Tổng hợp các chương trình Tour Đà Nẵng trọn gói và Tour Đà Nẵng trong ngày đa dạng, chất lượng hàng đầu được cung cấp và đảm bảo bởi Hitour cùng hệ thống đối tác du lịch trên toàn quốc.
Du Lich Đà Nẵng không chỉ là thiên đường cho các tín đồ đam mê du lịch thích khám phá, trải nghiệm mà còn là nơi nghỉ dưỡng đẳng cấp và sang chảnh bậc nhất. Mỗi năm, hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước đi tour du lịch Đà Nẵng cũng bởi vì vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ, cảnh sắc tuyệt vời nơi được mệnh danh là Thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Chính vì vẻ đẹp đó đã khiến Đà Nẵng trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.
Hitour sẽ là người bạn đồng hành cho chuyến du lịch của bạn với các chương trình Tour du lịch Đà Nẵng đa dạng, lịch trình linh động - hấp dẫn, thực đơn ăn uống phong phú - đảm bảo, giá cả ưu đãi và nhiều khuyến mãi chỉ có trong Tour Đà Nẵng trọn gói, Tour Đà Nẵng trong ngày để phục vụ khách du lịch trên toàn quốc và thế giới. Quý khách có thể thảm khảo Tour chi tiết và đặt tour trực tuyến trên hệ thống của Hitour, hoặc nếu cần hỗ trợ hay còn bất kì thắc mắc nào Quý khách có thể liên hệ hotline 08.6868.4868 để được nhân viên tư vấn.
Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, là thành phố trung tâm và lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; là đô thị biển và đầu mối giao thông rất quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là "Thành phố đáng sống nhất Việt Nam".
Thời gian đẹp nhất để đi tour du lịch Đà Nẵng là từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm, lúc này mùa khô, trời ít mưa, khí hậu dễ chịu.
Hiện tại có nhiều hãng hàng không lớn tại Việt Nam đang khai thác, mở bán vé máy bay đi Đà Nẵng với nhiều chuyến bay trong ngày nhằm phụ vụ khách du lịch trong và ngoài nước như hãng: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Pacific Airlines, Vietravel Airlines
Nếu không muốn phải nghĩ ngợi nhiều về hành trình đi đường nào thì bạn có thể chọn đi xe khách. Các chuyến xe từ bến xe Mỹ Đình(Hà Nội), bến xe Miền Đông(Tp Hồ Chí Minh) đi Đà Nẵng thường xuất phát chuyến đầu tiên vào 11h30 sáng, chuyến cuối vào 18h30 tối. Hành trình này cũng mất khoảng 17 – 19 tiếng. Các chuyến xe sẽ cách nhau từ 4 – 5 tiếng tùy hãng xe, xuống tại bến xe trung tâm Thành phố Đà Nẵng.
Bãi biển Mỹ Khê là một bãi biển ở Đà Nẵng, Việt Nam có chiều dài 900m, thuộc vào loại nhộn nhịp nhất trong số các bãi tắm của Đà Nẵng. Tạp chí kinh tế Mỹ Forbes đã bình chọn bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh vào năm 2005. Nhìn từ trên cao, biển Mỹ Khê hút hồn du khách bởi một màu xanh trải dài tới tận chân trời. Đặc biệt, khi hoàng hôn buông xuống, nơi đây khoác lên mình một tấm áo mới mang màu sắc trầm lặng, tĩnh mịch hơn, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.
Mỹ Khê bao gồm 3 khu bãi tắm chính:
Sơn Trà là tên một bán đảo và một ngọn núi thuộc quận Sơn Trà (tên quận được đặt theo tên bán đảo), thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Bán đảo Sơn Trà nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng chừng 10km về hướng Ðông Bắc. Sơn Trà có diện tích 60km2, chiều dài 13km, chiều rộng 5km, nơi hẹp nhất 2km. Bán đảo Sơn Trà cùng với đèo Hải Vân bao bọc thành phố Đà Nẵng và vịnh Đà Nẵng.
Bán đảo Sơn Trà ngày nay vẫn còn hoang sơ và có hàng loạt bãi tắm đẹp, những khu du lịch nổi tiếng như: Chùa Linh Ứng Bãi Bụt Sơn Trà, Bãi Bụt - Vịnh Bụt Sơn Trà, Bãi Rạng Sơn Trà, Đỉnh Bàn Cờ Sơn Trà, Hải đăng Sơn Trà, Trạm radar Sơn Trà, Bãi Bắc Sơn Trà, Ghềnh Bàng Sơn Trà, Khu du lịch Bãi Cát Vàng.
Cầu Sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Cầu được khởi công ngày 2 - 9 - 1998, khánh thành ngày 29 - 3 - 2000. Đây là cây cầu xoay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay.
Cầu là vạch nối liền hai trục đường chính của Đà Nẵng là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông. Cầu có chiều dài 487,7m, rộng 12,9m, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33m, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và 2 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7m, kết cấu dầm và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép. Hằng ngày, vào khoảng 01:00, phần giữa của cây cầu quay 90o quanh trục và nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông Hàn để mở đường cho tàu lớn đi qua. Khoảng 04:00 cầu sẽ quay trở lại như cũ.
Cầu Rồng Đà Nẵng là cây cầu thứ 7 và là cây cầu mới nhất bắc qua sông Hàn. Vì cây cầu có hình dáng giống một con rồng nên được gọi là Cầu Rồng.
Cầu Rồng dài 666m và rộng 37,5m với 6 làn xe chạy. Nó được khởi công xây dựng vào ngày 19 - 07 - 2007 và chính thức thông xe ngày 29 - 3 - 2013, kinh phí xây cầu gần 1,5 nghìn tỷ đồng. Cầu được thiết kế bởi Ammann & Whitney Consulting Engineers với tập đoàn Louis Berger. Việc xây dựng được thực hiện Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1.
Cây cầu hiện đại này bắc qua sông Hàn tại bùng binh Lê Đình Dương - Bạch Đằng, tạo con đường ngắn nhất từ sân bay quốc tế Đà Nẵng tới các đường chính trong thành phố Đà Nẵng, và một tuyến đường trực tiếp đến bãi biển Mỹ Khê và bãi biển Non Nước ở rìa phía đông của thành phố. Cầu được thiết kế và xây dựng với hình dạng của một con rồng có khả năng phun lửa và phun nước như thật. Hiện tại, thời gian phun lửa và phun nước bắt đầu vào lúc 21:00 các ngày thứ bảy, Chủ nhật hàng tuần và các ngày lễ lớn.
Cầu Trần Thị Lý Đà Nẵng hiện nay là cây cầu xây dựng hoàn toàn mới tại vị trí của cầu Trần Thị Lý (cũ). Cầu Trần Thị Lý (cũ) đã bị tháo dỡ năm 2003. Trước đây cầu Trần Thị Lý (cũ) là cây cầu đầu tiên bắt qua sông Hàn của Đà Nẵng.
Cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng bắc qua 2 bờ sông Hàn đổ ra Vịnh Đà Nẵng, nối đường Nguyễn Tất Thành với cầu Mân Quang, giữa 2 Quận Hải Châu và Sơn Trà thuộc thành phố Đà Nẵng.
Cầu Thuận Phước sừng sững nơi đầu biển cuối sông lại quyến rũ người dân bởi vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và nổi bật với những ánh đèn lung linh giữa vùng sông nước bao la.
Vòng đu quay khổng lồ cao 125m, lớn thứ 4 thế giới, với tên gọi Vòng quay mặt trời (Sun Wheel) thuộc khu công viên văn hoá và vui chơi giải trí Công viên Châu Á (Asia Park), đã chính thức khai trương tại Đà Nẵng.
Vòng quay Mặt Trời đang trở thành một địa điểm thu hút người dân Đà Nẵng cũng như du khách du lịch. Vòng quay có thời gian là 15 phút bao gồm 64 cabin (6 người/cabin) có thể chứa tối đa 384 khách. Từ vòng quay này, du khách có thể thu vào tầm mắt một Đà Nẵng lung linh về đêm hay huyền ảo dưới ánh hoàng hôn.
Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là tên của một danh thắng gồm 5 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2 km2. Ngũ Hành Sơn gồm các ngọn núi: Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Thổ Sơn, Kim Sơn và Hỏa Sơn (có hai ngọn là Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn), nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8km về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng - Đà Nẵng; nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Ngày 22 - 3 - 1990, khu danh thắng này đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.
Bà Nà là khu du lich toạ lạc 1 khu vực thuộc về dãy núi Trường Sơn nằm ở xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, cách Đà Nẵng 25km về phía Tây Nam. Trung tâm du lịch của Bà Nà nằm trên đỉnh Núi Chúa có độ cao 1489m so với mực nước biển.
Được khám phá từ hàng thế kỷ trước, Bà Nà Hills nằm ở dải đất Miền Trung với khí hậu mát mẻ quanh năm. Chỉ hơn 10 năm trở lại đây, Bà Nà Hills mới được nhiều người biết đến với tổ hợp các công trình du lịch, qua đó đạt danh hiệu "Khu du lịch hàng đầu Việt Nam" 4 năm liên tiếp từ năm 2014 – 2017 như: Bản đồ khu du lịch Bà Nà Hills, Cầu Vàng Đà Nẵng, Vườn hoa Le Jardin D’Amour, Chùa Linh Ứng Bà Nà, Làng Pháp Bà Nà Hill, Fantasy Park, Tàu Hỏa Leo Núi, Bảo Tàng Tượng Sáp, Shop Hoa Fleuriste, Xe Trượt Ống Bà Nà Hill, Những lễ hội trên Bà Nà Hills,...
Khi đi cáp treo Bà Nà Đà Nẵng, du khách sẽ có dịp khám phá toàn cảnh Bà Nà từ trên cao và ngắm hình ảnh trên các cabin, mỗi hình ảnh mang một đặc điểm riêng của Bà Nà – Núi Chúa. Dưới chân núi Bà Nà là dòng suối Mơ Đà Nẵng thu hút du khách đến nghỉ ngơi vào mùa hè nóng bức. Cũng ở đây thác Tóc Tiên cao 9 tầng, đứng từ dưới chân thác trông lên như một mái tóc của nàng tiên bồng bềnh hư ảo. Thiên nhiên hoang sơ ở Bà Nà rất hấp dẫn và quyến rũ.
Khu du lịch suối Mơ Đà Nẵng đã được tập trung xây dựng lại thành khu nghỉ dưỡng và du lịch cao cấp, có tính cạnh tranh cao trong khu vực, đặc biệt đầu tư vào hệ thống cáp treo, khu lưu trú, khu vui chơi giải trí....
Khác với Bà Nà đã thành khu du lịch nhộn nhịp, bao quanh bốn bề Ba Đờ Phọt vẫn là cây và đá, giữ được vẻ hoang sơ của thiên nhiên. Cách trung tâm Đà Nẵng 50km, đỉnh thác Ba Đờ Phọt nằm trên dải núi Chúa.
Với độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, nơi đây quanh năm mát mẻ với hệ động thực vật phong phú. Đặc biệt là những thác nước hùng vĩ nối tiếp nhau và nhiều hang đá do mẹ thiên nhiên tạo thành.
Giếng trời Đà Nẵng nằm giữa khu rừng của xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang Đà Nẵng. Do ở sâu trong núi lại ít người biết đến nên Giếng Trời vẫn còn nguyên vẻ hoang sơ của thiên nhiên. Đường đến giếng trời có thể nói là một thử thách lớn đối với dân phượt. Để đến được Giếng Trời, thì bạn cần kết hợp cả xe máy và đi bộ từ con dốc gần khu du lịch Bà Nà.
Giếng Trời được bao quanh bởi đá với đá, dù giữa hè nóng bức, nước ở đây vẫn mát lạnh đến tê người. Suối ở đây khá rộng và sâu, tuy nhiên vẫn có nhiều nông dành cho những ai không biết bơi, chỉ muốn ngâm mình trong dòng nước. Dù đường đi vất vả nhưng những ai đã tới được Giếng Trời mới thấy được cái thú vị nhất không phải là chinh phục quãng đường dốc núi gian nan mà chính là vẻ nguyên sơ, hoang dã của khu rừng nằm ở phía Tây thành phố Đà Nẵng.
Đèo Hải Vân còn có tên là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), cao 500m (so với mực nước biển), dài 20km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa ranh giới tỉnh Thừa Thiên - Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam), Việt Nam.
Ngày nay, trên đỉnh đèo Hải Vân vẫn còn dấu vết của một cửa ải. Cửa ải này được gọi là Hải Vân Quan, xây từ đời Trần và được trùng tu vào thời Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7, 1826). Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ "Hải Vân Quan", cửa trông xuống Quảng Nam đề "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Lạc khoản một bên góc bảng còn ghi thêm "Minh Mệnh thất niên cát nhật tạo", tức là làm vào ngày tốt năm Minh Mệnh thứ 7 (1826). Danh hiệu này tương truyền do vua Lê Thánh Tông phong tặng khi nhà vua dừng quân ở đây vào năm Canh Thìn (1470).
Để hiểu tường tận quá trình hình thành, đấu tranh, xây dựng và phát triển của thành phố Đà Nẵng, không địa điểm nào thích hợp hơn Bảo tàng Đà Nẵng. Tọa lạc tại địa chỉ 24 Trần Phú, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây, Bảo tàng Đà Nẵng là điểm đến thu hút nhiều đối tượng tham quan, từ người dân thành phố, khách du lịch, đến các em học sinh, sinh viên đến tham quan, tìm hiểu, học tập về lịch sử thành phố Đà Nẵng.
Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam, trực thuộc Bảo tàng ở Đà Nẵng. Đây là bảo tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ từ Hà Tĩnh tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. Tọa lạc tại ngã gần ngã ba 2 tuyến phố đẹp nhất thành phố Đà Nẵng ở số 2, đường 2 - 9, quận Hải Châu, Đà Nẵng, ngay ngã ba giao lộ Trưng Nữ Vương, Bạch Đằng và 2 - 9, đối diện với Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng, Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng có tổng diện tích 6.673 m2, trong đó phần diện tích trưng bày là 2.000 m2.
