Tổng hợp các chương trình Tour Cao Bằng trọn gói và Tour Cao Bằng trong ngày đa dạng, chất lượng hàng đầu được cung cấp và đảm bảo bởi Hitour cùng hệ thống đối tác du lịch trên toàn quốc.
Du lịch Cao Bằng là thiên đường cho các tín đồ đam mê du lịch thích khám phá, trải nghiệm. Mỗi năm, hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước đi tour du lịch Cao Bằng cũng bởi vì vẻ đẹp hoang sơ, được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những nét hoang sơ vô cùng kỳ thú với núi rừng hùng vĩ, ngoài không khí trong lành, cảnh sắc đẹp như tranh vẽ và ẩm thực siêu ngon, bạn còn có cơ hội được tiếp xúc và trải nghiệm độc đáo về văn hoá của vùng đất Tây Bắc này.
Hitour sẽ là người bạn đồng hành cho chuyến du lịch của bạn với các chương trình tour du lịch Cao Bằng đa dạng, lịch trình linh động - hấp dẫn, thực đơn ăn uống phong phú - đảm bảo, giá cả ưu đãi và nhiều khuyến mãi chỉ có trong Tour Cao Bằng trọn gói để phục vụ khách du lịch trên toàn quốc và thế giới. Quý khách có thể thảm khảo Tour chi tiết và đặt tour trực tuyến trên hệ thống của Hitour, hoặc nếu cần hỗ trợ hay còn bất kì thắc mắc nào Quý khách có thể liên hệ hotline 08.6868.4868 để được nhân viên tư vấn.
Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc). Du lịch Cao Bằng sở hữu nhiều di tích lịch sử văn hóa giá trị như khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, Khu di tích chiến dịch biên giới Đông Khê. Thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hồ Thăng Hen; khu rừng sinh thái đặc dụng Phja Oắc-Phja Đén,...Với sự đa dạng, phong phú về tài nguyên thiên nhiên và một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, Cao Bằng là một trong những địa điểm du lịch các bạn nên khám phá.
Du lịch Cao Bằng mỗi mùa lại có một vẻ đẹp riêng, với những người muốn ngắm thác Bản Giốc đổ dài con nước và trong xanh tuyệt đẹp sẽ chọn thời điểm tháng 8-9 hàng năm. Tháng 11-12 là khi Cao Bằng cũng ngợp trời hoa tam giác mạch và dã quỳ vàng rực các cung đường.
Cao Bằng có địa hình tương đối phức tạp. Hệ thống giao thông hiện nay chỉ có đường bộ, gồm bốn tuyến quốc lộ: 3, 4A, 34 và 4C trong đó có quốc lộ 3 và quốc lộ 4 đã được cải tạo, nâng cấp. Đến nay, hệ thống giao thông tạm đáp ứng tốt các nhu cầu vận tải hành khách.
Nếu bạn đi du lịch Cao Bằng bằng xe khách thì bạn chỉ cần ra bến xe Mỹ Đình để đón xe đi Cao Bằng. Mỗi ngày có khoảng 3 chuyến xe chạy tuyến Mỹ Đình – Cao Bằng, và cả 3 tuyến này đều chạy buổi tối, giá vé khoảng 180,000đ - 200,000đ /người /chiều (tùy từng nhà xe).
Đi tour du lịch Cao Bằng thì không thể bỏ qua kiệt tác của thiên nhiên đó chính là thác Bản Giốc là thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia. Tháng 9 - 10 là thời gian lý tưởng du lịch thác Bản Giốc, khi nước nhiều mà trong xanh, các dòng thác tuôn chảy tung bọt trắng xóa. Mùa này, nước dòng Quây Sơn có màu ngọc bích trong tiết trời vào thu. Trên mặt sông, hơi nước hình thành một khoảng sương mù, khi soi rọi dưới ánh nắng mang đến khung cảnh huyền ảo. Thời gian này cũng là mùa lúa chín bên thác Bản Giốc đã chín vàng cả một vùng.
Khu di tích lịch sử Pác Bó với những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học đã trở thành một trong những khu di tích quan trọng của cả nước về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng. Sau khi Bác mất năm 1969, để tỏ òng thành kính đối với công lao vĩ đại của Bác và để bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của Khu di tích, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư, tôn tạo Khu di tích để phục vụ khách đi tour du lịch Cao Bằng. Tháng 2 /1971, Nhà bảo tàng Pác Bó được khánh thành và mở cửa phục vụ khách tham quan, nghiên cứu.
