Du Lich Lý Sơn không còn là cái tên xa lạ đối với các tín đồ đam mê du lịch thích khám phá, trải nghiệm và nghỉ dưỡng. Hằng năm, nơi đây đón hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước bởi vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ với những bãi cát dài trắng mịn, biển xanh như ngọc cùng với các di tích lịch sử khiến cho Lý Sơn trở thành điểm du lịch nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khu vực Châu Á. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm khi đi du lịch Lý Sơn tự túc. Sau đây HItour.vn gửi đến các bạn cẩm nang chi tiết, hy vọng cẩm nang này sẽ đồng hành cùng bạn trên các chuyến vivu Lý Sơn sắp tới.
HItour sẽ đề xuất và cung cấp thông tin chi tiết cho bạn về các cảnh đẹp Lý Sơn để bạn có thể tự sắp xếp, lên kế hoạch cho chuyến đi của mình được tốt nhất.(Danh sách sắp xếp theo thứ tự Mục lục bài viết)
Lý Sơn là một huyện đảo nằm về phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam cách đất liền 15 hải lý (khoảng 30km).
Trước đây, Lý Sơn được gọi là Cù lao Ré, theo cách lý giải của dân gian là "cù lao có nhiều cây Ré". Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa với 5 miệng, được hình thành cách đây khoảng 25 - 30 triệu năm, 5 ngọn núi là nguồn giữ các mạch nước ngầm chính cung cấp nguồn nước cho toàn bộ người dân trên đảo.
Huyện Lý Sơn là huyện đảo được tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam năm 1992 và trở thành huyện đảo tiền tiêu từ khi đó.
Diện tích của huyện đảo Lý Sơn là 10,39 km2, dân số năm 2019 là 22.174 người, mật độ dân số đạt 2.134 người/km2. Gồm 2 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn hoặc gọi Cù Lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía bắc đảo Lớn và hòn Mù Cu ở phía đông của đảo Lớn.
Du khách đi Lý Sơn du lịch vào vào 3 thời điểm dưới đây là phù hợp:
Khoảng thời gian cuối năm từ tháng 10 - 12 là mùa mưa bão của dải miền Trung, đôi khi thời tiết xấu ảnh hưởng đến việc đi lại từ đất liền ra đảo, các bạn cần theo dõi thời tiết thật kỹ để lên kế hoạch cho phù hợp nếu định tới Lý Sơn vào thời gian này.
Là một huyện đảo nằm về phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam cách đất liền 15 hải lý (khoảng 30km). Để đến được Lý Sơn trước hết các bạn cần đến được cảng Sa Kỳ, đây là cảng nơi các chuyến tàu cao tốc và siêu tốc xuất phát đi Lý Sơn và ngược lại.
Nếu bạn xuất 2 phát ở 2 đầu Hà Nội hoặc Sài Gòn thì Quảng Ngãi gần như nằm chính giữa với khoảng cách đến 2 nơi lần lượt là 884km và 836km. Với khoảng cách này, nếu sử dụng phương tiện cá nhân và chạy liên tục theo tuyến QL1A các bạn sẽ mất khoảng 2 ngày (có cả thời gian cho các bạn nghỉ ngơi, ăn uống).
Từ Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều hãng xe chất lượng cao đến Quảng Ngãi, các bạn có thể liên hệ các nhà xe để đặt vé trước (từ 2 – 5 ngày tùy vào thời điểm chuyến đi của bạn, vào những dịp nghỉ lễ thì cần đặt sớm nếu không sẽ không có vé). Xe khách giường nằm đi Quảng Ngãi từ Hà Nội và Sài Gòn, bạn có thể liên hệ The Sinh Tourist, Camel hoặc Hoàng Long.
Một số hãng xe khách chất lượng cao tuyến Sài Gòn - Quảng Ngãi và ngược lại:
Mỗi ngày từ 2 đầu Hà Nội và Sài Gòn có 5 chuyến tàu Thống Nhất ra vào Bắc Nam, tùy vào khoảng thời gian của mình mà bạn có thể chọn giờ tàu cho phù hợp (Các tàu số lẻ đi từ Hà Nội vào, các tàu số chẵn đi từ Sài Gòn ra).
Từ Hà Nội hàng ngày có 5 chuyến tàu Thống Nhất đi ngang và dừng ở Quảng Ngãi là các chuyến tàu SE1, SE3, SE5, SE7 và SE9. Các chuyến tàu phù hợp nhất để đến Quảng Ngãi là SE1 (khởi hành từ Hà Nội lúc 22:20 và đến Quảng Ngãi lúc 15:56), SE3 (khởi hành từ Hà Nội lúc 19:30 và đến Quảng Ngãi lúc 14;22) và SE9 (khởi hành từ Hà Nội lúc 14:30 và đến Quảng Ngãi lúc 10:30) bởi những chuyến tàu này đến Quảng Ngãi vào khoảng thời gian từ trưa đến chiều, phù hợp với việc sử dụng buổi chiều để đi chơi cũng như nhận phòng khách sạn.
Từ Sài Gòn có 5 chuyến tàu đến Quảng Ngãi là SE2, SE4, SE6, SE8, SE10 nhưng chỉ có các chuyến tàu SE2 (khởi hành từ Sài Gòn lúc 21:55 và đến Quảng Ngãi lúc 11:17), SE4 (khởi hành từ Sài Gòn lúc 19:45 và đến Quảng Ngãi lúc 09:59) và SE10 (khởi hành từ Sài Gòn lúc 14:40 và đến Quảng ngãi lúc 07:00) là phù hợp.
Sân bay gần nhất để có thể di chuyển ra cảng Sa Kỳ (nơi có tàu cao tốc đi Lý Sơn) là sân bay Chu Lai của Quảng Nam, mỗi tuần từ Hà Nội có 3 chuyến bay tới Chu Lai với giá vé khứ hồi khoảng 3 triệu đồng, từ Sài Gòn với giá vé khứ hồi khoảng 3,5 triệu đồng. Nếu đi bằng máy bay các bạn nên thuê một chuyến xe để đi bởi khoảng cách từ sân bay Chu Lai đến cảng Sa Kỳ vào quãng 50km.
Thời điểm hiện tại, do Lý Sơn đã được đầu tư và quy hoạch phát triển du lịch nên lượng khách đến với đảo ngày càng nhiều, các hãng dịch vụ tư nhân cũng đầu tư và đóng mới thêm nhiều tàu để phục vụ khách.
Tùy vào từng thời điểm, mỗi ngày có thể có từ 10-15 chuyến tàu chạy ra đảo Lý Sơn. Phòng vé được mở cửa vào 06:30 hàng ngày chuyến tàu sớm nhất vào khoảng 07:30 và chuyến tàu cuối cùng thường chỉ trong khoảng 15:00 - 15:30.
Hiện tuyến vận tải hành khách Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại có 7 tàu siêu tốc đã đưa vào hoạt động với tổng lượng khách chở khoảng 800 người/lượt. Trong đó, chiếc lớn nhất chở 168 người/lượt, nhỏ nhất là 78 người/lượt. Đây là những tàu được đóng mới và khá hiện đại, thời gian ra đảo Lý Sơn được rút ngắn xuống chỉ còn từ 30 - 50 phút.
Phía trên là bảng giá vé tàu cao tốc đi Lý Sơn, những tàu có mức giá cao hơn thường là tàu siêu tốc.
Từ thành phố Đà Nẵng đi Quảng Ngãi vào khoảng 120km, có 2 chuyến tàu từ Đà Nẵng tới Quảng Ngãi mà các bạn có thể lưu ý vì phù hợp với thời gian để kịp ra cảng Sa Kỳ là tàu SE1 tới Quảng Ngãi lúc 13:23 và tàu SE5 tới Quảng Ngãi lúc 04:23 sáng, từ đây các bạn lựa chọn phương án đi taxi ra thẳng cảng Sa Kỳ nhé (các bạn lưu ý nhìn trên cánh cửa taxi có biểu tượng giá rẻ để tiết kiệm chi phí). Với chuyến tàu đến lúc 04:23 sáng các bạn cũng có thể lựa chọn phương án đi xe bus của Mai Linh (xe này khởi hành lúc 05:30 sáng và đến Sa Kỳ khoảng lúc 06:30) từ Ga Quảng Ngãi ra Bến xe Quảng Ngãi (nơi bắt đầu tuyến xe buýt) khoảng 4km.
Ngoài phương án đi tàu các bạn có thể lựa chọn phương án đi xe khách, từ trung tâm Thành phố Đà Nẵng các bạn phải di chuyển ra chỗ đường tránh để bắt xe, có thể lựa chọn bất kỳ chuyến xe nào từ Bắc đi vào Nam. Từ cảng Sa Kỳ nếu các bạn muốn đi xe ngược trở lại Đà Nẵng, các bạn bắt xe buýt từ cảng rồi nói phụ xe cho bạn xuống ở điểm chân cầu Trà Khúc, rồi sau đó bạn đi bộ 1 đoạn lên phía trên cầu khoảng 100m, rồi lựa những xe giường nằm chạy Nam Bắc để đi về Đà Nẵng (lứu ý phương án này phù hợp nếu các bạn đi nhóm ít người và không có người lớn tuổi hoặc trẻ em đi kèm).
Lý Sơn có khá nhiều lựa chọn đi lại cho các bạn. Trên Đảo Lớn, các bạn có thể thuê xe máy, xe điện để di chuyển trên đảo nếu số lượng thành viên trong đoàn không quá đông, nếu đoàn đông các bạn nên lựa chọn thuê xe ô tô cho tiện. Còn trên Đảo Bé do diện tích của đảo khá nhỏ, các bạn có thể lựa chọn đi bộ hoặc thuê xe điện do một vài hộ dân cung cấp.
Xe ô tô ở Lý Sơn được một số hộ kinh doanh cũng như các công ty đưa từ đất liền ra đảo Lý Sơn để phục vụ hoạt động chở du khách trên đảo. Trên đảo hiện có khoảng hơn 20 ô tô có hoạt động chở khách, so với xe điện thì việc ngồi ô tô có thể không thoáng mát bằng nhưng sẽ ít bị ảnh hưởng bởi mưa gió, phù hợp với những nhóm gia đình có người già, trẻ nhỏ và những nhóm đông mà muốn đi chung 1 chuyến xe.
Ô tô điện ở Lý Sơn để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và du khách. Trên cơ sở đó, các đơn vị tư nhân đã đưa vào sử dụng thí điểm 12 xe điện phục vụ đưa đón khách du lịch tại các điểm tham quan trên đảo. Đây là phương tiện giao thông thân thiện môi trường, phù hợp với điều kiện ở đảo, nên được nhiều người dân và du khách lựa chọn.
Việc thuê xe máy để khám phá Lý Sơn sẽ là phù hợp nhất (nếu nhóm các bạn không có những người lớn tuổi hoặc trẻ em đi kèm). Giá thuê xe máy thường dao động trong khoảng 150,000 - 200,000đ/ngày (không phải đổ xăng) và thường được chủ cơ sở lưu trú cho thuê ngay nên cũng khá tiện.
Tàu từ Đảo Lớn sang Đảo Bé khởi hành từ 8h sáng và quay lại Đảo Lớn vào lúc 14h30 hàng ngày, trong trường hợp các bạn đi theo đoàn đông (hoặc kể cả ít người) các bạn có thể liên hệ để thuê trọn gói chuyến tàu cả chiều đi và chiều về, đi kiểu này các bạn sẽ chủ động hơn về mặt thời gian.
Nhà nghỉ là loại hình lưu trú phổ biến nhất, có ở hầu khắp các địa phương cũng như các địa điểm du lịch Lý Sơn. Với lợi thế giá rẻ cùng sự dễ tìm, với những ai không có yêu cầu quá cao về việc lưu trú, đây có thể là một lựa chọn phù hợp.
Bạn có thể tham khảo một số Nhà nghỉ ở Lý Sơn dưới đây:
Hoang Thong Motel
Ly Tri Motel
Binh Yen Motel
Thien Tri Motel
Những homestay này có ưu điểm là giá phòng, luôn có kèm các dịch vụ ăn uống giá cũng hợp lý, môi trường đa văn hóa do mỗi người lại đến từ những vùng địa lý khác nhau thế nên lúc nào cũng rất vui, ở homestay các bạn lại luôn có cơ hội tìm hiểu và nhận được sự chia sẻ thông tin về du lịch Lý Sơn từ những người bạn khác ở đây hoặc đã đi trước đó.
Bạn có thể tham khảo một số Homestay ở Lý Sơn dưới đây:
Lý Trí Homestay
Phước Lộc Homestay
Quỳnh Anh Homestay
Phát Thịnh Homestay
Kể từ khi đảo Lý Sơn được hòa điện lưới quốc gia, số lượng khách sạn được đầu tư xây mới tăng vượt bậc, các khách sạn với view đẹp, dịch vụ cũng được đầu tư tương xứng đã dần thay đổi bộ mặt của hòn đảo Lý Sơn. Đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách du lịch, trong đó có cả các du khách thích nghỉ dưỡng.
