Du Lich Long An không còn là cái tên xa lạ đối với các tín đồ đam mê du lịch thích khám phá, trải nghiệm và nghỉ dưỡng. Hằng năm, nơi đây đón hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước bởi những món ăn đặc sản Long An, các khu du lịch Long An cùng với những điểm du lịch Long An khiến cho du lịch ở Long An trở thành điểm du lịch nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khu vực Châu Á và trên thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm khi đi du lịch tỉnh Long An. Sau đây HItour.vn gửi đến các bạn cẩm nang chi tiết, hy vọng cẩm nang này sẽ đồng hành cùng bạn trên các chuyến vivu Long An sắp tới.
HItour sẽ đề xuất và cung cấp thông tin chi tiết cho bạn về những điểm du lịch ở Long An và khu du lịch ở Long An để bạn có thể tự sắp xếp, lên kế hoạch cho chuyến đi của mình được tốt nhất.(Danh sách sắp xếp theo thứ tự Mục lục bài viết)
Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tỉnh ly của Long An là thành phố Tân An cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45km theo đường Quốc lộ 1A.
Tỉnh Long An nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống các quốc lộ: 1A, 50, 62, N1, N2 (đường Hồ Chí Minh). Tỉnh được xem là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long.
Dù được xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) nhưng Long An nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ và có vị trí địa lý:
Các điểm cực của tỉnh Long An:
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60 - 70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%. Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.
Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) cách Long An khoảng gần 45km , thời gian di chuyển giữa 2 thành phố này sẽ mất khoảng 1 tiếng. Hằng ngày có rất nhiều các tuyến xe giường nằm chất lượng cao đi Long An, các bạn ở Sài Gòn bạn mua vé ở bến xe Miền Tây.
Tham khảo một xe khách chất lượng cao đi Long An từ Sài Gòn:
Nếu xuất phát từ trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) , du khách đi theo đường Võ Văn Kiệt đến ngã tư An Lạc thì rẽ về QL1A đi Long An. Khi đến địa phận giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) và Long An, du khách rẽ trái về đường Đinh Đức Thiện, sau đó tiếp tục rẽ trái về đường DT 835B đi đến những địa điểm du lịch đẹp ở Cần Giuộc Long An.
Hằng ngày đều có nhiều chuyến bay từ Hà Nội hoặc thành phố Đà Nẵng đi thành phố Hồ Chi Minh (bạn sẽ dừng chân tại Sân bay Tân Sơn Nhứt, sau đó di chuyển ra bến xe Miền Tây mua vé xe khách đi Long An) với nhiều hãng như Vietnam Airlines, VietjetAir,...bạn có thể tham khảo khung giờ bay và giá vé trên các wesite của hàng máy bay mà mình chọn (nên đặt vé trước để được giá tốt nhất).
Với những địa điểm ngoại thành hoặc nội thành Long An ở xa hay gần, hãy thuê cho mình một chiếc xe máy vì đây là phương tiện lưu thông thuận tiện và chủ động nhất, trang bị một tấm bản đồ du lịch Long An và tự mình khám phá Long An nhé.
Một số địa điểm thuê xe máy ở Long An khu vực thành phố Tân An, Cần Giuộc Long An dưới đây với giá thuê từ 120,000đ - 200,000đ/xe/ngày:
Thuê xe máy Ánh Hồng
Cửa Hàng Xe Máy Quốc Thưa
Một số thông tin lộ trình các tuyến xe Bus tại Long An. Bạn có thể tham khảo và sử dụng dịch vụ xe buýt ở Long An cho chuyến khám phá du lịch Long An của mình.
Lộ trình tuyến xe bus nội tỉnh Long An:
Tuyến 01: Kỳ Son - Thạnh Hóa và Thạnh Hóa Bình Hiệp
Tuyến 02: Bến xe Long An - Xã Khánh Hưng
Tuyến 663: Thành phố Sa Đéc – Ngã ba Cựu Hội
Tuyến 03: Bến xe Long An - Bến xe Đức Huệ
Tuyến 04: Bến xe Tân An - Bến xe Hậu Thanh
Tuyến 666: Thành phố Sa Đéc – Bắc Vàm Cống
Tuyến 63 - 01: Nhà thương đa khoa Long An - Phú Mỹ
Taxi là phương tiện giao thông di chuyển phù hợp cho nhóm mà có người lớn tuổi và trẻ em đi cùng, di chuyển cũng rất thuận tiện dù trong nội ô hay ngoại ô Long An đều được.
Bạn có thể tham khảo một số hãng Taxi ở Long An:
Nếu nhóm bạn đi đông và muốn di chuyển cùng nhau hoặc nhóm đông có người lớn tuổi và trẻ em đi cùng. Thì thuê xe ô tô ở Long An là một giải pháp rất phù hợp trong việc di chuyển ở Long An.
Tại Long An bạn có thể thuê xe ô tô từ 7 chỗ trở lên tùy vào nhu cầu của mình giá cả cũng rất phú hợp, bạn có thể tham khảo một số dịch vụ cho thuê xe ô tô ở Long An.
Nhà nghỉ là loại hình lưu trú phổ biến nhất, có ở hầu khắp các địa phương cũng như các điểm du lịch Long An. Với lợi thế giá rẻ cùng sự dễ tìm, với những ai không có yêu cầu quá cao về việc lưu trú, đây có thể là một lựa chọn phù hợp.
Bạn có thể tham khảo một số Nhà nghỉ ở Long An dưới đây:
Nhà nghỉ Bông Sen
Nhà nghỉ Tư Đạng
Nhà nghỉ 88
Nhà nghỉ Minh Trang
Hệ thống khách sạn tại Long An tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm thành phố số lượng khách sạn khá nhiều và rất da dạng về dịch vụ với chất lượng tốt nổi bật, giá cả phải chăng.
Bạn có thể tham khảo một số Khách sạn ở Long An dưới đây:
Khách sạn Công Đoàn Du Lịch Long An
Khách sạn Huỳnh Thảo
Khách sạn Phương Nga
Khách Sạn Ruby Bến Lức
Khách sạn Mỹ Đức Bến Lức
Khách sạn Mỹ Đình Tân An
Khách Sạn Hoàng Gia
Nằm ở trung tâm vùng Long An Mười, làng nổi Tân Lập tọa lạc trên quốc lộ 62, thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa – tỉnh Long An cách biên giới Campuchia khoảng hơn 15km về phía Nam. Từ Thành phố Hồ Chí Minh các bạn đi theo Quốc lộ 1A về thành phố Tân An (Long An) khoảng 40km -> tiếp tục đi theo quốc lộ 62 về huyện Mộc Hóa khoảng 62km là tới khu du lịch làng nổi Tân Lập.
Với diện tích 135ha, có vùng đệm rộng 500ha được quy hoạch để xây dựng khu du lịch đặc trưng của Long An nói riêng và cả vùng đất ngập nước Long An Mười nói chung. Du lịch Long An ghé thăm làng nổi Tân Lập này bạn sẽ được hòa mình vào vùng đất ngập nước đặc trưng với sinh cảnh rừng tràm, sen – súng, lục bình, lúa ma điển hình của khu vực và là nơi cư trú của nhiều loại động vật (chim, cò, cá,...)
Làng nổi là một khu du lịch sinh thái với cảnh quan thay đổi lớn theo mùa. Nếu bạn đang thắc mắc đến làng nổi Tân Lập vào thời điểm nào đẹp nhất thì câu trả lời chính là du lịch miền Tây vào mùa nước nổi tức là từ tháng 8 tới tháng 11 âm lịch hàng năm. Vào mùa nước nổi, nếu bạn đứng từ trên cao nhìn xuống sẽ thấy làng nổi Tân lập giống như một hòn đảo xanh thẳm giữa biển nước mênh mông. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động.
Đến khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập, du khách có thể tản bộ trên con đường xuyên rừng tràm, đi thuyền xuôi theo rạch Rừng, thả mình vào thiên nhiên trên quãng đường dài hơn 3km xung quanh rừng tràm bằng thuyền cáp kéo.
Đến Làng nổi Tân Lập, điều thú vị là được đi trong con đường dài 5km với rất nhiều nhánh rẽ xuyên qua khu rừng tràm xanh thẳm. Tràm ở đây được bảo vệ tốt nên tạo thành một mảng xanh mênh mông nổi lên giữa đồng bằng.
Đi mải miết mới tới được tháp canh cao 18m nằm chơi vơi giữa trời. Lên tháp canh này, du khách chỉ nhìn thấy được một phần của rừng tràm. Muốn nhìn được toàn cảnh, phải lên tháp canh cao 38m. Những tháp canh này vừa là nơi để canh lửa, vừa là nơi để du khách phóng xa tầm mắt, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của rừng tràm. Cũng từ vị trí này, mỗi buổi sáng hay buổi chiều, du khách sẽ chứng kiến từng đàn cò trắng muốt, từng đàn cồng cộc đen huyền có đến vài trăm con bay về sau 1 ngày tìm thức ăn.
Đi sâu vào rừng, bạn sẽ gặp Hồ Bán Nguyệt nơi những đóa hoa sen và súng đua sắc thắm. Ở giữa hồ nổi lên một cồn đất bạc màu vì nhiễm phèn, trông như một "tiểu sa mạc" giữa ốc đảo xanh xung quanh. Theo kinh nghiệm, du khách phải có thể lực tốt mới tới được đây vì hồ nằm khá sâu bên trong rừng tràm.
Trong Làng Nổi Tân Lập còn có khu trò chơi dân gian. Khu vực này được ví như một ốc đảo nhỏ, bao xung quanh là đầm sen, súng trải rộng trên diện tích 100.000m2, nước trong xanh, có nhiều loại cá đồng sinh sôi dồi dào. Đây không chỉ là nơi trải nghiệm một số trò chơi dân gian như bập bênh, leo cầu khỉ… mà còn là điểm tham quan ngắm cảnh và câu cá lý tưởng để chế biến chúng thành các món ăn mình yêu thích. Thú vui dân dã và mộc mạc này sẽ mang đến cho du khách những giây phút vui chơi, thư giãn thật thoải mái.
Trong Khu du lịch Làng nổi Tân Lập có nhà hàng chuyên phục vụ những món ăn dân dã, đặc trưng của miền Tây Nam Bộ như: Cá lóc nướng trui, bánh xèo, chuột xào lá cách, ếch chiên nước mắm, bún mắm, cháo rắn, gỏi xoài khô cá lóc,...Sau khi tham quan, bạn có thể ghé nhà hàng để dùng bữa nhé.
Khu du lịch Cánh Đồng Bất Tận nằm trong Khu bảo tồn dược liệu Long An Mười thuộc xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Với sự đa dạng sinh học, đặc biệt là các loại dược liệu quý hiếm, nơi đây trở thành khu du lịch sinh thái đặc trưng của tỉnh nói riêng, du lịch Miền Tây nói chung và là khu rừng tràm gió nguyên sinh duy nhất tại Việt Nam. Cảnh vật nguyên sơ được giữ gìn từ hàng chục năm trước, cùng khu bảo tồn các giống tràm bản địa, vườn dược liệu có một không hai sẽ làm thỏa mãn du khách đến từ phố thị, nơi vốn ồn ào, náo nhiệt.