Suối Lê Nin ở Cao Bằng với khung cảnh xanh mát, nên thơ, nước trong xanh đứng trên bờ nhìn xuống, bạn có thể thấy được những đàn cá bơi lội, uốn lượn, tất cả tạo nên một không gian tự do, tự tại, hoà mình vào thiên nhiên. Suối Lê Nin "đốn tim" khách du lịch Cao Bằng bởi vẻ đẹp huyền diệu, kỳ vĩ, vừa mềm mại, yên ả lại vừa mạnh mẽ.
Núi Các Mác Cao Bằng là một ngọn núi nổi tiếng nằm trong khu di tích Pác Bó. Đây là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc sau khi trở về nước vào ngày 8 tháng 2 năm 1941. Bác đã đặt tên cho ngọn núi khi sống trong hang Cốc Bó bên trong khe núi Các Mác. Đây là một ngọn núi sở hữu những vách đá lớn, những bãi cỏ xanh rờn, những bụi cây dại um tùm cùng với nhiều cây rừng cổ thụ xum xuê leo qua những đoạn đá sỏi. Với vị thế như vậy, núi Các Mác không chỉ có giá trị lịch sử to lớn mà còn là một chốn sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp.
Hang Cốc Bó Cao Bằng là một hang động nổi tiếng nằm trong khu di tích Pác Bó. Đây là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc sau khi trở về nước vào ngày 8 tháng 2 năm 1941. Hang Cốc Bó trong tiếng Nùng có nghĩa là “đầu nguồn” nằm bên sườn núi Các Mác, gần dòng chảy của suối Lê Nin. Khi tham gia tour du lịch Cao Bằng du khách sẽ được tham quan chỗ làm việc của Bác với chiếc giường chỉ một tấm ván cũ đã nứt nẻ, khu bếp nấu cơm, đun nước uống dùng lá cây ổi làm chè,...
Hang Ngườm Pục là một hang nằm sâu trong dãy núi đá giáp ranh giữa xã Lê Lợi huyện Thạch An (Cao Bằng) và xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định (Lạng Sơn). Hang có độ sâu gần 100 mét tính từ cửa vào, trải dài với hệ thống nhũ đá nguyên sơ và rất đẹp nhưng chưa được nhiều người biết đến. Địa hình trong hang tương đối hiểm trở, muốn đến đây khám phá thì du khách phải chui qua các khe đá hẹp, sườn núi hiểm trở. Với vẻ đẹp hoang sơ hang Ngườm Pục đang thu hút khá nhiều khách du lịch Cao Bằng đến khám phá,
Động Ngườm Ngao Cao Bằng ẩn mình trong ngọn núi hùng vĩ tại bản Gun, xã Đàm Thủy cách Thác Bản Giốc chừng 3km. Ngườm Ngao theo tiếng dân tộc Tày có nghĩa là hang Cọp. Du khách sẽ được người dân địa phương kể nhiều câu chuyện xung quanh tên gọi hang động. Theo chân tour Cao Bằng trọn gói để đến được động Ngườm Ngao, du khách sẽ phải đi qua nhiều đoạn đường quanh cao, nguy hiểm, những nhũ đá đầy màu sắc khác lạ.
Vẻ đẹp tựa tranh vẽ của hồ Thang Hen khiến khách đi tour Cao Bằng có cảm giác thích thú, muốn chìm đắm ở đó mãi không thôi. Khung cảnh non xanh nước biếc hữu tình chẳng khác nào cõi tiên. Sự xuất hiện của những áng mây bay lơ lửng quanh núi lại càng làm cho nơi đây thêm bí ẩn, huyền ảo. Bởi hình dáng hồ giống đuôi con ong nên người dân địa phương đã gọi hồ bằng tên Thang Hen. Khách du lịch thác Bản Giốc lựa chọn Thang Hen làm điểm dừng chân cho hành trình khám phá của mình sẽ bị khung cảnh thiên nhiên tuyệt sắc mê hoặc.
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc thuộc xã Đàm Thủy, Trùng Khánh của tỉnh Cao Bằng. Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại nơi biên cương Tổ quốc, khánh thành ngày 15/12/2014, rộng khoảng 3ha. Ngôi chùa tựa lưng vào núi Phia Nhằn nên có thể nhìn ngắm toàn cảnh thác Bản Giốc hùng vĩ, núi non điệp trùng từ trên cao và là nơi cầu nguyện bình an, cuộc sống êm đềm hạnh phúc. Khách đi du lịch thác Bản Giốc sẽ tận mắt thấy nhà lầu chuông Đại hồng chung Thiên Bảo được làm bằng đồng, trọng lượng khoảng 1,5 tấn
Khu di tích quốc gia rừng Trần Hưng Đạo là nơi ghi dấu sự thành lập và hoạt động của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (Đội VNTTGPQ), tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là nơi gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đi tour du lịch Cao Bằng du khách được ghé tham quan di tích rừng Trần Hưng Đạo, không chỉ được tìm hiểu truyền thống lịch sử vẻ vang với nhiều điểm di tích mà còn được khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khu rừng nguyên sinh. Với diện tích rộng trên 201,7 ha, rừng Trần Hưng Đạo còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ với bầu không khí trong lành và là điểm đến của hàng ngàn du khách trong nước cũng như quốc tế.