Bạn có thể tham khảo một số Khách sạn ở Lý Sơn dưới đây:
Khách sạn Phú Sỹ
Khách sạn Central Lý Sơn
Khách sạn Gia Thịnh Lý Sơn
Mường Thanh Holiday Lý Sơn
Chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, Chùa đá trời sinh) ở xã An Hải, đảo Lý Sơn, được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông bởi ông Trần Công Thành, một trong những người đã ở đây tạo dựng cùng với việc khẩn hoang, mở đất lập làng An Hải, An Vĩnh xưa. Gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động ở Lý Sơn, được tạo ra từ dãy núi Thới Lới, màu nham thạch, vách núi dựng đứng cao gần 20 m.
Sân chùa trước cửa hang nhìn ra biển. Giữa sân có một hồ sen có tượng Phật. Quanh sân là những cây bàng biển cổ thụ đến hàng trăm năm. Hang sâu 24 m, bề rộng 20m, trần hang cao 3,2 m, diện tích 480m2.
Trong hang có bàn thờ các Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc ở chính giữa; bàn thờ sư tổ Đạt Ma ở bên trái; bàn thờ 12 Diêm Vương, 3 vị thủy tổ kế tiếp phụng sự chùa (là Trần Công Thành, Trần Công Hiền, Trần Công Quân) và 7 vị tiền hiền làng An Hải. Các bệ thờ được tạo tác từ các nhũ đá tự nhiên ở nền hang, rồi được gia công thành các khám thờ.
Các sự kiện lớn được tổ chức tại chùa hàng năm là các ngày Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan, Phật Đản, ngày giỗ các vị tiền hiền. Vào những dịp đó, nhân dân địa phương tới hành lễ, niệm phật, chiêm bái.
Ngôi chùa tọa lạc giữa lưng chừng sườn núi Giếng Tiền, ngọn núi lửa đã ngủ quên hàng ngàn năm trên đảo, du khách phải vượt qua hơn 100 bậc thang men theo sườn núi để đến được Chùa Đục.
Tọa lạc ngay tiền sảnh của khu thắng cảnh chùa Đục là tượng Quán Thế Âm cao 27 mét, dẫn lên các điện thờ cổ kính, rêu phong nằm sâu trong lòng núi. Chùa Đục còn gọi là chùa không sư, theo tương truyền của người theo đạo Phật, Quán Thế Âm từng chọn ngự ở đây, trấn giữ bình yên cho dân đảo tránh được những cơn thiên tai.
Từ chùa, theo hướng tượng Quán Thế Âm nhìn ra hướng biển cảnh đẹp như tranh. Thú vị nhất là leo lên tận đỉnh Liêm Tự để nhìn thấy miệng núi lửa bây giờ là một cảnh đồng cỏ xanh hình lòng chảo. Đỉnh núi là một đài ngoạn cảnh tưởng lý tưởng để ngắm nhìn bao quát biển đảo Lý Sơn từ trên cao để hiểu vì sao nơi đây được ví như chốn tiên cảnh.
Từ cầu cảng đi vào cổng chào Lý Sơn bạn rẽ trái đi men theo con đường nhỏ để đến với chùa Đục. Trên đường đi bạn sẽ thấy cổng Tò Vò cô cùng đẹp và lạ. Cổng cao 2,5 là món quà vô cùng độc đáo mà thiên nhiên đã ban tặng nơi đây. Hoàn toàn không hề có tác động nào của bàn tay con người.
Đây là một trong những địa điểm yêu thích của các bạn đam mê chụp ảnh khi đặt chân tới Lý Sơn, các bạn có thể cùng bạn bè tới đây để đón những khoảnh khắc khi bình minh lên hoặc khi hoàng hôn dần xuống.
Hòn Mù Cu nằm ở phía Đông cách trung tâm huyện 3,2km gần sát với nơi neo đâu thuyền An Hải Đảo Lớn và hiện nơi đây vẫn chưa có người ở. Ở đây nối tiếng với các bãi đá đen độc đáo ở khắp nơi. Đây cũng là nơi nghĩ mát và ngắm mặt trời mọc lý tưởng trên đảo.
Nằm ở thôn Đông, xã An Hải, Lý Sơn dưới chân núi Thới Lới, Hang Câu có một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ giữa một bên là biển, một bên là núi. Hang Câu được sóng và gió biển bào mòn, “khoét sâu” vào lòng núi và hình thành cách nay hàng ngàn năm từ nham thạch. Khung cảnh ở đây còn khá hoang sơ nhưng mang một vẻ đẹp rất thơ mộng, quyến rũ hút hồn du khách.
Chỉ mất chưa đầy 15 phút từ trung tâm huyện đi dọc theo con đường nhựa dưới chân núi Thới Lới về phía đông bắc, với hai bên đường là những vuông hành, tỏi xanh rì là đến bãi biển nơi Hang Câu hiện hữu. Nơi đây không khí rất trong lành, gió thổi lồng lộng và sóng biển quanh năm vỗ vào ghềnh đá được tạo thành từ nham thạch, cao hàng trăm mét, trông rất nên thơ và hùng vĩ.
Những vách đá nơi đây bám rất nhiều rau câu và đây là nơi mọi người thường đến câu cá có lẽ vì vậy mà cái tên Hang Câu được hình thành. Ở Hang Câu, du khách có thể tham gia hoạt động ngắm san hô, tắm biển, teambuilding hoặc chèo tuyền kayak.
Công trình Cột cờ Tổ quốc tại huyện đảo Lý Sơn được khởi công xây dựng từ ngày 4 - 5 - 2013, trên núi Thới Lới ngọn núi cao nhất ở đảo Lý Sơn. Cột cờ có chiều cao 20m, đế trụ cờ và móng cột cờ được xây dựng bằng bê tông cốt thép, mặt hướng ra quần đảo Hoàng Sa. Công trình có dạng kiến trúc gồm: Đài cột, thân cột cờ, bậc thềm và khuôn viên xung quanh. Phần móng được chôn sâu dưới lớp đá với kỹ thuật kết cấu móng thường sử dụng cho những ngọn hải đăng vững chắc. Mặt chính trên đài có ghi lại thông tin toạ độ cột cờ. Đài cờ cao 5m, thân màu trắng được bọc ngang bởi khối màu đỏ mang sắc màu lá quốc kỳ.
Tổng mức đầu tư công trình khoảng 850 triệu đồng, trong đó 150 triệu đồng là tiền quyên góp của Hội Sinh viên các tỉnh, Thành phố, học sinh, sinh viên trên cả nước và 700 triệu đồng do Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN BIDV hỗ trợ.
Đảo Bé hay còn gọi là đảo An Bình đúng như tên gọi, có diện tích rất bé. Đảo Bé tuy diện tích rất nhỏ, nhưng lại có một bãi tắm đẹp tuyệt vời với làn cát trắng mịn, bao bọc bởi cánh cung vách đá cao, và những con sóng tung bọt trắng xóa ào ạt ngày đêm.
Từ đảo lớn mỗi ngày đều có tàu sang đảo bé, chạy lúc 8h sáng rồi quay lại vào lúc 14h30 hàng ngày. Sang Đảo Bé bạn có thể đi dạo một vòng quanh đảo thăm thú cảnh đẹp, các ruộng tỏi, tới bãi tắm ở phía cuối đảo rồi quay trở lại phía cầu tàu để nghỉ ngơi ăn uống.
Đỉnh Thới Lới là một ngọn núi lửa đã tắt, đỉnh núi cao nhất của toàn đảo Lý Sơn (149m). Hiện tại trên đỉnh núi có một hồ nước ngọt có thể tích 30.000 m3 cung cấp toàn bộ nước ngọt cho cả 2 đảo lớn và đảo bé.
Chợ đêm Lý Sơn được xây dựng trên diện tích gần 1000m2, kéo dài khoảng 500m, với 38 gian hàng trưng bày và bày bán các sản phẩm và mặt hàng đặc trưng của đảo Lý Sơn.
Đình An Vĩnh trên đảo Lý Sơn là một trong những ngôi đình có từ lâu đời nhất ở tỉnh Quảng Ngãi. Không chỉ là nơi bảo tồn các hoạt động văn hóa phi vật thể liên quan đến lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa cũng như các lễ hội truyền thống của người dân trên đảo Lý Sơn, đây còn là nơi khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam.
Đình làng An Vĩnh đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao Bằng di tích Quốc gia và Bằng công nhận lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là di sản phi vật thể cho huyện đảo Lý Sơn. Điều đó đã trở thành niềm tự hào đối với người dân, người con đất đảo.
Hiện nay, cứ vào tháng 3 âm lịch hàng năm, tại đình làng An Vĩnh, nhân dân trong vùng lại nô nức tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh như: Lễ tế Xuân Thu nhị kỳ vào các ngày 20/2 và 20/8 (âm lịch); Lễ giỗ lục tộc tiền hiền vào ngày 16/7 (âm lịch); lễ Khao tế cầu siêu vong hồn lính Hoàng Sa vào ngày 16/3 (âm lịch). Ngoài ra, đây còn là nơi diễn ra lễ hoa đăng, lễ nhật yết, lễ đua thuyền tứ linh, các hội hè dân gian...
Đình An Hải thuộc thôn Đông xã An Hải gần biển bờ phía đông của đảo, xung quanh được bao bọc bởi rừng dừa xanh. Địa điểm tọa lạc là một không gian đẹp và thơ mộng ở đây có bãi cát dài thẳng tít, có bến thuyền ghe chài đậu mỗi buổi chiều về. Cảnh quang u tịch cổ kính hòa quyện với thiên nhiên thanh bình tạo nên vẻ đẹp hiếm có chiều lòng du khách.
Đình làng An Hải được xây dựng vào năm Minh Mạng nguyên niên 1820, thời gian xây dựng được ghi chép vào bề mặt của thượng lương bên trong đình trung. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật cổ đặc sắc mang tính chạm trổ hết sức có giá trị, nó phục vụ việc sinh hoạt tâm linh của cộng đồng làng An Hải từ xưa đến nay. Đình làng An Hải được xây dựng do sự góp sức của 8 dòng họ tiền hiền là : Nguyễn, Dương, Trương, Trần, Võ, Nguyễn Đình, Nguyễn Văn, Lê và dân làng cùng góp công để xây dựng. Sau này họ Lê không được tôn là tiền hiền nữa và không được thờ trong nhà thờ tiền hiền vì phạm vào điều cấm kỵ trong tế Đình. Vì vậy ở đình giờ chỉ còn thờ 7 vị tiền hiền những người có công đầu tiên khai phá mở mang vờ cõi làng An Hải.
Đình làng An Hải thờ các thần linh, tiền hiền, cô hồn bên cạnh đó còn thờ Thiên Y A Na, Ngu Man Nương điều đó đã phản ánh lịch sử hình thành của vùng đất Lý Sơn là sự dung hòa giữa mãnh vỡ văn hóa Chăm Pa trong lòng văn hóa Việt. Đình làng An Hải được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1995 là một trong những đình làng cổ nhất còn lại nguyên vẹn ở Quảng Ngãi.
Nhà trưng bày đội Hoàng Sa Bắc Hải, còn gọi là Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Ðây là nơi lưu giữ nhiều tư liệu, hiện vật được sưu tầm, phục dựng gắn với đội hùng binh Hoàng Sa cách đây hơn 400 năm, nơi nhắc nhớ mỗi người về chủ quyền đất nước và niềm tự hào dân tộc.
Được khởi công xây dựng từ năm 2010, Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải tọa lạc trong khuôn viên thoáng đãng rộng chừng 400 m2. Ngay giữa khuôn viên là cụm đài tưởng niệm Hải đội Hoàng Sa, sừng sững cao 4,5 m, nặng gần 40 tấn được tạc từ các khối đá lớn. Tượng hướng mặt ra Biển Ðông với dòng chữ "Vạn lý Hoàng Sa" khẳng định chủ quyền đất nước trên vùng quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Phía sau khắc dòng chữ "Bản quốc hải cương Hoàng Sa xứ tối thị hiểm yếu" (Hoàng Sa có vị trí cực kỳ hiểm yếu đối với biên giới của quốc gia), trích từ chiếu vua Minh Mạng ban vào năm Minh Mạng thứ 17.
Với nguồn tư liệu, hiện vật sinh động, xác thực và khoa học, những năm gần đây, Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải trên huyện đảo Lý Sơn đã trở thành địa chỉ để người dân cả nước đến tìm hiểu, học tập, nghiên cứu để từ đó thêm biết ơn, khâm phục trước những cống hiến, hy sinh của các thế hệ đi trước và nâng cao nhận thức, trách nhiệm về việc bảo vệ chủ quyền đất nước.
Âm linh tự và mộ lính Hoàng Sa là những di tích nằm trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn, cách cảng biển Sa Kỳ 15 hải lý, về phía đông bắc. Những di tích này liên quan đến các đội Hoàng Sa, Bắc Hải thành lập từ thời các chúa Nguyễn để làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển, đặc biệt là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Đây là nơi thờ cúng vong hồn những người chết đi nhưng vì nhiều lý do không có ai thừa nhận hoặc không ai biết đến. Họ có thể là một kẻ vô gia cư, không họ hàng thân thích. Cũng có thể họ có gia đình, còn bà con, thân tộc nhưng trên bước đường lưu lạc mưu sinh thình lình gặp tai ương bất trắc hay tật bệnh bất ngờ rồi lìa đời ở một nơi nào đó mà thân nhân chẳng được báo tin, vô tình trở thành những âm linh cô độc...
Thờ cúng ở Âm linh tự còn có những linh hồn là chiến sỹ trận vong, vì bối cảnh ác liệt của chiến trường nhiều khi xác thân không còn tìm được.