Toạ lạc trong khuôn viên chùa Quán Thế Âm số 48 Sư Vạn Hạnh, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng Bảo tàng Văn hoá Phật giáo đầu tiên của Việt Nam vừa chính thức mở cửa đón khách đến thăm quan và chiêm ngưỡng bộ sưu tập bảo vật quý giá do 3 đời sư trù trì chùa Quán Thế Âm sưu tập trong 40 năm qua. Bảo tàng có khoảng 500 hiện vật làm từ nhiều chất liệu khác nhau, có niên đại lâu đời và rất quý hiếm. Đây là những hiện vật, cổ vật, bảo vật...rất có giá trị về mặt văn hoá, phản ánh đời sống văn hoá Phật giáo đối với xã hội Việt Nam và khu vực qua các thời kỳ.
Một điểm xem chơi cực mới, cực lạ đang thu hút đông đảo giới trẻ và du khách ở Đà Nẵng là Nhà úp ngược (Upside down house). Ngôi nhà mới chính thức được trình làng vào ngày 01 - 01 - 2018 và đã đón tiếp hàng trăm lượt khách tới "sống ảo". Với kiến trúc độc đáo, phá vỡ trọng lực nên căn nhà đã đảo lộn, du khách sẽ không biết đâu là nóc nhà đâu là sàn nhà. Ngôi nhà úp ngược này tòa lạc tại 44 Hồ Xuân Hương, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng.
Bảo tàng tranh 3D tạo lạc tại Trần Nhân Tông, Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng là nơi trưng bày các tác phẩm tranh nghệ thuật, được vẽ theo thể loại 3D, hay còn gọi là nghệ thuật đánh lừa thị giác. Đây không chỉ là một địa điểm "sống ảo", hay một phòng tranh 3D thông thường, mà là một bảo tàng lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Với diện tích 4000m2, 130 tác phẩm được vẽ miệt mài suốt 4 tháng bởi 20 họa sĩ gạo cội tới từ Hàn Quốc. Những con số đã nói lên quy mô hoành tráng Bảo tàng tranh 3D Đà Nẵng – bảo tàng tranh 3D lớn nhất Việt Nam.
Chợ Cồn Đà Nẵng nằm ở trung tâm thành phố, có một mặt hướng về đường Hùng Vương, một mặt hướng về đường Ông Ích Khiêm, được khởi công xây dựng từ tháng 12 - 1984, với 3 tầng có tổng diện tích 14.000 m2 , và được đặt tên chính thức là Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng. Dù vậy, người dân thành phố vẫn quen gọi là chợ Cồn. Cái tên "chợ Cồn" có từ thập niên 40 của thế kỷ trước, do chợ nằm trên một cồn đất cao giữa lòng thành phố nên người dân địa phương quen miệng gọi thành tên.
Chợ Cồn có khoảng hơn 2.000 hộ kinh doanh với đủ các mặt hàng phong phú và đa dạng, mỗi ngày lượng người ra vào chợ mua sắm khoảng hơn 11.000 lượt. Đến du lịch Đà Nẵng, ngoài chợ Hàn, du khách có thể đến chợ Cồn để mua sắm những đặc sản của Đà Nẵng cũng như của miền Trung với giá cả phù hợp.
Làng Vân Đà Nẵng là một ngôi làng nhỏ nằm nép dưới chân đèo Hải Vân, biệt lập với thành phố Đà Nẵng. Trước đây, Làng Vân là nơi trú ngụ của một bộ phận người bị bệnh phong nên còn được gọi là Làng cùi - Làng phong. Sau khi bệnh phong có thuốc chữa, dân làng trở về hòa nhập với cộng đồng. Đồng thời, Làng Vân trở thành một địa diểm du lịch kích thích ham muốn khám phá của nhiều người.
Làng Vân Đà Nẵng có vẻ đẹp hoang sơ lôi cuốn dù đã có dấu tích con người sinh sống ở đây. Chính sự hòa hợp giữa phong cảnh hoang sơ và dấu tích những căn nhà hoang tàn đã làm nên vẻ đẹp rất riêng. Để đên được Làng Vân người ta đi theo hai cách: đi bộ và đi thuyền. Từ Đà Nẵng các bạn đi theo hướng đèo Hải Vân khoảng 2 -3 km sẽ thấy một nhà dân bên phải thì vào gửi xe rồi hỏi đường xuống làng. Trên Google Maps bạn có thể nhìn thấy Làng Vân nằm sát biển của Vịnh Nam Chơn.
Nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, còn gọi là Nhà thờ Con Gà) là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam, tọa lạc tại 156 đường Trần Phú, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Đây là nhà thờ duy nhất được xây dựng tại Đà Nẵng thời Pháp thuộc. Nhà thờ này được khởi công từ 2 - 1923 trên khoảng đất trống đường Rue du Musée (nay là đường Trần Phú) do linh mục Vallet thiết kế và chủ công xây dựng. Nhà thờ chính tòa Đà Nẵng cũng là một trong những công trình được xây dựng trong thời gian rất ngắn, đến ngày 10 - 3 - 1924 đã làm lễ cung hiến và khánh thành.
Nhà thờ mang phong cách kiến trúc Gothic với những đường nét cao vút, những vòm cửa quả trám. Bên trong nhà thờ có các tranh ảnh và thánh tượng minh họa theo sự kiện trong Kinh Thánh theo mô-típ các nhà thờ phương Tây. Trên nóc nhà thờ, ở vị trí cột thu lôi có tượng một con gà màu xám làm bằng hợp kim dùng làm vật xác định hướng gió. Vì vậy mà nhà thờ này còn có tên là Nhà thờ Con Gà.
Nam Ô là một ngôi làng cổ, cửa ô phía Nam của nước Đại Việt xưa, hình thành cách ngày nay hàng trăm năm, nằm bên vịnh Đà Nẵng, dưới chân đèo Hải Vân, bên lề đường thiên lý thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng; là một làng nghề truyền thống khai thác, đánh bắt thủy hải sản, làm nước mắm và làm pháo.
Làng Nam Ô Đà Nẵng nằm ở ven biển phía Tây Bắc vịnh Đà Nẵng, khu vực Nam Ô có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch; được bao bọc bởi núi, sông, biển, cây cối xanh tươi, khí hậu mát mẻ, nơi đây không chỉ hấp dẫn khách du lịch mà còn là điểm đến thú vị đối với người dân thành phố Đà Nẵng.
Khu du lịch Hòa Phú Thành nằm tại Km20, quốc lộ 14G, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Đây là một tổ hợp du lịch gồm có dịch vụ nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng và các trò chơi thể thao mạo hiểm. Ngay khi bước chân vào đây, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi không gian thiên nhiên hoang sơ, thu hút khi có cả những dòng sông, suối và đồi núi xanh mướt bao quanh. Đặc biệt, tại đây còn có các khu nhà nghỉ được xây dựng theo kiểu nhà sàn, nhà truyền thống của người Cơ Tu. Ngoài ra, ở đây còn có dịch vụ cho thuê lều, chòi hoặc tổ chức picnic,...phù hợp với nhu cầu cùa từng người, từng nhóm khác nhau.
Nhắc đến Núi Thần Tài là nhắc đến khí hậu quanh năm mát mẻ, bao quanh bởi rừng núi bạt ngàn. Càng không thể không nhắc đến nguồn suối khoáng nóng tự nhiên đặc trưng, bên cạnh đó còn có rất nhiều các hoạt động vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng đẳng cấp như: Tắm suối khoáng nóng, Vui chơi thả ga tại công viên nước, Công viên khủng long Jura Park, Đến đền Thần Tài cầu lộc, Khách sạn Ebisu Onsen Resort, Xem phim miễn phí 9D – 12D, Tắm bùn khoáng, Tắm Onsen Nhật Bản, Nhà hàng Rồng Đỏ, Trường Thọ Trứng, Đấu trường bùn, Dòng sông Lười,...
Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài tọa lạc tại QL14G, Hoà Phú, Hòa Vang, Đà Nẵng được thiết kế xây dựng với vật liệu gần gũi với thiên nhiên. Những bồn tắm được làm hoàn toàn bằng những khối đá tự nhiên do những nghệ nhân làng đá Non Nước dày công cắt gọt, tạo thành. Lần đầu tiên tại Việt Nam, có những sản phẩm tắm khoáng cùng với trà, rượu, cà phê, sữa, bùn và đặc biệt là tắm khoáng nóng theo văn hóa Nhật Bản mà thường được gọi là tắm ONSEN.
Khu du lịch sinh thái Suối Lương nằm ở phía Nam hầm đèo Hải Vân thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 15km về hướng Tây Bắc. Suối Lương Đà Nẵng được xem là một trong những điểm vui chơi, picnic thú vị nhất Đà Nẵng mà các bạn không nên bỏ qua trong mùa hè này.
Đây cũng là một không gian lý tưởng để cắm trại , chơi trò chơi dân gian và leo núi. Ngoài ra, cũng có những nhà nghỉ nhỏ ven suối, biệt thự trên đồi, quán bar, quán cà phê.
Suối Hoa Đà Nẵng nằm cạnh tỉnh lộ 604 liên thông từ Đà Nẵng đi đường Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 30km về phía Tây. Là một khu du lịch sinh thái ngự tại xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho một khung cảnh thiên nhiên thật đẹp với đồi núi mát mẻ, dễ chịu và có suối nước mát cùng với đồng hoa thơm ngát. Chính những yếu tố tự nhiên đó đã biến nơi đây trở thành một địa điểm nghỉ dưỡng và vui chơi đã và đang được nhiều người quan tâm.
Khu du lịch tắm khoáng nóng Phước Nhơn nằm tại thôn Phước Sơn, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang với diện tích khoảng 24.000m2, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 25km về phía Tây Nam theo Quốc lộ 14B.
Khu du lịch Phước Nhơn Đà Nẵng, nguồn suối khoáng nóng vô tận được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Đà Nẵng, càng góp thêm vẻ xinh đẹp thành phố. Điểm nhấn quan trọng nhất của khu suối khoáng là cung cấp các dịch vụ tắm khoáng.
Khu du lịch sinh thái Ngầm Đôi tọa lạc tại thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Ngầm Đôi là một điểm dừng chân hấp dẫn du khách trong những ngày hè oi ả.
Khu sinh thái này có vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng mà kỳ thú được tạo nên bởi một quần thể thiên nhiên hài hòa với nhiều thác nước đẹp và thơ mộng như Thác Trinh Nữ, Thác Thủy Tiên, Thác Bạch Lan. Ngoài ra, du khách có thể tham gia các tour leo núi mạo hiểm, khám phá rừng nguyên sinh hay chinh phục độ cao tại Ngầm Đôi.
Cách trung tâm thành phố gần 30km về phía tây, Làng văn hóa Cơ Tu Toom Sara nằm nép mình giữa núi rừng xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang) hứa hẹn là điểm tham quan mới của người dân và du khách.
Toom Sara là tên vùng đất lâu đời của người dân tộc Cơ tu ở Hòa Phú. Trong tiếng Cơ tu, "Toom" có nghĩa là suối còn "sara" là tên một loại hoa. Nơi đây được UBND xã Hòa Phú và các cá nhân tâm huyết với văn hóa Cơ tu tạo điều kiện để phát triển thành điểm du lịch hấp dẫn du khách.
Toom Sara được các nghệ nhân người Cơ tu ở địa phương phục dựng đúng theo mô hình một ngôi làng Cơ tu truyền thống, với 1 nhà Gươl và nhiều nhà Moong xung quanh.
Tuý Loan là một làng cổ nằm cạnh bờ sông Tuý chảy ra sông Hàn, thuộc xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 15km về hướng Tây. Theo phong tục của người dân Túy Loan cứ mỗi dịp lễ Tết nhất là những ngày giỗ kỵ bánh tráng là món ăn không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên. Nhưng bánh tráng Túy Loan ngày nay không chỉ là món ăn quen thuộc của làng quê mà nó còn theo chân du khách bạn bè bốn phương và trở thành một thứ đặc sản của Đà Nẵng.
Làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía Tây Nam, nằm giữa một vùng đồng bằng do phù sa sông Cẩm Lệ bồi tạo nên. Chẳng những người quanh vùng mà cả người ở xa tận Huế, Đông Hà ngoài Quảng Trị cũng biết cái tên của làng quê nhỏ bé này Làng Cẩm Nê. Bởi làng có nghề dệt chiếu truyền thống và nổi tiếng từ nhiều đời nay.
Làng nghề nước mắm Nam Ô được hình thành đầu thế kỷ XX. Nam Ô là làng đánh cá nhỏ nằm ở cửa sông Cu Đê, dưới chân đèo Hải Vân, nay thuộc phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Hiện nay, Hội làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô đã được thành lập và được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận và cấp Giấy chứng nhận nhãn mác tập thể cho Hội làng nghề
Làng đá Non Nước nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn là làng nghề truyền thống nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng với các sản phẩm đá mỹ nghệ. Theo phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, làng đá Non Nước trước đây có tên Quán Khái Đông Giáp và Quán Khái Tây Giáp, được hình thành từ thế kỷ 18. Người đầu tiên lập làng và khai sinh ra nghề đá là cụ Huỳnh Bá Quát ở Thanh Hóa. Theo dòng thời gian, đã có không ít làng nghề truyền thống dần mai một, thế nhưng làng đá mỹ nghệ Non Nước vẫn nguyên vẹn một sức sống mãnh liệt với thời gian và không ngừng phát triển cho đến ngày nay.
Chợ đêm Helio nằm trên đường 2/9, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng, chợ đêm Helio là "chợ địa phương lớn nhất Đà Nẵng" với hơn 150 gian hàng ẩm thực đa dạng, phố hải sản nhộn nhịp, không gian bia nướng sôi động. Chợ có thời gian hoạt động từ 17:00 đến 22:30 mỗi ngày. Chợ chia làm 3 phân khu chính là: Khu ẩm thực với hàng trăm món ngon đa dạng, khu phụ kiện hàng trăm gian hàng nhộn nhịp và phân khu Lễ hội sôi động với chủ đề theo mỗi tháng. Chợ đêm Helio ra đời là một sản phẩm du lịch về đêm hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế khi đến Đà Nẵng.