Di tích đồn Phai Khắt Cao Bằng là nơi diễn ra trận đấu đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sau khi thành lập. Đồn Phai Khắt được xếp hạng di tích cấp quốc gia ngày 29 tháng 01 năm 1993 và là một trong các di tích trong Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo.
Khu di tích mộ anh hùng liệt sỹ Kim Đồng nằm trong quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó (huyện Hà Quảng); là nơi ghi nhớ anh hùng liệt sỹ Kim Đồng, người có công bảo vệ cán bộ cách mạng trong thời kỳ chống Pháp. Khu di tích cũng sở hữu một khoảng sân rộng, là nơi tổ chức các buổi cắm trại, vui chơi ca hát hàng năm của thiếu niên và nhi đồng của tỉnh Cao Bằng. Đây thực sự là địa điểm mà các tour du lịch Cao Bằng đều đưa vào lịch trình của mình khi đến với miền đất lịch sử Cao Bằng.
Khu di tích lịch sử Chiến dịch Biên giới 1950 nằm tại Nà Lạn, xã Đức Long, huyện Thạch An, cách thành phố Cao Bằng khoảng 60 km đi theo đường quốc lộ số 4. Đây là một khu di tích gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với chiến thắng Chiến dịch Biên giới năm 1950, do Bộ Tư lệnh Quân khu, Quân khu I, Quân khu II và tỉnh Cao Bằng phối hợp xây dựng. Khu di tích được đưa vào sử dụng ngày 19/05/2004, thể hiện đạo lý cao cả “Uống nước nhớ nguồn ” đối với vị lãnh tụ thiên tài, vị cha già kính yêu của dân tộc và ghi lại dấu ấn oanh liệt, hào hùng của một chiến thắng mang ý nghĩa chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Cột mốc 108 là nơi đầu tiên Bác Hồ đặt chân về quê hương sau 30 năm bôn ba nước ngoài. Không chỉ là một chứng nhân lịch sử, khách du lịch khi đến nơi đây sẽ chìm đắm trong vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng Đông Bắc.
Lán Khuổi Nặm là nơi Bác ở lâu nhất, cách hang Pác Bó khoảng một cây số. Đường quanh co men theo chân núi, càng đi càng dốc lên. Được biết, đường vào lán xưa kia chỉ là một lối mòn cheo leo, nay được mở rộng hơn và lát đá cho tiện đi lại. Còn khe núi trên đường vào lán ngày trước rậm rạp um tùm giờ là những thửa ruộng bậc thang tiếp nối nhau chạy ngược đến tận phía rừng xa.
Làng Phúc Sen chủ yếu rèn các nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật dụng sinh hoạt. Khám phá làng nghề Phúc Sen, khách du lịch Cao Bằng sẽ có cơ hội lắng nghe những chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của người dân nơi đây. Thiện cảm đầu tiên khi tham quan làng nghề Phúc Sen chính là những nụ cười trên môi của người dân nơi đây. Từ thanh niên cho đến người già đều rất mến khách, họ luôn niềm nở đón khách.
Bản Pác Rằng được chọn làm điểm phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo thông qua Dự án Phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ. Đến Pác Rằng, du khách hấp dẫn bởi nền văn hóa truyền thống dân tộc thể hiện đậm nét lao động, sản xuất và sinh hoạt thường ngày của người dân nơi đây.
Núi Mắt Thần - thác Nặm Trá với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vỹ, hoang sơ, mới được phát hiện nhưng đã thu hút rất nhiều du khách tham quan, khám phá bởi diện tích rộng lớn, có thể tổ chức cắm trại... Dưới núi là những nương ngô uốn lượn tạo nên vẻ đẹp sơn thủy hữu tình. Nơi đây được dân yêu thích xê dịch đặt cho cái tên “Tuyệt Tình Cốc Cao Bằng“
Đèo Mã Phục là con đèo đẹp nhất trong các con đèo trên trục đường QL3 từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng, cách Cao Bằng 22 km. Đèo Mã Phục có chiều dài hơn 3,5 km, cao gần 700 m so với mực nước biển, qua 7 tầng dốc xoáy cua tay áo khá hiểm trở, uốn lượn theo triền núi đá vôi, có nhiều đoạn gấp khúc. Một bên là vách núi cao, một bên là vực sâu với những khe núi hẹp. Con đèo rộng và đẹp, những dãy núi cao thấp nối tiếp nhau, phía bên dốc đèo trải dài những cánh đồng ngô, lúa xanh mướt, ngay bên đường là bản nhỏ với những ngôi nhà có hàng rào đá bao quanh vững chãi trong rất đẹp mắt.