Ở nhiều tỉnh ven biển miền Trung, trong đó có Quảng Ngãi, hằng năm đến tiết Thanh minh (khoảng tháng 3 âm lịch) người dân tảo mộ và cúng tế các vong linh cô hồn ở các âm linh tự, nghĩa tự, gọi là cúng Thanh minh. Đây là nét khác biệt với cư dân Bắc Bộ, vì ngoài việc cúng cô hồn, cư dân ven biển miền Trung không có tục tảo mộ tổ tiên và ăn tết Thanh minh vào dịp này.
Âm linh tự làng An Vĩnh xây dựng tại một giồng đất cao, thoáng đãng ở thôn Tây xã An Vĩnh, cách cảng Lý Sơn chừng 500m về phía tây. Mặt tiền Âm linh tự nhìn ra hướng nam, trước sân có đài tưởng niệm chiến sỹ trận vong uy nghi bề thế.
Không giống với nhiều âm linh tự, nghĩa tự, miếu cô hồn ở những nơi khác, kể cả nghĩa tự làng An Hải trên cùng huyện đảo, Âm linh tự làng An Hải có mái che, các gian thờ bài trí quy củ, hàng năm tại đây diễn ra khá nhiều nghi lễ long trọng, có sự tham gia của đông đảo dân làng. Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý liên quan đến các đội Hoàng Sa, Bắc Hải, kể cả những tư liệu là của riêng các gia đình, gia tộc được người dân tin tưởng đem lưu gởi.
Từ năm 2010, khi đình làng An Hải được phụng dựng, linh vị thần hoàng, các vị tiền hiền và tử sĩ Hoàng Sa, Bắc Hải được rước về thờ tự ở đình làng. Tuy vậy, vong linh những người lính Hoàng Sa, Bắc Hải vẫn còn được thờ vọng tại Âm linh tự và người dân thường xuyên đến dâng hương hành lễ.
Ngày nay, khi về lại với Lý Sơn, chúng ta không thể nào cầm được nước mắt khi lắng nghe những câu chuyện đầy xúc động về hùng binh Hoàng Sa bên những ngôi mộ gió đứng sừng sững, hiên ngang giữa lòng đất mẹ. Đó chỉ là những ụ cát nhỏ có hình thang cân, thấp lè tè nằm rải rác, có phần khiêm nhường ẩn mình trong những mẫu ruộng trồng hành tỏi bạt ngàn. Phía đầu, bao giờ cũng hướng mặt vào đất liền và đa số được đánh dấu bằng một hòn đá đen nhỏ thay cho văn bia. Cũng tùy vào độ tuổi, địa vị và thâm niên trong nghề đi biển mà mộ gió Âm Binh Hoàng Sa có kích thước, độ to nhỏ khác nhau.
Người dân nơi đây gọi đó là những ngôi mộ gió chiêu hồn. Và với người dân trên đảo, hình bóng của những Hùng binh Hoàng Sa năm xưa tuy thân xác mãi mãi nằm lại với biển cả nhưng linh hồn vẫn trở về với đất mẹ Lý Sơn hiền hậu.
Để hoàn thành một ngôi mộ chiêu hồn lính Hoàng Sa, an ủi sinh linh những người lính đã khuất phải trải qua nhiều công đoạn. Những hình nhân thế mạng được thầy phù thủy làm bằng đất sét đặc biệt tại vùng Giếng Tiền trên đảo. Đó là loại đất sét đặc dẻo quánh và nóng, khô cằn đến nỗi không có bất cứ loài thực vật nào mọc nổi được. Đất đem về trộn với bông gòn rồi giã cho đến khi đặc quánh mới thôi. Mỗi người hình nhân được làm theo tỷ lệ ứng với các con số như 1, 5, 7, giống như số lượng hành trang mà người lính mang theo khi xuất binh. Ví dụ như thân hình nhân được làm thành từ 7 nẹp từ thân cây dâu.
Người dân Lý Sơn quan niệm rằng, con tằm nhờ ăn lá dâu nhả tơ rồi đổi mà hồi sinh, đổi kiếp. Vì vậy, xương cốt hình nhân được làm bằng thân dâu cũng mang khát vọng về sự chuyển kiếp của con người, những người lính Hoàng Sa. Thành ra, khi nói những ngôi mộ gió Lý Sơn thì người ta lại nghĩ đến những nấm mồ không hài cốt.
Nhà thờ Pham Quang Ảnh là nơi thờ tự đội trưởng đội Hoàng Sa hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Được xây dựng vào giữa thế kỷ XVII. Bố cục phối thờ với dòng họ tổ tiên, di tích nhà thờ Phạm Quang Ảnh là di tích có giá trị giáo dục to lớn cho thế hệ hôm nay và mai sau về tinh thần yêu nước, yêu quê hương, dân tộc và chủ quyền vẻ vang của đất nước Việt Nam ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Nhà Thờ Võ Văn Khiết là nơi thờ tự đội trưởng đội Hoàng Sa Võ Văn Khiết đã hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cha Võ Văn Khiết là ông Võ văn Thắm vốn là lý trưởng làng An Vĩnh đã xin triều đình cho lập đền thờ Võ Văn Khiết tại xóm Vĩnh Thành xã An Vĩnh. Ngôi đền thờ nằm trong khu đất của dòng họ Võ, dân gian quen gọi là miếu ông Thắm. Theo những người già trong tộc họ Võ thì đền thờ được xây dựng cuối triều Gia Long.
Di tích dinh Tam Tòa nằm ở thôn tây xã An Hải, di tích được xây dựng dưới thời Gia Long, cảnh quan rất đẹp, bên trong chính thờ là nữ thần Thủy Long (truyền thuyết là con Long Vương) cùng thờ với Bạch Mã Thái Giám và chư vị ngủ đức. Đây cũng là di tích tín ngưỡng quan trọng của người dân trên đảo Lý Sơn.
Di tích đền thờ cá ông Lăng Chánh nằm ở thôn Đông xã An Vĩnh, sát bờ biển. Di tích được xây dựng vào thời Minh Mạng, đây là di tích tín ngưỡng quan trọng của vạn chài Lý Sơn.
Người Việt có truyền thuyết xem cá ông là hóa thân của mảnh áo Cà Sa của phật bà Quan Âm. Phật bà Quan Âm xé áo Cà Sa thành muôn mảnh thả xuống biển hóa phép thành Cá ông, lấy bộ xương Voi ban cho để cá Ông có thân hình to lớn, lại ban phép thâu đường bơi lội thật mau để cứu những ngư dân lâm nạn. hiện nay nơi đây và nhiều lăng cá ông trên đảo Lý Sơn còn lưu giữ nhiều bộ xương cá ông rất lớn.
Di tích dinh bà Thiên Y-A-Na đây là loại kiến trúc nghệ thuật tôn giáo tín ngưỡng nằm ở thôn tây xã An Hải, có diện tích khoảng 150m. Mặt hướng về phía Nam và có lối kiến trúc hình chữ tam, chia làm 3 tòa: Tiền đường, chính diện và hậu cung, nơi đây còn lưu giữ những mảng chạm khắc gỗ rất đẹp và tinh tế, sống động.
Trong nội và ngoại thất di tích còn lưu giữ những bảng liễn, câu đối, các pho tượng bằng gỗ, đá là những tác phẩm có giá trị mỹ thuật cao. Di tích dinh bà Thiên Y-A-Na là bằng chứng của sự dung hòa văn hóa Việt – Chăm.
Giếng cổ Xó La còn gọi là giếng Vua ở Lý Sơn chỉ cách mé biển lúc thủy triều lên cao nhất khoảng 5 - 7m nhưng nước luôn ngọt, thanh mát và không bao giờ khô cạn.
Giếng cổ Xó La có tổng diện tích mặt bằng là 72,3m2, nền giếng có dạng hình chữ nhật với chiều dài 7,3m, chiều rộng 6,3m, diện tích 46m2. Giếng có chiều sâu (từ mặt đất xuống đáy giếng) 6,7m, thành giếng dày 20cm, cao 0,65m, được xây bằng đá ong, trát vữa xi măng. Lòng giếng hình tròn, đường kính 1,9m, được kè bằng đá cuội, đá phún xuất thạch, xen lẫn đá vôi. Đá ở đây được lựa chọn kỹ về kích cỡ và hình dạng, kè vào nhau khá công phu, vừa đẹp mắt, vừa rất chắc chắn, lại có khe hở vừa phải để nước mạch có thể thoát ra dễ dàng.
Hàng chục ngôi nhà cổ Lý Sơn có tuổi đời từ 150 - 200 năm trên đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi được giữ gìn qua nhiều thế hệ, đến nay vẫn vững vàng trước sóng gió biển khơi.
Đến đất đảo, được thả mình vào không gian nhà cổ, được nhìn ngắm, chứng kiến những hiện vật có niên đại hàng trăm năm do những "Hùng binh Hoàng Sa" đem về, "bảo tàng sống" ấy vô cùng độc đáo, mang nét đặc trưng không thể lẫn lộn các nơi khác.
Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam ra quyết định công nhận cây di sản Việt Nam đối với 2 cây đa sộp tại dinh Đụn, thôn Đông, xã An Vĩnh và một cây ở dinh Tam Hòa, thôn Tây, xã An Hải. Hai cây này có độ tuổi hơn 300 năm, là cây thứ 610 và 611 Cây di sản Việt Nam được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận trên cả nước.
Vào mỗi buổi sáng, tại cầu cảng Lý Sơn, những chiếc tàu cá cập bến mang theo từng mẻ cá, mực, tôm, cua,...tươi ngon. Chợ cá ở đảo Lý Sơn diễn ra trong khoảng 2 giờ đồng hồ và không ồn ào, tấp nập người mua, bán nhưng vẫn để lại cho du khách nhiều ấn tượng, bởi các loại hải sản ở đây luôn độc lạ và tươi ngon.
Lễ hội đua thuyền tứ linh đầu xuân trên đảo Lý Sơn tồn tại và duy trì hơn 300 năm qua. Đây là nét văn hóa truyền thống dân gian, mang đậm bản sắc của cư dân biển đảo Lý Sơn. Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa, Trường Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu mong quốc thái dân an, người an vật thịnh, ngư dân thuận buồm xuôi gió khi ra khơi khai thác hải sản...
Tiêu biểu có các hội đua thuyền truyền thống ở hai làng An Hải, An Vĩnh (Lý Sơn) và Tịnh Long (Sơn Tịnh) vào dịp tết Nguyên đán hàng năm.
Lễ hội đua thuyền Lý Sơn diễn ra từ ngày mùng 4 - 8/1 (âm lịch). Có lẽ đây là lễ hội lớn nhất của cư dân vùng biển ở Quảng Ngãi nói riêng và ở Nam Trung bộ nói chung, nếu xét ở các bình diện: quy mô tổ chức, thời gian tổ chức, tính liên tục và thành phần tham gia (có hàng vạn người tham gia trong suốt cả 4 ngày).
Lý Sơn có tất cả 8 thuyền đua mang tên 4 con vật trong tứ linh: Long, Ly, Quy, Phụng được trang trí chạm trổ hết sức công phu. Lễ hội đua thuyền Lý Sơn có 2 cấp độ: Hội đua thuyền của làng và hội đua thuyền của huyện.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một lễ hội được nhân dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi duy trì hàng trăm năm nay. Thời gian đầu khi mới thành lập Đội Hoàng Sa, cứ hàng năm người của đảo Lý Sơn lại được tuyển mộ vào đội này làm binh, phu đi khai thác và bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Việc này gọi là "thế lính". Lễ khao lề thế lính là một lễ hội độc đáo với truyền thống uống nước nhớ nguồn nhằm ghi nhớ công ơn người xưa hay nhóm An Vĩnh thuộc hải đội Hoàng Sa đã ra đi tìm kiếm sản vật và cắm mốc biên giới hải phận mà không trở về.
Lễ hội được tổ chức tại Âm Linh Tự (một di tích được xếp hạng quốc gia) vào các ngày 18, 19, 20 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn không chỉ của huyện mà còn của cả tỉnh Quảng Ngãi. Với hình thức tổ chức rất công phu nhiều công đoạn, song đặc biệt hơn cả là hình thức thả thuyền giấy ra biển ngụ ý mãi duy trì việc ra biển như trước và có lẽ vì thế mà lễ hội có tên là khao lề thế lính. Vào những ngày này, ngoài việc tổ chức người địa phương còn thực hiện đắp và dọn các ngôi mộ của các chiến sĩ hải đội Hoàng Sa (dân nơi đây gọi là Mộ gió).
Lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa phục vụ công tác nghiên cứu văn hóa cộng đồng cư dân ven biển Việt Nam, du lịch mà còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống gìn giữ và bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của đất nước. Đó cũng là một cách để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Gỏi rong biển một trong những đặc sản của biển đảo Lý Sơn, nếu ai từng thưởng thức qua, hẳn khó mà quên hương vị đậm đà của món gỏi rong biển nơi đây. Những cọng rong biển thân tròn, rẻ nhánh như những cành san hô, xanh trong trộn lẫn giữa những cọng rau húng quế,bên trên, rắc khéo những hạt đậu phộng và ít hành phi dậy mùi kích thích khứu giác.