Chợ đêm Sơn Trà Đà Nẵng được xây dựng tại tuyến đường Mai Hắc Đế - Lý Nam Đế dưới khu vực cầu Rồng, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Chợ đêm Sơn Trà Đà Nẵng có quy mô gần 200 gian hàng, với cách bài trí gồm: khu ẩm thực, khu hàng lưu niệm, mỹ nghệ, thời trang, trang sức, đồ lưu niệm. Thời gian hoạt động từ 18:00 đến 24:00 giờ hằng đêm.
Chợ đêm Lê Duẩn nằm ngay khu trung tâm của thành phố Đà Nẵng nên rất thuận tiện cho việc mua sắm. Chợ đêm Lê Duẩn Đà Nẵng tạo lạc tại 144 Lê Duẩn, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Chợ đêm Lê Duẩn họp trong khoảng thời gian từ 19:00 - 23:00 giờ, đây hoàn toàn là một chợ tự phát. Chợ Lê Duẩn rất đỗi bình dị, mộc mạc nằm chen giữa những cửa hàng thời trang sang trọng. Tuy vậy, nó vẫn thu hút được một lượng lớn khách mua hàng, đặc biệt là giới trẻ Đà Thành.
Chợ đêm Hòa Khánh tọa lạc tại khu đô thị Đa Phước, Phường Hòa Khánh Bắc, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng. Chợ đêm Hòa Khánh Đà Nẵng có hơn 100 cửa hàng với đầy đủ các mặt hàng, nhiều nhất vẫn là quần áo, mĩ phẩm. Đặc biệt, chợ này giá rất phải chăng, kể cả các mặt hàng trang sức, phụ kiện.
Phố ẩm thực Phạm Hồng Thái tọa lạc tại Phạm Hồng Thái, Hải Châu 1, Hải Châu, Đà Nẵng. Ai đã từng đi qua con đường Phạm Hồng Thái, chắc hẳn sẽ khó cưỡng lại việc dừng chân thưởng thức một món ăn bất kỳ trên tuyến phố ẩm thực này. Con đường tuy nhỏ, ấy vậy mà đêm nào cũng chật ních người ăn uống, qua lại.
Du thuyền trên sông Hàn là một trong những dịch vụ du lịch vô cùng nổi tiếng của thành phố biển Đà Nẵng. Với hoạt động này du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác chiêm ngưỡng bức tranh toàn cảnh sông Hàn thơ mộng và lung linh về đêm khi lênh đênh trên mặt nước. Du thuyền sông Hàn Đà Nẵng thường được tổ chức hằng đêm với nhiều chuyến thuộc nhiều đơn vị khác nhau. Du thuyền cũng có nhiều giờ xuất phát bao gồm: 18:10; 19:10; 20:10; 21:10. Riêng ngày chủ nhật các du thuyền sẽ xuất phát đúng 20:00.
Sky 36 Bar Đà Nẵng nằm trên 3 tầng cao nhất (tầng 35 - 37) của Novotel Premier Da Nang Hai River, cách Sân bay Quốc tế Đà Nẵng chỉ 15 phút di chuyển. Sky 36 Bar được biết đến là địa điểm giải trí về đêm sang trọng và hấp dẫn nhất đang chờ đón bạn tại Đà Nẵng. Nếu muốn tìm một điểm giải trí đẳng cấp, trang nhã và tinh tế, Sky36 được thiết kế dành riêng cho bạn. Với tổng diện tích gần 2.000m2, Sky36 Đà Nẵng có sức chứa lên đến 600 khách, với nội thất được đầu tư sang trọng, hệ thống âm thanh ánh sáng hiện đại, quầy bar ngoài trời, giường sofa trang nhã và phòng chờ VIP riêng. Một không gian ngoài trời mang đến cho thực khách những khoảnh khắc đáng nhớ tại Sky36 bằng cách ngắm nhìn toàn bộ thành phố Đà Nẵng với những cây cầu nổi tiếng dọc sông Hàn.
Công viên châu Á (Asia Park) Đà Nẵng tọa lạc tại số 01, Phan Đăng Lưu, Hải Châu, Đà Nẵng. Là công viên chủ đề hoành tráng và hấp dẫn giống như những chuyến du ngoạn kỳ thú vòng quanh thế giới cùng hàng trăm trò chơi và các công trình mô phỏng kiến trúc ấn tượng. Tại đây du khách sẽ được khám phá Sun Wheel – Top 10 vòng quanh lớn nhất thế giới, Golden Sky Tower – Tháp rơi tự do cao nhất Việt Nam, Singapore Sling – Top 10 trò chơi cảm giác mạnh nhất, Monorail – Tàu điện trên cao hiện đạt nhất Việt Nam và rất nhiều những trải nghiệm ấn tượng khác.
Bên cạnh là một thành phố du lịch, Đà Nẵng cũng nổi tiếng với những quán cafe đẹp ở Đà Nẵng. Bạn có thể lựa chọn một quán cafe đẹp Đà Nẵng để trải qua một buổi tối an nhàn, thư giãn tại một trong những quán cafe Đà Nẵng. Trên mỗi con đường, tại mỗi góc phố, bạn đều có thể tìm thấy một quán cà phê đẹp Đà Nẵng. Một buổi tối riêng tư bên ly cà phê hay cốc sinh tố, sẽ là chặng nghỉ hợp lý trong hành trình khám phá Đà Nẵng về đêm của bạn.
Một vài gợi ý không gian cà phê đẹp tại Đà Nẵng:
Là một thành phố biển, hải sản Đà Nẵng cũng vì vậy mà tươi ngon hơn hết. Hơn nữa, các quán hải sản Đà Nẵng cũng tạo được hương vị mà nhiều khách du lịch phải thèm thuồng muốn thưởng thức. Những món ăn đậm đà của người dân nơi đây sẽ giúp bạn hài lòng trọn vẹn với chuyến du lịch của mình. Nếu bạn còn phân vân chưa biết ăn gì ở Đà Nẵng, hãy cùng chúng tôi điểm qua 9 quán hải sản Đà Nẵng giá rẻ, ngon bậc nhất mà bạn không nên bỏ lỡ khi đặt chân tới Đà Nẵng nhé: Quán Thời Cổ, Hải Sản Nam Béo, Hải Sản Bà Hiệp Đà Nẵng, Hải Sản Cua Biển Quán, Hải Sản Phố Đà Nẵng, Bia Tô Lão Đại, Hải Sản Năm Đảnh, Hải Sản Bé Mặn, Nhà Hàng Biển Rạng.
Bánh xèo Đà Nẵng là một món ăn dân dã, rất phổ biến. Dần dần với sáng tạo của người dân nơi đây đã tạo nên hương vị thơm ngon, đặc trưng cho món Bánh xèo ở Đà Nẵng. Ấy thế là Bánh xèo Đà Nẵng trở thành món ngon đặc sản được nhiều người ưa chuộng. Kéo theo đó, nhiều quán Bánh xèo ngon tại Đà Nẵng nổi tiếng, được rất nhiều người biết đến như:
Bánh bèo Đà Nẵng là một trong những món ngon hấp dẫn du khách. Tuy bánh bèo là món ăn quen thuộc và dân dã nhưng hương vị mỗi nơi mỗi khác. Đà Nẵng cũng thế, món ăn này khi qua tay người dân Đà thành lại lạ và ngon hơn hết. Vì thế, nếu bạn có dịp đến Đà Nẵng thì đừng quên ghé đến 8 quán bánh bèo nổi tiếng nhất ở đây để thưởng thức nhé.
Bánh bột lọc Đà Nẵng là một loại bánh Việt Nam bánh được làm từ bằng bột sắn được lọc tinh bột, sau đó được luộc một phần nhỏ bột, hoặc dùng nước sôi nhồi kỹ và làm bánh. Nhân bánh thường bằng tôm trộn với gia vị, có thể làm nhân bằng thịt heo nạc hay hỗn hợp tôm và thịt. Sau khi vắt thành bánh, bánh được gói bằng lá chuối (hoặc có thể không gói) và hấp cách thủy hay luộc chín rồi nhúng nhanh vào nước lạnh đều được.Thường kèm thêm nước chấm.
Bánh nậm Đà Nẵng là thứ bánh được làm từ bột gạo vừa ngon vừa có tính chất lành (người già, trẻ em, đều có thể ăn được). Chiếc bánh được gói hình chữ nhật bằng lá chuối xanh, nhân bánh làm từ tôm bằm và thịt ba rọi xào sơ qua với củ hành tím, sau đó quết bột bánh và nhân vào lá dong hấp trong xửng khoảng 20 phút cho bánh mềm. Bánh nậm sau khi hấp chín có mùi thơm của lá, vị béo béo từ nhân bánh, từng miếng một mềm tan trong miệng dùng kèm với nước mắm mặn hay ngọt đều ngon tuyệt.
Bánh căn là một loại bánh phổ biến ở vùng Nam Trung Bộ, đặc biệt ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Bánh căn Đà Nẵng có một nét riêng khác biệt từ cách ăn cho đến hình thức. Đối với các tỉnh khác khi đổ bánh gần như không dùng đến dầu ăn thì bánh căn Đà Nẵng lại được chiên ngập dầu. Và đây là điểm khác biệt lớn nhất để tạo nên cái riêng của món ăn này tại Đà Nẵng. Điều này giải thích cho việc tại sao bánh căn Đà Nẵng lại giòn rụm, có màu vàng ươm còn bánh căn ở tỉnh khách thì đặc ruột hơn, mềm chứ không giòn và thường có màu trắng tinh của bột gạo.
Nằm trên con đường Nguyễn Phan Vinh, quận Sơn Trà, 65 năm qua, quán bánh cuốn thịt nướng Thọ Trường Đà Nẵng trở thành địa điểm thưởng thức bánh cuốn quen thuộc của người dân nơi đây cũng như du khách khi đến Đà Nẵng du lịch. Đây là quán Bánh cuốn thịt nướng gia truyền 4 đời quán bắt đầu bán từ lúc 05:30 - 22:00. Bánh cuốn ở đây được làm từ bột gạo nguyên chất do chính quán chọn gạo, đem ngâm, xay. Bánh có màu trắng muốt với phần nhân đi kèm là một ít nấm mèo, thịt nạc vai được băm nhỏ. Bánh bày ra dĩa sẽ được cho thêm ít dăm bông, hành phi nhà làm lên trên cùng để tăng hương vị. Ăn kèm với bánh cuốn gồm có rau sống, đồ chua ngọt, nước mắm tỏi ớt và đặc biệt là xiên thịt nướng. Rau sống gồm có các loại như: xà lách, giá đỗ, rau thơm, ngò. Nước mắm được nấu lên cùng đường phèn sau đó cho thêm tỏi, ớt băm nhuyễn. Đồ chua ngọt được làm từ đu đủ sống, cà rốt, có vị chua ngọt dịu và khá giòn, ăn rất bắt vị. Còn về xiên thịt nướng, đây có thể nói là yếu tố thứ hai sau bánh cuốn tạo nên hương vị riêng cho thương hiệu Thọ Trường.
Mì Quảng là một món ăn đặc sản đặc trưng của Quảng Nam và Đà Nẵng , Việt Nam. Mì Quảng Đà Nẵng thường được làm từ bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 5 -10mm.Dưới lớp mì là các loại rau sống, Mì Quảng phải ăn kèm với rau sống 9 vị thì mới tạo nên được hương vị nồng nàn: húng quế, xà lách tươi, cải non mới nụ, giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống, ngò rí , rau răm với hành hoa thái nhỏ và thêm hoa chuối cắt mỏng. Trên mì là thịt heo, tôm, thịt gà, thịt ếch, thịt cá lóc cùng với nước dùng được hầm từ xương heo. Người ta còn bỏ thêm lạc rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ...Thông thường nước dùng được gọi là nước nhưng đây cũng là một loại nước lèo nhưng rất cô đặc và ít nước. Ăn Mì Quảng phải ăn với loại ớt xanh to thì mới ngon đúng vị. Ngoài ra mì còn được dùng kèm với bánh tráng mè, thêm cả đậu phụng rang giòn thơm tạo nên hương vị đặc trưng.
Đà Nẵng được xem là một thành phố với một trời món ăn ngon và lạ. Trong đó, cơm gà Đà Nẵng được bình chọn là một trong những món ăn đặc trưng nơi đây. Cơm gà ở Đà Nẵng không quá béo, không quá chín vàng, ngọt vừa đủ, thơm vừa đủ ăn với cơm vừa dai bùi vừa thơm dẻo cái vị gà rán và cơm dẻo thì đúng là không gì sánh bằng.
Bánh tráng cuốn thịt heo Đà Nẵng rất hấp dẫn không thua kém bất kì nơi đâu thâm chí nhiều thực khách còn đánh giá nhỉn hơn. Hương vị giản dị mà đặc biệt của món ăn này đã tạo nên biết bao nhiêu nỗi "nhớ thương" cho các bạn trẻ từng được nếm qua mỗi khi ghé thăm thành phố Sông Hàn. Ăn kèm với bánh tráng cuốn thịt heo là chén nước mắm nêm được pha rất đậm đà, thơm phức. Bên cạnh đó, ăn bánh tráng cuốn thịt heo mà không có rau sống thì coi như là một sự thiếu sót rất quan trọng. Dĩa rau sống bắt mắt với đủ loại, tươi non góp phần không nhỏ làm nên vị ngon tuyệt vời.