Thời gian du lịch Cánh Đồng Bất Tận đẹp nhất là vào mùa nước nổi tầm tháng 9 đến tháng 11. Khi du lịch Miền Tây vào mùa nước nổi, du khách sẽ được đắm chìm trong không gian của vương quốc chim, cò với mật độ dày đặc, thực vật mênh mông của vùng sông nước Long An Mười. Hàng năm, vào đêm rằm tháng Giêng tại Khu du lịch Cánh đồng bất tận đều diễn ra sự kiện văn hóa đặc trưng là ngày giỗ tổ Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh; đồng thời cũng là ngày Tết Nguyên tiêu thu hút nhiều du khách thập phương tham dự. Cánh đồng bất tận chào đón đoàn du khách bằng những ly nước dược liệu mát lạnh như lá vối, nước pha chế được chiết xuất từ trái thanh long ruột đỏ, khoai mì (sắn) hấp nước cốt dừa…không những dùng giải khát mà còn giúp tiêu hóa tốt.
Khu du lịch có diện tích 1.000 ha, chủ yếu là rừng tràm gió nguyên sinh, những cây tràm có niên đại gần trăm năm, trên 80 nguồn gen quý và thảm thực vật phong phú 21 loài bậc cao và gần như đầy đủ hệ động vật đặc trưng của Long An Mười nguyên bản như cò, diệc, giang sen, cồng cộc, sếu,...cùng sinh sống và phát triển hài hòa. Đây là điểm đến cho những du khách đam mê khám phá thiên nhiên và tìm hiểu về các loại dược liệu quý hiếm.
Du khách được tham quan chụp hình nơi từng là bối cảnh chính trong bộ phim "Cánh đồng bất tận" của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình, dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Du khách còn được tham gia các hoạt động hấp dẫn như: đi dạo, thả diều, giăng lưới, câu cá, cất vó trên kênh...Những con đường tự tạo vòng quanh khu rừng rộng hơn 1000 ha, bên cạnh là dòng kênh được đào thẳng tắp, không gian tĩnh lặng đem lại sự bình yên cho du khách. Được đi xuồng len lỏi giữa giữa bạt ngàn rừng tràm và hoa súng, hoa rong nở rộ trên mặt nước.
Đến đây, bạn đừng quên thưởng thức những món ăn vô cùng hấp dẫn từ các loại rau dược liệu, rau cải tự trồng bằng bã của các loại dược liệu, các loại cá rừng thiên nhiên, nước uống dược liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe,… như: ốc bưu hấp xả, lươn um lá nhàu, rau tập tàng luộc, lẩu cá dồ đém, nước giải khát từ bột thanh long ruột đỏ...Lạ miệng nhất có lẽ là món lẩu cá dồ đém với thịt da cá tươi giòn và một rổ rau thơm mát vừa hái từ vườn thảo dược và những bông lục bình tím ngát vừa ngắt từ ven kênh.
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen với tổng diện tích 5.030 ha, được xem như một bồn trũng nội địa thuộc vùng trũng rộng lớn Long An Mười, tỉnh Long An. Với hình thái địa mạo đa dạng và là vùng sinh thái tiêu biểu cho kiểu đầm lầy ngập nước. Sự duy trì thảm thực vật ven sông, đồng cỏ tự nhiên ngập nước theo mùa, đầm lầy và gia tăng diện tích tràm trồng đã làm phong phú quần thể động thực vật. Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy hiện diện 156 loài thực vật hoang dã thuộc 60 họ; 149 loài động vật có xương sống thuộc 46 họ, trong đó có 13 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam; các loài thủy sản trên sông rạch, lung, trấp khá phong phú. Do hạn chế thời gian nghiên cứu nên chỉ ghi nhận được có 11 loài động vật đáy. Với tính đa dạng sinh học như thế, việc bảo tồn sự đa dạng sinh học và các hệ sinh thái vùng đất ngập nước tiêu biểu cho vùng Long An Mười góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, văn hóa cho một vùng đất ngập nước lưu vực sông Mekong.
Láng Sen Long An mằm trên địa bàn xã Vĩnh Đại và Vĩnh Lợi, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. Đây là vùng sinh thái tiêu biểu cho kiểu đầm lầy ngập nước với nhiều quần thể động thực vật phong phú mang tính đặc trưng. Qua nhiều năm khai thác cho mục đích sản xuất nông nghiệp đã làm giảm tính phong phú của sự đa dạng sinh học dẫn đến giảm số lượng các động thực vật tiêu biểu. Từ năm 1998, nhiều nghiên cứu về giá trị tài nguyên thiên nhiên trong vùng trong vùng đất ngập nước Láng Sen đã được thực hiện do nhiều tổ chức trong và ngoài nước để có thể đánh giá tổng quan về tài nguyên tự nhiên làm luận cứ khoa học cho việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. Đầu năm 2004, khu vực nầy đã được quyết định chính thức trở thành Khu Bảo Tồn Đất Ngập Nước Láng Sen, được chọn làm một trong hai điểm trình diễn sử dụng khôn ngoan và bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập nước lưu vực sông Mekong do IUCN, GEF, UNDP tài trợ MWBP.
Ngày 27 tháng 11 năm 2015, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An) công nhận là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam và thứ 2.227 của thế giới.
Khu du lịch Phước Lộc Thọ nằm trên tỉnh lộ 824, thuộc khu vực ấp 2, xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, Long An, nơi tiếp giáp chuyển vùng từ Đông Nam Bộ sang Tây Nam Bộ, tạo nên một bản sắc riêng độc đáo vừa mang vẻ đẹp của vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long vừa có nét duyên của miền Đông Nam Bộ. Với 22 căn nhà gỗ cổ trên khắp ba miền nước Việt, và hàng trăm cổ vật quý, năm 2012, Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục là nơi sở hữu nhiều nhà gỗ cổ có hoa văn chạm khắc phong phú nhất Việt Nam.
Cổng chính vào điểm du lịch Làng cổ Phước Lộc Thọ được xây dựng cách điệu như một cổng thành thời xưa. Bước vào làng Phước Lộc Thọ, ấn tượng đầu tiên mà du khách bắt gặp là một hòn non bộ lớn và một dòng suối nước róc rách ngày đêm. Các ngôi nhà cổ có tuổi đời từ 80 đến 150 năm được bảo tồn, phục dựng gần như nguyên vẹn, giữ trọn nét cổ kính. Cách sắp xếp hài hòa, quy hoạch bài bản trong không gian thoáng mát hài hòa với thiên nhiên.
Các ngôi nhà rường Huế tại làng cổ mang phong cách cung đình với chất liệu sơn son thếp vàng và được chạm trổ rồng phượng rất tinh xảo và tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ. Những ngôi nhà rường cột theo kiểu dáng miền Tây rộng 5 gian, 3 chái, toàn bộ sử dụng loại gỗ căm xe. Mỗi đòn, kèo, cột trong những ngôi nhà rường được chạm khắc công phu với những đường nét chạm trổ tinh tế.
Trong quần thể của làng cổ Phước Lộc Thọ, nổi tiếng nhất là ngôi nhà chữ "Công" với 104 cột, trên 100 tuổi rất đồ sộ được thiết kế theo lối kiến trúc xưa ở miền Bắc, các cột ở gian chính khảm xà cừ trang trí Tứ linh long, lân, quy, phụng và Tứ hữu mai, lan, cúc, trúc, các vách chạm trổ đề tài hoa quả, chim muông một cách công phu thể hiện sự nguy nga, tráng lệ và uy nghi.
Ngoài bộ sưu tập nhà cổ, ở Phước Lộc Thọ còn có những cổ vật từ thời chúa Nguyễn, vua Bảo Đại như: những chiếc long sàng được sơn son thiếp vàng hay những bộ tiền cổ cũng được trưng bày tại đây. Bên cạnh đó, Phước Lộc Thọ còn là nơi lưu giữ các vật dụng sinh hoạt của nhiều thành phần xã hội xưa từ vua chúa, quan quân, địa chủ cho đến người dân.
Rời khu tham quan tới khu giải trí của làng cổ Phước Lộc Thọ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng gần 300 loại hoa lan khác nhau. Trong quần thể làng cổ Phước Lộc Thọ còn là sự hiện diện của một ngôi chùa mô phỏng theo chùa Một Cột tại Hà Nội. Tại Làng cổ còn phục vụ món ăn đa dạng với không gian hữu tình. Đặc biệt khách du lịch Long An đến đây sẽ được thưởng thức ăn đặc sản Long An và các loài cá tươi ngon đánh bắt trực tiếp từ sông Vàm Cỏ.
Công viên kỳ quan Long An tọa lạc tại Khu du lịch Cát Tường Phú Sinh tỉnh lộ 9, xã Mỹ Hạnh, Đức Hòa, Long An. Từ trung tâm Sài Gòn muốn đến đây, bạn chạy thẳng hết đường Trường Chinh qua đến đường Xuyên Á. Từ đây bạn chạy ngang qua Ngã Tư Giếng Nước, ngã tư sau thì rẽ trái vào đường Nguyễn Văn Bứa, chạy thẳng hoài là đến DT9 rồi chạy theo bảng chỉ dẫn trên đường là tới nơi.
Khu du lịch sinh thái Cát Tường Phú Sinh là khu đô thị kết hợp với du lịch thương mại đầu tiên ở Việt Nam thu hút đông đảo du khách đến tham quan nhất là giới trẻ tới chụp hình sống ảo. Các bạn nên đi vào sáng sớm khoảng 06:00 - 08:00 hoặc chiều từ 16:00 - 18:00 có những bức hình đẹp nhất.
Du lịch Long An đến đây bạn sẽ cảm thấy thế giới như được thu nhỏ lại tại công viên kỳ quan và tha hồ check - in với các biểu tượng nổi tiếng đến từ các quốc gia trên thế giới như: Mô hình nhà hát Opera Sydney, Tháp Pisa trứ danh của Italy, Lăng Taj Mahal – Ấn Độ, Tháp Eiffel – Pháp, Tượng Nữ Thần Tự Do – Biểu tượng của New York, 9 tòa tháp chóp hình củ hành của Nhà thờ thánh Basil nước Nga,...giống y như thật. Chỉ cần vài góc chụp thì sẽ không ai nghĩ bạn đang đứng ở Long An.
Ngoài những mô hình mô phỏng kỳ quan trên thế giới, tại khu du lịch Phú Sinh còn rất nhiều điểm tham quan khác không thể bỏ qua như: khu du lịch sinh thái An Tây Hồ lãng mạn hay bảo tàng nông thôn Nam Bộ với khung cảnh mộc mạc, ao, hồ, vườn rất gần gủi. Hoặc có thể ghé đến công viên tuổi thơ dành cho trẻ nhỏ, tại đây có những chú khủng lông to lớn và nhiều nhân vật hoạt hình.
Khu du lịch Happy Land ở Long An hay Xứ sở hạnh phúc nằm bên cạnh dòng Vàm Cỏ Đông thơ mộng với diện tích 250.000m2 là một trong những khu du lịch, phức hợp giải trí hàng đầu tại Việt Nam.