Cua huỳnh đế to bằng bàn tay xòe, mình khum tròn, nhìn giống con bọ khổng lồ hay có con hình dáng như loài rùa, đầu cua hơi chúi xuống, có màu đỏ hồng, mai hình vuông, càng và que ngắn, đầu cua dài và có nhiều râu Cua Huỳnh đế có những con ở vùng biển nước sâu nặng hơn 1 kg.
Cua huỳnh đế được tôn xưng là vua của các loài cua. Bởi cua huỳnh đế có bộ áo giáp dày và cứng, màu đỏ hồng như chiến bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân, càng to, cạnh sắc lém như dao. Trong lịch sử, loài cua huỳnh đế vốn là đặc sản tiến vua bởi thịt cua mềm, càng ăn càng ngon, thơm và bổ dưỡng.
Đảo Lý Sơn được mệnh danh là vương quốc tỏi, cây tỏi ngoài lấy củ còn được chế biến thành món gỏi hấp dẫn. Gỏi tỏi Lý Sơn được làm từ thân tỏi đực, tỏi nhổ lên chỉ lấy phần thân, bỏ lớp vỏ ngoài cùng, rửa sạch hấp cách thủy cho chín rồi trộn với các loại gia vị, rắc thêm ít đậu phộng là có món gỏi có hương cay nồng của tỏi ngon tuyệt.
Cá nục là loài cá khá quen thuộc, nhưng cá nục Lý Sơn lại có sắc thái và mùi vị rất riêng. Ở ngoài khơi vùng biển đảo Lý Sơn có một dòng hải lưu thường gom phấn hương và phù du từ thượng nguồn của nhiều con sông ở miền Trung đổ ra biển Đông để cung cấp nguồn thực phẩm rất dồi dào cho các loài hải sản.
Cá nục vùng biển Lý Sơn được hưởng lợi từ nhựng lợi ích trên. Nên cá ở đây múp máp, béo ngậy và …lành tính, là những gì mà con cá nục ở đây đã mang lại cho con người.
Ốc tượng Lý Sơn là món hải sản nổi tiếng nhất ở đây, được nhiều du khách ưa chuộng. Ốc tượng không phải dễ tìm, nói là ốc biển nhưng không phải biển nào cũng có. Đảo Lý Sơn có lẽ được xem là quê hương của loài ốc tượng. Loại ốc tượng to và ngon nhất phải chọn loại lớn cỡ bàn tay xòe, nặng khoảng nửa ký. Người dân đảo Lý Sơn có thể chế biến loại ốc này thành các món ăn đơn giản mà cực ngon.
Vẹm thuộc loài nhuyễn thể, có ở khắp gành đá san hô quanh đảo. Chúng sống trong lớp cát san hô có rong biển, hình bầu dục, lớn hơn ngón tay cái một chút. Người dân Lý Sơn thường bắt vẹm vào những ngày con nước chảy ròng mạnh từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch, khi đó xung quanh đảo gành đá lô nhô lên, việc bắt vẹm mới dễ hơn.
Vẹm Lý Sơn sau khi được bắt về, dùng dao nhỏ, mũi nhọn tách vẹm làm 2 nửa, nạy lấy ruột. Ruột vẹm lớn gần bằng đầu ngón tay út, có màu gạch rất tươi. Vẹm có vị ngọt, mằn mặn xen chút vị beo béo đặc trưng và chế biến được nhiều món ngon khác nhau như: xào, nấu cháo…
Gọi là ốc cừ vì ốc có miếng vảy che trước miệng tròn tròn giống chiếc cúc áo cứng như xà cừ, thịt ốc giòn và rất ngọt. Ốc cừ ở vùng biển Lý Sơn ngon hơn ốc ở các vùng biển khác. Ốc cừ được bắt từ biển, nơi nào có sóng lớn thì ốc càng ngon. Khi thủy triều rút xuống thấp, dạo mé bãi biển đã có thể bắt được ốc cừ, nhưng chỉ là ốc nhỏ. Muốn có ốc to phải ra biển thật sâu.
Ốc cừ Lý Sơn thường được người dân đảo chế biến bằng những hình thức dân dã như: nướng, luộc hay xào sả ớt nhưng vẫn rất ngon và độc đáo, giữ được hương vị của loại đặc sản vùng biển đảo Lý Sơn.
Cách nấu cháo nhum ở Lý Sơn khá đơn giản, theo đó sau khi mua về và rửa sơ qua nước lạnh cho sạch, dùng dao nhọn khéo léo để bổ, tách vỏ ra lấy phần thịt bên trong bỏ vào tô, chén. Sau khi tẩm ướp một ít gia vị, như: tiêu, hành...thì bỏ vào chảo và tao sơ với dầu ăn 1 - 2 phút thì bắc xuống, đổ vào nồi cháo đã nấu sẵn, rồi nêm nếm cho vừa và bày ra mâm thưởng thức.
Khác với các loại hải sản khác, cháo nhum có mùi vị vô cùng đặc biệt: thơm, ngọt, hơi béo nhưng không gây ngán… tất cả hòa quyện vào nhau, làm những ai thưởng thức cứ muốn ăn mãi không thôi.
Cua dẹt Lý Sơn cũng được coi là một đặc sản của Lý Sơn. Trước đây, du khách nào đến đảo Bé muốn ăn con cua dẹt không phải là chuyện dễ bởi không phải ngày nào cũng bắt được chúng. Chúng chỉ bò lên từ những hốc đá sâu sau những cơn mưa dông, nay có nhiều hộ dân đã nuôi được chúng, bạn đã có thể thoải mái thưởng thức chúng bất cứ lúc nào.
Những con cua trông khô cằn, hoang dã thế nhưng khi nướng lên mùi thơm ngào ngạt. Bóc lớp vỏ đen cháy, những múi thịt trắng ngần săn chắc lộ ra, chấm muối ớt ăn nghe dậy lên vị thơm ngọt đậm đà.
Cá tà ma là một loại cá sống ở biển, da có vảy màu nâu đen, thân dẹt, hình giống như con cá rô phi nước ngọt nhưng to hơn. Theo người dân ở đảo, sở dĩ loài cá này có tên tà ma là do chúng sống chủ yếu ở các gành rạn, rất lanh khôn, khó đánh bắt, nên dân gian gọi như vậy.
Thịt cá tà ma dai, chắc ngọt, mùi vị thơm lạ lùng, phần lườn là chỗ ngon nhất, nên ăn cá này ai cũng phải gắp ít lườn để thưởng thức vị béo rất riêng. Mùa đông người dân đảo thường nướng cá, mùa hè nắng nóng thì nấu canh hẹ, canh chua, lẩu, cháo.
Điều cốt yếu tạo nên miếng chả cá Lý Sơn này là cá tươi rói chưa qua ướp đá. Vì thế, chả cá Lý Sơn không phải sản xuất quanh năm mà chỉ những khi trời yên biển lặng, thuyền chở cá về thì chả mới ra lò. Nếu cá không tươi thì chả cá làm ra sẽ không có màu trắng hồng đẹp mắt, không thơm, không dai.
Điểm thứ hai quyết định đặc trưng của chả cá Lý Sơn là có thêm gia vị của tỏi Lý Sơn. Người làm chả cá ở Lý Sơn có một nguyên tắc: Chỉ dùng tỏi Lý Sơn làm gia vị để ướp chả. Được biết, cá tươi mà trộn với tỏi Lý Sơn mới chỉ vừa trộn xong chưa cần chiên, hấp đã dậy mùi thơm nức. Nếu dùng tỏi khác hương vị sẽ kém hẳn.
Món ăn không cầu kỳ, phức tạp là công thức của món gỏi sứa Lý Sơn ngọt mát này giống như người dân xứ đảo luôn mộc mạc vậy. Sứa vừa vớt về đem ngâm trong nước chuối chát xắt mỏng để sứa đỡ ra nước, sau trộn với rau thơm, xoài, khế… pha chế chén nước chấm bằng mắm ngon. Ngoài ra, người dân nơi đây còn phi hành với dầu ăn dậy mùi thơm, vàng rộm trộn đều nhau, rồi rưới nước mắm và nêm nếm món gỏi cho thật vừa khẩu vị, và rắc thêm đậu phộng.
Tuy là cây trồng truyền thống nhưng diện tích dưa trên đảo không nhiều như hành, tỏi và bắp. Trước đây cây dưa hấu trồng ra chỉ cung cấp cho người dân trên đảo, còn bây giờ dưa hấu Lý Sơn đã được nhiều người biết đến như một đặc sản của vùng đất này.
Nếu như dưa hấu trong đất liền được trồng rất công phu thì dưa ở Lý Sơn không cần lên luống, không cần phủ bạt, không phân bón, dưa được trồng phủ khắp mặt ruộng theo cách tự nhiên.
Dưa hấu Lý Sơn không to, quả lớn nhất cũng chỉ 3- 4kg. Tuy nhiên, hương vị của nó thì rất đặc biệt, ngọt, thanh và có mùi thơm rất riêng. Chính vì thế mà dưa hấu Lý Sơn trở thành một sản phẩm độc đáo, vừa ngon lại vừa lành.
Khi đến với Lý Sơn trong những tháng hè nóng bức mọi người đều tò mò tìm hiểu và nhiệt tình thưởng thức những chén xu xoa được người dân Lý Sơn bày bán khắp đất đảo.
Chén xu xoa thanh ngọt được người dân Lý Sơn chế biến từ loại rau có tên là rau đông. Khi mùa mưa đến rau đông mọc trên các gành đá vòng quanh huyện đảo và được người dân thu hoạch từ tháng giêng đến tháng 4 âm lịch hằng năm.
Xu xoa Lý Sơn chỉ ngon khi ăn kèm với nước đường được sên từ đường vàng hoặc đường muỗng và một ít gừng tươi đập nát sau khi đã được nướng vàng trên lửa.
Đảo Lý Sơn từ lâu nổi tiếng với nghề trồng tỏi. Tỏi Lý Sơn nức tiếng thơm ngon, mang hương vị đặc trưng của một vùng đất tiền tiêu của Tổ quốc.
Tỏi Lý Sơn do sự khác biệt về thổ nhưỡng và kinh nghiệm canh tác truyền thống (sỏi núi Thới Lới và cát biển được phủ lên mặt ruộng mỗi mùa canh tác mới) của người dân địa phương nên tỏi Lý Sơn có hương vị đặc biệt. Đặc trưng nhất là chúng có vị cay dịu chứ không cay nồng như tỏi khác.
Bánh ít lá gai là một thứ quà quê quen thuộc với nhiều người. Đây cũng là một trong những đặc sản gây thương nhớ cho du khách khi đến thăm Lý Sơn.
Đặc biệt, bánh ít lá gai Lý Sơn người dân quết bánh bằng tay, chứ không quết máy như nơi khác. Quết bánh ít thủ công bằng tay tuy vất vả và lâu hơn nhưng bù lại là sẽ sẽ làm cho cái bánh được mềm dẻo hơn và khi ăn sẽ ngon hơn.
Chính sự công phu và tỉ mỉ trong từng công đoạn nên bánh ít lá gai Lý Sơn có hương vị thơm ngon đặc trưng, khác với bánh ít lá gai ở những nơi khác. Bánh ít Lý Sơn có độ dẻo vừa, khi ăn sẽ cảm nhận được vị tinh khiết của lá gai trên đất đảo, vị thơm của gạo nếp, vị ngọt của đường, vị béo của dừa, vị bùi của đậu hòa quyện trong chiếc bánh.
Cá bò khô Lý Sơn là loại cá khô mà người dân Lý Sơn có thể ăn quanh năm suốt tháng. Đây cũng là đặc sản nổi tiếng của hòn đảo xinh đẹp này.
Cá bò sau khi được đánh bắt về sẽ lựa ra những con to và đẹp. Cá tươi lột da rồi lấy phần thịt trắng trong, tẩm gia vị phơi khô, đem ép cán ra thành từng bánh có hình tròn rồi cho vào bao bì. Đây là món khoái khẩu của nhiều gia đình, hay dùng cho bữa tiệc liên hoan.
Mắm Nhum Lý Sơn sẽ trở thành thứ nước chấm ngon tuyệt khi ăn với món thịt heo ba chỉ thái lát mỏng quấn rau sống. Ăn với bún tươi thêm vào một chút ớt kim, củ tỏi. Gắp rau sống, thịt heo cuốn với bánh tráng, cầm miếng bánh tráng cuộn chấm vào thứ mắm sền sệt màu đỏ, sóng sánh ánh vàng của cái béo từ trong nhum tiết ra, ngon đến kì lạ.
Là loại cây ăn quả hiếm hoi thích nghi với thời tiết khắc nghiệt của đảo, nên cam đường Lý Sơn được người dân đảo Bé Lý Sơn trân quý, nâng niu. Kết trái vào mùa hè, đến đầu đông thì cho thu hoạch. Cây cam mọc khá thấp, nhưng vì cành nhánh có nhiều gai, nên người thu hoạch cam đường đòi hỏi phải khéo léo, để không bị gai đâm vào tay chân.
Loài quả này nhỏ hơn chanh thông thường, mỗi quả có từ 4 đến 6 hạt, khi chín vỏ chuyển sang màu vàng nhạt, ăn có vị ngọt và thơm.
Mong là với cẩm nang bỏ túi này sẽ giúp ít cho các bạn có kinh nghiệm trong chuyến đi du lịch Lý Sơn tự túc thật vui và ý nghĩ.