Ở Đà Nẵng, có rất nhiều món bánh canh khác nhau: Bánh canh cá lóc, bánh canh thịt chả, bánh canh cua...Món Bánh canh Đà Nẵng có thể được nấu từ bột gạo, bột mì, nhưng phổ biến hơn cả là bột lọc (làm từ củ sắn). Sợi bánh canh thường to gần bằng chiếc đũa, dài và dai. Ăn bánh canh phải “vừa ăn, vừa thổi” vì chỉ khi bắt đầu ăn, sợi bánh mới được thả vào nồi nước đang sôi sùng sục, nếu không bánh sẽ nở to, đặc queo.
Bên cạnh Bún bò Huế nổi tiếng thì miền Trung còn có bún bò Đà Nẵng cũng là một món ăn rất đặc sắc. Bún bò Đà Nẵng thường ăn bún sợi nhỏ, với thịt tái hoặc bắp bò, thoảng mùi sả và điểm chút hương mắm ruốc, nhưng không dậy mùi như bún bò Huế. Khi ăn cho thêm hành chua, ớt ngâm vào để kích thích khẩu vị.
Bún chả cá Đà Nẵng với các viên chả cá được làm theo những công thức riêng, nước lèo được chế biến từ cá biển ăn cùng với ớt tỏi, hành hương và ớt xanh ngâm giấm đường. Vị chua chua ngọt ngọt của hành hương cộng với vị cay xé của ớt tỏi sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị khó tả và không thể nào quên đối với món bún chả cá Đà Nẵng. Món ăn này được sử dụng kèm với rau sống, tuy không cầu kì như rau sống mì Quảng nhưng rau cũng cần phải tươi và đủ loại như xà lách, húng, quế và đặc biệt phải có giá đỗ sống đi kèm.
Ngoài các món ăn trên Đà Nẵng còn nổi tiếng với một thứ đặc sản danh bất hư truyền khác đó chính là gỏi cá Nam Ô. Gỏi cá ở đây được bán khá phổ biến, từ những quán ăn nhỏ nằm ven đường, cho đến các cửa hàng, nhà hàng lớn. Cá để chế biến món gỏi là cá mòi, cá tớp, cá cơm...Ngon và thích hợp nhất là cá trích, vì cá này thịt có vị ngọt, săn chắc. Cá trích sống gần bờ được các ngư dân đánh bắt quanh năm nên còn là nguồn nguyên liệu dồi dào cho món gỏi. Cá trích cỡ lớn hơn ngón tay, cắt đầu, đuôi, bụng, bỏ xương, tách thân làm hai và xắt từng miếng nhỏ rồi đem ướp với gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn và thính.
Bò né là một món ăn sáng ở Việt Nam, với đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể: chất đạm từ thịt bò, xíu mại và Pa tê, chất bột từ bánh mì, chất béo từ trứng ốpla và khoáng chất, vitamin từ rau, hành, ngò. Sở dĩ có tên gọi là bò né vì đây là một món bít tết (thịt bò) kiểu Việt Nam và được trình bày trên một cái chảo gang cỡ nhỏ và dọn ra khi dầu đang sôi, bắn bọt, vì vậy thực khách phải de người, nghiêng người để tránh bị bắn vào, bị văng vào người do đó mới có tên gọi là bò né.
Chè xoa xoa Đà Nẵng là món giải khát mùa hè được người dân Đà Nẵng rất yêu thích. Hãy cùng khám phá 4 địa điểm bán Chè xoa xoa hạt lựu ngon dưới đây:
Chè Thái Liên Đà Nẵng là một trong những quán chè thái Đà Nẵng nổi tiếng tại nơi đây. Không chỉ riêng người dân Đà Nẵng mới biết đến địa điểm này mà quán còn được nhiều vị khách du lịch từ mọi nơi biết đến. Chè thái ở đây ngon và không quá ngọt lại còn đậm mùi vị sầu riêng. Một điểm đặc biệt nữa là chè thái được để trong một bát lớn. Vừa nhìn thôi là đã thấy chất lượng rồi chưa kể để hương vị thì ngon không chê vào đâu được. Địa chỉ: 189 Hoàng Diệu, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Chè thập cẩm Đà Nẵng này được tổng hợp từ nhiều loại chè khác nhau, có đậu đỏ, đậu đen, nước dừa, đậu phộng, đôi khi có kèm theo dừa sợi thái nhỏ, ăn bùi bùi. Các bạn có thể thử món này ở chè Xuân Trang.
Chè chuối nướng Đà Nẵng rất thích hợp cho những ngày se lạnh, ngồi cùng bạn bè thưởng thức dĩa chè chuối nướng nóng nóng, thơm thơm của chuối quyện với nước dừa cùng vị bùi của đậu phộng khiến món chè luôn được thực khách yêu thích mỗi khi đến Đà Nẵng.
Nước mắm Nam Ô Đà Nẵng có một mùi thơm rất đặc trưng có cái vị mặn mòi của biển đậm đà của nắng và gió. Nước mắm Nam Ô đạt chất lượng nhìn bên ngoài thấy màu đỏ sậm như màu cánh gián, khi mở nắp chai có một mùi thơm phủ quanh cả vùng. Đặc biệt, nước mắm Nam Ô được sản xuất bởi công thức truyền thống, chính vì vậy luôn giữ nguyên được sự tự nhiên, đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng.
Chả bò là đặc sản Đà Nẵng được nhiều du khách chọn mua, nhất là các chị em phụ nữ. Không giống như những món đặc sản khác, hầu như rất ít nhà sản xuất nơi khác có thể làm được hương vị đặc trưng của món chả bò Đà Nẵng. Để chả bò ngon, phả ichọn thịt bò đùi (loại 1) lọc bỏ hết gân, xay nhuyễn, được ướp với hành, tỏi, tiêu, nước mắm nguyên chất, chất lượng và không được trộn bất kỳ loại thịt, cũng như phụ gia khác. Khi đó, chả bò mới có mùi thơm đặc trưng của thịt bò tươi, của tiêu, hành, tỏi, có vị ngọt dịu, giòn dai, không béo ngậy. Đặc biệt, để có những đòn chả ngon, từ khâu lọc thịt, xay thịt, trộn gia vị, gói chả đến khi chả luộc xong không nên quá 2 giờ đồng hồ.
Mực một nắng là món đặc sản làm quà mà hầu hết các vùng biển trên cả nước đều có trong đó có Đà Nẵng. Mực một nắng Đà Nẵng được đem đi rửa sạch để giảm bớt nước biển trong con mực, sau đó sẽ đem ra phơi nắng. Phải chọn nơi nhiều ánh nắng, nắng to để mực được ngon hơn. Điều quan trọng ở đây là mực chỉ phơi một nắng, không phơi nhiều lần.
Bánh khô mè người dân địa phương hay gọi bằng "bánh khô khổ" hay "bánh 7 lửa'. Bánh phải trải qua lửa 7 công đoạn để tạo nên một mẻ bánh thành phẩm: hấp bánh, rang mè, thắn đường, nướng bánh 4 lần cho đến khô hẳn. Bánh khô mè Đà Nẵng được làm từ bột gạo, bột nếp, đường kính, gừng và mè. Bột gạo được đưa vào khuôn hấp sau đó được tắm đường, tắm mè rang...theo các kiểu để cho ra món bánh hương vị mà không ai muốn bỏ qua khi đến Đà Nẵng, món bánh này là món quà ý nghĩa mua về làm quà khi đi du lịch tại Đà Nẵng.
Mực rim me Đà Nẵng hay còn gọi là Mực cơm rim Đà Nẵng là đặc sản biển ngon và hấp dẫn, món mực rim mặn mặn là một món dễ làm vừa giòn giòn, vừa dai dai, vừa đậm đà hấp dẫn du khách gần xa. Mực rim me Đà Nẵng hay còn gọi là Mực cơm rim Đà Nẵng là đặc sản biển ngon và hấp dẫn, món mực rim mặn mặn là một món dễ làm vừa giòn giòn, vừa dai dai, vừa đậm đà hấp dẫn du khách gần xa.
Cá bò rim Đà Nẵng là món ăn vặt ngon được chế biến từ khô cá bò tẩm gia vị. Cùng với mực rim me, món cá bò khô rim Đà Nẵng cũng có vị ngon không kém. Đây là 2 món đặc sản trứ danh đất Đà Thành mà nhiều du khách muốn mua thưởng thức. Cá bò khô rim Đà Nẵng có sự kết hợp của vị cá ngào được, được rim với ớt cay, đem đến màu sắc đẹp và hương vị rất ngon cho món ăn. Ngoài dùng ăn vặt, người ta còn ăn Cá bò khô rim Đà Nẵng cùng cơm trắng như là món ăn đổi vị, lạ miệng mà ngon.
Nai khô Đà Nẵng được làm ra từ những trang trại chăn nuôi nai trên các huyện miền núi của Đà Nẵng như huyện Hòa Vang, đồng thời những trang trại gần Đà Nẵng như những trang trại ở Đại Lộc,...Sau đó, những thớ thịt nai ngon nhất sẽ được phơi khô theo một qui trình tiêu chuẩn, đảm bảo giữ được hương vị của nai khô đồng thời giúp thịt nai giữ được lâu hơn.
Rong biển là một thực phẩm bổ dưỡng thường sử dụng trong bữa ăn hằng ngày của người Hàn Quốc. Đã từ lâu, rong biển không còn là thực phẩm lạ lẫm đối với người dân Việt Nam. Loại thực phẩm này hầu như vùng biển nào cũng có nhưng rong biển Đà Nẵng là một món quà không thể thiếu của mỗi du khách khi có dịp du lịch Đà Nẵng.
Mắm ruốc Đà Nẵng cũng là một đặt sản nổi tiếng của vùng đất Đà Thành, đặt biệt là mắm ruốc Dì Cẩn. Nếu bạn có dịp đến với Đà Nẵng thì đừng bỏ qua món gia vị thơm ngon này nhé.
Đà Nẵng có rất nhiều đặc sản, trong đó bò khô được xem là một trong những đặc sản Đà Nẵng được nhiều người ưa thích. Bò khô Đà Nẵng nổi tiếng về hất lượng tốt nhất, giá cả hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chắc chắn sẽ là những lý do sẽ khiến bạn không thể bỏ qua, để chọn cho mình một món quà đặc sản nơi đây để dành tặng cho người thân, gia đình và bạn bè.
Tré Đà Nẵng là một trong những đặc sản nổi tiếng, là món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ, tết. Đồng thời tré cũng được nhiều du khách lựa chọn mua về làm quà sau những chuyến ghé thăm thành phố này. Không phải ngẫu nhiên mà món ăn này lại trở nên được ưa chuộng như vậy, bạn sẽ phải ngã gục khi thưởng thức nó. Tré Bà Đệ Đà Nẵng từ lâu đã được xem là món ăn đặc sản Đà Nẵng chính thống, là thương hiệu của đặc sản Đà Nẵng. Tré Bà Đệ được làm từ thịt heo nạt và ba chỉ thái mỏng, ướp cùng những loại gia vị đặc trưng, sau đó gói bằng lá chuối và ủ trong vòng 2 - 3 ngày là có thể ăn được.
Cá thiều khô Đà Nẵng là một trong những đặc sản của Đà Nẵng. Trong đó sản phẩm khô cá thiều que là loại chế biến ăn liền rất thơm ngon. Cá thiều tẩm có mùi khô thơm phưng phức hương vị mặn mà của nước mắm nhĩ hòa lẫn với chất ngọt dịu của đường, đậm đà nồng cay của tiêu.
Cá bò tẩm Đà Nẵng là loại cá bò được chế biến bằng cách phơi khô, cán mỏng và tẩm các gia vị cần thiết cho hương vị của cá trở nên ngon và giữ được lâu. Được nhiều du khách chọn là món quà đặc sản thích hợp cho bạn bè sau khi đi du lịch Đà Nẵng. Cá thiều khô Đà Nẵng là một trong những đặc sản của Đà Nẵng. Trong đó sản phẩm khô cá thiều que là loại chế biến ăn liền rất thơm ngon. Cá thiều tẩm có mùi khô thơm phưng phức hương vị mặn mà của nước mắm nhĩ hòa lẫn với chất ngọt dịu của đường, đậm đà nồng cay của tiêu.
Ghẹ sữa ram Đà Nẵng vừa ngon, dễ ăn, lại không bị ngán nữa. Món ghẹ sữa Đà Nẵng này có vị đậm đà, chua cay mặn ngọt rất hấp dẫn. Ghẹ sữa (ghẹ nhỏ) tươi, khai thác tự nhiên từ biển, lột mai, bỏ mang, làm sạch, đóng gói. Món ăn bổ dưỡng, chứa nhiều Vitamin và chất khoáng cho mọi người.
Đến Đà Nẵng du lịch, ngoài việc được thỏa sức vui chơi khám phá, thành phố này cũng không thiếu các đặc sản cho bạn mua về làm quà. Nào là chả bò, nem, tré, nào là các loại hải sản khô,...và cả trà sâm dứa. Trà sâm dứa Đà Nẵng có lẽ là cái tên khá xa lạ nhưng với những người yêu trà thì khó mà bỏ qua thứ quà bình dị, ý nghĩa này.
Mong là với cẩm nang du lịch bỏ túi này sẽ giúp ít cho các bạn có kinh nghiệm trong chuyến đi tour du lịch Đà Nẵng tự túc thật vui và ý nghĩ.
Ghi chú: Trường hợp làm lạc hoặc bất tiện trong việc dùng Phiếu xác nhận và Vé dịch vụ Quý khách có thể sử dụng số điện thoại đặt Tour để thay thế.
Nếu cần phương tiện đưa đón, di chuyển và tham quan bạn có thể tham khảo thêm dịch vụ Cho thuê xe tại Đà Nẵng của Hitour với đầy đủ lựa chọn (tự lái hoặc có tài xế), xe đời mới, nhiều loại phù hợp yêu cầu và mức giá hợp lí.
Để đến được Đà Nẵng nhanh chóng, an toàn và tiện lợi tốt nhất bạn nên di chuyển bằng máy bay. Thông tin chi tiết các chuyến bay đến Đà Nẵng bạn có thể tham khảo bên dưới
Ngoài các chương trình Tour Đà Nẵng bạn cũng có thể tham khảo thêm các hoạt động vui chơi, giải trí khác tại Đà Nẵng. Đây là các chương trình đặc biệt bạn có thể tham gia để bù đắp thời gian tự túc trong chương trình Tour và chắc chắn sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị.