Đèo Khau Liêu là gọi theo tiếng Tày, có nghĩa là đèo Liêu. Đèo Khau Liêu mềm mại chạy giữa các dãy núi lô nho của Cao Bằng, giống như một con rồng uốn lượn quanh co, ôm lấy núi, mang cho mình một nét đẹp nên thơ, đầy màu sắc và hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên. Bạn sẽ có cảm giác hạnh phúc, vui sướng khi vượt qua được độ cao của đèo Khau Liêu. Đứng trên đỉnh đèo phóng tầm mắt xuống dưới, hít thở không khí thanh khiết của núi rừng, thật sự không còn gì thú vị hơn.
Du lịch Cao Bằng mà không dừng chân ghé tham quan ở cửa khẩu Tà Lùng thì đó là điều đáng tiếc cho chuyến đi chơi của bạn. Là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất bản Pò Tập thị trấn Tà Lùng huyện Phục Hòa tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Cửa khẩu Tà Lùng là điểm cuối của quốc lộ 3, tiếp nối là cầu Thủy Khẩu trên sông Bắc Vọng, thông thương sang cửa khẩu Thủy Khẩu tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Đến đây bạn có thể mua đồ lưu niệm về làm quà cho người thân.
Cửa khẩu Pò Peo là cửa khẩu tại vùng đất bản Nà Han xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam thông thương sang cửa khẩu Nhạc Vu ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Cửa khẩu Trà Lĩnh hay cửa khẩu Hùng Quốc, cửa khẩu Nà Đoỏng là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất bản Hía ở thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Cửa khẩu Trà Lĩnh thông thương sang cửa khẩu Long Bang ở thành phố Bách Sắc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Một nét tạo nên sức hút tạo sự đa dạng cho lịch trình tour du lịch Cao Bằng chính là đi chơi chợ phiên. Ở vùng cao, các bản làng cách xa nhau, nhiều bản chỉ có vài nóc nhà do đó cuộc sống thường nhật gần như khép kín. Vì vậy, chợ phiên đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân. Việc đến chợ ngoài mua bán hàng hoá còn là nơi trao đổi thông tin, giao lưu tình cảm, hẹn hò lứa đôi.
Vịt quay 7 vị từ lâu đã trở thành món ngon đặc sản của du lịch Cao Bằng, được sử dụng tới 7 loại gia vị khác nhau là gừng, tỏi, hành khô, hạt tiêu, mật ong, đậu hũ và quả mắc mật khô để tạo thành gia vị tẩm ướp của món ăn.
Bánh Trứng Kiến được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm, bà con dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh để phục vụ khách tour du lịch Cao Bằng.
Nhâm nhi tách trà nóng ăn cùng với bánh chè Lam và ngắm nhìn thiên nhiên Cao Bằng. Tất cả đem đến cho bạn cảm giác an nhiên, nhẹ nhàng, thoải mái hơn bao giờ hết. Đây là món bánh cổ truyền của người dân Cao Bằng.
Nằm khau (Khâu Nhục) là món ăn không thể thiếu trong các đám cưới của người Tày nơi đây. Mỗi địa phương Khâu Nhục lại được chế biến với một hương vị khác nhau có thể đủ tất cả các nguyên liệu hoặc thiếu đi một vài vị trong đó. Người Cao Bằng thường ăn kèm khâu nhục với cơm trắng hoặc bánh mì vào bữa sáng. Vị béo của miếng thịt, cộng với độ dòn của miếng bì, mùi thơm của mắc mật quyện vào đậm đà tạo thành một hương vị khó quên cho khách du lịch Cao Bằng.
Phở Chua là đặc sản Cao Bằng, góp phần làm phong phú cho nét văn hóa ẩm thực của các tỉnh miền núi phía Bắc. Phở chua thường được dùng trong các tiệc cưới, cúng giỗ để thực khách ăn được no. Nhưng nay phở chua đã xuất hiện ở nhiều quán ăn hay trong những gian hàng ẩm thực ở các chợ để phục vụ khách đi tour du lịch Cao Bằng. Lần đầu tiên thưởng thức, người dùng chưa thể cảm nhận được hết cái ngon và hương vị đậm đà của món ăn, nhưng khi đã quen thì vị thơm ngon của các loại gia vị, chua ngọt của nước sốt và độ dai dẻo của bánh phở sẽ làm bạn nhớ mãi không thể quên.