Du Lich Lý Sơn không còn là cái tên xa lạ đối với các tín đồ đam mê du lịch thích khám phá, trải nghiệm và nghỉ dưỡng. Hằng năm, nơi đây đón hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước bởi vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ với những bãi cát dài trắng mịn, biển xanh như ngọc cùng với các di tích lịch sử khiến cho Lý Sơn trở thành điểm du lịch nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khu vực Châu Á. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm khi đi du lịch Lý Sơn tự túc. Sau đây HItour.vn gửi đến các bạn cẩm nang chi tiết, hy vọng cẩm nang này sẽ đồng hành cùng bạn trên các chuyến vivu Lý Sơn sắp tới.
HItour sẽ đề xuất và cung cấp thông tin chi tiết cho bạn về các cảnh đẹp Lý Sơn để bạn có thể tự sắp xếp, lên kế hoạch cho chuyến đi của mình được tốt nhất.(Danh sách sắp xếp theo thứ tự Mục lục bài viết)
Lý Sơn là một huyện đảo nằm về phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam cách đất liền 15 hải lý (khoảng 30km).
Trước đây, Lý Sơn được gọi là Cù lao Ré, theo cách lý giải của dân gian là "cù lao có nhiều cây Ré". Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa với 5 miệng, được hình thành cách đây khoảng 25 - 30 triệu năm, 5 ngọn núi là nguồn giữ các mạch nước ngầm chính cung cấp nguồn nước cho toàn bộ người dân trên đảo.
Huyện Lý Sơn là huyện đảo được tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam năm 1992 và trở thành huyện đảo tiền tiêu từ khi đó.
Diện tích của huyện đảo Lý Sơn là 10,39 km2, dân số năm 2019 là 22.174 người, mật độ dân số đạt 2.134 người/km2. Gồm 2 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn hoặc gọi Cù Lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía bắc đảo Lớn và hòn Mù Cu ở phía đông của đảo Lớn.
Du khách đi Lý Sơn du lịch vào vào 3 thời điểm dưới đây là phù hợp:
Khoảng thời gian cuối năm từ tháng 10 - 12 là mùa mưa bão của dải miền Trung, đôi khi thời tiết xấu ảnh hưởng đến việc đi lại từ đất liền ra đảo, các bạn cần theo dõi thời tiết thật kỹ để lên kế hoạch cho phù hợp nếu định tới Lý Sơn vào thời gian này.
Là một huyện đảo nằm về phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam cách đất liền 15 hải lý (khoảng 30km). Để đến được Lý Sơn trước hết các bạn cần đến được cảng Sa Kỳ, đây là cảng nơi các chuyến tàu cao tốc và siêu tốc xuất phát đi Lý Sơn và ngược lại.
Nếu bạn xuất 2 phát ở 2 đầu Hà Nội hoặc Sài Gòn thì Quảng Ngãi gần như nằm chính giữa với khoảng cách đến 2 nơi lần lượt là 884km và 836km. Với khoảng cách này, nếu sử dụng phương tiện cá nhân và chạy liên tục theo tuyến QL1A các bạn sẽ mất khoảng 2 ngày (có cả thời gian cho các bạn nghỉ ngơi, ăn uống).
Từ Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều hãng xe chất lượng cao đến Quảng Ngãi, các bạn có thể liên hệ các nhà xe để đặt vé trước (từ 2 – 5 ngày tùy vào thời điểm chuyến đi của bạn, vào những dịp nghỉ lễ thì cần đặt sớm nếu không sẽ không có vé). Xe khách giường nằm đi Quảng Ngãi từ Hà Nội và Sài Gòn, bạn có thể liên hệ The Sinh Tourist, Camel hoặc Hoàng Long.
Một số hãng xe khách chất lượng cao tuyến Sài Gòn - Quảng Ngãi và ngược lại:
Mỗi ngày từ 2 đầu Hà Nội và Sài Gòn có 5 chuyến tàu Thống Nhất ra vào Bắc Nam, tùy vào khoảng thời gian của mình mà bạn có thể chọn giờ tàu cho phù hợp (Các tàu số lẻ đi từ Hà Nội vào, các tàu số chẵn đi từ Sài Gòn ra).
Từ Hà Nội hàng ngày có 5 chuyến tàu Thống Nhất đi ngang và dừng ở Quảng Ngãi là các chuyến tàu SE1, SE3, SE5, SE7 và SE9. Các chuyến tàu phù hợp nhất để đến Quảng Ngãi là SE1 (khởi hành từ Hà Nội lúc 22:20 và đến Quảng Ngãi lúc 15:56), SE3 (khởi hành từ Hà Nội lúc 19:30 và đến Quảng Ngãi lúc 14;22) và SE9 (khởi hành từ Hà Nội lúc 14:30 và đến Quảng Ngãi lúc 10:30) bởi những chuyến tàu này đến Quảng Ngãi vào khoảng thời gian từ trưa đến chiều, phù hợp với việc sử dụng buổi chiều để đi chơi cũng như nhận phòng khách sạn.
Từ Sài Gòn có 5 chuyến tàu đến Quảng Ngãi là SE2, SE4, SE6, SE8, SE10 nhưng chỉ có các chuyến tàu SE2 (khởi hành từ Sài Gòn lúc 21:55 và đến Quảng Ngãi lúc 11:17), SE4 (khởi hành từ Sài Gòn lúc 19:45 và đến Quảng Ngãi lúc 09:59) và SE10 (khởi hành từ Sài Gòn lúc 14:40 và đến Quảng ngãi lúc 07:00) là phù hợp.
Sân bay gần nhất để có thể di chuyển ra cảng Sa Kỳ (nơi có tàu cao tốc đi Lý Sơn) là sân bay Chu Lai của Quảng Nam, mỗi tuần từ Hà Nội có 3 chuyến bay tới Chu Lai với giá vé khứ hồi khoảng 3 triệu đồng, từ Sài Gòn với giá vé khứ hồi khoảng 3,5 triệu đồng. Nếu đi bằng máy bay các bạn nên thuê một chuyến xe để đi bởi khoảng cách từ sân bay Chu Lai đến cảng Sa Kỳ vào quãng 50km.
Thời điểm hiện tại, do Lý Sơn đã được đầu tư và quy hoạch phát triển du lịch nên lượng khách đến với đảo ngày càng nhiều, các hãng dịch vụ tư nhân cũng đầu tư và đóng mới thêm nhiều tàu để phục vụ khách.
Tùy vào từng thời điểm, mỗi ngày có thể có từ 10-15 chuyến tàu chạy ra đảo Lý Sơn. Phòng vé được mở cửa vào 06:30 hàng ngày chuyến tàu sớm nhất vào khoảng 07:30 và chuyến tàu cuối cùng thường chỉ trong khoảng 15:00 - 15:30.
Hiện tuyến vận tải hành khách Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại có 7 tàu siêu tốc đã đưa vào hoạt động với tổng lượng khách chở khoảng 800 người/lượt. Trong đó, chiếc lớn nhất chở 168 người/lượt, nhỏ nhất là 78 người/lượt. Đây là những tàu được đóng mới và khá hiện đại, thời gian ra đảo Lý Sơn được rút ngắn xuống chỉ còn từ 30 - 50 phút.
Phía trên là bảng giá vé tàu cao tốc đi Lý Sơn, những tàu có mức giá cao hơn thường là tàu siêu tốc.
Từ thành phố Đà Nẵng đi Quảng Ngãi vào khoảng 120km, có 2 chuyến tàu từ Đà Nẵng tới Quảng Ngãi mà các bạn có thể lưu ý vì phù hợp với thời gian để kịp ra cảng Sa Kỳ là tàu SE1 tới Quảng Ngãi lúc 13:23 và tàu SE5 tới Quảng Ngãi lúc 04:23 sáng, từ đây các bạn lựa chọn phương án đi taxi ra thẳng cảng Sa Kỳ nhé (các bạn lưu ý nhìn trên cánh cửa taxi có biểu tượng giá rẻ để tiết kiệm chi phí). Với chuyến tàu đến lúc 04:23 sáng các bạn cũng có thể lựa chọn phương án đi xe bus của Mai Linh (xe này khởi hành lúc 05:30 sáng và đến Sa Kỳ khoảng lúc 06:30) từ Ga Quảng Ngãi ra Bến xe Quảng Ngãi (nơi bắt đầu tuyến xe buýt) khoảng 4km.
Ngoài phương án đi tàu các bạn có thể lựa chọn phương án đi xe khách, từ trung tâm Thành phố Đà Nẵng các bạn phải di chuyển ra chỗ đường tránh để bắt xe, có thể lựa chọn bất kỳ chuyến xe nào từ Bắc đi vào Nam. Từ cảng Sa Kỳ nếu các bạn muốn đi xe ngược trở lại Đà Nẵng, các bạn bắt xe buýt từ cảng rồi nói phụ xe cho bạn xuống ở điểm chân cầu Trà Khúc, rồi sau đó bạn đi bộ 1 đoạn lên phía trên cầu khoảng 100m, rồi lựa những xe giường nằm chạy Nam Bắc để đi về Đà Nẵng (lứu ý phương án này phù hợp nếu các bạn đi nhóm ít người và không có người lớn tuổi hoặc trẻ em đi kèm).
Lý Sơn có khá nhiều lựa chọn đi lại cho các bạn. Trên Đảo Lớn, các bạn có thể thuê xe máy, xe điện để di chuyển trên đảo nếu số lượng thành viên trong đoàn không quá đông, nếu đoàn đông các bạn nên lựa chọn thuê xe ô tô cho tiện. Còn trên Đảo Bé do diện tích của đảo khá nhỏ, các bạn có thể lựa chọn đi bộ hoặc thuê xe điện do một vài hộ dân cung cấp.
Xe ô tô ở Lý Sơn được một số hộ kinh doanh cũng như các công ty đưa từ đất liền ra đảo Lý Sơn để phục vụ hoạt động chở du khách trên đảo. Trên đảo hiện có khoảng hơn 20 ô tô có hoạt động chở khách, so với xe điện thì việc ngồi ô tô có thể không thoáng mát bằng nhưng sẽ ít bị ảnh hưởng bởi mưa gió, phù hợp với những nhóm gia đình có người già, trẻ nhỏ và những nhóm đông mà muốn đi chung 1 chuyến xe.
Ô tô điện ở Lý Sơn để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và du khách. Trên cơ sở đó, các đơn vị tư nhân đã đưa vào sử dụng thí điểm 12 xe điện phục vụ đưa đón khách du lịch tại các điểm tham quan trên đảo. Đây là phương tiện giao thông thân thiện môi trường, phù hợp với điều kiện ở đảo, nên được nhiều người dân và du khách lựa chọn.
Việc thuê xe máy để khám phá Lý Sơn sẽ là phù hợp nhất (nếu nhóm các bạn không có những người lớn tuổi hoặc trẻ em đi kèm). Giá thuê xe máy thường dao động trong khoảng 150,000 - 200,000đ/ngày (không phải đổ xăng) và thường được chủ cơ sở lưu trú cho thuê ngay nên cũng khá tiện.
Tàu từ Đảo Lớn sang Đảo Bé khởi hành từ 8h sáng và quay lại Đảo Lớn vào lúc 14h30 hàng ngày, trong trường hợp các bạn đi theo đoàn đông (hoặc kể cả ít người) các bạn có thể liên hệ để thuê trọn gói chuyến tàu cả chiều đi và chiều về, đi kiểu này các bạn sẽ chủ động hơn về mặt thời gian.
Nhà nghỉ là loại hình lưu trú phổ biến nhất, có ở hầu khắp các địa phương cũng như các địa điểm du lịch Lý Sơn. Với lợi thế giá rẻ cùng sự dễ tìm, với những ai không có yêu cầu quá cao về việc lưu trú, đây có thể là một lựa chọn phù hợp.
Bạn có thể tham khảo một số Nhà nghỉ ở Lý Sơn dưới đây:
Hoang Thong Motel
Ly Tri Motel
Binh Yen Motel
Thien Tri Motel
Những homestay này có ưu điểm là giá phòng, luôn có kèm các dịch vụ ăn uống giá cũng hợp lý, môi trường đa văn hóa do mỗi người lại đến từ những vùng địa lý khác nhau thế nên lúc nào cũng rất vui, ở homestay các bạn lại luôn có cơ hội tìm hiểu và nhận được sự chia sẻ thông tin về du lịch Lý Sơn từ những người bạn khác ở đây hoặc đã đi trước đó.
Bạn có thể tham khảo một số Homestay ở Lý Sơn dưới đây:
Lý Trí Homestay
Phước Lộc Homestay
Quỳnh Anh Homestay
Phát Thịnh Homestay
Kể từ khi đảo Lý Sơn được hòa điện lưới quốc gia, số lượng khách sạn được đầu tư xây mới tăng vượt bậc, các khách sạn với view đẹp, dịch vụ cũng được đầu tư tương xứng đã dần thay đổi bộ mặt của hòn đảo Lý Sơn. Đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách du lịch, trong đó có cả các du khách thích nghỉ dưỡng.