Du lịch Happy Land nằm tại số 133/1, ngay quốc lộ 1A, đoạn qua xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Đi du lịch Long An muốn đến Happy land từ Thành phố Hồ Chí Minh nếu đi xe máy các bạn có thể chọn đường Võ Văn Kiệt để đi vào QL 1A và theo cung đường QL1A bạn sẽ đến được Bến Lức, Long An. Vừa qua cầu Bến Lức đi thêm một đoạn nhìn bên tay phải sẽ có bản hướng dẫn bạn vào KDL Happy Land (Xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Đi bằng ô tô bạn di chuyển khoảng 18km đến đường Võ Trần Chí (huyện Bình Chánh) để đi vào cao tốc. Đi khoảng 14km trên cao tốc, bạn rẽ phải vào lối ra cao tốc rồi rẽ trái vào đường tỉnh 824 đi khoảng 3km sau đó đi tiếp vào đường tỉnh 816 khoảng 3km nữa là tới.
Khu du lịch Happy Land Long An bao gồm nhiều hạng mục như: khu vui chơi giải trí, khu vực tái hiện những công trình, biểu tượng đặc trưng của từng vùng miền, khu căn hộ cao cấp, đường đua xe,...Đặc biệt, tại đây còn được trưng bày những hiện vật, ngôi nhà với kiến trúc cổ còn được bảo tồn nguyên vẹn từ cách đây 2 - 3 thế kỷ. Khu du lịch Happy Land Long an đã và đang trở thành nơi đón khách du lịch lớn cho Long An nói riêng và miền Tây nói chung.
Du lịch Long An, đến với khu du lịch Happyland, bạn được đón chào bởi bạt ngàn những thảm hoa đẹp rực rỡ, bên trong không gian thấm đẫm văn hóa đặc sắc của cả ba miền Bắc – Trung – Nam của đất nước tại "Khu Văn hóa Việt Nam" được thiết kế trên mảnh đất tạo dáng hình chữ S là nơi tôn vinh những giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống. Trong không gian đậm màu sắc Việt, những nét văn hóa Việt đặc sắc trong điệu lý, câu hò, chiếc áo mớ ba mớ bảy của các liền chị Bắc Ninh, chợ nổi đặc trưng vùng sông nước Nam bộ, những làng nghề được tái hiện nguyên vẹn và đầy cảm xúc. Trong mỗi khu vực đấy, sẽ có những biểu tượng, công trình tiêu biểu. Bạn sẽ ngỡ như mình đang đứng ngay tại phiên bản thật vậy, một địa điểm check - in không thể bỏ lỡ cho mọi lứa tuổi.
Nét bình dị và thân thương của Bắc Bộ hiện lên qua hình ảnh ngôi chùa một cột nghiêng bóng dưới mặt nước, phía trước là hàng liễu rủ hay khu chợ quê, làng gốm Bát Tràng,...Dân ca và quan họ của miền Bắc vang vọng lên khắp không gian miền Bắc của khu du lịch Happy Land từ tiếng hát của các nghệ nhân khiến nơi đây càng thu hút đối với khách du lịch. Một trong những địa điểm nổi tiếng không thể không nhắc khi nói đến miền Nam, có mặt tại khu khu du lịch Happy Land đó chính là chợ Bến Thành hàng trăm năm tuổi. Ngoài ra, còn có khu chợ nổi trên sông, nét đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long với khung cảnh buôn bán nhộn nhịp và nghe đờn ca tài tử đất phương Nam.
Nhà trăm cột tọa lạc tại ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, Việt Nam. Đây là một di tích lịch sử cấp quốc gia và là một trọng điểm du lịch của tỉnh Long An.
Ngôi nhà do ông Trần Văn Hoa (lúc bấy giờ là Hương Sư làng Long Hựu, tổng Lộc Thành Hạ, tỉnh Chợ Lớn) xây dựng vào những năm 1901 - 1903 do một nhóm thợ miền Trung thực hiện.
Mặc dù được gọi là Nhà cổ trăm cột nhưng thực chất, ngôi nhà này có tới 120 cột gồm 68 cột tròn và còn lại là cột vuông, tọa lạc trên một diện tích 882m2 trong một khu vườn rộng 4.044m2. Chính diện ngôi nhà quay về hưóng Tây Bắc. Nhà hoàn toàn bằng gỗ quý (cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật), mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9m, mặt nền lát gạch tàu lục giác. Nhìn trên bình đồ Nhà trăm cột có kiểu chữ "Quốc", gồm 3 gian và 2 chái.
Theo các nhà nghiên cứu, đây là một ngôi nhà có kiểu thức thời Nguyễn, về đại thể mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế. Nhưng do được làm theo đơn đặt hàng của gia chủ trong bối cảnh Nam Bộ thời thuộc Pháp nên có nhiều nét tiểu dị trong đề tài trang trí, tạo được sự phong phú và đa dạng. Đó cũng là một phần lịch sử - văn hóa đất phương Nam ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Với giá trị ấy, Nhà trăm cột đã được Bộ Văn Hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia theo Quyết định số 2890- VH/QĐ/ vào ngày 27 - 09 - 1997.
Chùa Tôn Thạnh được xây dựng năm 1808 ở xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An là một ngôi chùa khá nổi tiếng trong lịch sử và văn học. Chùa được Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 27 - 11 - 1997 theo quyết định số 2890-VH/QĐ.
Tổng diện tích toàn bộ khu vực chùa là 34.410m2, trong đó diện tích chùa chiếm 940m2. Ban đầu, chùa có tên là chùa Lan Nhã hay còn được người dân địa phương gọi là Chùa Ông Ngộ, được Thiền sư Viên Ngộ sáng lập và xây dựng năm 1808.
Ðây là ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Long An. Trong chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật mang phong cách thế kỷ 19. Ðặc biệt là pho tượng Bồ tát Ðịa Tạng bằng đồng được đúc tại chùa. Trong khuôn viên chùa còn có tấm bia kỷ niệm nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu dựng vào năm 1973 và tháp Hòa thượng Thiên Ngộ.
Từ tỉnh lộ 15, trên con đường nhỏ dẫn vào chùa có cổng dựng năm 1960 đề tên chùa Tôn Thạnh. Bên phải con đường trong khuôn viên chùa có hai tấm bia, tấm thứ nhất xây dựng năm 1973 lưu lại dấu tích của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, tấm thứ hai xây dựng năm 1998 trích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Trong vườn còn có tháp ba tầng hình lục giác cao 4,5 mét của tổ sư Viên Ngộ (viên tịch năm Thiệu Trị thứ 5 - 1845), xây dựng năm 1846, trùng tu năm 1959, tầng trên cùng chạm nổi dòng chữ "Nam mô A di đà Phật" và tháp tổ Tắc Thành hình vuông, ba tầng, cao 3 mét.
Chùa Tôn Thạnh là nơi Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của Việt Nam, đã sống và viết, đặc biệt là bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, trong giai đoạn 1859 - 1861. Cũng trong thời gian ấy, cụ mở lớp dạy học bên ngoài, nhưng bên trong lại trực tiếp chỉ đạo kháng chiến.
Hiện nay, toàn tỉnh Long An có trên 11.000 ha diện tích trồng thanh long đứng thứ hai cả nước (sau Bình Thuận). Trong đó, huyện Châu Thành là địa phương có diện tích thanh long lớn nhất tỉnh Long An. Những vườn thanh long sai trĩu quả trở thành điểm tham quan độc đáo hút khách du lịch Long An.
Thanh long là loại cây ăn quả thuộc họ xương rồng, thích hợp với điều kiện khí hậu nắng nóng, chịu hạn giỏi. Cành cây có hình trụ, to khỏe, chia làm ba cạnh. Cây thanh long nở hoa trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8. Hoa thanh long có màu trắng ngần, khá giống hoa quỳnh, và chỉ nở đẹp nhất vào ban đêm. Ngắm nhìn vườn thanh long trổ hoa có lẽ sẽ là một món quà trải nghiệm thú vị đối với mỗi du khách.
Tới vườn thanh long Long An, du khách không chỉ thưởng ngoạn vẻ đẹp độc đáo của vườn cây mà còn được nghe người dân giới thiệu về cây thanh long, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản trái thanh long...Cùng với đó, du khách sẽ được thưởng thức thanh long ngay tại vườn, cũng như các sản phẩm được chế biến từ thanh long. Đặc biệt còn có cơ hội trải nghiệm cuộc sống đời thường bình dị của người dân nơi đây.
Trái Thanh long là trái cây đặc sản của huyện Châu Thành, mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt các nhà vườn đã áp dụng trồng thanh long theo công nghệ mới, tiêu chuẩn sạch chất lượng cao đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Australia...
Cụm nhà cổ Thanh Phú Long thuộc họ Nguyễn Hữu một dòng có tiếng giàu có ở Châu Thành, được tạo lập vào khoảng cuối thế XIX đến những năm đầu thế kỷ XX (1898 - 1908).
Cây khóm (dứa, thơm) được trồng nhiều trên vùng đất phèn huyện Bến Lức, tỉnh Long An từ rất lâu. Thương hiệu khóm Bến Lức của địa phương ngày càng lan xa bởi độ ngon, ngọt hơn nhiều vùng khác. Mỗi năm, một cây khóm chỉ ra được một trái. Tuy nhiên, nông dân có thể xử lý để khóm ra trái vào những thời điểm tùy theo ý muốn, vì vậy khóm Bến Lức có quanh năm. Cánh đồng khóm Bến Lức là cảnh mới lạ để du khách thoải mái sở hữu bức ảnh đẹp và độc đáo. Không chỉ hòa mình vào không gian bao la của cánh đồng khóm, bạn còn có dịp cảm nhân mùi hương thoang thoảng của trái chín lan tỏa khắp nơi và thưởng thức trái khóm thơm ngon ngay tại vườn khóm Bến Lức.
Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp là một khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam trong địa phận tỉnh Long An, quanh cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp. Vị trí địa lý:
Khu kinh tế cửa khẩu Long An này rộng 130,8 km2. Cửa khẩu Bình Hiệp được công nhận là cửa khẩu quốc tế Phó Thủ tướng Chính phủ - Phạm Gia Khiêm vừa ký ban hành Quyết định số 1853/QĐ-TTg ngày 11 - 11 - 2009 về việc nâng cấp cửa khẩu Bình Hiệp, tỉnh Long An từ cửa khẩu chính lên cửa khẩu quốc tế. Theo đó, căn cứ Nghị định số 32/2005/ NĐ-CP ngày 14 - 3 - 2005 của Chính phủ về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền và xét theo đề nghị của các Bộ, ngành Trung ương; Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận cửa khẩu Bình Hiệp, tỉnh Long An (Việt Nam) – Prey Vo, tỉnh Svây Riêng (Campuchia) nâng cấp từ cửa khẩu chính lên cửa khẩu quốc tế.
Đi chợ vùng biên ở cửa khẩu Bình Hiệp là một trải nghiệm lý thú không thể bỏ qua khi đến đây. Chợ vùng biên Bình Hiệp chỉ cách cửa khẩu vài trăm mét, nơi đây luôn nhộn nhịp với nhiều mặt hàng bắt mắt, trong đó, nổi bật là hàng Việt Nam, Thái Lan và một số sản phẩm của Campuchia.
Lễ Kì Yên ở đình Tân Phước Tây được tổ chức vào ngày 15 – 17 Tháng Chạp hàng năm. Đây được xem là đại lễ của người dân xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.