Mùa đông Cao Bằng, người ta nghĩ ngay đến bánh Áp Chao. Đây là món ăn làm xua tan đi nhanh chóng cơn giá lạnh miền núi. Món ăn không chỉ được người dân bản địa rất ưa thích mà ngay cả khách du lịch Cao Bằng rất mê cái hương vị ngon đặc trưng của nó. Những ngày đông giá rét Cao Bằng, bạn có thể ghé vào một quán ăn lề đường, gọi 1 suất bánh áp chao và sưởi ấm giá rét. Thật là một cảm giác khó quên.
Bánh Coóng phù là món ngon đặc sản Cao Bằng còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là bánh trôi. Đây là món ăn vặt ở Cao Bằng cực thích hợp cho những ngày đông lạnh. Điều làm nên đặc trưng của bánh trôi Cao Bằng đó là bột bánh rất dẻo, mềm và có vị ngọt đặc trưng. Nước đường thơm ngon đạt đến sự hòa quyện của vị ngọt của đường và vị cay của gừng. Mùa đông miền Tây Bắc với khí trời lạnh đến cả dưới 10 độ, trong tay có chén coong phù nóng ấm thì còn gì tuyệt vời hơn.
Ghi chú: Trường hợp làm lạc hoặc bất tiện trong việc dùng Phiếu xác nhận và Vé dịch vụ Quý khách có thể sử dụng số điện thoại đặt Tour để thay thế.
Nếu các chương trình Tour du lịch Cao Bằng của Hitour không đáp ứng được nhu cầu của bạn hoặc là người ưu thích du lịch tự túc,... Bạn có thể tham khảo Cẩm nang du lịch bên dưới để có đầy đủ thông tin, tự do lên kế hoạch, sắp xếp lịch trình cho chuyến đi của mình được chu đáo nhất.
Danh sách điểm đến nổi tiếng tại Cao Bằng mà bạn được khám phá trong quá trình tham gia Tour Cao Bằng.
Tổng hợp những món ngon, đặc sản nổi tiếng tại Cao Bằng bạn nên mua làm quà hoặc thưởng thức ít nhất một lần.
Du lịch Cao Bằng là thiên đường cho các tín đồ đam mê du lịch thích khám phá, trải nghiệm. Mỗi năm, hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước đi tour du lịch Cao Bằng cũng bởi vì vẻ đẹp hoang sơ, được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những nét hoang sơ vô cùng kỳ thú với núi rừng hùng vĩ, ngoài không khí trong lành, cảnh sắc đẹp như tranh vẽ và ẩm thực siêu ngon, bạn còn có cơ hội được tiếp xúc và trải nghiệm độc đáo về văn hoá của vùng đất Tây Bắc này.
Hitour sẽ là người bạn đồng hành cho chuyến du lịch của bạn với các chương trình tour du lịch Cao Bằng đa dạng, lịch trình linh động - hấp dẫn, thực đơn ăn uống phong phú - đảm bảo, giá cả ưu đãi và nhiều khuyến mãi chỉ có trong Tour Cao Bằng trọn gói để phục vụ khách du lịch trên toàn quốc và thế giới. Quý khách có thể thảm khảo Tour chi tiết và đặt tour trực tuyến trên hệ thống của Hitour, hoặc nếu cần hỗ trợ hay còn bất kì thắc mắc nào Quý khách có thể liên hệ hotline 08.6868.4868 để được nhân viên tư vấn.
Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc). Du lịch Cao Bằng sở hữu nhiều di tích lịch sử văn hóa giá trị như khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, Khu di tích chiến dịch biên giới Đông Khê. Thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hồ Thăng Hen; khu rừng sinh thái đặc dụng Phja Oắc-Phja Đén,...Với sự đa dạng, phong phú về tài nguyên thiên nhiên và một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, Cao Bằng là một trong những địa điểm du lịch các bạn nên khám phá.
Du lịch Cao Bằng mỗi mùa lại có một vẻ đẹp riêng, với những người muốn ngắm thác Bản Giốc đổ dài con nước và trong xanh tuyệt đẹp sẽ chọn thời điểm tháng 8-9 hàng năm. Tháng 11-12 là khi Cao Bằng cũng ngợp trời hoa tam giác mạch và dã quỳ vàng rực các cung đường.
Cao Bằng có địa hình tương đối phức tạp. Hệ thống giao thông hiện nay chỉ có đường bộ, gồm bốn tuyến quốc lộ: 3, 4A, 34 và 4C trong đó có quốc lộ 3 và quốc lộ 4 đã được cải tạo, nâng cấp. Đến nay, hệ thống giao thông tạm đáp ứng tốt các nhu cầu vận tải hành khách.