Bạn có thể tham khảo một số Khách sạn ở Lý Sơn dưới đây:
Khách sạn Phú Sỹ
Khách sạn Central Lý Sơn
Khách sạn Gia Thịnh Lý Sơn
Mường Thanh Holiday Lý Sơn
Chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, Chùa đá trời sinh) ở xã An Hải, đảo Lý Sơn, được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông bởi ông Trần Công Thành, một trong những người đã ở đây tạo dựng cùng với việc khẩn hoang, mở đất lập làng An Hải, An Vĩnh xưa. Gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động ở Lý Sơn, được tạo ra từ dãy núi Thới Lới, màu nham thạch, vách núi dựng đứng cao gần 20 m.
Sân chùa trước cửa hang nhìn ra biển. Giữa sân có một hồ sen có tượng Phật. Quanh sân là những cây bàng biển cổ thụ đến hàng trăm năm. Hang sâu 24 m, bề rộng 20m, trần hang cao 3,2 m, diện tích 480m2.
Trong hang có bàn thờ các Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc ở chính giữa; bàn thờ sư tổ Đạt Ma ở bên trái; bàn thờ 12 Diêm Vương, 3 vị thủy tổ kế tiếp phụng sự chùa (là Trần Công Thành, Trần Công Hiền, Trần Công Quân) và 7 vị tiền hiền làng An Hải. Các bệ thờ được tạo tác từ các nhũ đá tự nhiên ở nền hang, rồi được gia công thành các khám thờ.
Các sự kiện lớn được tổ chức tại chùa hàng năm là các ngày Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan, Phật Đản, ngày giỗ các vị tiền hiền. Vào những dịp đó, nhân dân địa phương tới hành lễ, niệm phật, chiêm bái.
Ngôi chùa tọa lạc giữa lưng chừng sườn núi Giếng Tiền, ngọn núi lửa đã ngủ quên hàng ngàn năm trên đảo, du khách phải vượt qua hơn 100 bậc thang men theo sườn núi để đến được Chùa Đục.
Tọa lạc ngay tiền sảnh của khu thắng cảnh chùa Đục là tượng Quán Thế Âm cao 27 mét, dẫn lên các điện thờ cổ kính, rêu phong nằm sâu trong lòng núi. Chùa Đục còn gọi là chùa không sư, theo tương truyền của người theo đạo Phật, Quán Thế Âm từng chọn ngự ở đây, trấn giữ bình yên cho dân đảo tránh được những cơn thiên tai.
Từ chùa, theo hướng tượng Quán Thế Âm nhìn ra hướng biển cảnh đẹp như tranh. Thú vị nhất là leo lên tận đỉnh Liêm Tự để nhìn thấy miệng núi lửa bây giờ là một cảnh đồng cỏ xanh hình lòng chảo. Đỉnh núi là một đài ngoạn cảnh tưởng lý tưởng để ngắm nhìn bao quát biển đảo Lý Sơn từ trên cao để hiểu vì sao nơi đây được ví như chốn tiên cảnh.
Từ cầu cảng đi vào cổng chào Lý Sơn bạn rẽ trái đi men theo con đường nhỏ để đến với chùa Đục. Trên đường đi bạn sẽ thấy cổng Tò Vò cô cùng đẹp và lạ. Cổng cao 2,5 là món quà vô cùng độc đáo mà thiên nhiên đã ban tặng nơi đây. Hoàn toàn không hề có tác động nào của bàn tay con người.
Đây là một trong những địa điểm yêu thích của các bạn đam mê chụp ảnh khi đặt chân tới Lý Sơn, các bạn có thể cùng bạn bè tới đây để đón những khoảnh khắc khi bình minh lên hoặc khi hoàng hôn dần xuống.
Hòn Mù Cu nằm ở phía Đông cách trung tâm huyện 3,2km gần sát với nơi neo đâu thuyền An Hải Đảo Lớn và hiện nơi đây vẫn chưa có người ở. Ở đây nối tiếng với các bãi đá đen độc đáo ở khắp nơi. Đây cũng là nơi nghĩ mát và ngắm mặt trời mọc lý tưởng trên đảo.
Nằm ở thôn Đông, xã An Hải, Lý Sơn dưới chân núi Thới Lới, Hang Câu có một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ giữa một bên là biển, một bên là núi. Hang Câu được sóng và gió biển bào mòn, “khoét sâu” vào lòng núi và hình thành cách nay hàng ngàn năm từ nham thạch. Khung cảnh ở đây còn khá hoang sơ nhưng mang một vẻ đẹp rất thơ mộng, quyến rũ hút hồn du khách.
Chỉ mất chưa đầy 15 phút từ trung tâm huyện đi dọc theo con đường nhựa dưới chân núi Thới Lới về phía đông bắc, với hai bên đường là những vuông hành, tỏi xanh rì là đến bãi biển nơi Hang Câu hiện hữu. Nơi đây không khí rất trong lành, gió thổi lồng lộng và sóng biển quanh năm vỗ vào ghềnh đá được tạo thành từ nham thạch, cao hàng trăm mét, trông rất nên thơ và hùng vĩ.
Những vách đá nơi đây bám rất nhiều rau câu và đây là nơi mọi người thường đến câu cá có lẽ vì vậy mà cái tên Hang Câu được hình thành. Ở Hang Câu, du khách có thể tham gia hoạt động ngắm san hô, tắm biển, teambuilding hoặc chèo tuyền kayak.
Công trình Cột cờ Tổ quốc tại huyện đảo Lý Sơn được khởi công xây dựng từ ngày 4 - 5 - 2013, trên núi Thới Lới ngọn núi cao nhất ở đảo Lý Sơn. Cột cờ có chiều cao 20m, đế trụ cờ và móng cột cờ được xây dựng bằng bê tông cốt thép, mặt hướng ra quần đảo Hoàng Sa. Công trình có dạng kiến trúc gồm: Đài cột, thân cột cờ, bậc thềm và khuôn viên xung quanh. Phần móng được chôn sâu dưới lớp đá với kỹ thuật kết cấu móng thường sử dụng cho những ngọn hải đăng vững chắc. Mặt chính trên đài có ghi lại thông tin toạ độ cột cờ. Đài cờ cao 5m, thân màu trắng được bọc ngang bởi khối màu đỏ mang sắc màu lá quốc kỳ.
Tổng mức đầu tư công trình khoảng 850 triệu đồng, trong đó 150 triệu đồng là tiền quyên góp của Hội Sinh viên các tỉnh, Thành phố, học sinh, sinh viên trên cả nước và 700 triệu đồng do Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN BIDV hỗ trợ.
Đảo Bé hay còn gọi là đảo An Bình đúng như tên gọi, có diện tích rất bé. Đảo Bé tuy diện tích rất nhỏ, nhưng lại có một bãi tắm đẹp tuyệt vời với làn cát trắng mịn, bao bọc bởi cánh cung vách đá cao, và những con sóng tung bọt trắng xóa ào ạt ngày đêm.
Từ đảo lớn mỗi ngày đều có tàu sang đảo bé, chạy lúc 8h sáng rồi quay lại vào lúc 14h30 hàng ngày. Sang Đảo Bé bạn có thể đi dạo một vòng quanh đảo thăm thú cảnh đẹp, các ruộng tỏi, tới bãi tắm ở phía cuối đảo rồi quay trở lại phía cầu tàu để nghỉ ngơi ăn uống.
Đỉnh Thới Lới là một ngọn núi lửa đã tắt, đỉnh núi cao nhất của toàn đảo Lý Sơn (149m). Hiện tại trên đỉnh núi có một hồ nước ngọt có thể tích 30.000 m3 cung cấp toàn bộ nước ngọt cho cả 2 đảo lớn và đảo bé.
Chợ đêm Lý Sơn được xây dựng trên diện tích gần 1000m2, kéo dài khoảng 500m, với 38 gian hàng trưng bày và bày bán các sản phẩm và mặt hàng đặc trưng của đảo Lý Sơn.
Đình An Vĩnh trên đảo Lý Sơn là một trong những ngôi đình có từ lâu đời nhất ở tỉnh Quảng Ngãi. Không chỉ là nơi bảo tồn các hoạt động văn hóa phi vật thể liên quan đến lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa cũng như các lễ hội truyền thống của người dân trên đảo Lý Sơn, đây còn là nơi khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam.
Đình làng An Vĩnh đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao Bằng di tích Quốc gia và Bằng công nhận lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là di sản phi vật thể cho huyện đảo Lý Sơn. Điều đó đã trở thành niềm tự hào đối với người dân, người con đất đảo.
Hiện nay, cứ vào tháng 3 âm lịch hàng năm, tại đình làng An Vĩnh, nhân dân trong vùng lại nô nức tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh như: Lễ tế Xuân Thu nhị kỳ vào các ngày 20/2 và 20/8 (âm lịch); Lễ giỗ lục tộc tiền hiền vào ngày 16/7 (âm lịch); lễ Khao tế cầu siêu vong hồn lính Hoàng Sa vào ngày 16/3 (âm lịch). Ngoài ra, đây còn là nơi diễn ra lễ hoa đăng, lễ nhật yết, lễ đua thuyền tứ linh, các hội hè dân gian...
Đình An Hải thuộc thôn Đông xã An Hải gần biển bờ phía đông của đảo, xung quanh được bao bọc bởi rừng dừa xanh. Địa điểm tọa lạc là một không gian đẹp và thơ mộng ở đây có bãi cát dài thẳng tít, có bến thuyền ghe chài đậu mỗi buổi chiều về. Cảnh quang u tịch cổ kính hòa quyện với thiên nhiên thanh bình tạo nên vẻ đẹp hiếm có chiều lòng du khách.
Đình làng An Hải được xây dựng vào năm Minh Mạng nguyên niên 1820, thời gian xây dựng được ghi chép vào bề mặt của thượng lương bên trong đình trung. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật cổ đặc sắc mang tính chạm trổ hết sức có giá trị, nó phục vụ việc sinh hoạt tâm linh của cộng đồng làng An Hải từ xưa đến nay. Đình làng An Hải được xây dựng do sự góp sức của 8 dòng họ tiền hiền là : Nguyễn, Dương, Trương, Trần, Võ, Nguyễn Đình, Nguyễn Văn, Lê và dân làng cùng góp công để xây dựng. Sau này họ Lê không được tôn là tiền hiền nữa và không được thờ trong nhà thờ tiền hiền vì phạm vào điều cấm kỵ trong tế Đình. Vì vậy ở đình giờ chỉ còn thờ 7 vị tiền hiền những người có công đầu tiên khai phá mở mang vờ cõi làng An Hải.
Đình làng An Hải thờ các thần linh, tiền hiền, cô hồn bên cạnh đó còn thờ Thiên Y A Na, Ngu Man Nương điều đó đã phản ánh lịch sử hình thành của vùng đất Lý Sơn là sự dung hòa giữa mãnh vỡ văn hóa Chăm Pa trong lòng văn hóa Việt. Đình làng An Hải được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1995 là một trong những đình làng cổ nhất còn lại nguyên vẹn ở Quảng Ngãi.
Nhà trưng bày đội Hoàng Sa Bắc Hải, còn gọi là Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Ðây là nơi lưu giữ nhiều tư liệu, hiện vật được sưu tầm, phục dựng gắn với đội hùng binh Hoàng Sa cách đây hơn 400 năm, nơi nhắc nhớ mỗi người về chủ quyền đất nước và niềm tự hào dân tộc.
Được khởi công xây dựng từ năm 2010, Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải tọa lạc trong khuôn viên thoáng đãng rộng chừng 400 m2. Ngay giữa khuôn viên là cụm đài tưởng niệm Hải đội Hoàng Sa, sừng sững cao 4,5 m, nặng gần 40 tấn được tạc từ các khối đá lớn. Tượng hướng mặt ra Biển Ðông với dòng chữ "Vạn lý Hoàng Sa" khẳng định chủ quyền đất nước trên vùng quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Phía sau khắc dòng chữ "Bản quốc hải cương Hoàng Sa xứ tối thị hiểm yếu" (Hoàng Sa có vị trí cực kỳ hiểm yếu đối với biên giới của quốc gia), trích từ chiếu vua Minh Mạng ban vào năm Minh Mạng thứ 17.
Với nguồn tư liệu, hiện vật sinh động, xác thực và khoa học, những năm gần đây, Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải trên huyện đảo Lý Sơn đã trở thành địa chỉ để người dân cả nước đến tìm hiểu, học tập, nghiên cứu để từ đó thêm biết ơn, khâm phục trước những cống hiến, hy sinh của các thế hệ đi trước và nâng cao nhận thức, trách nhiệm về việc bảo vệ chủ quyền đất nước.
Âm linh tự và mộ lính Hoàng Sa là những di tích nằm trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn, cách cảng biển Sa Kỳ 15 hải lý, về phía đông bắc. Những di tích này liên quan đến các đội Hoàng Sa, Bắc Hải thành lập từ thời các chúa Nguyễn để làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển, đặc biệt là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Đây là nơi thờ cúng vong hồn những người chết đi nhưng vì nhiều lý do không có ai thừa nhận hoặc không ai biết đến. Họ có thể là một kẻ vô gia cư, không họ hàng thân thích. Cũng có thể họ có gia đình, còn bà con, thân tộc nhưng trên bước đường lưu lạc mưu sinh thình lình gặp tai ương bất trắc hay tật bệnh bất ngờ rồi lìa đời ở một nơi nào đó mà thân nhân chẳng được báo tin, vô tình trở thành những âm linh cô độc...
Thờ cúng ở Âm linh tự còn có những linh hồn là chiến sỹ trận vong, vì bối cảnh ác liệt của chiến trường nhiều khi xác thân không còn tìm được.