Trong những ngày diễn ra đại lễ, đình Tân Phước Tây có tổ chức nhiều nghi thức cúng tế đặc trưng của người dân Tây Nam Bộ như Khai môn thượng kì, Mộc dục, tế Tiên Hiền, tế Hậu Hiền, rước tượng, đọc tế văn...Trong đó, nghi thức quan trọng nhất là đại lễ cúng tế Thần Hoàng Bổn Cảnh cùng những người có công khai phá mảnh đất Tân Phước Tây.
Lễ hội Làm Chay của người dân thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành là một trong những ngày hội lớn nhất của tỉnh Long An. Lễ hội được tổ chức vào 2 ngày 15 và 16 Tháng Giêng, sau Tết Âm Lịch. Vì dịp lễ hội này được tổ chức ngay sau Tết nên người dân Châu Thành còn xem đây là "Tết thứ 2" trong năm.
Lễ hội Làm Chay được người dân Tầm Vu tổ chức từ trăm năm trước. Lễ hội bắt nguồn từ sự kiện thực dân Pháp xử bắn 2 nhà yêu nước lỗi lạc là ông Đỗ Tường Tự và ông Đỗ Tường Phong (cũng là ông nội vợ của GS.Trần Văn Giàu) vào ngày 14 tháng Giêng.
Lễ hội Làm Chay Tầm Vu bắt đầu bằng sự kiện thỉnh rước ông Tiêu từ chùa Linh Phước về chùa Linh Võ. Sau đó là nghi thức thỉnh chư phật, cúng tế liệt sĩ, chiêu u, tổ chức các trò chơi dân gian...Cũng trong thời gian diễn ra lễ hội thì các ngôi đền, miếu và chùa ở thị trấn Tầm Vu thu hút đông đảo người dân và khách du lịch đến tham quan, lễ bái. Kết thúc lễ hội là sự kiện xô giàn và đốt ông Tiêu vào 24:00 đêm 16 Tháng Giêng.
Lễ hội Vía Bà Ngũ Hành của người dân Cần Giuộc diễn ra 2 ngày sau lễ hội Làm Chay của người dân Tầm Vu. Bắt đầu từ chiều ngày 17 Tháng Giêng, đã có rất đông người dân ở Long An và nhiều nơi đến xã Long Thượng để tham dự ngày Vía Bà Ngũ Hành diễn ra trong 3 ngày 18 – 20 Tháng Giêng Âm Lịch. Theo truyền thuyết, Miếu Bà Ngũ Hành là một ngôi miếu rất linh thiêng được lập nên từ những ngày đầu khai phá xã Long Thượng.
Trong miếu thờ 5 vị phúc thần được gọi chung là Ngũ Hành nương nương, tượng trưng cho 5 yếu tố ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ngày Vía Bà Ngũ Hành còn được gọi là lễ cầu an, xin mưa thuận gió hòa cho thôn làng. Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, du khách sẽ được tham dự những sự kiện đặc sắc nhất của lễ hội như lễ dâng hương khai mạc hội, lễ cầu bình an, mùa màng bội thu, múa bóng rối, hát địa nàng...cùng nhiều nghi thức lễ hội trang trọng và độc đáo của người dân Tây Nam Bộ.
Long An là một tỉnh thuộc vùng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Nhắc đến du lịch Long An nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực và lễ hội, di tích lịch sử, nơi giao thoa của người Kinh, Hoa, Khmer. HItour xin chia sẻ đến các bạn về đặc sản Long An làm quà và món ăn đặc sản Long An để các bạn có thể tự thưởng thức, mua về làm quà tặng cho người thân, gia đình, bạn bè đồng nghiệp của mình sau chuyến đi du lịch Long An.
Gạo nàng thơm chợ Đào là thương hiệu gạo nổi tiếng ở Chợ Đào, thuộc xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Là loại gạo nổi tiếng thơm ngon, gạo Nàng Thơm Chợ Đào được người tiêu dùng biết đến bởi những ưu điểm nổi bật mà không có mấy loại gạo nào sánh bằng đây là một đặc sản Long An rất nổi tiếng. Cây lúa Nàng Thơm có hương vị thơm ngon, gạo Nàng Thơm hạt thon dài, chà trắng ra bên trong có hột lựu màu hồng hồng. Gạo mới gặt sau mùa vụ, lúc chà xong có một lớp cám bên ngoài giống dư lớp dầu, cho tay vào bao giơ tay lên gạo còn bám trên tay những hạt mịn, đặc biệt gạo Nàng Thơm có mùi rất thơm, cho vào bao nylon để nhiều tháng mang ra nấu vẫn giữ nguyên được hương thơm ấy. Nhưng nếu để hơn mười tháng thì gạo sẽ nhạt dần và mất đi mùi thơm ấy, độ dẻo và xốp cũng không còn.
Bánh tét Long An là một món ăn ngon không chỉ của người dân nơi đây mà còn là món quà không thể thiếu của du khách khi du lịch tại Long An. Bánh tét Long An ngon nhất là ở thị trấn Đức Hòa. Người Đức Hòa chọn nguyên liệu rất kĩ, nếp lấy từ huyện Châu Thành, Cần Đước, Cần Giuộc. Thịt ba rọi ngon, đậu xanh tròn hạt, chắc, lá chuối to bản. Nhân bánh tét có nhiều loại nhân mặn, nhân ngọt, nhân chuối, nhân dừa. Một lần dùng thử bánh tét Long An bạn sẽ khó có thể nào quên được hương vị thơm ngon của loại bánh độc đáo này.
Dưa hấu là một đặc sản của Long An, đặc biệt tại khu vực Long An được trồng theo những Tiêu Chuẩn Sạch Và An Toàn Thực Phẩm. Với kỹ thuật gieo trồng, sinh trưởng của cây dưa hấu trong môi trường sạch khí hậu thổ nhưỡng, quy trình thu hoạch đảm bảo cho quả dưa hấu đặc ruột không ứ đọng nước nhằm cho thời gian sử dụng được lâu ngày. Đạt được quả dưa hấu thế hệ mới bảo đảm về chất lượng và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Dưa hấu Long An có ruột dưa đặc đỏ đẹp, không hạt, vỏ mỏng, có mùi thơm đặc trưng, hạt cát li ti ngọt vị thanh, giòn, dễ bảo quản và dùng được lâu trong nhiều ngày. Với dưa hấu Long An để lại một vị ngon đặc sắc chưa từng thấy.
Lạp xưởng tươi Long An từ lâu đã nổi tiếng và trở thành một trong những đặc sản Long An mà khi đi du lịch Long An đa số du khách đều lựa chọn để làm quà cho người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Thậm chí có thể mua Lạp xưởng Long An về sử dụng cho chính gia đình của mình vì đây là một món ăn rất quen thuộc và dễ chế biến.
Lạp xưởng tươi sau khi chế biến song thì có thể ăn kèm với đồ chua như: dưa kiệu muối, dưa muối,...hoặc chiên để ăn với cơm trắng, xôi, bánh mì, kim tiền kê, cơm rang dương châu,...sẽ giúp bữa ăn gia đình trở nên đa đạng phong phú và ăn ngon miệng hơn.
Rượu đế Gò Đen thường được gọi tắt là Đế Gò Đen là tên một loại rượu trắng (rượu đế) nổi tiếng của Việt Nam. Đây là một loại rượu được nấu từ gạo, hoặc nếp mỡ, nếp than, theo phương pháp cổ truyền, sản xuất ở địa danh Gò Đen, Bến Lức, tỉnh Long An. Đây là một loại rượu đế có nồng độ cồn rất cao, có thể lên đến 50o cồn, là một đặc sản của Long An nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Cũng như nhiều loại rượu địa phương nổi tiếng trên thế giới (như rượu Mao Đài của Trung Quốc) đế Gò Đen được nhấn mạnh về vấn đề thổ nhưỡng, nên để có một sản phẩm ngon, đế Gò Đen phải được nấu tại vùng Gò Đen.
Đặc sản Rượu Đế Gò Đen được nấu từ các lò rượu tại gia theo phương pháp truyền thống ở các vùng lân cận tại khu vực Gò đen, Long Hiệp, Mỹ Yên (huyện Bến Lức), Phước Vân, Long Cang, Long Định (huyện Cần Đước).
Trên địa bàn các xã Long Trì, Dương Xuân Hội, Hiệp Thành, An Lục Long huyện Châu Thành, tỉnh Long An hiện có khoảng 1.200 ha thanh long. Trong đó, việc chuyển đổi từ trồng cây trụ sống sang trụ bêtông và xông đèn cho ra trái chính vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thanh long thường chín vào mùa hè, khoảng đầu tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Trái thanh long khi chín có đặc điểm là vỏ có màu đỏ tươi, căng bóng láng, phần thịt quả rất chắc và ngọt, chứa nhiều dinh dưỡng, ruột thanh long có những hạt đen nhỏ xíu như hạt mè.
Thanh long Châu Thành hiện có 2 loại thanh long chính là thanh long ruột đỏ vỏ hồng và thanh long ruột trắng vỏ đỏ. Trong đó, thanh long ruột đỏ với màu sắc bắt mắt được nhiều du khách mua về làm quà cho người thân sau chuyến du lịch miền Tây về Long An.
Với diện tích khoảng 6.000 hecta, huyện Đức Hòa được xem là vùng trồng đậu phộng lớn nhất tỉnh Long An. Mùa đậu phộng ở Đức Hòa thường bắt đầu vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch cùng với việc thu hoạch lúa. Du lịch Long An đúng vào mùa thu hoạch đậu phộng ở Đức Hòa, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những người nông dân chở những chiếc xe bò chất đầy đậu về nhà. Đặc biệt, du khách còn có cơ hội nếm thử mùi vị đậu phộng đầu mùa thơm ngon, béo ngậy và bùi bùi.
Đậu phộng Đức Hòa được trồng nhiều và khá năng suất, ít khi có hạt lép. Từng hạt đậu phộng to, mẩy, căng đều trông rất bắt mắt và chất lượng. Điểm đặc biệt của đậu phộng Đức Hòa là vỏ đậu rắn chắc đủ để bao bọc cho những hạt bóng mẩy bên trong. Đậu phộng Đức Hòa thơm ngon khác biệt, đậu rất béo nhưng không gây ngán, vỏ lụa bên ngoài hạt vừa mảnh vừa dai. Đậu phông Đức Hòa rửa sạch đem luộc, thêm ít muối, vớt ra ăn nóng, mùi vị béo ngọt, bùi và thơm. Đậu phộng Đức Hòa nổi tiếng được nhiều người biết đến, đây còn là nguyên liệu cao cấp để sản xuất ra các sản phẩm đậu phộng khác.Du khách nếu có dịp ghé thăm huyện Đức Hòa, Long An đừng quên lựa chọn đặc sản đậu phộng Đức Hòa về làm quà.
Ngoài những đặc sản Long An làm quà kể trên Long An có đặc sản gì và những món ăn đặc sản Long An rất nhiều món ăn ngon nổi tiếng và hấp dẫn các du khách, bạn cũng nên thử khi có dip du lịch Long An.
Mong là với cẩm nang bỏ túi này sẽ giúp ít cho các bạn có kinh nghiệm trong chuyến đi du lịch Long An tự túc thật vui và ý nghĩ.