Nếu bạn đi du lịch Cao Bằng bằng xe khách thì bạn chỉ cần ra bến xe Mỹ Đình để đón xe đi Cao Bằng. Mỗi ngày có khoảng 3 chuyến xe chạy tuyến Mỹ Đình – Cao Bằng, và cả 3 tuyến này đều chạy buổi tối, giá vé khoảng 180,000đ - 200,000đ /người /chiều (tùy từng nhà xe).
Đi tour du lịch Cao Bằng thì không thể bỏ qua kiệt tác của thiên nhiên đó chính là thác Bản Giốc là thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia. Tháng 9 - 10 là thời gian lý tưởng du lịch thác Bản Giốc, khi nước nhiều mà trong xanh, các dòng thác tuôn chảy tung bọt trắng xóa. Mùa này, nước dòng Quây Sơn có màu ngọc bích trong tiết trời vào thu. Trên mặt sông, hơi nước hình thành một khoảng sương mù, khi soi rọi dưới ánh nắng mang đến khung cảnh huyền ảo. Thời gian này cũng là mùa lúa chín bên thác Bản Giốc đã chín vàng cả một vùng.
Khu di tích lịch sử Pác Bó với những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học đã trở thành một trong những khu di tích quan trọng của cả nước về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng. Sau khi Bác mất năm 1969, để tỏ òng thành kính đối với công lao vĩ đại của Bác và để bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của Khu di tích, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư, tôn tạo Khu di tích để phục vụ khách đi tour du lịch Cao Bằng. Tháng 2 /1971, Nhà bảo tàng Pác Bó được khánh thành và mở cửa phục vụ khách tham quan, nghiên cứu.
Suối Lê Nin ở Cao Bằng với khung cảnh xanh mát, nên thơ, nước trong xanh đứng trên bờ nhìn xuống, bạn có thể thấy được những đàn cá bơi lội, uốn lượn, tất cả tạo nên một không gian tự do, tự tại, hoà mình vào thiên nhiên. Suối Lê Nin "đốn tim" khách du lịch Cao Bằng bởi vẻ đẹp huyền diệu, kỳ vĩ, vừa mềm mại, yên ả lại vừa mạnh mẽ.
Núi Các Mác Cao Bằng là một ngọn núi nổi tiếng nằm trong khu di tích Pác Bó. Đây là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc sau khi trở về nước vào ngày 8 tháng 2 năm 1941. Bác đã đặt tên cho ngọn núi khi sống trong hang Cốc Bó bên trong khe núi Các Mác. Đây là một ngọn núi sở hữu những vách đá lớn, những bãi cỏ xanh rờn, những bụi cây dại um tùm cùng với nhiều cây rừng cổ thụ xum xuê leo qua những đoạn đá sỏi. Với vị thế như vậy, núi Các Mác không chỉ có giá trị lịch sử to lớn mà còn là một chốn sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp.
Hang Cốc Bó Cao Bằng là một hang động nổi tiếng nằm trong khu di tích Pác Bó. Đây là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc sau khi trở về nước vào ngày 8 tháng 2 năm 1941. Hang Cốc Bó trong tiếng Nùng có nghĩa là “đầu nguồn” nằm bên sườn núi Các Mác, gần dòng chảy của suối Lê Nin. Khi tham gia tour du lịch Cao Bằng du khách sẽ được tham quan chỗ làm việc của Bác với chiếc giường chỉ một tấm ván cũ đã nứt nẻ, khu bếp nấu cơm, đun nước uống dùng lá cây ổi làm chè,...
Hang Ngườm Pục là một hang nằm sâu trong dãy núi đá giáp ranh giữa xã Lê Lợi huyện Thạch An (Cao Bằng) và xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định (Lạng Sơn). Hang có độ sâu gần 100 mét tính từ cửa vào, trải dài với hệ thống nhũ đá nguyên sơ và rất đẹp nhưng chưa được nhiều người biết đến. Địa hình trong hang tương đối hiểm trở, muốn đến đây khám phá thì du khách phải chui qua các khe đá hẹp, sườn núi hiểm trở. Với vẻ đẹp hoang sơ hang Ngườm Pục đang thu hút khá nhiều khách du lịch Cao Bằng đến khám phá,
Động Ngườm Ngao Cao Bằng ẩn mình trong ngọn núi hùng vĩ tại bản Gun, xã Đàm Thủy cách Thác Bản Giốc chừng 3km. Ngườm Ngao theo tiếng dân tộc Tày có nghĩa là hang Cọp. Du khách sẽ được người dân địa phương kể nhiều câu chuyện xung quanh tên gọi hang động. Theo chân tour Cao Bằng trọn gói để đến được động Ngườm Ngao, du khách sẽ phải đi qua nhiều đoạn đường quanh cao, nguy hiểm, những nhũ đá đầy màu sắc khác lạ.