Ở nhiều tỉnh ven biển miền Trung, trong đó có Quảng Ngãi, hằng năm đến tiết Thanh minh (khoảng tháng 3 âm lịch) người dân tảo mộ và cúng tế các vong linh cô hồn ở các âm linh tự, nghĩa tự, gọi là cúng Thanh minh. Đây là nét khác biệt với cư dân Bắc Bộ, vì ngoài việc cúng cô hồn, cư dân ven biển miền Trung không có tục tảo mộ tổ tiên và ăn tết Thanh minh vào dịp này.
Âm linh tự làng An Vĩnh xây dựng tại một giồng đất cao, thoáng đãng ở thôn Tây xã An Vĩnh, cách cảng Lý Sơn chừng 500m về phía tây. Mặt tiền Âm linh tự nhìn ra hướng nam, trước sân có đài tưởng niệm chiến sỹ trận vong uy nghi bề thế.
Không giống với nhiều âm linh tự, nghĩa tự, miếu cô hồn ở những nơi khác, kể cả nghĩa tự làng An Hải trên cùng huyện đảo, Âm linh tự làng An Hải có mái che, các gian thờ bài trí quy củ, hàng năm tại đây diễn ra khá nhiều nghi lễ long trọng, có sự tham gia của đông đảo dân làng. Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý liên quan đến các đội Hoàng Sa, Bắc Hải, kể cả những tư liệu là của riêng các gia đình, gia tộc được người dân tin tưởng đem lưu gởi.
Từ năm 2010, khi đình làng An Hải được phụng dựng, linh vị thần hoàng, các vị tiền hiền và tử sĩ Hoàng Sa, Bắc Hải được rước về thờ tự ở đình làng. Tuy vậy, vong linh những người lính Hoàng Sa, Bắc Hải vẫn còn được thờ vọng tại Âm linh tự và người dân thường xuyên đến dâng hương hành lễ.
Ngày nay, khi về lại với Lý Sơn, chúng ta không thể nào cầm được nước mắt khi lắng nghe những câu chuyện đầy xúc động về hùng binh Hoàng Sa bên những ngôi mộ gió đứng sừng sững, hiên ngang giữa lòng đất mẹ. Đó chỉ là những ụ cát nhỏ có hình thang cân, thấp lè tè nằm rải rác, có phần khiêm nhường ẩn mình trong những mẫu ruộng trồng hành tỏi bạt ngàn. Phía đầu, bao giờ cũng hướng mặt vào đất liền và đa số được đánh dấu bằng một hòn đá đen nhỏ thay cho văn bia. Cũng tùy vào độ tuổi, địa vị và thâm niên trong nghề đi biển mà mộ gió Âm Binh Hoàng Sa có kích thước, độ to nhỏ khác nhau.
Người dân nơi đây gọi đó là những ngôi mộ gió chiêu hồn. Và với người dân trên đảo, hình bóng của những Hùng binh Hoàng Sa năm xưa tuy thân xác mãi mãi nằm lại với biển cả nhưng linh hồn vẫn trở về với đất mẹ Lý Sơn hiền hậu.
Để hoàn thành một ngôi mộ chiêu hồn lính Hoàng Sa, an ủi sinh linh những người lính đã khuất phải trải qua nhiều công đoạn. Những hình nhân thế mạng được thầy phù thủy làm bằng đất sét đặc biệt tại vùng Giếng Tiền trên đảo. Đó là loại đất sét đặc dẻo quánh và nóng, khô cằn đến nỗi không có bất cứ loài thực vật nào mọc nổi được. Đất đem về trộn với bông gòn rồi giã cho đến khi đặc quánh mới thôi. Mỗi người hình nhân được làm theo tỷ lệ ứng với các con số như 1, 5, 7, giống như số lượng hành trang mà người lính mang theo khi xuất binh. Ví dụ như thân hình nhân được làm thành từ 7 nẹp từ thân cây dâu.
Người dân Lý Sơn quan niệm rằng, con tằm nhờ ăn lá dâu nhả tơ rồi đổi mà hồi sinh, đổi kiếp. Vì vậy, xương cốt hình nhân được làm bằng thân dâu cũng mang khát vọng về sự chuyển kiếp của con người, những người lính Hoàng Sa. Thành ra, khi nói những ngôi mộ gió Lý Sơn thì người ta lại nghĩ đến những nấm mồ không hài cốt.
Nhà thờ Pham Quang Ảnh là nơi thờ tự đội trưởng đội Hoàng Sa hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Được xây dựng vào giữa thế kỷ XVII. Bố cục phối thờ với dòng họ tổ tiên, di tích nhà thờ Phạm Quang Ảnh là di tích có giá trị giáo dục to lớn cho thế hệ hôm nay và mai sau về tinh thần yêu nước, yêu quê hương, dân tộc và chủ quyền vẻ vang của đất nước Việt Nam ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Nhà Thờ Võ Văn Khiết là nơi thờ tự đội trưởng đội Hoàng Sa Võ Văn Khiết đã hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cha Võ Văn Khiết là ông Võ văn Thắm vốn là lý trưởng làng An Vĩnh đã xin triều đình cho lập đền thờ Võ Văn Khiết tại xóm Vĩnh Thành xã An Vĩnh. Ngôi đền thờ nằm trong khu đất của dòng họ Võ, dân gian quen gọi là miếu ông Thắm. Theo những người già trong tộc họ Võ thì đền thờ được xây dựng cuối triều Gia Long.
Di tích dinh Tam Tòa nằm ở thôn tây xã An Hải, di tích được xây dựng dưới thời Gia Long, cảnh quan rất đẹp, bên trong chính thờ là nữ thần Thủy Long (truyền thuyết là con Long Vương) cùng thờ với Bạch Mã Thái Giám và chư vị ngủ đức. Đây cũng là di tích tín ngưỡng quan trọng của người dân trên đảo Lý Sơn.
Di tích đền thờ cá ông Lăng Chánh nằm ở thôn Đông xã An Vĩnh, sát bờ biển. Di tích được xây dựng vào thời Minh Mạng, đây là di tích tín ngưỡng quan trọng của vạn chài Lý Sơn.
Người Việt có truyền thuyết xem cá ông là hóa thân của mảnh áo Cà Sa của phật bà Quan Âm. Phật bà Quan Âm xé áo Cà Sa thành muôn mảnh thả xuống biển hóa phép thành Cá ông, lấy bộ xương Voi ban cho để cá Ông có thân hình to lớn, lại ban phép thâu đường bơi lội thật mau để cứu những ngư dân lâm nạn. hiện nay nơi đây và nhiều lăng cá ông trên đảo Lý Sơn còn lưu giữ nhiều bộ xương cá ông rất lớn.
Di tích dinh bà Thiên Y-A-Na đây là loại kiến trúc nghệ thuật tôn giáo tín ngưỡng nằm ở thôn tây xã An Hải, có diện tích khoảng 150m. Mặt hướng về phía Nam và có lối kiến trúc hình chữ tam, chia làm 3 tòa: Tiền đường, chính diện và hậu cung, nơi đây còn lưu giữ những mảng chạm khắc gỗ rất đẹp và tinh tế, sống động.
Trong nội và ngoại thất di tích còn lưu giữ những bảng liễn, câu đối, các pho tượng bằng gỗ, đá là những tác phẩm có giá trị mỹ thuật cao. Di tích dinh bà Thiên Y-A-Na là bằng chứng của sự dung hòa văn hóa Việt – Chăm.
Giếng cổ Xó La còn gọi là giếng Vua ở Lý Sơn chỉ cách mé biển lúc thủy triều lên cao nhất khoảng 5 - 7m nhưng nước luôn ngọt, thanh mát và không bao giờ khô cạn.
Giếng cổ Xó La có tổng diện tích mặt bằng là 72,3m2, nền giếng có dạng hình chữ nhật với chiều dài 7,3m, chiều rộng 6,3m, diện tích 46m2. Giếng có chiều sâu (từ mặt đất xuống đáy giếng) 6,7m, thành giếng dày 20cm, cao 0,65m, được xây bằng đá ong, trát vữa xi măng. Lòng giếng hình tròn, đường kính 1,9m, được kè bằng đá cuội, đá phún xuất thạch, xen lẫn đá vôi. Đá ở đây được lựa chọn kỹ về kích cỡ và hình dạng, kè vào nhau khá công phu, vừa đẹp mắt, vừa rất chắc chắn, lại có khe hở vừa phải để nước mạch có thể thoát ra dễ dàng.
Hàng chục ngôi nhà cổ Lý Sơn có tuổi đời từ 150 - 200 năm trên đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi được giữ gìn qua nhiều thế hệ, đến nay vẫn vững vàng trước sóng gió biển khơi.
Đến đất đảo, được thả mình vào không gian nhà cổ, được nhìn ngắm, chứng kiến những hiện vật có niên đại hàng trăm năm do những "Hùng binh Hoàng Sa" đem về, "bảo tàng sống" ấy vô cùng độc đáo, mang nét đặc trưng không thể lẫn lộn các nơi khác.
Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam ra quyết định công nhận cây di sản Việt Nam đối với 2 cây đa sộp tại dinh Đụn, thôn Đông, xã An Vĩnh và một cây ở dinh Tam Hòa, thôn Tây, xã An Hải. Hai cây này có độ tuổi hơn 300 năm, là cây thứ 610 và 611 Cây di sản Việt Nam được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận trên cả nước.
Vào mỗi buổi sáng, tại cầu cảng Lý Sơn, những chiếc tàu cá cập bến mang theo từng mẻ cá, mực, tôm, cua,...tươi ngon. Chợ cá ở đảo Lý Sơn diễn ra trong khoảng 2 giờ đồng hồ và không ồn ào, tấp nập người mua, bán nhưng vẫn để lại cho du khách nhiều ấn tượng, bởi các loại hải sản ở đây luôn độc lạ và tươi ngon.
Lễ hội đua thuyền tứ linh đầu xuân trên đảo Lý Sơn tồn tại và duy trì hơn 300 năm qua. Đây là nét văn hóa truyền thống dân gian, mang đậm bản sắc của cư dân biển đảo Lý Sơn. Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa, Trường Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu mong quốc thái dân an, người an vật thịnh, ngư dân thuận buồm xuôi gió khi ra khơi khai thác hải sản...
Tiêu biểu có các hội đua thuyền truyền thống ở hai làng An Hải, An Vĩnh (Lý Sơn) và Tịnh Long (Sơn Tịnh) vào dịp tết Nguyên đán hàng năm.
Lễ hội đua thuyền Lý Sơn diễn ra từ ngày mùng 4 - 8/1 (âm lịch). Có lẽ đây là lễ hội lớn nhất của cư dân vùng biển ở Quảng Ngãi nói riêng và ở Nam Trung bộ nói chung, nếu xét ở các bình diện: quy mô tổ chức, thời gian tổ chức, tính liên tục và thành phần tham gia (có hàng vạn người tham gia trong suốt cả 4 ngày).
Lý Sơn có tất cả 8 thuyền đua mang tên 4 con vật trong tứ linh: Long, Ly, Quy, Phụng được trang trí chạm trổ hết sức công phu. Lễ hội đua thuyền Lý Sơn có 2 cấp độ: Hội đua thuyền của làng và hội đua thuyền của huyện.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là một lễ hội được nhân dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi duy trì hàng trăm năm nay. Thời gian đầu khi mới thành lập Đội Hoàng Sa, cứ hàng năm người của đảo Lý Sơn lại được tuyển mộ vào đội này làm binh, phu đi khai thác và bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Việc này gọi là "thế lính". Lễ khao lề thế lính là một lễ hội độc đáo với truyền thống uống nước nhớ nguồn nhằm ghi nhớ công ơn người xưa hay nhóm An Vĩnh thuộc hải đội Hoàng Sa đã ra đi tìm kiếm sản vật và cắm mốc biên giới hải phận mà không trở về.
Lễ hội được tổ chức tại Âm Linh Tự (một di tích được xếp hạng quốc gia) vào các ngày 18, 19, 20 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn không chỉ của huyện mà còn của cả tỉnh Quảng Ngãi. Với hình thức tổ chức rất công phu nhiều công đoạn, song đặc biệt hơn cả là hình thức thả thuyền giấy ra biển ngụ ý mãi duy trì việc ra biển như trước và có lẽ vì thế mà lễ hội có tên là khao lề thế lính. Vào những ngày này, ngoài việc tổ chức người địa phương còn thực hiện đắp và dọn các ngôi mộ của các chiến sĩ hải đội Hoàng Sa (dân nơi đây gọi là Mộ gió).
Lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa phục vụ công tác nghiên cứu văn hóa cộng đồng cư dân ven biển Việt Nam, du lịch mà còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống gìn giữ và bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của đất nước. Đó cũng là một cách để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Gỏi rong biển một trong những đặc sản của biển đảo Lý Sơn, nếu ai từng thưởng thức qua, hẳn khó mà quên hương vị đậm đà của món gỏi rong biển nơi đây. Những cọng rong biển thân tròn, rẻ nhánh như những cành san hô, xanh trong trộn lẫn giữa những cọng rau húng quế,bên trên, rắc khéo những hạt đậu phộng và ít hành phi dậy mùi kích thích khứu giác.