Du Lich Long An không còn là cái tên xa lạ đối với các tín đồ đam mê du lịch thích khám phá, trải nghiệm và nghỉ dưỡng. Hằng năm, nơi đây đón hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước bởi những món ăn đặc sản Long An, các khu du lịch Long An cùng với những điểm du lịch Long An khiến cho du lịch ở Long An trở thành điểm du lịch nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khu vực Châu Á và trên thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm khi đi du lịch tỉnh Long An. Sau đây HItour.vn gửi đến các bạn cẩm nang chi tiết, hy vọng cẩm nang này sẽ đồng hành cùng bạn trên các chuyến vivu Long An sắp tới.
HItour sẽ đề xuất và cung cấp thông tin chi tiết cho bạn về những điểm du lịch ở Long An và khu du lịch ở Long An để bạn có thể tự sắp xếp, lên kế hoạch cho chuyến đi của mình được tốt nhất.(Danh sách sắp xếp theo thứ tự Mục lục bài viết)
Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tỉnh ly của Long An là thành phố Tân An cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45km theo đường Quốc lộ 1A.
Tỉnh Long An nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống các quốc lộ: 1A, 50, 62, N1, N2 (đường Hồ Chí Minh). Tỉnh được xem là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long.
Dù được xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) nhưng Long An nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ và có vị trí địa lý:
Các điểm cực của tỉnh Long An:
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60 - 70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%. Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.
Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) cách Long An khoảng gần 45km , thời gian di chuyển giữa 2 thành phố này sẽ mất khoảng 1 tiếng. Hằng ngày có rất nhiều các tuyến xe giường nằm chất lượng cao đi Long An, các bạn ở Sài Gòn bạn mua vé ở bến xe Miền Tây.
Tham khảo một xe khách chất lượng cao đi Long An từ Sài Gòn:
Nếu xuất phát từ trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) , du khách đi theo đường Võ Văn Kiệt đến ngã tư An Lạc thì rẽ về QL1A đi Long An. Khi đến địa phận giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) và Long An, du khách rẽ trái về đường Đinh Đức Thiện, sau đó tiếp tục rẽ trái về đường DT 835B đi đến những địa điểm du lịch đẹp ở Cần Giuộc Long An.
Hằng ngày đều có nhiều chuyến bay từ Hà Nội hoặc thành phố Đà Nẵng đi thành phố Hồ Chi Minh (bạn sẽ dừng chân tại Sân bay Tân Sơn Nhứt, sau đó di chuyển ra bến xe Miền Tây mua vé xe khách đi Long An) với nhiều hãng như Vietnam Airlines, VietjetAir,...bạn có thể tham khảo khung giờ bay và giá vé trên các wesite của hàng máy bay mà mình chọn (nên đặt vé trước để được giá tốt nhất).
Với những địa điểm ngoại thành hoặc nội thành Long An ở xa hay gần, hãy thuê cho mình một chiếc xe máy vì đây là phương tiện lưu thông thuận tiện và chủ động nhất, trang bị một tấm bản đồ du lịch Long An và tự mình khám phá Long An nhé.
Một số địa điểm thuê xe máy ở Long An khu vực thành phố Tân An, Cần Giuộc Long An dưới đây với giá thuê từ 120,000đ - 200,000đ/xe/ngày:
Thuê xe máy Ánh Hồng
Cửa Hàng Xe Máy Quốc Thưa
Một số thông tin lộ trình các tuyến xe Bus tại Long An. Bạn có thể tham khảo và sử dụng dịch vụ xe buýt ở Long An cho chuyến khám phá du lịch Long An của mình.
Lộ trình tuyến xe bus nội tỉnh Long An:
Tuyến 01: Kỳ Son - Thạnh Hóa và Thạnh Hóa Bình Hiệp
Tuyến 02: Bến xe Long An - Xã Khánh Hưng
Tuyến 663: Thành phố Sa Đéc – Ngã ba Cựu Hội
Tuyến 03: Bến xe Long An - Bến xe Đức Huệ
Tuyến 04: Bến xe Tân An - Bến xe Hậu Thanh
Tuyến 666: Thành phố Sa Đéc – Bắc Vàm Cống
Tuyến 63 - 01: Nhà thương đa khoa Long An - Phú Mỹ
Taxi là phương tiện giao thông di chuyển phù hợp cho nhóm mà có người lớn tuổi và trẻ em đi cùng, di chuyển cũng rất thuận tiện dù trong nội ô hay ngoại ô Long An đều được.
Bạn có thể tham khảo một số hãng Taxi ở Long An:
Nếu nhóm bạn đi đông và muốn di chuyển cùng nhau hoặc nhóm đông có người lớn tuổi và trẻ em đi cùng. Thì thuê xe ô tô ở Long An là một giải pháp rất phù hợp trong việc di chuyển ở Long An.
Tại Long An bạn có thể thuê xe ô tô từ 7 chỗ trở lên tùy vào nhu cầu của mình giá cả cũng rất phú hợp, bạn có thể tham khảo một số dịch vụ cho thuê xe ô tô ở Long An.
Nhà nghỉ là loại hình lưu trú phổ biến nhất, có ở hầu khắp các địa phương cũng như các điểm du lịch Long An. Với lợi thế giá rẻ cùng sự dễ tìm, với những ai không có yêu cầu quá cao về việc lưu trú, đây có thể là một lựa chọn phù hợp.
Bạn có thể tham khảo một số Nhà nghỉ ở Long An dưới đây:
Nhà nghỉ Bông Sen
Nhà nghỉ Tư Đạng
Nhà nghỉ 88
Nhà nghỉ Minh Trang
Hệ thống khách sạn tại Long An tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm thành phố số lượng khách sạn khá nhiều và rất da dạng về dịch vụ với chất lượng tốt nổi bật, giá cả phải chăng.
Bạn có thể tham khảo một số Khách sạn ở Long An dưới đây:
Khách sạn Công Đoàn Du Lịch Long An
Khách sạn Huỳnh Thảo
Khách sạn Phương Nga
Khách Sạn Ruby Bến Lức
Khách sạn Mỹ Đức Bến Lức
Khách sạn Mỹ Đình Tân An
Khách Sạn Hoàng Gia
Nằm ở trung tâm vùng Long An Mười, làng nổi Tân Lập tọa lạc trên quốc lộ 62, thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa – tỉnh Long An cách biên giới Campuchia khoảng hơn 15km về phía Nam. Từ Thành phố Hồ Chí Minh các bạn đi theo Quốc lộ 1A về thành phố Tân An (Long An) khoảng 40km -> tiếp tục đi theo quốc lộ 62 về huyện Mộc Hóa khoảng 62km là tới khu du lịch làng nổi Tân Lập.
Với diện tích 135ha, có vùng đệm rộng 500ha được quy hoạch để xây dựng khu du lịch đặc trưng của Long An nói riêng và cả vùng đất ngập nước Long An Mười nói chung. Du lịch Long An ghé thăm làng nổi Tân Lập này bạn sẽ được hòa mình vào vùng đất ngập nước đặc trưng với sinh cảnh rừng tràm, sen – súng, lục bình, lúa ma điển hình của khu vực và là nơi cư trú của nhiều loại động vật (chim, cò, cá,...)
Làng nổi là một khu du lịch sinh thái với cảnh quan thay đổi lớn theo mùa. Nếu bạn đang thắc mắc đến làng nổi Tân Lập vào thời điểm nào đẹp nhất thì câu trả lời chính là du lịch miền Tây vào mùa nước nổi tức là từ tháng 8 tới tháng 11 âm lịch hàng năm. Vào mùa nước nổi, nếu bạn đứng từ trên cao nhìn xuống sẽ thấy làng nổi Tân lập giống như một hòn đảo xanh thẳm giữa biển nước mênh mông. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động.
Đến khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập, du khách có thể tản bộ trên con đường xuyên rừng tràm, đi thuyền xuôi theo rạch Rừng, thả mình vào thiên nhiên trên quãng đường dài hơn 3km xung quanh rừng tràm bằng thuyền cáp kéo.
Đến Làng nổi Tân Lập, điều thú vị là được đi trong con đường dài 5km với rất nhiều nhánh rẽ xuyên qua khu rừng tràm xanh thẳm. Tràm ở đây được bảo vệ tốt nên tạo thành một mảng xanh mênh mông nổi lên giữa đồng bằng.
Đi mải miết mới tới được tháp canh cao 18m nằm chơi vơi giữa trời. Lên tháp canh này, du khách chỉ nhìn thấy được một phần của rừng tràm. Muốn nhìn được toàn cảnh, phải lên tháp canh cao 38m. Những tháp canh này vừa là nơi để canh lửa, vừa là nơi để du khách phóng xa tầm mắt, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của rừng tràm. Cũng từ vị trí này, mỗi buổi sáng hay buổi chiều, du khách sẽ chứng kiến từng đàn cò trắng muốt, từng đàn cồng cộc đen huyền có đến vài trăm con bay về sau 1 ngày tìm thức ăn.
Đi sâu vào rừng, bạn sẽ gặp Hồ Bán Nguyệt nơi những đóa hoa sen và súng đua sắc thắm. Ở giữa hồ nổi lên một cồn đất bạc màu vì nhiễm phèn, trông như một "tiểu sa mạc" giữa ốc đảo xanh xung quanh. Theo kinh nghiệm, du khách phải có thể lực tốt mới tới được đây vì hồ nằm khá sâu bên trong rừng tràm.
Trong Làng Nổi Tân Lập còn có khu trò chơi dân gian. Khu vực này được ví như một ốc đảo nhỏ, bao xung quanh là đầm sen, súng trải rộng trên diện tích 100.000m2, nước trong xanh, có nhiều loại cá đồng sinh sôi dồi dào. Đây không chỉ là nơi trải nghiệm một số trò chơi dân gian như bập bênh, leo cầu khỉ… mà còn là điểm tham quan ngắm cảnh và câu cá lý tưởng để chế biến chúng thành các món ăn mình yêu thích. Thú vui dân dã và mộc mạc này sẽ mang đến cho du khách những giây phút vui chơi, thư giãn thật thoải mái.
Trong Khu du lịch Làng nổi Tân Lập có nhà hàng chuyên phục vụ những món ăn dân dã, đặc trưng của miền Tây Nam Bộ như: Cá lóc nướng trui, bánh xèo, chuột xào lá cách, ếch chiên nước mắm, bún mắm, cháo rắn, gỏi xoài khô cá lóc,...Sau khi tham quan, bạn có thể ghé nhà hàng để dùng bữa nhé.
Khu du lịch Cánh Đồng Bất Tận nằm trong Khu bảo tồn dược liệu Long An Mười thuộc xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Với sự đa dạng sinh học, đặc biệt là các loại dược liệu quý hiếm, nơi đây trở thành khu du lịch sinh thái đặc trưng của tỉnh nói riêng, du lịch Miền Tây nói chung và là khu rừng tràm gió nguyên sinh duy nhất tại Việt Nam. Cảnh vật nguyên sơ được giữ gìn từ hàng chục năm trước, cùng khu bảo tồn các giống tràm bản địa, vườn dược liệu có một không hai sẽ làm thỏa mãn du khách đến từ phố thị, nơi vốn ồn ào, náo nhiệt.