Nếu các chương trình Tour du lịch Đà Nẵng của Hitour không đáp ứng được nhu cầu của bạn hoặc là người ưu thích du lịch tự túc,... Bạn có thể tham khảo Cẩm nang du lịch bên dưới để có đầy đủ thông tin, tự do lên kế hoạch, sắp xếp lịch trình cho chuyến đi của mình được chu đáo nhất.
Danh sách điểm đến nổi tiếng tại Đà Nẵng mà bạn được khám phá trong quá trình tham gia Tour Đà Nẵng.
Tổng hợp những món ngon, đặc sản nổi tiếng tại Đà Nẵng bạn nên mua làm quà hoặc thưởng thức ít nhất một lần.
Du Lich Đà Nẵng không chỉ là thiên đường cho các tín đồ đam mê du lịch thích khám phá, trải nghiệm mà còn là nơi nghỉ dưỡng đẳng cấp và sang chảnh bậc nhất. Mỗi năm, hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước đi tour du lịch Đà Nẵng cũng bởi vì vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ, cảnh sắc tuyệt vời nơi được mệnh danh là Thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Chính vì vẻ đẹp đó đã khiến Đà Nẵng trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.
Hitour sẽ là người bạn đồng hành cho chuyến du lịch của bạn với các chương trình Tour du lịch Đà Nẵng đa dạng, lịch trình linh động - hấp dẫn, thực đơn ăn uống phong phú - đảm bảo, giá cả ưu đãi và nhiều khuyến mãi chỉ có trong Tour Đà Nẵng trọn gói, Tour Đà Nẵng trong ngày để phục vụ khách du lịch trên toàn quốc và thế giới. Quý khách có thể thảm khảo Tour chi tiết và đặt tour trực tuyến trên hệ thống của Hitour, hoặc nếu cần hỗ trợ hay còn bất kì thắc mắc nào Quý khách có thể liên hệ hotline 08.6868.4868 để được nhân viên tư vấn.
Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, là thành phố trung tâm và lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; là đô thị biển và đầu mối giao thông rất quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là "Thành phố đáng sống nhất Việt Nam".
Thời gian đẹp nhất để đi tour du lịch Đà Nẵng là từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm, lúc này mùa khô, trời ít mưa, khí hậu dễ chịu.
Hiện tại có nhiều hãng hàng không lớn tại Việt Nam đang khai thác, mở bán vé máy bay đi Đà Nẵng với nhiều chuyến bay trong ngày nhằm phụ vụ khách du lịch trong và ngoài nước như hãng: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Pacific Airlines, Vietravel Airlines
Nếu không muốn phải nghĩ ngợi nhiều về hành trình đi đường nào thì bạn có thể chọn đi xe khách. Các chuyến xe từ bến xe Mỹ Đình(Hà Nội), bến xe Miền Đông(Tp Hồ Chí Minh) đi Đà Nẵng thường xuất phát chuyến đầu tiên vào 11h30 sáng, chuyến cuối vào 18h30 tối. Hành trình này cũng mất khoảng 17 – 19 tiếng. Các chuyến xe sẽ cách nhau từ 4 – 5 tiếng tùy hãng xe, xuống tại bến xe trung tâm Thành phố Đà Nẵng.
Bãi biển Mỹ Khê là một bãi biển ở Đà Nẵng, Việt Nam có chiều dài 900m, thuộc vào loại nhộn nhịp nhất trong số các bãi tắm của Đà Nẵng. Tạp chí kinh tế Mỹ Forbes đã bình chọn bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh vào năm 2005. Nhìn từ trên cao, biển Mỹ Khê hút hồn du khách bởi một màu xanh trải dài tới tận chân trời. Đặc biệt, khi hoàng hôn buông xuống, nơi đây khoác lên mình một tấm áo mới mang màu sắc trầm lặng, tĩnh mịch hơn, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.
Mỹ Khê bao gồm 3 khu bãi tắm chính:
Sơn Trà là tên một bán đảo và một ngọn núi thuộc quận Sơn Trà (tên quận được đặt theo tên bán đảo), thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Bán đảo Sơn Trà nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng chừng 10km về hướng Ðông Bắc. Sơn Trà có diện tích 60km2, chiều dài 13km, chiều rộng 5km, nơi hẹp nhất 2km. Bán đảo Sơn Trà cùng với đèo Hải Vân bao bọc thành phố Đà Nẵng và vịnh Đà Nẵng.
Bán đảo Sơn Trà ngày nay vẫn còn hoang sơ và có hàng loạt bãi tắm đẹp, những khu du lịch nổi tiếng như: Chùa Linh Ứng Bãi Bụt Sơn Trà, Bãi Bụt - Vịnh Bụt Sơn Trà, Bãi Rạng Sơn Trà, Đỉnh Bàn Cờ Sơn Trà, Hải đăng Sơn Trà, Trạm radar Sơn Trà, Bãi Bắc Sơn Trà, Ghềnh Bàng Sơn Trà, Khu du lịch Bãi Cát Vàng.
Cầu Sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Cầu được khởi công ngày 2 - 9 - 1998, khánh thành ngày 29 - 3 - 2000. Đây là cây cầu xoay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay.
Cầu là vạch nối liền hai trục đường chính của Đà Nẵng là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông. Cầu có chiều dài 487,7m, rộng 12,9m, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33m, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và 2 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7m, kết cấu dầm và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép. Hằng ngày, vào khoảng 01:00, phần giữa của cây cầu quay 90o quanh trục và nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông Hàn để mở đường cho tàu lớn đi qua. Khoảng 04:00 cầu sẽ quay trở lại như cũ.
Cầu Rồng Đà Nẵng là cây cầu thứ 7 và là cây cầu mới nhất bắc qua sông Hàn. Vì cây cầu có hình dáng giống một con rồng nên được gọi là Cầu Rồng.
Cầu Rồng dài 666m và rộng 37,5m với 6 làn xe chạy. Nó được khởi công xây dựng vào ngày 19 - 07 - 2007 và chính thức thông xe ngày 29 - 3 - 2013, kinh phí xây cầu gần 1,5 nghìn tỷ đồng. Cầu được thiết kế bởi Ammann & Whitney Consulting Engineers với tập đoàn Louis Berger. Việc xây dựng được thực hiện Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1.
Cây cầu hiện đại này bắc qua sông Hàn tại bùng binh Lê Đình Dương - Bạch Đằng, tạo con đường ngắn nhất từ sân bay quốc tế Đà Nẵng tới các đường chính trong thành phố Đà Nẵng, và một tuyến đường trực tiếp đến bãi biển Mỹ Khê và bãi biển Non Nước ở rìa phía đông của thành phố. Cầu được thiết kế và xây dựng với hình dạng của một con rồng có khả năng phun lửa và phun nước như thật. Hiện tại, thời gian phun lửa và phun nước bắt đầu vào lúc 21:00 các ngày thứ bảy, Chủ nhật hàng tuần và các ngày lễ lớn.
Cầu Trần Thị Lý Đà Nẵng hiện nay là cây cầu xây dựng hoàn toàn mới tại vị trí của cầu Trần Thị Lý (cũ). Cầu Trần Thị Lý (cũ) đã bị tháo dỡ năm 2003. Trước đây cầu Trần Thị Lý (cũ) là cây cầu đầu tiên bắt qua sông Hàn của Đà Nẵng.
Cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng bắc qua 2 bờ sông Hàn đổ ra Vịnh Đà Nẵng, nối đường Nguyễn Tất Thành với cầu Mân Quang, giữa 2 Quận Hải Châu và Sơn Trà thuộc thành phố Đà Nẵng.
Cầu Thuận Phước sừng sững nơi đầu biển cuối sông lại quyến rũ người dân bởi vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và nổi bật với những ánh đèn lung linh giữa vùng sông nước bao la.
Vòng đu quay khổng lồ cao 125m, lớn thứ 4 thế giới, với tên gọi Vòng quay mặt trời (Sun Wheel) thuộc khu công viên văn hoá và vui chơi giải trí Công viên Châu Á (Asia Park), đã chính thức khai trương tại Đà Nẵng.
Vòng quay Mặt Trời đang trở thành một địa điểm thu hút người dân Đà Nẵng cũng như du khách du lịch. Vòng quay có thời gian là 15 phút bao gồm 64 cabin (6 người/cabin) có thể chứa tối đa 384 khách. Từ vòng quay này, du khách có thể thu vào tầm mắt một Đà Nẵng lung linh về đêm hay huyền ảo dưới ánh hoàng hôn.
Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là tên của một danh thắng gồm 5 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2 km2. Ngũ Hành Sơn gồm các ngọn núi: Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Thổ Sơn, Kim Sơn và Hỏa Sơn (có hai ngọn là Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn), nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8km về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng - Đà Nẵng; nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Ngày 22 - 3 - 1990, khu danh thắng này đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.
Bà Nà là khu du lich toạ lạc 1 khu vực thuộc về dãy núi Trường Sơn nằm ở xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, cách Đà Nẵng 25km về phía Tây Nam. Trung tâm du lịch của Bà Nà nằm trên đỉnh Núi Chúa có độ cao 1489m so với mực nước biển.
Được khám phá từ hàng thế kỷ trước, Bà Nà Hills nằm ở dải đất Miền Trung với khí hậu mát mẻ quanh năm. Chỉ hơn 10 năm trở lại đây, Bà Nà Hills mới được nhiều người biết đến với tổ hợp các công trình du lịch, qua đó đạt danh hiệu "Khu du lịch hàng đầu Việt Nam" 4 năm liên tiếp từ năm 2014 – 2017 như: Bản đồ khu du lịch Bà Nà Hills, Cầu Vàng Đà Nẵng, Vườn hoa Le Jardin D’Amour, Chùa Linh Ứng Bà Nà, Làng Pháp Bà Nà Hill, Fantasy Park, Tàu Hỏa Leo Núi, Bảo Tàng Tượng Sáp, Shop Hoa Fleuriste, Xe Trượt Ống Bà Nà Hill, Những lễ hội trên Bà Nà Hills,...
Khi đi cáp treo Bà Nà Đà Nẵng, du khách sẽ có dịp khám phá toàn cảnh Bà Nà từ trên cao và ngắm hình ảnh trên các cabin, mỗi hình ảnh mang một đặc điểm riêng của Bà Nà – Núi Chúa. Dưới chân núi Bà Nà là dòng suối Mơ Đà Nẵng thu hút du khách đến nghỉ ngơi vào mùa hè nóng bức. Cũng ở đây thác Tóc Tiên cao 9 tầng, đứng từ dưới chân thác trông lên như một mái tóc của nàng tiên bồng bềnh hư ảo. Thiên nhiên hoang sơ ở Bà Nà rất hấp dẫn và quyến rũ.
Khu du lịch suối Mơ Đà Nẵng đã được tập trung xây dựng lại thành khu nghỉ dưỡng và du lịch cao cấp, có tính cạnh tranh cao trong khu vực, đặc biệt đầu tư vào hệ thống cáp treo, khu lưu trú, khu vui chơi giải trí....
Khác với Bà Nà đã thành khu du lịch nhộn nhịp, bao quanh bốn bề Ba Đờ Phọt vẫn là cây và đá, giữ được vẻ hoang sơ của thiên nhiên. Cách trung tâm Đà Nẵng 50km, đỉnh thác Ba Đờ Phọt nằm trên dải núi Chúa.
Với độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, nơi đây quanh năm mát mẻ với hệ động thực vật phong phú. Đặc biệt là những thác nước hùng vĩ nối tiếp nhau và nhiều hang đá do mẹ thiên nhiên tạo thành.
Giếng trời Đà Nẵng nằm giữa khu rừng của xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang Đà Nẵng. Do ở sâu trong núi lại ít người biết đến nên Giếng Trời vẫn còn nguyên vẻ hoang sơ của thiên nhiên. Đường đến giếng trời có thể nói là một thử thách lớn đối với dân phượt. Để đến được Giếng Trời, thì bạn cần kết hợp cả xe máy và đi bộ từ con dốc gần khu du lịch Bà Nà.
Giếng Trời được bao quanh bởi đá với đá, dù giữa hè nóng bức, nước ở đây vẫn mát lạnh đến tê người. Suối ở đây khá rộng và sâu, tuy nhiên vẫn có nhiều nông dành cho những ai không biết bơi, chỉ muốn ngâm mình trong dòng nước. Dù đường đi vất vả nhưng những ai đã tới được Giếng Trời mới thấy được cái thú vị nhất không phải là chinh phục quãng đường dốc núi gian nan mà chính là vẻ nguyên sơ, hoang dã của khu rừng nằm ở phía Tây thành phố Đà Nẵng.
Đèo Hải Vân còn có tên là đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ), cao 500m (so với mực nước biển), dài 20km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã (là một phần của dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển) ở giữa ranh giới tỉnh Thừa Thiên - Huế (ở phía Bắc) và thành phố Đà Nẵng (ở phía Nam), Việt Nam.
Ngày nay, trên đỉnh đèo Hải Vân vẫn còn dấu vết của một cửa ải. Cửa ải này được gọi là Hải Vân Quan, xây từ đời Trần và được trùng tu vào thời Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7, 1826). Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ "Hải Vân Quan", cửa trông xuống Quảng Nam đề "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Lạc khoản một bên góc bảng còn ghi thêm "Minh Mệnh thất niên cát nhật tạo", tức là làm vào ngày tốt năm Minh Mệnh thứ 7 (1826). Danh hiệu này tương truyền do vua Lê Thánh Tông phong tặng khi nhà vua dừng quân ở đây vào năm Canh Thìn (1470).