Cua huỳnh đế to bằng bàn tay xòe, mình khum tròn, nhìn giống con bọ khổng lồ hay có con hình dáng như loài rùa, đầu cua hơi chúi xuống, có màu đỏ hồng, mai hình vuông, càng và que ngắn, đầu cua dài và có nhiều râu Cua Huỳnh đế có những con ở vùng biển nước sâu nặng hơn 1 kg.
Cua huỳnh đế được tôn xưng là vua của các loài cua. Bởi cua huỳnh đế có bộ áo giáp dày và cứng, màu đỏ hồng như chiến bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân, càng to, cạnh sắc lém như dao. Trong lịch sử, loài cua huỳnh đế vốn là đặc sản tiến vua bởi thịt cua mềm, càng ăn càng ngon, thơm và bổ dưỡng.
Đảo Lý Sơn được mệnh danh là vương quốc tỏi, cây tỏi ngoài lấy củ còn được chế biến thành món gỏi hấp dẫn. Gỏi tỏi Lý Sơn được làm từ thân tỏi đực, tỏi nhổ lên chỉ lấy phần thân, bỏ lớp vỏ ngoài cùng, rửa sạch hấp cách thủy cho chín rồi trộn với các loại gia vị, rắc thêm ít đậu phộng là có món gỏi có hương cay nồng của tỏi ngon tuyệt.
Cá nục là loài cá khá quen thuộc, nhưng cá nục Lý Sơn lại có sắc thái và mùi vị rất riêng. Ở ngoài khơi vùng biển đảo Lý Sơn có một dòng hải lưu thường gom phấn hương và phù du từ thượng nguồn của nhiều con sông ở miền Trung đổ ra biển Đông để cung cấp nguồn thực phẩm rất dồi dào cho các loài hải sản.
Cá nục vùng biển Lý Sơn được hưởng lợi từ nhựng lợi ích trên. Nên cá ở đây múp máp, béo ngậy và …lành tính, là những gì mà con cá nục ở đây đã mang lại cho con người.
Ốc tượng Lý Sơn là món hải sản nổi tiếng nhất ở đây, được nhiều du khách ưa chuộng. Ốc tượng không phải dễ tìm, nói là ốc biển nhưng không phải biển nào cũng có. Đảo Lý Sơn có lẽ được xem là quê hương của loài ốc tượng. Loại ốc tượng to và ngon nhất phải chọn loại lớn cỡ bàn tay xòe, nặng khoảng nửa ký. Người dân đảo Lý Sơn có thể chế biến loại ốc này thành các món ăn đơn giản mà cực ngon.
Vẹm thuộc loài nhuyễn thể, có ở khắp gành đá san hô quanh đảo. Chúng sống trong lớp cát san hô có rong biển, hình bầu dục, lớn hơn ngón tay cái một chút. Người dân Lý Sơn thường bắt vẹm vào những ngày con nước chảy ròng mạnh từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch, khi đó xung quanh đảo gành đá lô nhô lên, việc bắt vẹm mới dễ hơn.
Vẹm Lý Sơn sau khi được bắt về, dùng dao nhỏ, mũi nhọn tách vẹm làm 2 nửa, nạy lấy ruột. Ruột vẹm lớn gần bằng đầu ngón tay út, có màu gạch rất tươi. Vẹm có vị ngọt, mằn mặn xen chút vị beo béo đặc trưng và chế biến được nhiều món ngon khác nhau như: xào, nấu cháo…
Gọi là ốc cừ vì ốc có miếng vảy che trước miệng tròn tròn giống chiếc cúc áo cứng như xà cừ, thịt ốc giòn và rất ngọt. Ốc cừ ở vùng biển Lý Sơn ngon hơn ốc ở các vùng biển khác. Ốc cừ được bắt từ biển, nơi nào có sóng lớn thì ốc càng ngon. Khi thủy triều rút xuống thấp, dạo mé bãi biển đã có thể bắt được ốc cừ, nhưng chỉ là ốc nhỏ. Muốn có ốc to phải ra biển thật sâu.
Ốc cừ Lý Sơn thường được người dân đảo chế biến bằng những hình thức dân dã như: nướng, luộc hay xào sả ớt nhưng vẫn rất ngon và độc đáo, giữ được hương vị của loại đặc sản vùng biển đảo Lý Sơn.
Cách nấu cháo nhum ở Lý Sơn khá đơn giản, theo đó sau khi mua về và rửa sơ qua nước lạnh cho sạch, dùng dao nhọn khéo léo để bổ, tách vỏ ra lấy phần thịt bên trong bỏ vào tô, chén. Sau khi tẩm ướp một ít gia vị, như: tiêu, hành...thì bỏ vào chảo và tao sơ với dầu ăn 1 - 2 phút thì bắc xuống, đổ vào nồi cháo đã nấu sẵn, rồi nêm nếm cho vừa và bày ra mâm thưởng thức.
Khác với các loại hải sản khác, cháo nhum có mùi vị vô cùng đặc biệt: thơm, ngọt, hơi béo nhưng không gây ngán… tất cả hòa quyện vào nhau, làm những ai thưởng thức cứ muốn ăn mãi không thôi.
Cua dẹt Lý Sơn cũng được coi là một đặc sản của Lý Sơn. Trước đây, du khách nào đến đảo Bé muốn ăn con cua dẹt không phải là chuyện dễ bởi không phải ngày nào cũng bắt được chúng. Chúng chỉ bò lên từ những hốc đá sâu sau những cơn mưa dông, nay có nhiều hộ dân đã nuôi được chúng, bạn đã có thể thoải mái thưởng thức chúng bất cứ lúc nào.
Những con cua trông khô cằn, hoang dã thế nhưng khi nướng lên mùi thơm ngào ngạt. Bóc lớp vỏ đen cháy, những múi thịt trắng ngần săn chắc lộ ra, chấm muối ớt ăn nghe dậy lên vị thơm ngọt đậm đà.
Cá tà ma là một loại cá sống ở biển, da có vảy màu nâu đen, thân dẹt, hình giống như con cá rô phi nước ngọt nhưng to hơn. Theo người dân ở đảo, sở dĩ loài cá này có tên tà ma là do chúng sống chủ yếu ở các gành rạn, rất lanh khôn, khó đánh bắt, nên dân gian gọi như vậy.
Thịt cá tà ma dai, chắc ngọt, mùi vị thơm lạ lùng, phần lườn là chỗ ngon nhất, nên ăn cá này ai cũng phải gắp ít lườn để thưởng thức vị béo rất riêng. Mùa đông người dân đảo thường nướng cá, mùa hè nắng nóng thì nấu canh hẹ, canh chua, lẩu, cháo.
Điều cốt yếu tạo nên miếng chả cá Lý Sơn này là cá tươi rói chưa qua ướp đá. Vì thế, chả cá Lý Sơn không phải sản xuất quanh năm mà chỉ những khi trời yên biển lặng, thuyền chở cá về thì chả mới ra lò. Nếu cá không tươi thì chả cá làm ra sẽ không có màu trắng hồng đẹp mắt, không thơm, không dai.
Điểm thứ hai quyết định đặc trưng của chả cá Lý Sơn là có thêm gia vị của tỏi Lý Sơn. Người làm chả cá ở Lý Sơn có một nguyên tắc: Chỉ dùng tỏi Lý Sơn làm gia vị để ướp chả. Được biết, cá tươi mà trộn với tỏi Lý Sơn mới chỉ vừa trộn xong chưa cần chiên, hấp đã dậy mùi thơm nức. Nếu dùng tỏi khác hương vị sẽ kém hẳn.
Món ăn không cầu kỳ, phức tạp là công thức của món gỏi sứa Lý Sơn ngọt mát này giống như người dân xứ đảo luôn mộc mạc vậy. Sứa vừa vớt về đem ngâm trong nước chuối chát xắt mỏng để sứa đỡ ra nước, sau trộn với rau thơm, xoài, khế… pha chế chén nước chấm bằng mắm ngon. Ngoài ra, người dân nơi đây còn phi hành với dầu ăn dậy mùi thơm, vàng rộm trộn đều nhau, rồi rưới nước mắm và nêm nếm món gỏi cho thật vừa khẩu vị, và rắc thêm đậu phộng.
Tuy là cây trồng truyền thống nhưng diện tích dưa trên đảo không nhiều như hành, tỏi và bắp. Trước đây cây dưa hấu trồng ra chỉ cung cấp cho người dân trên đảo, còn bây giờ dưa hấu Lý Sơn đã được nhiều người biết đến như một đặc sản của vùng đất này.
Nếu như dưa hấu trong đất liền được trồng rất công phu thì dưa ở Lý Sơn không cần lên luống, không cần phủ bạt, không phân bón, dưa được trồng phủ khắp mặt ruộng theo cách tự nhiên.
Dưa hấu Lý Sơn không to, quả lớn nhất cũng chỉ 3- 4kg. Tuy nhiên, hương vị của nó thì rất đặc biệt, ngọt, thanh và có mùi thơm rất riêng. Chính vì thế mà dưa hấu Lý Sơn trở thành một sản phẩm độc đáo, vừa ngon lại vừa lành.
Khi đến với Lý Sơn trong những tháng hè nóng bức mọi người đều tò mò tìm hiểu và nhiệt tình thưởng thức những chén xu xoa được người dân Lý Sơn bày bán khắp đất đảo.
Chén xu xoa thanh ngọt được người dân Lý Sơn chế biến từ loại rau có tên là rau đông. Khi mùa mưa đến rau đông mọc trên các gành đá vòng quanh huyện đảo và được người dân thu hoạch từ tháng giêng đến tháng 4 âm lịch hằng năm.
Xu xoa Lý Sơn chỉ ngon khi ăn kèm với nước đường được sên từ đường vàng hoặc đường muỗng và một ít gừng tươi đập nát sau khi đã được nướng vàng trên lửa.
Đảo Lý Sơn từ lâu nổi tiếng với nghề trồng tỏi. Tỏi Lý Sơn nức tiếng thơm ngon, mang hương vị đặc trưng của một vùng đất tiền tiêu của Tổ quốc.
Tỏi Lý Sơn do sự khác biệt về thổ nhưỡng và kinh nghiệm canh tác truyền thống (sỏi núi Thới Lới và cát biển được phủ lên mặt ruộng mỗi mùa canh tác mới) của người dân địa phương nên tỏi Lý Sơn có hương vị đặc biệt. Đặc trưng nhất là chúng có vị cay dịu chứ không cay nồng như tỏi khác.
Bánh ít lá gai là một thứ quà quê quen thuộc với nhiều người. Đây cũng là một trong những đặc sản gây thương nhớ cho du khách khi đến thăm Lý Sơn.
Đặc biệt, bánh ít lá gai Lý Sơn người dân quết bánh bằng tay, chứ không quết máy như nơi khác. Quết bánh ít thủ công bằng tay tuy vất vả và lâu hơn nhưng bù lại là sẽ sẽ làm cho cái bánh được mềm dẻo hơn và khi ăn sẽ ngon hơn.
Chính sự công phu và tỉ mỉ trong từng công đoạn nên bánh ít lá gai Lý Sơn có hương vị thơm ngon đặc trưng, khác với bánh ít lá gai ở những nơi khác. Bánh ít Lý Sơn có độ dẻo vừa, khi ăn sẽ cảm nhận được vị tinh khiết của lá gai trên đất đảo, vị thơm của gạo nếp, vị ngọt của đường, vị béo của dừa, vị bùi của đậu hòa quyện trong chiếc bánh.
Cá bò khô Lý Sơn là loại cá khô mà người dân Lý Sơn có thể ăn quanh năm suốt tháng. Đây cũng là đặc sản nổi tiếng của hòn đảo xinh đẹp này.
Cá bò sau khi được đánh bắt về sẽ lựa ra những con to và đẹp. Cá tươi lột da rồi lấy phần thịt trắng trong, tẩm gia vị phơi khô, đem ép cán ra thành từng bánh có hình tròn rồi cho vào bao bì. Đây là món khoái khẩu của nhiều gia đình, hay dùng cho bữa tiệc liên hoan.
Mắm Nhum Lý Sơn sẽ trở thành thứ nước chấm ngon tuyệt khi ăn với món thịt heo ba chỉ thái lát mỏng quấn rau sống. Ăn với bún tươi thêm vào một chút ớt kim, củ tỏi. Gắp rau sống, thịt heo cuốn với bánh tráng, cầm miếng bánh tráng cuộn chấm vào thứ mắm sền sệt màu đỏ, sóng sánh ánh vàng của cái béo từ trong nhum tiết ra, ngon đến kì lạ.
Là loại cây ăn quả hiếm hoi thích nghi với thời tiết khắc nghiệt của đảo, nên cam đường Lý Sơn được người dân đảo Bé Lý Sơn trân quý, nâng niu. Kết trái vào mùa hè, đến đầu đông thì cho thu hoạch. Cây cam mọc khá thấp, nhưng vì cành nhánh có nhiều gai, nên người thu hoạch cam đường đòi hỏi phải khéo léo, để không bị gai đâm vào tay chân.
Loài quả này nhỏ hơn chanh thông thường, mỗi quả có từ 4 đến 6 hạt, khi chín vỏ chuyển sang màu vàng nhạt, ăn có vị ngọt và thơm.
Mong là với cẩm nang bỏ túi này sẽ giúp ít cho các bạn có kinh nghiệm trong chuyến đi du lịch Lý Sơn tự túc thật vui và ý nghĩ.