Thời gian du lịch Cánh Đồng Bất Tận đẹp nhất là vào mùa nước nổi tầm tháng 9 đến tháng 11. Khi du lịch Miền Tây vào mùa nước nổi, du khách sẽ được đắm chìm trong không gian của vương quốc chim, cò với mật độ dày đặc, thực vật mênh mông của vùng sông nước Long An Mười. Hàng năm, vào đêm rằm tháng Giêng tại Khu du lịch Cánh đồng bất tận đều diễn ra sự kiện văn hóa đặc trưng là ngày giỗ tổ Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh; đồng thời cũng là ngày Tết Nguyên tiêu thu hút nhiều du khách thập phương tham dự. Cánh đồng bất tận chào đón đoàn du khách bằng những ly nước dược liệu mát lạnh như lá vối, nước pha chế được chiết xuất từ trái thanh long ruột đỏ, khoai mì (sắn) hấp nước cốt dừa…không những dùng giải khát mà còn giúp tiêu hóa tốt.
Khu du lịch có diện tích 1.000 ha, chủ yếu là rừng tràm gió nguyên sinh, những cây tràm có niên đại gần trăm năm, trên 80 nguồn gen quý và thảm thực vật phong phú 21 loài bậc cao và gần như đầy đủ hệ động vật đặc trưng của Long An Mười nguyên bản như cò, diệc, giang sen, cồng cộc, sếu,...cùng sinh sống và phát triển hài hòa. Đây là điểm đến cho những du khách đam mê khám phá thiên nhiên và tìm hiểu về các loại dược liệu quý hiếm.
Du khách được tham quan chụp hình nơi từng là bối cảnh chính trong bộ phim "Cánh đồng bất tận" của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình, dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Du khách còn được tham gia các hoạt động hấp dẫn như: đi dạo, thả diều, giăng lưới, câu cá, cất vó trên kênh...Những con đường tự tạo vòng quanh khu rừng rộng hơn 1000 ha, bên cạnh là dòng kênh được đào thẳng tắp, không gian tĩnh lặng đem lại sự bình yên cho du khách. Được đi xuồng len lỏi giữa giữa bạt ngàn rừng tràm và hoa súng, hoa rong nở rộ trên mặt nước.
Đến đây, bạn đừng quên thưởng thức những món ăn vô cùng hấp dẫn từ các loại rau dược liệu, rau cải tự trồng bằng bã của các loại dược liệu, các loại cá rừng thiên nhiên, nước uống dược liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe,… như: ốc bưu hấp xả, lươn um lá nhàu, rau tập tàng luộc, lẩu cá dồ đém, nước giải khát từ bột thanh long ruột đỏ...Lạ miệng nhất có lẽ là món lẩu cá dồ đém với thịt da cá tươi giòn và một rổ rau thơm mát vừa hái từ vườn thảo dược và những bông lục bình tím ngát vừa ngắt từ ven kênh.
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen với tổng diện tích 5.030 ha, được xem như một bồn trũng nội địa thuộc vùng trũng rộng lớn Long An Mười, tỉnh Long An. Với hình thái địa mạo đa dạng và là vùng sinh thái tiêu biểu cho kiểu đầm lầy ngập nước. Sự duy trì thảm thực vật ven sông, đồng cỏ tự nhiên ngập nước theo mùa, đầm lầy và gia tăng diện tích tràm trồng đã làm phong phú quần thể động thực vật. Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy hiện diện 156 loài thực vật hoang dã thuộc 60 họ; 149 loài động vật có xương sống thuộc 46 họ, trong đó có 13 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam; các loài thủy sản trên sông rạch, lung, trấp khá phong phú. Do hạn chế thời gian nghiên cứu nên chỉ ghi nhận được có 11 loài động vật đáy. Với tính đa dạng sinh học như thế, việc bảo tồn sự đa dạng sinh học và các hệ sinh thái vùng đất ngập nước tiêu biểu cho vùng Long An Mười góp phần vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, văn hóa cho một vùng đất ngập nước lưu vực sông Mekong.
Láng Sen Long An mằm trên địa bàn xã Vĩnh Đại và Vĩnh Lợi, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. Đây là vùng sinh thái tiêu biểu cho kiểu đầm lầy ngập nước với nhiều quần thể động thực vật phong phú mang tính đặc trưng. Qua nhiều năm khai thác cho mục đích sản xuất nông nghiệp đã làm giảm tính phong phú của sự đa dạng sinh học dẫn đến giảm số lượng các động thực vật tiêu biểu. Từ năm 1998, nhiều nghiên cứu về giá trị tài nguyên thiên nhiên trong vùng trong vùng đất ngập nước Láng Sen đã được thực hiện do nhiều tổ chức trong và ngoài nước để có thể đánh giá tổng quan về tài nguyên tự nhiên làm luận cứ khoa học cho việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. Đầu năm 2004, khu vực nầy đã được quyết định chính thức trở thành Khu Bảo Tồn Đất Ngập Nước Láng Sen, được chọn làm một trong hai điểm trình diễn sử dụng khôn ngoan và bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập nước lưu vực sông Mekong do IUCN, GEF, UNDP tài trợ MWBP.
Ngày 27 tháng 11 năm 2015, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An) công nhận là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam và thứ 2.227 của thế giới.
Khu du lịch Phước Lộc Thọ nằm trên tỉnh lộ 824, thuộc khu vực ấp 2, xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa, Long An, nơi tiếp giáp chuyển vùng từ Đông Nam Bộ sang Tây Nam Bộ, tạo nên một bản sắc riêng độc đáo vừa mang vẻ đẹp của vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long vừa có nét duyên của miền Đông Nam Bộ. Với 22 căn nhà gỗ cổ trên khắp ba miền nước Việt, và hàng trăm cổ vật quý, năm 2012, Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục là nơi sở hữu nhiều nhà gỗ cổ có hoa văn chạm khắc phong phú nhất Việt Nam.
Cổng chính vào điểm du lịch Làng cổ Phước Lộc Thọ được xây dựng cách điệu như một cổng thành thời xưa. Bước vào làng Phước Lộc Thọ, ấn tượng đầu tiên mà du khách bắt gặp là một hòn non bộ lớn và một dòng suối nước róc rách ngày đêm. Các ngôi nhà cổ có tuổi đời từ 80 đến 150 năm được bảo tồn, phục dựng gần như nguyên vẹn, giữ trọn nét cổ kính. Cách sắp xếp hài hòa, quy hoạch bài bản trong không gian thoáng mát hài hòa với thiên nhiên.
Các ngôi nhà rường Huế tại làng cổ mang phong cách cung đình với chất liệu sơn son thếp vàng và được chạm trổ rồng phượng rất tinh xảo và tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ. Những ngôi nhà rường cột theo kiểu dáng miền Tây rộng 5 gian, 3 chái, toàn bộ sử dụng loại gỗ căm xe. Mỗi đòn, kèo, cột trong những ngôi nhà rường được chạm khắc công phu với những đường nét chạm trổ tinh tế.
Trong quần thể của làng cổ Phước Lộc Thọ, nổi tiếng nhất là ngôi nhà chữ "Công" với 104 cột, trên 100 tuổi rất đồ sộ được thiết kế theo lối kiến trúc xưa ở miền Bắc, các cột ở gian chính khảm xà cừ trang trí Tứ linh long, lân, quy, phụng và Tứ hữu mai, lan, cúc, trúc, các vách chạm trổ đề tài hoa quả, chim muông một cách công phu thể hiện sự nguy nga, tráng lệ và uy nghi.
Ngoài bộ sưu tập nhà cổ, ở Phước Lộc Thọ còn có những cổ vật từ thời chúa Nguyễn, vua Bảo Đại như: những chiếc long sàng được sơn son thiếp vàng hay những bộ tiền cổ cũng được trưng bày tại đây. Bên cạnh đó, Phước Lộc Thọ còn là nơi lưu giữ các vật dụng sinh hoạt của nhiều thành phần xã hội xưa từ vua chúa, quan quân, địa chủ cho đến người dân.
Rời khu tham quan tới khu giải trí của làng cổ Phước Lộc Thọ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng gần 300 loại hoa lan khác nhau. Trong quần thể làng cổ Phước Lộc Thọ còn là sự hiện diện của một ngôi chùa mô phỏng theo chùa Một Cột tại Hà Nội. Tại Làng cổ còn phục vụ món ăn đa dạng với không gian hữu tình. Đặc biệt khách du lịch Long An đến đây sẽ được thưởng thức ăn đặc sản Long An và các loài cá tươi ngon đánh bắt trực tiếp từ sông Vàm Cỏ.
Công viên kỳ quan Long An tọa lạc tại Khu du lịch Cát Tường Phú Sinh tỉnh lộ 9, xã Mỹ Hạnh, Đức Hòa, Long An. Từ trung tâm Sài Gòn muốn đến đây, bạn chạy thẳng hết đường Trường Chinh qua đến đường Xuyên Á. Từ đây bạn chạy ngang qua Ngã Tư Giếng Nước, ngã tư sau thì rẽ trái vào đường Nguyễn Văn Bứa, chạy thẳng hoài là đến DT9 rồi chạy theo bảng chỉ dẫn trên đường là tới nơi.
Khu du lịch sinh thái Cát Tường Phú Sinh là khu đô thị kết hợp với du lịch thương mại đầu tiên ở Việt Nam thu hút đông đảo du khách đến tham quan nhất là giới trẻ tới chụp hình sống ảo. Các bạn nên đi vào sáng sớm khoảng 06:00 - 08:00 hoặc chiều từ 16:00 - 18:00 có những bức hình đẹp nhất.
Du lịch Long An đến đây bạn sẽ cảm thấy thế giới như được thu nhỏ lại tại công viên kỳ quan và tha hồ check - in với các biểu tượng nổi tiếng đến từ các quốc gia trên thế giới như: Mô hình nhà hát Opera Sydney, Tháp Pisa trứ danh của Italy, Lăng Taj Mahal – Ấn Độ, Tháp Eiffel – Pháp, Tượng Nữ Thần Tự Do – Biểu tượng của New York, 9 tòa tháp chóp hình củ hành của Nhà thờ thánh Basil nước Nga,...giống y như thật. Chỉ cần vài góc chụp thì sẽ không ai nghĩ bạn đang đứng ở Long An.
Ngoài những mô hình mô phỏng kỳ quan trên thế giới, tại khu du lịch Phú Sinh còn rất nhiều điểm tham quan khác không thể bỏ qua như: khu du lịch sinh thái An Tây Hồ lãng mạn hay bảo tàng nông thôn Nam Bộ với khung cảnh mộc mạc, ao, hồ, vườn rất gần gủi. Hoặc có thể ghé đến công viên tuổi thơ dành cho trẻ nhỏ, tại đây có những chú khủng lông to lớn và nhiều nhân vật hoạt hình.
Khu du lịch Happy Land ở Long An hay Xứ sở hạnh phúc nằm bên cạnh dòng Vàm Cỏ Đông thơ mộng với diện tích 250.000m2 là một trong những khu du lịch, phức hợp giải trí hàng đầu tại Việt Nam.
