinh học, dược liệu và kinh tế.
Côn Đảo có rất nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng gần xa như mứt bàng, ốc vú nàng, mức một nắng,...và một món ăn được rất nhiều người yêu thích đó là mắm hàu.
Mắm hàu Côn Đảo là thứ nước chấm được chế biến từ con hàu biển, sống quanh các bãi đá của các hòn tại Côn Đảo. Khi du lịch Côn Đảo bạn không chỉ được thưởng thức món Cháo hàu thơm ngon đầy chất dinh dưỡng mà qua sự sáng tạo và chế biến tài tình của người dân nơi đây thì thịt hàu còn được chế biến làm mắm chấm thơm ngon khó cưỡng.
Cá thu một nắng tại Côn Đảo không có mùi tanh của cá tươi, không cứng như cá khô. Đó là nhờ sự kết hợp tuyệt vời của sự tươi ngon của cá tươi với vị mặn đậm đà của cá khô. Tất cả tạo nên sự độc đáo của Côn Đảo mà bạn sẽ không tìm thấy ở bất cứ nơi đâu.
Cá thu một nắng Côn Đảo có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon theo các cách khác nhau như: kho, rán, nướng, sốt, kết hợp với các món ăn khác hay ăn kèm với cơm nóng sẽ rất tuyệt vời.
Cá thu một nắng tại Côn Đảo chứa nhiều đạm và có dầu có lợi cho sự phát triển của trí não ở trẻ nhỏ và phục hồi cho những người có sức khỏe yếu.
Ở Côn Đảo có nhiều quầy hàng, cửa hàng bán quà lưu niệm được làm từ những con ốc rất độc đáo, bắt mắt. Bạn có thể tìm mua các sản phẩm mỹ nghệ của biển như vỏ ốc, sò được chế tác rất đẹp tại chợ Côn Đảo, hoặc các của hàng đồ lưu niệm Côn Đảo.
Mong là với cẩm nang bỏ túi này sẽ giúp ít cho các bạn có kinh nghiệm trong chuyến đi du lịch Côn Đảo tự túc thật vui và ý nghĩ.