Để hiểu tường tận quá trình hình thành, đấu tranh, xây dựng và phát triển của thành phố Đà Nẵng, không địa điểm nào thích hợp hơn Bảo tàng Đà Nẵng. Tọa lạc tại địa chỉ 24 Trần Phú, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây, Bảo tàng Đà Nẵng là điểm đến thu hút nhiều đối tượng tham quan, từ người dân thành phố, khách du lịch, đến các em học sinh, sinh viên đến tham quan, tìm hiểu, học tập về lịch sử thành phố Đà Nẵng.
Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam, trực thuộc Bảo tàng ở Đà Nẵng. Đây là bảo tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ từ Hà Tĩnh tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. Tọa lạc tại ngã gần ngã ba 2 tuyến phố đẹp nhất thành phố Đà Nẵng ở số 2, đường 2 - 9, quận Hải Châu, Đà Nẵng, ngay ngã ba giao lộ Trưng Nữ Vương, Bạch Đằng và 2 - 9, đối diện với Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng, Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng có tổng diện tích 6.673 m2, trong đó phần diện tích trưng bày là 2.000 m2.
Toạ lạc trong khuôn viên chùa Quán Thế Âm số 48 Sư Vạn Hạnh, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng Bảo tàng Văn hoá Phật giáo đầu tiên của Việt Nam vừa chính thức mở cửa đón khách đến thăm quan và chiêm ngưỡng bộ sưu tập bảo vật quý giá do 3 đời sư trù trì chùa Quán Thế Âm sưu tập trong 40 năm qua. Bảo tàng có khoảng 500 hiện vật làm từ nhiều chất liệu khác nhau, có niên đại lâu đời và rất quý hiếm. Đây là những hiện vật, cổ vật, bảo vật...rất có giá trị về mặt văn hoá, phản ánh đời sống văn hoá Phật giáo đối với xã hội Việt Nam và khu vực qua các thời kỳ.
Một điểm xem chơi cực mới, cực lạ đang thu hút đông đảo giới trẻ và du khách ở Đà Nẵng là Nhà úp ngược (Upside down house). Ngôi nhà mới chính thức được trình làng vào ngày 01 - 01 - 2018 và đã đón tiếp hàng trăm lượt khách tới "sống ảo". Với kiến trúc độc đáo, phá vỡ trọng lực nên căn nhà đã đảo lộn, du khách sẽ không biết đâu là nóc nhà đâu là sàn nhà. Ngôi nhà úp ngược này tòa lạc tại 44 Hồ Xuân Hương, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng.
Bảo tàng tranh 3D tạo lạc tại Trần Nhân Tông, Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng là nơi trưng bày các tác phẩm tranh nghệ thuật, được vẽ theo thể loại 3D, hay còn gọi là nghệ thuật đánh lừa thị giác. Đây không chỉ là một địa điểm "sống ảo", hay một phòng tranh 3D thông thường, mà là một bảo tàng lưu giữ những tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Với diện tích 4000m2, 130 tác phẩm được vẽ miệt mài suốt 4 tháng bởi 20 họa sĩ gạo cội tới từ Hàn Quốc. Những con số đã nói lên quy mô hoành tráng Bảo tàng tranh 3D Đà Nẵng – bảo tàng tranh 3D lớn nhất Việt Nam.
Chợ Cồn Đà Nẵng nằm ở trung tâm thành phố, có một mặt hướng về đường Hùng Vương, một mặt hướng về đường Ông Ích Khiêm, được khởi công xây dựng từ tháng 12 - 1984, với 3 tầng có tổng diện tích 14.000 m2 , và được đặt tên chính thức là Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng. Dù vậy, người dân thành phố vẫn quen gọi là chợ Cồn. Cái tên "chợ Cồn" có từ thập niên 40 của thế kỷ trước, do chợ nằm trên một cồn đất cao giữa lòng thành phố nên người dân địa phương quen miệng gọi thành tên.
Chợ Cồn có khoảng hơn 2.000 hộ kinh doanh với đủ các mặt hàng phong phú và đa dạng, mỗi ngày lượng người ra vào chợ mua sắm khoảng hơn 11.000 lượt. Đến du lịch Đà Nẵng, ngoài chợ Hàn, du khách có thể đến chợ Cồn để mua sắm những đặc sản của Đà Nẵng cũng như của miền Trung với giá cả phù hợp.
Làng Vân Đà Nẵng là một ngôi làng nhỏ nằm nép dưới chân đèo Hải Vân, biệt lập với thành phố Đà Nẵng. Trước đây, Làng Vân là nơi trú ngụ của một bộ phận người bị bệnh phong nên còn được gọi là Làng cùi - Làng phong. Sau khi bệnh phong có thuốc chữa, dân làng trở về hòa nhập với cộng đồng. Đồng thời, Làng Vân trở thành một địa diểm du lịch kích thích ham muốn khám phá của nhiều người.
Làng Vân Đà Nẵng có vẻ đẹp hoang sơ lôi cuốn dù đã có dấu tích con người sinh sống ở đây. Chính sự hòa hợp giữa phong cảnh hoang sơ và dấu tích những căn nhà hoang tàn đã làm nên vẻ đẹp rất riêng. Để đên được Làng Vân người ta đi theo hai cách: đi bộ và đi thuyền. Từ Đà Nẵng các bạn đi theo hướng đèo Hải Vân khoảng 2 -3 km sẽ thấy một nhà dân bên phải thì vào gửi xe rồi hỏi đường xuống làng. Trên Google Maps bạn có thể nhìn thấy Làng Vân nằm sát biển của Vịnh Nam Chơn.
Nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, còn gọi là Nhà thờ Con Gà) là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam, tọa lạc tại 156 đường Trần Phú, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Đây là nhà thờ duy nhất được xây dựng tại Đà Nẵng thời Pháp thuộc. Nhà thờ này được khởi công từ 2 - 1923 trên khoảng đất trống đường Rue du Musée (nay là đường Trần Phú) do linh mục Vallet thiết kế và chủ công xây dựng. Nhà thờ chính tòa Đà Nẵng cũng là một trong những công trình được xây dựng trong thời gian rất ngắn, đến ngày 10 - 3 - 1924 đã làm lễ cung hiến và khánh thành.
Nhà thờ mang phong cách kiến trúc Gothic với những đường nét cao vút, những vòm cửa quả trám. Bên trong nhà thờ có các tranh ảnh và thánh tượng minh họa theo sự kiện trong Kinh Thánh theo mô-típ các nhà thờ phương Tây. Trên nóc nhà thờ, ở vị trí cột thu lôi có tượng một con gà màu xám làm bằng hợp kim dùng làm vật xác định hướng gió. Vì vậy mà nhà thờ này còn có tên là Nhà thờ Con Gà.
Nam Ô là một ngôi làng cổ, cửa ô phía Nam của nước Đại Việt xưa, hình thành cách ngày nay hàng trăm năm, nằm bên vịnh Đà Nẵng, dưới chân đèo Hải Vân, bên lề đường thiên lý thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng; là một làng nghề truyền thống khai thác, đánh bắt thủy hải sản, làm nước mắm và làm pháo.
Làng Nam Ô Đà Nẵng nằm ở ven biển phía Tây Bắc vịnh Đà Nẵng, khu vực Nam Ô có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi để phát triển du lịch; được bao bọc bởi núi, sông, biển, cây cối xanh tươi, khí hậu mát mẻ, nơi đây không chỉ hấp dẫn khách du lịch mà còn là điểm đến thú vị đối với người dân thành phố Đà Nẵng.
Khu du lịch Hòa Phú Thành nằm tại Km20, quốc lộ 14G, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Đây là một tổ hợp du lịch gồm có dịch vụ nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng và các trò chơi thể thao mạo hiểm. Ngay khi bước chân vào đây, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi không gian thiên nhiên hoang sơ, thu hút khi có cả những dòng sông, suối và đồi núi xanh mướt bao quanh. Đặc biệt, tại đây còn có các khu nhà nghỉ được xây dựng theo kiểu nhà sàn, nhà truyền thống của người Cơ Tu. Ngoài ra, ở đây còn có dịch vụ cho thuê lều, chòi hoặc tổ chức picnic,...phù hợp với nhu cầu cùa từng người, từng nhóm khác nhau.
Nhắc đến Núi Thần Tài là nhắc đến khí hậu quanh năm mát mẻ, bao quanh bởi rừng núi bạt ngàn. Càng không thể không nhắc đến nguồn suối khoáng nóng tự nhiên đặc trưng, bên cạnh đó còn có rất nhiều các hoạt động vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng đẳng cấp như: Tắm suối khoáng nóng, Vui chơi thả ga tại công viên nước, Công viên khủng long Jura Park, Đến đền Thần Tài cầu lộc, Khách sạn Ebisu Onsen Resort, Xem phim miễn phí 9D – 12D, Tắm bùn khoáng, Tắm Onsen Nhật Bản, Nhà hàng Rồng Đỏ, Trường Thọ Trứng, Đấu trường bùn, Dòng sông Lười,...
Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài tọa lạc tại QL14G, Hoà Phú, Hòa Vang, Đà Nẵng được thiết kế xây dựng với vật liệu gần gũi với thiên nhiên. Những bồn tắm được làm hoàn toàn bằng những khối đá tự nhiên do những nghệ nhân làng đá Non Nước dày công cắt gọt, tạo thành. Lần đầu tiên tại Việt Nam, có những sản phẩm tắm khoáng cùng với trà, rượu, cà phê, sữa, bùn và đặc biệt là tắm khoáng nóng theo văn hóa Nhật Bản mà thường được gọi là tắm ONSEN.
Khu du lịch sinh thái Suối Lương nằm ở phía Nam hầm đèo Hải Vân thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 15km về hướng Tây Bắc. Suối Lương Đà Nẵng được xem là một trong những điểm vui chơi, picnic thú vị nhất Đà Nẵng mà các bạn không nên bỏ qua trong mùa hè này.
Đây cũng là một không gian lý tưởng để cắm trại , chơi trò chơi dân gian và leo núi. Ngoài ra, cũng có những nhà nghỉ nhỏ ven suối, biệt thự trên đồi, quán bar, quán cà phê.
Suối Hoa Đà Nẵng nằm cạnh tỉnh lộ 604 liên thông từ Đà Nẵng đi đường Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 30km về phía Tây. Là một khu du lịch sinh thái ngự tại xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho một khung cảnh thiên nhiên thật đẹp với đồi núi mát mẻ, dễ chịu và có suối nước mát cùng với đồng hoa thơm ngát. Chính những yếu tố tự nhiên đó đã biến nơi đây trở thành một địa điểm nghỉ dưỡng và vui chơi đã và đang được nhiều người quan tâm.
Khu du lịch tắm khoáng nóng Phước Nhơn nằm tại thôn Phước Sơn, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang với diện tích khoảng 24.000m2, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 25km về phía Tây Nam theo Quốc lộ 14B.
Khu du lịch Phước Nhơn Đà Nẵng, nguồn suối khoáng nóng vô tận được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Đà Nẵng, càng góp thêm vẻ xinh đẹp thành phố. Điểm nhấn quan trọng nhất của khu suối khoáng là cung cấp các dịch vụ tắm khoáng.
Khu du lịch sinh thái Ngầm Đôi tọa lạc tại thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Ngầm Đôi là một điểm dừng chân hấp dẫn du khách trong những ngày hè oi ả.
Khu sinh thái này có vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng mà kỳ thú được tạo nên bởi một quần thể thiên nhiên hài hòa với nhiều thác nước đẹp và thơ mộng như Thác Trinh Nữ, Thác Thủy Tiên, Thác Bạch Lan. Ngoài ra, du khách có thể tham gia các tour leo núi mạo hiểm, khám phá rừng nguyên sinh hay chinh phục độ cao tại Ngầm Đôi.
Cách trung tâm thành phố gần 30km về phía tây, Làng văn hóa Cơ Tu Toom Sara nằm nép mình giữa núi rừng xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang) hứa hẹn là điểm tham quan mới của người dân và du khách.
Toom Sara là tên vùng đất lâu đời của người dân tộc Cơ tu ở Hòa Phú. Trong tiếng Cơ tu, "Toom" có nghĩa là suối còn "sara" là tên một loại hoa. Nơi đây được UBND xã Hòa Phú và các cá nhân tâm huyết với văn hóa Cơ tu tạo điều kiện để phát triển thành điểm du lịch hấp dẫn du khách.
Toom Sara được các nghệ nhân người Cơ tu ở địa phương phục dựng đúng theo mô hình một ngôi làng Cơ tu truyền thống, với 1 nhà Gươl và nhiều nhà Moong xung quanh.
Tuý Loan là một làng cổ nằm cạnh bờ sông Tuý chảy ra sông Hàn, thuộc xã Hoà Phong, huyện Hoà Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 15km về hướng Tây. Theo phong tục của người dân Túy Loan cứ mỗi dịp lễ Tết nhất là những ngày giỗ kỵ bánh tráng là món ăn không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên. Nhưng bánh tráng Túy Loan ngày nay không chỉ là món ăn quen thuộc của làng quê mà nó còn theo chân du khách bạn bè bốn phương và trở thành một thứ đặc sản của Đà Nẵng.
Làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía Tây Nam, nằm giữa một vùng đồng bằng do phù sa sông Cẩm Lệ bồi tạo nên. Chẳng những người quanh vùng mà cả người ở xa tận Huế, Đông Hà ngoài Quảng Trị cũng biết cái tên của làng quê nhỏ bé này Làng Cẩm Nê. Bởi làng có nghề dệt chiếu truyền thống và nổi tiếng từ nhiều đời nay.
Làng nghề nước mắm Nam Ô được hình thành đầu thế kỷ XX. Nam Ô là làng đánh cá nhỏ nằm ở cửa sông Cu Đê, dưới chân đèo Hải Vân, nay thuộc phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Hiện nay, Hội làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô đã được thành lập và được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận và cấp Giấy chứng nhận nhãn mác tập thể cho Hội làng nghề
Làng đá Non Nước nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn là làng nghề truyền thống nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng với các sản phẩm đá mỹ nghệ. Theo phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, làng đá Non Nước trước đây có tên Quán Khái Đông Giáp và Quán Khái Tây Giáp, được hình thành từ thế kỷ 18. Người đầu tiên lập làng và khai sinh ra nghề đá là cụ Huỳnh Bá Quát ở Thanh Hóa. Theo dòng thời gian, đã có không ít làng nghề truyền thống dần mai một, thế nhưng làng đá mỹ nghệ Non Nước vẫn nguyên vẹn một sức sống mãnh liệt với thời gian và không ngừng phát triển cho đến ngày nay.