Du lịch Happy Land nằm tại số 133/1, ngay quốc lộ 1A, đoạn qua xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Đi du lịch Long An muốn đến Happy land từ Thành phố Hồ Chí Minh nếu đi xe máy các bạn có thể chọn đường Võ Văn Kiệt để đi vào QL 1A và theo cung đường QL1A bạn sẽ đến được Bến Lức, Long An. Vừa qua cầu Bến Lức đi thêm một đoạn nhìn bên tay phải sẽ có bản hướng dẫn bạn vào KDL Happy Land (Xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Đi bằng ô tô bạn di chuyển khoảng 18km đến đường Võ Trần Chí (huyện Bình Chánh) để đi vào cao tốc. Đi khoảng 14km trên cao tốc, bạn rẽ phải vào lối ra cao tốc rồi rẽ trái vào đường tỉnh 824 đi khoảng 3km sau đó đi tiếp vào đường tỉnh 816 khoảng 3km nữa là tới.
Khu du lịch Happy Land Long An bao gồm nhiều hạng mục như: khu vui chơi giải trí, khu vực tái hiện những công trình, biểu tượng đặc trưng của từng vùng miền, khu căn hộ cao cấp, đường đua xe,...Đặc biệt, tại đây còn được trưng bày những hiện vật, ngôi nhà với kiến trúc cổ còn được bảo tồn nguyên vẹn từ cách đây 2 - 3 thế kỷ. Khu du lịch Happy Land Long an đã và đang trở thành nơi đón khách du lịch lớn cho Long An nói riêng và miền Tây nói chung.
Du lịch Long An, đến với khu du lịch Happyland, bạn được đón chào bởi bạt ngàn những thảm hoa đẹp rực rỡ, bên trong không gian thấm đẫm văn hóa đặc sắc của cả ba miền Bắc – Trung – Nam của đất nước tại "Khu Văn hóa Việt Nam" được thiết kế trên mảnh đất tạo dáng hình chữ S là nơi tôn vinh những giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống. Trong không gian đậm màu sắc Việt, những nét văn hóa Việt đặc sắc trong điệu lý, câu hò, chiếc áo mớ ba mớ bảy của các liền chị Bắc Ninh, chợ nổi đặc trưng vùng sông nước Nam bộ, những làng nghề được tái hiện nguyên vẹn và đầy cảm xúc. Trong mỗi khu vực đấy, sẽ có những biểu tượng, công trình tiêu biểu. Bạn sẽ ngỡ như mình đang đứng ngay tại phiên bản thật vậy, một địa điểm check - in không thể bỏ lỡ cho mọi lứa tuổi.
Nét bình dị và thân thương của Bắc Bộ hiện lên qua hình ảnh ngôi chùa một cột nghiêng bóng dưới mặt nước, phía trước là hàng liễu rủ hay khu chợ quê, làng gốm Bát Tràng,...Dân ca và quan họ của miền Bắc vang vọng lên khắp không gian miền Bắc của khu du lịch Happy Land từ tiếng hát của các nghệ nhân khiến nơi đây càng thu hút đối với khách du lịch. Một trong những địa điểm nổi tiếng không thể không nhắc khi nói đến miền Nam, có mặt tại khu khu du lịch Happy Land đó chính là chợ Bến Thành hàng trăm năm tuổi. Ngoài ra, còn có khu chợ nổi trên sông, nét đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long với khung cảnh buôn bán nhộn nhịp và nghe đờn ca tài tử đất phương Nam.
Nhà trăm cột tọa lạc tại ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, Việt Nam. Đây là một di tích lịch sử cấp quốc gia và là một trọng điểm du lịch của tỉnh Long An.
Ngôi nhà do ông Trần Văn Hoa (lúc bấy giờ là Hương Sư làng Long Hựu, tổng Lộc Thành Hạ, tỉnh Chợ Lớn) xây dựng vào những năm 1901 - 1903 do một nhóm thợ miền Trung thực hiện.
Mặc dù được gọi là Nhà cổ trăm cột nhưng thực chất, ngôi nhà này có tới 120 cột gồm 68 cột tròn và còn lại là cột vuông, tọa lạc trên một diện tích 882m2 trong một khu vườn rộng 4.044m2. Chính diện ngôi nhà quay về hưóng Tây Bắc. Nhà hoàn toàn bằng gỗ quý (cẩm lai, gõ đỏ, gõ mật), mái lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9m, mặt nền lát gạch tàu lục giác. Nhìn trên bình đồ Nhà trăm cột có kiểu chữ "Quốc", gồm 3 gian và 2 chái.
Theo các nhà nghiên cứu, đây là một ngôi nhà có kiểu thức thời Nguyễn, về đại thể mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế. Nhưng do được làm theo đơn đặt hàng của gia chủ trong bối cảnh Nam Bộ thời thuộc Pháp nên có nhiều nét tiểu dị trong đề tài trang trí, tạo được sự phong phú và đa dạng. Đó cũng là một phần lịch sử - văn hóa đất phương Nam ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Với giá trị ấy, Nhà trăm cột đã được Bộ Văn Hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia theo Quyết định số 2890- VH/QĐ/ vào ngày 27 - 09 - 1997.
Chùa Tôn Thạnh được xây dựng năm 1808 ở xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An là một ngôi chùa khá nổi tiếng trong lịch sử và văn học. Chùa được Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 27 - 11 - 1997 theo quyết định số 2890-VH/QĐ.
Tổng diện tích toàn bộ khu vực chùa là 34.410m2, trong đó diện tích chùa chiếm 940m2. Ban đầu, chùa có tên là chùa Lan Nhã hay còn được người dân địa phương gọi là Chùa Ông Ngộ, được Thiền sư Viên Ngộ sáng lập và xây dựng năm 1808.
Ðây là ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Long An. Trong chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật mang phong cách thế kỷ 19. Ðặc biệt là pho tượng Bồ tát Ðịa Tạng bằng đồng được đúc tại chùa. Trong khuôn viên chùa còn có tấm bia kỷ niệm nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu dựng vào năm 1973 và tháp Hòa thượng Thiên Ngộ.
Từ tỉnh lộ 15, trên con đường nhỏ dẫn vào chùa có cổng dựng năm 1960 đề tên chùa Tôn Thạnh. Bên phải con đường trong khuôn viên chùa có hai tấm bia, tấm thứ nhất xây dựng năm 1973 lưu lại dấu tích của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, tấm thứ hai xây dựng năm 1998 trích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Trong vườn còn có tháp ba tầng hình lục giác cao 4,5 mét của tổ sư Viên Ngộ (viên tịch năm Thiệu Trị thứ 5 - 1845), xây dựng năm 1846, trùng tu năm 1959, tầng trên cùng chạm nổi dòng chữ "Nam mô A di đà Phật" và tháp tổ Tắc Thành hình vuông, ba tầng, cao 3 mét.
Chùa Tôn Thạnh là nơi Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của Việt Nam, đã sống và viết, đặc biệt là bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, trong giai đoạn 1859 - 1861. Cũng trong thời gian ấy, cụ mở lớp dạy học bên ngoài, nhưng bên trong lại trực tiếp chỉ đạo kháng chiến.
Hiện nay, toàn tỉnh Long An có trên 11.000 ha diện tích trồng thanh long đứng thứ hai cả nước (sau Bình Thuận). Trong đó, huyện Châu Thành là địa phương có diện tích thanh long lớn nhất tỉnh Long An. Những vườn thanh long sai trĩu quả trở thành điểm tham quan độc đáo hút khách du lịch Long An.
Thanh long là loại cây ăn quả thuộc họ xương rồng, thích hợp với điều kiện khí hậu nắng nóng, chịu hạn giỏi. Cành cây có hình trụ, to khỏe, chia làm ba cạnh. Cây thanh long nở hoa trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8. Hoa thanh long có màu trắng ngần, khá giống hoa quỳnh, và chỉ nở đẹp nhất vào ban đêm. Ngắm nhìn vườn thanh long trổ hoa có lẽ sẽ là một món quà trải nghiệm thú vị đối với mỗi du khách.
Tới vườn thanh long Long An, du khách không chỉ thưởng ngoạn vẻ đẹp độc đáo của vườn cây mà còn được nghe người dân giới thiệu về cây thanh long, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản trái thanh long...Cùng với đó, du khách sẽ được thưởng thức thanh long ngay tại vườn, cũng như các sản phẩm được chế biến từ thanh long. Đặc biệt còn có cơ hội trải nghiệm cuộc sống đời thường bình dị của người dân nơi đây.
Trái Thanh long là trái cây đặc sản của huyện Châu Thành, mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt các nhà vườn đã áp dụng trồng thanh long theo công nghệ mới, tiêu chuẩn sạch chất lượng cao đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Australia...
Cụm nhà cổ Thanh Phú Long thuộc họ Nguyễn Hữu một dòng có tiếng giàu có ở Châu Thành, được tạo lập vào khoảng cuối thế XIX đến những năm đầu thế kỷ XX (1898 - 1908).
Cây khóm (dứa, thơm) được trồng nhiều trên vùng đất phèn huyện Bến Lức, tỉnh Long An từ rất lâu. Thương hiệu khóm Bến Lức của địa phương ngày càng lan xa bởi độ ngon, ngọt hơn nhiều vùng khác. Mỗi năm, một cây khóm chỉ ra được một trái. Tuy nhiên, nông dân có thể xử lý để khóm ra trái vào những thời điểm tùy theo ý muốn, vì vậy khóm Bến Lức có quanh năm. Cánh đồng khóm Bến Lức là cảnh mới lạ để du khách thoải mái sở hữu bức ảnh đẹp và độc đáo. Không chỉ hòa mình vào không gian bao la của cánh đồng khóm, bạn còn có dịp cảm nhân mùi hương thoang thoảng của trái chín lan tỏa khắp nơi và thưởng thức trái khóm thơm ngon ngay tại vườn khóm Bến Lức.
Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp là một khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam trong địa phận tỉnh Long An, quanh cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp. Vị trí địa lý:
Khu kinh tế cửa khẩu Long An này rộng 130,8 km2. Cửa khẩu Bình Hiệp được công nhận là cửa khẩu quốc tế Phó Thủ tướng Chính phủ - Phạm Gia Khiêm vừa ký ban hành Quyết định số 1853/QĐ-TTg ngày 11 - 11 - 2009 về việc nâng cấp cửa khẩu Bình Hiệp, tỉnh Long An từ cửa khẩu chính lên cửa khẩu quốc tế. Theo đó, căn cứ Nghị định số 32/2005/ NĐ-CP ngày 14 - 3 - 2005 của Chính phủ về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền và xét theo đề nghị của các Bộ, ngành Trung ương; Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận cửa khẩu Bình Hiệp, tỉnh Long An (Việt Nam) – Prey Vo, tỉnh Svây Riêng (Campuchia) nâng cấp từ cửa khẩu chính lên cửa khẩu quốc tế.
Đi chợ vùng biên ở cửa khẩu Bình Hiệp là một trải nghiệm lý thú không thể bỏ qua khi đến đây. Chợ vùng biên Bình Hiệp chỉ cách cửa khẩu vài trăm mét, nơi đây luôn nhộn nhịp với nhiều mặt hàng bắt mắt, trong đó, nổi bật là hàng Việt Nam, Thái Lan và một số sản phẩm của Campuchia.
Lễ Kì Yên ở đình Tân Phước Tây được tổ chức vào ngày 15 – 17 Tháng Chạp hàng năm. Đây được xem là đại lễ của người dân xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.