Vẻ đẹp tựa tranh vẽ của hồ Thang Hen khiến khách đi tour Cao Bằng có cảm giác thích thú, muốn chìm đắm ở đó mãi không thôi. Khung cảnh non xanh nước biếc hữu tình chẳng khác nào cõi tiên. Sự xuất hiện của những áng mây bay lơ lửng quanh núi lại càng làm cho nơi đây thêm bí ẩn, huyền ảo. Bởi hình dáng hồ giống đuôi con ong nên người dân địa phương đã gọi hồ bằng tên Thang Hen. Khách du lịch thác Bản Giốc lựa chọn Thang Hen làm điểm dừng chân cho hành trình khám phá của mình sẽ bị khung cảnh thiên nhiên tuyệt sắc mê hoặc.
Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc thuộc xã Đàm Thủy, Trùng Khánh của tỉnh Cao Bằng. Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng tại nơi biên cương Tổ quốc, khánh thành ngày 15/12/2014, rộng khoảng 3ha. Ngôi chùa tựa lưng vào núi Phia Nhằn nên có thể nhìn ngắm toàn cảnh thác Bản Giốc hùng vĩ, núi non điệp trùng từ trên cao và là nơi cầu nguyện bình an, cuộc sống êm đềm hạnh phúc. Khách đi du lịch thác Bản Giốc sẽ tận mắt thấy nhà lầu chuông Đại hồng chung Thiên Bảo được làm bằng đồng, trọng lượng khoảng 1,5 tấn
Khu di tích quốc gia rừng Trần Hưng Đạo là nơi ghi dấu sự thành lập và hoạt động của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (Đội VNTTGPQ), tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là nơi gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đi tour du lịch Cao Bằng du khách được ghé tham quan di tích rừng Trần Hưng Đạo, không chỉ được tìm hiểu truyền thống lịch sử vẻ vang với nhiều điểm di tích mà còn được khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khu rừng nguyên sinh. Với diện tích rộng trên 201,7 ha, rừng Trần Hưng Đạo còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ với bầu không khí trong lành và là điểm đến của hàng ngàn du khách trong nước cũng như quốc tế.
Di tích đồn Phai Khắt Cao Bằng là nơi diễn ra trận đấu đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sau khi thành lập. Đồn Phai Khắt được xếp hạng di tích cấp quốc gia ngày 29 tháng 01 năm 1993 và là một trong các di tích trong Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo.
Khu di tích mộ anh hùng liệt sỹ Kim Đồng nằm trong quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó (huyện Hà Quảng); là nơi ghi nhớ anh hùng liệt sỹ Kim Đồng, người có công bảo vệ cán bộ cách mạng trong thời kỳ chống Pháp. Khu di tích cũng sở hữu một khoảng sân rộng, là nơi tổ chức các buổi cắm trại, vui chơi ca hát hàng năm của thiếu niên và nhi đồng của tỉnh Cao Bằng. Đây thực sự là địa điểm mà các tour du lịch Cao Bằng đều đưa vào lịch trình của mình khi đến với miền đất lịch sử Cao Bằng.
Khu di tích lịch sử Chiến dịch Biên giới 1950 nằm tại Nà Lạn, xã Đức Long, huyện Thạch An, cách thành phố Cao Bằng khoảng 60 km đi theo đường quốc lộ số 4. Đây là một khu di tích gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với chiến thắng Chiến dịch Biên giới năm 1950, do Bộ Tư lệnh Quân khu, Quân khu I, Quân khu II và tỉnh Cao Bằng phối hợp xây dựng. Khu di tích được đưa vào sử dụng ngày 19/05/2004, thể hiện đạo lý cao cả “Uống nước nhớ nguồn ” đối với vị lãnh tụ thiên tài, vị cha già kính yêu của dân tộc và ghi lại dấu ấn oanh liệt, hào hùng của một chiến thắng mang ý nghĩa chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Cột mốc 108 là nơi đầu tiên Bác Hồ đặt chân về quê hương sau 30 năm bôn ba nước ngoài. Không chỉ là một chứng nhân lịch sử, khách du lịch khi đến nơi đây sẽ chìm đắm trong vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng Đông Bắc.
Lán Khuổi Nặm là nơi Bác ở lâu nhất, cách hang Pác Bó khoảng một cây số. Đường quanh co men theo chân núi, càng đi càng dốc lên. Được biết, đường vào lán xưa kia chỉ là một lối mòn cheo leo, nay được mở rộng hơn và lát đá cho tiện đi lại. Còn khe núi trên đường vào lán ngày trước rậm rạp um tùm giờ là những thửa ruộng bậc thang tiếp nối nhau chạy ngược đến tận phía rừng xa.