Chợ đêm Helio nằm trên đường 2/9, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng, chợ đêm Helio là "chợ địa phương lớn nhất Đà Nẵng" với hơn 150 gian hàng ẩm thực đa dạng, phố hải sản nhộn nhịp, không gian bia nướng sôi động. Chợ có thời gian hoạt động từ 17:00 đến 22:30 mỗi ngày. Chợ chia làm 3 phân khu chính là: Khu ẩm thực với hàng trăm món ngon đa dạng, khu phụ kiện hàng trăm gian hàng nhộn nhịp và phân khu Lễ hội sôi động với chủ đề theo mỗi tháng. Chợ đêm Helio ra đời là một sản phẩm du lịch về đêm hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế khi đến Đà Nẵng.
Chợ đêm Sơn Trà Đà Nẵng được xây dựng tại tuyến đường Mai Hắc Đế - Lý Nam Đế dưới khu vực cầu Rồng, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Chợ đêm Sơn Trà Đà Nẵng có quy mô gần 200 gian hàng, với cách bài trí gồm: khu ẩm thực, khu hàng lưu niệm, mỹ nghệ, thời trang, trang sức, đồ lưu niệm. Thời gian hoạt động từ 18:00 đến 24:00 giờ hằng đêm.
Chợ đêm Lê Duẩn nằm ngay khu trung tâm của thành phố Đà Nẵng nên rất thuận tiện cho việc mua sắm. Chợ đêm Lê Duẩn Đà Nẵng tạo lạc tại 144 Lê Duẩn, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Chợ đêm Lê Duẩn họp trong khoảng thời gian từ 19:00 - 23:00 giờ, đây hoàn toàn là một chợ tự phát. Chợ Lê Duẩn rất đỗi bình dị, mộc mạc nằm chen giữa những cửa hàng thời trang sang trọng. Tuy vậy, nó vẫn thu hút được một lượng lớn khách mua hàng, đặc biệt là giới trẻ Đà Thành.
Chợ đêm Hòa Khánh tọa lạc tại khu đô thị Đa Phước, Phường Hòa Khánh Bắc, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng. Chợ đêm Hòa Khánh Đà Nẵng có hơn 100 cửa hàng với đầy đủ các mặt hàng, nhiều nhất vẫn là quần áo, mĩ phẩm. Đặc biệt, chợ này giá rất phải chăng, kể cả các mặt hàng trang sức, phụ kiện.
Phố ẩm thực Phạm Hồng Thái tọa lạc tại Phạm Hồng Thái, Hải Châu 1, Hải Châu, Đà Nẵng. Ai đã từng đi qua con đường Phạm Hồng Thái, chắc hẳn sẽ khó cưỡng lại việc dừng chân thưởng thức một món ăn bất kỳ trên tuyến phố ẩm thực này. Con đường tuy nhỏ, ấy vậy mà đêm nào cũng chật ních người ăn uống, qua lại.
Du thuyền trên sông Hàn là một trong những dịch vụ du lịch vô cùng nổi tiếng của thành phố biển Đà Nẵng. Với hoạt động này du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác chiêm ngưỡng bức tranh toàn cảnh sông Hàn thơ mộng và lung linh về đêm khi lênh đênh trên mặt nước. Du thuyền sông Hàn Đà Nẵng thường được tổ chức hằng đêm với nhiều chuyến thuộc nhiều đơn vị khác nhau. Du thuyền cũng có nhiều giờ xuất phát bao gồm: 18:10; 19:10; 20:10; 21:10. Riêng ngày chủ nhật các du thuyền sẽ xuất phát đúng 20:00.
Sky 36 Bar Đà Nẵng nằm trên 3 tầng cao nhất (tầng 35 - 37) của Novotel Premier Da Nang Hai River, cách Sân bay Quốc tế Đà Nẵng chỉ 15 phút di chuyển. Sky 36 Bar được biết đến là địa điểm giải trí về đêm sang trọng và hấp dẫn nhất đang chờ đón bạn tại Đà Nẵng. Nếu muốn tìm một điểm giải trí đẳng cấp, trang nhã và tinh tế, Sky36 được thiết kế dành riêng cho bạn. Với tổng diện tích gần 2.000m2, Sky36 Đà Nẵng có sức chứa lên đến 600 khách, với nội thất được đầu tư sang trọng, hệ thống âm thanh ánh sáng hiện đại, quầy bar ngoài trời, giường sofa trang nhã và phòng chờ VIP riêng. Một không gian ngoài trời mang đến cho thực khách những khoảnh khắc đáng nhớ tại Sky36 bằng cách ngắm nhìn toàn bộ thành phố Đà Nẵng với những cây cầu nổi tiếng dọc sông Hàn.
Công viên châu Á (Asia Park) Đà Nẵng tọa lạc tại số 01, Phan Đăng Lưu, Hải Châu, Đà Nẵng. Là công viên chủ đề hoành tráng và hấp dẫn giống như những chuyến du ngoạn kỳ thú vòng quanh thế giới cùng hàng trăm trò chơi và các công trình mô phỏng kiến trúc ấn tượng. Tại đây du khách sẽ được khám phá Sun Wheel – Top 10 vòng quanh lớn nhất thế giới, Golden Sky Tower – Tháp rơi tự do cao nhất Việt Nam, Singapore Sling – Top 10 trò chơi cảm giác mạnh nhất, Monorail – Tàu điện trên cao hiện đạt nhất Việt Nam và rất nhiều những trải nghiệm ấn tượng khác.
Bên cạnh là một thành phố du lịch, Đà Nẵng cũng nổi tiếng với những quán cafe đẹp ở Đà Nẵng. Bạn có thể lựa chọn một quán cafe đẹp Đà Nẵng để trải qua một buổi tối an nhàn, thư giãn tại một trong những quán cafe Đà Nẵng. Trên mỗi con đường, tại mỗi góc phố, bạn đều có thể tìm thấy một quán cà phê đẹp Đà Nẵng. Một buổi tối riêng tư bên ly cà phê hay cốc sinh tố, sẽ là chặng nghỉ hợp lý trong hành trình khám phá Đà Nẵng về đêm của bạn.
Một vài gợi ý không gian cà phê đẹp tại Đà Nẵng:
Là một thành phố biển, hải sản Đà Nẵng cũng vì vậy mà tươi ngon hơn hết. Hơn nữa, các quán hải sản Đà Nẵng cũng tạo được hương vị mà nhiều khách du lịch phải thèm thuồng muốn thưởng thức. Những món ăn đậm đà của người dân nơi đây sẽ giúp bạn hài lòng trọn vẹn với chuyến du lịch của mình. Nếu bạn còn phân vân chưa biết ăn gì ở Đà Nẵng, hãy cùng chúng tôi điểm qua 9 quán hải sản Đà Nẵng giá rẻ, ngon bậc nhất mà bạn không nên bỏ lỡ khi đặt chân tới Đà Nẵng nhé: Quán Thời Cổ, Hải Sản Nam Béo, Hải Sản Bà Hiệp Đà Nẵng, Hải Sản Cua Biển Quán, Hải Sản Phố Đà Nẵng, Bia Tô Lão Đại, Hải Sản Năm Đảnh, Hải Sản Bé Mặn, Nhà Hàng Biển Rạng.
Bánh xèo Đà Nẵng là một món ăn dân dã, rất phổ biến. Dần dần với sáng tạo của người dân nơi đây đã tạo nên hương vị thơm ngon, đặc trưng cho món Bánh xèo ở Đà Nẵng. Ấy thế là Bánh xèo Đà Nẵng trở thành món ngon đặc sản được nhiều người ưa chuộng. Kéo theo đó, nhiều quán Bánh xèo ngon tại Đà Nẵng nổi tiếng, được rất nhiều người biết đến như:
Bánh bèo Đà Nẵng là một trong những món ngon hấp dẫn du khách. Tuy bánh bèo là món ăn quen thuộc và dân dã nhưng hương vị mỗi nơi mỗi khác. Đà Nẵng cũng thế, món ăn này khi qua tay người dân Đà thành lại lạ và ngon hơn hết. Vì thế, nếu bạn có dịp đến Đà Nẵng thì đừng quên ghé đến 8 quán bánh bèo nổi tiếng nhất ở đây để thưởng thức nhé.
Bánh bột lọc Đà Nẵng là một loại bánh Việt Nam bánh được làm từ bằng bột sắn được lọc tinh bột, sau đó được luộc một phần nhỏ bột, hoặc dùng nước sôi nhồi kỹ và làm bánh. Nhân bánh thường bằng tôm trộn với gia vị, có thể làm nhân bằng thịt heo nạc hay hỗn hợp tôm và thịt. Sau khi vắt thành bánh, bánh được gói bằng lá chuối (hoặc có thể không gói) và hấp cách thủy hay luộc chín rồi nhúng nhanh vào nước lạnh đều được.Thường kèm thêm nước chấm.
Bánh nậm Đà Nẵng là thứ bánh được làm từ bột gạo vừa ngon vừa có tính chất lành (người già, trẻ em, đều có thể ăn được). Chiếc bánh được gói hình chữ nhật bằng lá chuối xanh, nhân bánh làm từ tôm bằm và thịt ba rọi xào sơ qua với củ hành tím, sau đó quết bột bánh và nhân vào lá dong hấp trong xửng khoảng 20 phút cho bánh mềm. Bánh nậm sau khi hấp chín có mùi thơm của lá, vị béo béo từ nhân bánh, từng miếng một mềm tan trong miệng dùng kèm với nước mắm mặn hay ngọt đều ngon tuyệt.
Bánh căn là một loại bánh phổ biến ở vùng Nam Trung Bộ, đặc biệt ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Bánh căn Đà Nẵng có một nét riêng khác biệt từ cách ăn cho đến hình thức. Đối với các tỉnh khác khi đổ bánh gần như không dùng đến dầu ăn thì bánh căn Đà Nẵng lại được chiên ngập dầu. Và đây là điểm khác biệt lớn nhất để tạo nên cái riêng của món ăn này tại Đà Nẵng. Điều này giải thích cho việc tại sao bánh căn Đà Nẵng lại giòn rụm, có màu vàng ươm còn bánh căn ở tỉnh khách thì đặc ruột hơn, mềm chứ không giòn và thường có màu trắng tinh của bột gạo.
Nằm trên con đường Nguyễn Phan Vinh, quận Sơn Trà, 65 năm qua, quán bánh cuốn thịt nướng Thọ Trường Đà Nẵng trở thành địa điểm thưởng thức bánh cuốn quen thuộc của người dân nơi đây cũng như du khách khi đến Đà Nẵng du lịch. Đây là quán Bánh cuốn thịt nướng gia truyền 4 đời quán bắt đầu bán từ lúc 05:30 - 22:00. Bánh cuốn ở đây được làm từ bột gạo nguyên chất do chính quán chọn gạo, đem ngâm, xay. Bánh có màu trắng muốt với phần nhân đi kèm là một ít nấm mèo, thịt nạc vai được băm nhỏ. Bánh bày ra dĩa sẽ được cho thêm ít dăm bông, hành phi nhà làm lên trên cùng để tăng hương vị. Ăn kèm với bánh cuốn gồm có rau sống, đồ chua ngọt, nước mắm tỏi ớt và đặc biệt là xiên thịt nướng. Rau sống gồm có các loại như: xà lách, giá đỗ, rau thơm, ngò. Nước mắm được nấu lên cùng đường phèn sau đó cho thêm tỏi, ớt băm nhuyễn. Đồ chua ngọt được làm từ đu đủ sống, cà rốt, có vị chua ngọt dịu và khá giòn, ăn rất bắt vị. Còn về xiên thịt nướng, đây có thể nói là yếu tố thứ hai sau bánh cuốn tạo nên hương vị riêng cho thương hiệu Thọ Trường.
Mì Quảng là một món ăn đặc sản đặc trưng của Quảng Nam và Đà Nẵng , Việt Nam. Mì Quảng Đà Nẵng thường được làm từ bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 5 -10mm.Dưới lớp mì là các loại rau sống, Mì Quảng phải ăn kèm với rau sống 9 vị thì mới tạo nên được hương vị nồng nàn: húng quế, xà lách tươi, cải non mới nụ, giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống, ngò rí , rau răm với hành hoa thái nhỏ và thêm hoa chuối cắt mỏng. Trên mì là thịt heo, tôm, thịt gà, thịt ếch, thịt cá lóc cùng với nước dùng được hầm từ xương heo. Người ta còn bỏ thêm lạc rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ...Thông thường nước dùng được gọi là nước nhưng đây cũng là một loại nước lèo nhưng rất cô đặc và ít nước. Ăn Mì Quảng phải ăn với loại ớt xanh to thì mới ngon đúng vị. Ngoài ra mì còn được dùng kèm với bánh tráng mè, thêm cả đậu phụng rang giòn thơm tạo nên hương vị đặc trưng.
Đà Nẵng được xem là một thành phố với một trời món ăn ngon và lạ. Trong đó, cơm gà Đà Nẵng được bình chọn là một trong những món ăn đặc trưng nơi đây. Cơm gà ở Đà Nẵng không quá béo, không quá chín vàng, ngọt vừa đủ, thơm vừa đủ ăn với cơm vừa dai bùi vừa thơm dẻo cái vị gà rán và cơm dẻo thì đúng là không gì sánh bằng.