Trong những ngày diễn ra đại lễ, đình Tân Phước Tây có tổ chức nhiều nghi thức cúng tế đặc trưng của người dân Tây Nam Bộ như Khai môn thượng kì, Mộc dục, tế Tiên Hiền, tế Hậu Hiền, rước tượng, đọc tế văn...Trong đó, nghi thức quan trọng nhất là đại lễ cúng tế Thần Hoàng Bổn Cảnh cùng những người có công khai phá mảnh đất Tân Phước Tây.
Lễ hội Làm Chay của người dân thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành là một trong những ngày hội lớn nhất của tỉnh Long An. Lễ hội được tổ chức vào 2 ngày 15 và 16 Tháng Giêng, sau Tết Âm Lịch. Vì dịp lễ hội này được tổ chức ngay sau Tết nên người dân Châu Thành còn xem đây là "Tết thứ 2" trong năm.
Lễ hội Làm Chay được người dân Tầm Vu tổ chức từ trăm năm trước. Lễ hội bắt nguồn từ sự kiện thực dân Pháp xử bắn 2 nhà yêu nước lỗi lạc là ông Đỗ Tường Tự và ông Đỗ Tường Phong (cũng là ông nội vợ của GS.Trần Văn Giàu) vào ngày 14 tháng Giêng.
Lễ hội Làm Chay Tầm Vu bắt đầu bằng sự kiện thỉnh rước ông Tiêu từ chùa Linh Phước về chùa Linh Võ. Sau đó là nghi thức thỉnh chư phật, cúng tế liệt sĩ, chiêu u, tổ chức các trò chơi dân gian...Cũng trong thời gian diễn ra lễ hội thì các ngôi đền, miếu và chùa ở thị trấn Tầm Vu thu hút đông đảo người dân và khách du lịch đến tham quan, lễ bái. Kết thúc lễ hội là sự kiện xô giàn và đốt ông Tiêu vào 24:00 đêm 16 Tháng Giêng.
Lễ hội Vía Bà Ngũ Hành của người dân Cần Giuộc diễn ra 2 ngày sau lễ hội Làm Chay của người dân Tầm Vu. Bắt đầu từ chiều ngày 17 Tháng Giêng, đã có rất đông người dân ở Long An và nhiều nơi đến xã Long Thượng để tham dự ngày Vía Bà Ngũ Hành diễn ra trong 3 ngày 18 – 20 Tháng Giêng Âm Lịch. Theo truyền thuyết, Miếu Bà Ngũ Hành là một ngôi miếu rất linh thiêng được lập nên từ những ngày đầu khai phá xã Long Thượng.
Trong miếu thờ 5 vị phúc thần được gọi chung là Ngũ Hành nương nương, tượng trưng cho 5 yếu tố ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ngày Vía Bà Ngũ Hành còn được gọi là lễ cầu an, xin mưa thuận gió hòa cho thôn làng. Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, du khách sẽ được tham dự những sự kiện đặc sắc nhất của lễ hội như lễ dâng hương khai mạc hội, lễ cầu bình an, mùa màng bội thu, múa bóng rối, hát địa nàng...cùng nhiều nghi thức lễ hội trang trọng và độc đáo của người dân Tây Nam Bộ.
Long An là một tỉnh thuộc vùng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Nhắc đến du lịch Long An nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực và lễ hội, di tích lịch sử, nơi giao thoa của người Kinh, Hoa, Khmer. HItour xin chia sẻ đến các bạn về đặc sản Long An làm quà và món ăn đặc sản Long An để các bạn có thể tự thưởng thức, mua về làm quà tặng cho người thân, gia đình, bạn bè đồng nghiệp của mình sau chuyến đi du lịch Long An.
Gạo nàng thơm chợ Đào là thương hiệu gạo nổi tiếng ở Chợ Đào, thuộc xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Là loại gạo nổi tiếng thơm ngon, gạo Nàng Thơm Chợ Đào được người tiêu dùng biết đến bởi những ưu điểm nổi bật mà không có mấy loại gạo nào sánh bằng đây là một đặc sản Long An rất nổi tiếng. Cây lúa Nàng Thơm có hương vị thơm ngon, gạo Nàng Thơm hạt thon dài, chà trắng ra bên trong có hột lựu màu hồng hồng. Gạo mới gặt sau mùa vụ, lúc chà xong có một lớp cám bên ngoài giống dư lớp dầu, cho tay vào bao giơ tay lên gạo còn bám trên tay những hạt mịn, đặc biệt gạo Nàng Thơm có mùi rất thơm, cho vào bao nylon để nhiều tháng mang ra nấu vẫn giữ nguyên được hương thơm ấy. Nhưng nếu để hơn mười tháng thì gạo sẽ nhạt dần và mất đi mùi thơm ấy, độ dẻo và xốp cũng không còn.
Bánh tét Long An là một món ăn ngon không chỉ của người dân nơi đây mà còn là món quà không thể thiếu của du khách khi du lịch tại Long An. Bánh tét Long An ngon nhất là ở thị trấn Đức Hòa. Người Đức Hòa chọn nguyên liệu rất kĩ, nếp lấy từ huyện Châu Thành, Cần Đước, Cần Giuộc. Thịt ba rọi ngon, đậu xanh tròn hạt, chắc, lá chuối to bản. Nhân bánh tét có nhiều loại nhân mặn, nhân ngọt, nhân chuối, nhân dừa. Một lần dùng thử bánh tét Long An bạn sẽ khó có thể nào quên được hương vị thơm ngon của loại bánh độc đáo này.
Dưa hấu là một đặc sản của Long An, đặc biệt tại khu vực Long An được trồng theo những Tiêu Chuẩn Sạch Và An Toàn Thực Phẩm. Với kỹ thuật gieo trồng, sinh trưởng của cây dưa hấu trong môi trường sạch khí hậu thổ nhưỡng, quy trình thu hoạch đảm bảo cho quả dưa hấu đặc ruột không ứ đọng nước nhằm cho thời gian sử dụng được lâu ngày. Đạt được quả dưa hấu thế hệ mới bảo đảm về chất lượng và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Dưa hấu Long An có ruột dưa đặc đỏ đẹp, không hạt, vỏ mỏng, có mùi thơm đặc trưng, hạt cát li ti ngọt vị thanh, giòn, dễ bảo quản và dùng được lâu trong nhiều ngày. Với dưa hấu Long An để lại một vị ngon đặc sắc chưa từng thấy.
Lạp xưởng tươi Long An từ lâu đã nổi tiếng và trở thành một trong những đặc sản Long An mà khi đi du lịch Long An đa số du khách đều lựa chọn để làm quà cho người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Thậm chí có thể mua Lạp xưởng Long An về sử dụng cho chính gia đình của mình vì đây là một món ăn rất quen thuộc và dễ chế biến.
Lạp xưởng tươi sau khi chế biến song thì có thể ăn kèm với đồ chua như: dưa kiệu muối, dưa muối,...hoặc chiên để ăn với cơm trắng, xôi, bánh mì, kim tiền kê, cơm rang dương châu,...sẽ giúp bữa ăn gia đình trở nên đa đạng phong phú và ăn ngon miệng hơn.
Rượu đế Gò Đen thường được gọi tắt là Đế Gò Đen là tên một loại rượu trắng (rượu đế) nổi tiếng của Việt Nam. Đây là một loại rượu được nấu từ gạo, hoặc nếp mỡ, nếp than, theo phương pháp cổ truyền, sản xuất ở địa danh Gò Đen, Bến Lức, tỉnh Long An. Đây là một loại rượu đế có nồng độ cồn rất cao, có thể lên đến 50o cồn, là một đặc sản của Long An nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Cũng như nhiều loại rượu địa phương nổi tiếng trên thế giới (như rượu Mao Đài của Trung Quốc) đế Gò Đen được nhấn mạnh về vấn đề thổ nhưỡng, nên để có một sản phẩm ngon, đế Gò Đen phải được nấu tại vùng Gò Đen.
Đặc sản Rượu Đế Gò Đen được nấu từ các lò rượu tại gia theo phương pháp truyền thống ở các vùng lân cận tại khu vực Gò đen, Long Hiệp, Mỹ Yên (huyện Bến Lức), Phước Vân, Long Cang, Long Định (huyện Cần Đước).
Trên địa bàn các xã Long Trì, Dương Xuân Hội, Hiệp Thành, An Lục Long huyện Châu Thành, tỉnh Long An hiện có khoảng 1.200 ha thanh long. Trong đó, việc chuyển đổi từ trồng cây trụ sống sang trụ bêtông và xông đèn cho ra trái chính vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thanh long thường chín vào mùa hè, khoảng đầu tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Trái thanh long khi chín có đặc điểm là vỏ có màu đỏ tươi, căng bóng láng, phần thịt quả rất chắc và ngọt, chứa nhiều dinh dưỡng, ruột thanh long có những hạt đen nhỏ xíu như hạt mè.
Thanh long Châu Thành hiện có 2 loại thanh long chính là thanh long ruột đỏ vỏ hồng và thanh long ruột trắng vỏ đỏ. Trong đó, thanh long ruột đỏ với màu sắc bắt mắt được nhiều du khách mua về làm quà cho người thân sau chuyến du lịch miền Tây về Long An.
Với diện tích khoảng 6.000 hecta, huyện Đức Hòa được xem là vùng trồng đậu phộng lớn nhất tỉnh Long An. Mùa đậu phộng ở Đức Hòa thường bắt đầu vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch cùng với việc thu hoạch lúa. Du lịch Long An đúng vào mùa thu hoạch đậu phộng ở Đức Hòa, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp những người nông dân chở những chiếc xe bò chất đầy đậu về nhà. Đặc biệt, du khách còn có cơ hội nếm thử mùi vị đậu phộng đầu mùa thơm ngon, béo ngậy và bùi bùi.
Đậu phộng Đức Hòa được trồng nhiều và khá năng suất, ít khi có hạt lép. Từng hạt đậu phộng to, mẩy, căng đều trông rất bắt mắt và chất lượng. Điểm đặc biệt của đậu phộng Đức Hòa là vỏ đậu rắn chắc đủ để bao bọc cho những hạt bóng mẩy bên trong. Đậu phộng Đức Hòa thơm ngon khác biệt, đậu rất béo nhưng không gây ngán, vỏ lụa bên ngoài hạt vừa mảnh vừa dai. Đậu phông Đức Hòa rửa sạch đem luộc, thêm ít muối, vớt ra ăn nóng, mùi vị béo ngọt, bùi và thơm. Đậu phộng Đức Hòa nổi tiếng được nhiều người biết đến, đây còn là nguyên liệu cao cấp để sản xuất ra các sản phẩm đậu phộng khác.Du khách nếu có dịp ghé thăm huyện Đức Hòa, Long An đừng quên lựa chọn đặc sản đậu phộng Đức Hòa về làm quà.
Ngoài những đặc sản Long An làm quà kể trên Long An có đặc sản gì và những món ăn đặc sản Long An rất nhiều món ăn ngon nổi tiếng và hấp dẫn các du khách, bạn cũng nên thử khi có dip du lịch Long An.
Mong là với cẩm nang bỏ túi này sẽ giúp ít cho các bạn có kinh nghiệm trong chuyến đi du lịch Long An tự túc thật vui và ý nghĩ.