Bánh tráng cuốn thịt heo Đà Nẵng rất hấp dẫn không thua kém bất kì nơi đâu thâm chí nhiều thực khách còn đánh giá nhỉn hơn. Hương vị giản dị mà đặc biệt của món ăn này đã tạo nên biết bao nhiêu nỗi "nhớ thương" cho các bạn trẻ từng được nếm qua mỗi khi ghé thăm thành phố Sông Hàn. Ăn kèm với bánh tráng cuốn thịt heo là chén nước mắm nêm được pha rất đậm đà, thơm phức. Bên cạnh đó, ăn bánh tráng cuốn thịt heo mà không có rau sống thì coi như là một sự thiếu sót rất quan trọng. Dĩa rau sống bắt mắt với đủ loại, tươi non góp phần không nhỏ làm nên vị ngon tuyệt vời.
Ở Đà Nẵng, có rất nhiều món bánh canh khác nhau: Bánh canh cá lóc, bánh canh thịt chả, bánh canh cua...Món Bánh canh Đà Nẵng có thể được nấu từ bột gạo, bột mì, nhưng phổ biến hơn cả là bột lọc (làm từ củ sắn). Sợi bánh canh thường to gần bằng chiếc đũa, dài và dai. Ăn bánh canh phải “vừa ăn, vừa thổi” vì chỉ khi bắt đầu ăn, sợi bánh mới được thả vào nồi nước đang sôi sùng sục, nếu không bánh sẽ nở to, đặc queo.
Bên cạnh Bún bò Huế nổi tiếng thì miền Trung còn có bún bò Đà Nẵng cũng là một món ăn rất đặc sắc. Bún bò Đà Nẵng thường ăn bún sợi nhỏ, với thịt tái hoặc bắp bò, thoảng mùi sả và điểm chút hương mắm ruốc, nhưng không dậy mùi như bún bò Huế. Khi ăn cho thêm hành chua, ớt ngâm vào để kích thích khẩu vị.
Bún chả cá Đà Nẵng với các viên chả cá được làm theo những công thức riêng, nước lèo được chế biến từ cá biển ăn cùng với ớt tỏi, hành hương và ớt xanh ngâm giấm đường. Vị chua chua ngọt ngọt của hành hương cộng với vị cay xé của ớt tỏi sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị khó tả và không thể nào quên đối với món bún chả cá Đà Nẵng. Món ăn này được sử dụng kèm với rau sống, tuy không cầu kì như rau sống mì Quảng nhưng rau cũng cần phải tươi và đủ loại như xà lách, húng, quế và đặc biệt phải có giá đỗ sống đi kèm.
Ngoài các món ăn trên Đà Nẵng còn nổi tiếng với một thứ đặc sản danh bất hư truyền khác đó chính là gỏi cá Nam Ô. Gỏi cá ở đây được bán khá phổ biến, từ những quán ăn nhỏ nằm ven đường, cho đến các cửa hàng, nhà hàng lớn. Cá để chế biến món gỏi là cá mòi, cá tớp, cá cơm...Ngon và thích hợp nhất là cá trích, vì cá này thịt có vị ngọt, săn chắc. Cá trích sống gần bờ được các ngư dân đánh bắt quanh năm nên còn là nguồn nguyên liệu dồi dào cho món gỏi. Cá trích cỡ lớn hơn ngón tay, cắt đầu, đuôi, bụng, bỏ xương, tách thân làm hai và xắt từng miếng nhỏ rồi đem ướp với gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn và thính.
Bò né là một món ăn sáng ở Việt Nam, với đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể: chất đạm từ thịt bò, xíu mại và Pa tê, chất bột từ bánh mì, chất béo từ trứng ốpla và khoáng chất, vitamin từ rau, hành, ngò. Sở dĩ có tên gọi là bò né vì đây là một món bít tết (thịt bò) kiểu Việt Nam và được trình bày trên một cái chảo gang cỡ nhỏ và dọn ra khi dầu đang sôi, bắn bọt, vì vậy thực khách phải de người, nghiêng người để tránh bị bắn vào, bị văng vào người do đó mới có tên gọi là bò né.
Chè xoa xoa Đà Nẵng là món giải khát mùa hè được người dân Đà Nẵng rất yêu thích. Hãy cùng khám phá 4 địa điểm bán Chè xoa xoa hạt lựu ngon dưới đây:
Chè Thái Liên Đà Nẵng là một trong những quán chè thái Đà Nẵng nổi tiếng tại nơi đây. Không chỉ riêng người dân Đà Nẵng mới biết đến địa điểm này mà quán còn được nhiều vị khách du lịch từ mọi nơi biết đến. Chè thái ở đây ngon và không quá ngọt lại còn đậm mùi vị sầu riêng. Một điểm đặc biệt nữa là chè thái được để trong một bát lớn. Vừa nhìn thôi là đã thấy chất lượng rồi chưa kể để hương vị thì ngon không chê vào đâu được. Địa chỉ: 189 Hoàng Diệu, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Chè thập cẩm Đà Nẵng này được tổng hợp từ nhiều loại chè khác nhau, có đậu đỏ, đậu đen, nước dừa, đậu phộng, đôi khi có kèm theo dừa sợi thái nhỏ, ăn bùi bùi. Các bạn có thể thử món này ở chè Xuân Trang.
Chè chuối nướng Đà Nẵng rất thích hợp cho những ngày se lạnh, ngồi cùng bạn bè thưởng thức dĩa chè chuối nướng nóng nóng, thơm thơm của chuối quyện với nước dừa cùng vị bùi của đậu phộng khiến món chè luôn được thực khách yêu thích mỗi khi đến Đà Nẵng.
Nước mắm Nam Ô Đà Nẵng có một mùi thơm rất đặc trưng có cái vị mặn mòi của biển đậm đà của nắng và gió. Nước mắm Nam Ô đạt chất lượng nhìn bên ngoài thấy màu đỏ sậm như màu cánh gián, khi mở nắp chai có một mùi thơm phủ quanh cả vùng. Đặc biệt, nước mắm Nam Ô được sản xuất bởi công thức truyền thống, chính vì vậy luôn giữ nguyên được sự tự nhiên, đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng.
Chả bò là đặc sản Đà Nẵng được nhiều du khách chọn mua, nhất là các chị em phụ nữ. Không giống như những món đặc sản khác, hầu như rất ít nhà sản xuất nơi khác có thể làm được hương vị đặc trưng của món chả bò Đà Nẵng. Để chả bò ngon, phả ichọn thịt bò đùi (loại 1) lọc bỏ hết gân, xay nhuyễn, được ướp với hành, tỏi, tiêu, nước mắm nguyên chất, chất lượng và không được trộn bất kỳ loại thịt, cũng như phụ gia khác. Khi đó, chả bò mới có mùi thơm đặc trưng của thịt bò tươi, của tiêu, hành, tỏi, có vị ngọt dịu, giòn dai, không béo ngậy. Đặc biệt, để có những đòn chả ngon, từ khâu lọc thịt, xay thịt, trộn gia vị, gói chả đến khi chả luộc xong không nên quá 2 giờ đồng hồ.
Mực một nắng là món đặc sản làm quà mà hầu hết các vùng biển trên cả nước đều có trong đó có Đà Nẵng. Mực một nắng Đà Nẵng được đem đi rửa sạch để giảm bớt nước biển trong con mực, sau đó sẽ đem ra phơi nắng. Phải chọn nơi nhiều ánh nắng, nắng to để mực được ngon hơn. Điều quan trọng ở đây là mực chỉ phơi một nắng, không phơi nhiều lần.
Bánh khô mè người dân địa phương hay gọi bằng "bánh khô khổ" hay "bánh 7 lửa'. Bánh phải trải qua lửa 7 công đoạn để tạo nên một mẻ bánh thành phẩm: hấp bánh, rang mè, thắn đường, nướng bánh 4 lần cho đến khô hẳn. Bánh khô mè Đà Nẵng được làm từ bột gạo, bột nếp, đường kính, gừng và mè. Bột gạo được đưa vào khuôn hấp sau đó được tắm đường, tắm mè rang...theo các kiểu để cho ra món bánh hương vị mà không ai muốn bỏ qua khi đến Đà Nẵng, món bánh này là món quà ý nghĩa mua về làm quà khi đi du lịch tại Đà Nẵng.
Mực rim me Đà Nẵng hay còn gọi là Mực cơm rim Đà Nẵng là đặc sản biển ngon và hấp dẫn, món mực rim mặn mặn là một món dễ làm vừa giòn giòn, vừa dai dai, vừa đậm đà hấp dẫn du khách gần xa. Mực rim me Đà Nẵng hay còn gọi là Mực cơm rim Đà Nẵng là đặc sản biển ngon và hấp dẫn, món mực rim mặn mặn là một món dễ làm vừa giòn giòn, vừa dai dai, vừa đậm đà hấp dẫn du khách gần xa.
Cá bò rim Đà Nẵng là món ăn vặt ngon được chế biến từ khô cá bò tẩm gia vị. Cùng với mực rim me, món cá bò khô rim Đà Nẵng cũng có vị ngon không kém. Đây là 2 món đặc sản trứ danh đất Đà Thành mà nhiều du khách muốn mua thưởng thức. Cá bò khô rim Đà Nẵng có sự kết hợp của vị cá ngào được, được rim với ớt cay, đem đến màu sắc đẹp và hương vị rất ngon cho món ăn. Ngoài dùng ăn vặt, người ta còn ăn Cá bò khô rim Đà Nẵng cùng cơm trắng như là món ăn đổi vị, lạ miệng mà ngon.
Nai khô Đà Nẵng được làm ra từ những trang trại chăn nuôi nai trên các huyện miền núi của Đà Nẵng như huyện Hòa Vang, đồng thời những trang trại gần Đà Nẵng như những trang trại ở Đại Lộc,...Sau đó, những thớ thịt nai ngon nhất sẽ được phơi khô theo một qui trình tiêu chuẩn, đảm bảo giữ được hương vị của nai khô đồng thời giúp thịt nai giữ được lâu hơn.
Rong biển là một thực phẩm bổ dưỡng thường sử dụng trong bữa ăn hằng ngày của người Hàn Quốc. Đã từ lâu, rong biển không còn là thực phẩm lạ lẫm đối với người dân Việt Nam. Loại thực phẩm này hầu như vùng biển nào cũng có nhưng rong biển Đà Nẵng là một món quà không thể thiếu của mỗi du khách khi có dịp du lịch Đà Nẵng.
Mắm ruốc Đà Nẵng cũng là một đặt sản nổi tiếng của vùng đất Đà Thành, đặt biệt là mắm ruốc Dì Cẩn. Nếu bạn có dịp đến với Đà Nẵng thì đừng bỏ qua món gia vị thơm ngon này nhé.
Đà Nẵng có rất nhiều đặc sản, trong đó bò khô được xem là một trong những đặc sản Đà Nẵng được nhiều người ưa thích. Bò khô Đà Nẵng nổi tiếng về hất lượng tốt nhất, giá cả hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chắc chắn sẽ là những lý do sẽ khiến bạn không thể bỏ qua, để chọn cho mình một món quà đặc sản nơi đây để dành tặng cho người thân, gia đình và bạn bè.
Tré Đà Nẵng là một trong những đặc sản nổi tiếng, là món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ, tết. Đồng thời tré cũng được nhiều du khách lựa chọn mua về làm quà sau những chuyến ghé thăm thành phố này. Không phải ngẫu nhiên mà món ăn này lại trở nên được ưa chuộng như vậy, bạn sẽ phải ngã gục khi thưởng thức nó. Tré Bà Đệ Đà Nẵng từ lâu đã được xem là món ăn đặc sản Đà Nẵng chính thống, là thương hiệu của đặc sản Đà Nẵng. Tré Bà Đệ được làm từ thịt heo nạt và ba chỉ thái mỏng, ướp cùng những loại gia vị đặc trưng, sau đó gói bằng lá chuối và ủ trong vòng 2 - 3 ngày là có thể ăn được.
Cá thiều khô Đà Nẵng là một trong những đặc sản của Đà Nẵng. Trong đó sản phẩm khô cá thiều que là loại chế biến ăn liền rất thơm ngon. Cá thiều tẩm có mùi khô thơm phưng phức hương vị mặn mà của nước mắm nhĩ hòa lẫn với chất ngọt dịu của đường, đậm đà nồng cay của tiêu.
Cá bò tẩm Đà Nẵng là loại cá bò được chế biến bằng cách phơi khô, cán mỏng và tẩm các gia vị cần thiết cho hương vị của cá trở nên ngon và giữ được lâu. Được nhiều du khách chọn là món quà đặc sản thích hợp cho bạn bè sau khi đi du lịch Đà Nẵng. Cá thiều khô Đà Nẵng là một trong những đặc sản của Đà Nẵng. Trong đó sản phẩm khô cá thiều que là loại chế biến ăn liền rất thơm ngon. Cá thiều tẩm có mùi khô thơm phưng phức hương vị mặn mà của nước mắm nhĩ hòa lẫn với chất ngọt dịu của đường, đậm đà nồng cay của tiêu.
Ghẹ sữa ram Đà Nẵng vừa ngon, dễ ăn, lại không bị ngán nữa. Món ghẹ sữa Đà Nẵng này có vị đậm đà, chua cay mặn ngọt rất hấp dẫn. Ghẹ sữa (ghẹ nhỏ) tươi, khai thác tự nhiên từ biển, lột mai, bỏ mang, làm sạch, đóng gói. Món ăn bổ dưỡng, chứa nhiều Vitamin và chất khoáng cho mọi người.
Đến Đà Nẵng du lịch, ngoài việc được thỏa sức vui chơi khám phá, thành phố này cũng không thiếu các đặc sản cho bạn mua về làm quà. Nào là chả bò, nem, tré, nào là các loại hải sản khô,...và cả trà sâm dứa. Trà sâm dứa Đà Nẵng có lẽ là cái tên khá xa lạ nhưng với những người yêu trà thì khó mà bỏ qua thứ quà bình dị, ý nghĩa này.
Mong là với cẩm nang du lịch bỏ túi này sẽ giúp ít cho các bạn có kinh nghiệm trong chuyến đi tour du lịch Đà Nẵng tự túc thật vui và ý nghĩ.