Làng Phúc Sen chủ yếu rèn các nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật dụng sinh hoạt. Khám phá làng nghề Phúc Sen, khách du lịch Cao Bằng sẽ có cơ hội lắng nghe những chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của người dân nơi đây. Thiện cảm đầu tiên khi tham quan làng nghề Phúc Sen chính là những nụ cười trên môi của người dân nơi đây. Từ thanh niên cho đến người già đều rất mến khách, họ luôn niềm nở đón khách.
Bản Pác Rằng được chọn làm điểm phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo thông qua Dự án Phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ. Đến Pác Rằng, du khách hấp dẫn bởi nền văn hóa truyền thống dân tộc thể hiện đậm nét lao động, sản xuất và sinh hoạt thường ngày của người dân nơi đây.
Núi Mắt Thần - thác Nặm Trá với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vỹ, hoang sơ, mới được phát hiện nhưng đã thu hút rất nhiều du khách tham quan, khám phá bởi diện tích rộng lớn, có thể tổ chức cắm trại... Dưới núi là những nương ngô uốn lượn tạo nên vẻ đẹp sơn thủy hữu tình. Nơi đây được dân yêu thích xê dịch đặt cho cái tên “Tuyệt Tình Cốc Cao Bằng“
Đèo Mã Phục là con đèo đẹp nhất trong các con đèo trên trục đường QL3 từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng, cách Cao Bằng 22 km. Đèo Mã Phục có chiều dài hơn 3,5 km, cao gần 700 m so với mực nước biển, qua 7 tầng dốc xoáy cua tay áo khá hiểm trở, uốn lượn theo triền núi đá vôi, có nhiều đoạn gấp khúc. Một bên là vách núi cao, một bên là vực sâu với những khe núi hẹp. Con đèo rộng và đẹp, những dãy núi cao thấp nối tiếp nhau, phía bên dốc đèo trải dài những cánh đồng ngô, lúa xanh mướt, ngay bên đường là bản nhỏ với những ngôi nhà có hàng rào đá bao quanh vững chãi trong rất đẹp mắt.
Đèo Khau Liêu là gọi theo tiếng Tày, có nghĩa là đèo Liêu. Đèo Khau Liêu mềm mại chạy giữa các dãy núi lô nho của Cao Bằng, giống như một con rồng uốn lượn quanh co, ôm lấy núi, mang cho mình một nét đẹp nên thơ, đầy màu sắc và hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên. Bạn sẽ có cảm giác hạnh phúc, vui sướng khi vượt qua được độ cao của đèo Khau Liêu. Đứng trên đỉnh đèo phóng tầm mắt xuống dưới, hít thở không khí thanh khiết của núi rừng, thật sự không còn gì thú vị hơn.
Du lịch Cao Bằng mà không dừng chân ghé tham quan ở cửa khẩu Tà Lùng thì đó là điều đáng tiếc cho chuyến đi chơi của bạn. Là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất bản Pò Tập thị trấn Tà Lùng huyện Phục Hòa tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Cửa khẩu Tà Lùng là điểm cuối của quốc lộ 3, tiếp nối là cầu Thủy Khẩu trên sông Bắc Vọng, thông thương sang cửa khẩu Thủy Khẩu tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Đến đây bạn có thể mua đồ lưu niệm về làm quà cho người thân.
Cửa khẩu Pò Peo là cửa khẩu tại vùng đất bản Nà Han xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam thông thương sang cửa khẩu Nhạc Vu ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Cửa khẩu Trà Lĩnh hay cửa khẩu Hùng Quốc, cửa khẩu Nà Đoỏng là cửa khẩu quốc gia tại vùng đất bản Hía ở thị trấn Hùng Quốc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Cửa khẩu Trà Lĩnh thông thương sang cửa khẩu Long Bang ở thành phố Bách Sắc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Một nét tạo nên sức hút tạo sự đa dạng cho lịch trình tour du lịch Cao Bằng chính là đi chơi chợ phiên. Ở vùng cao, các bản làng cách xa nhau, nhiều bản chỉ có vài nóc nhà do đó cuộc sống thường nhật gần như khép kín. Vì vậy, chợ phiên đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân. Việc đến chợ ngoài mua bán hàng hoá còn là nơi trao đổi thông tin, giao lưu tình cảm, hẹn hò lứa đôi.
Vịt quay 7 vị từ lâu đã trở thành món ngon đặc sản của du lịch Cao Bằng, được sử dụng tới 7 loại gia vị khác nhau là gừng, tỏi, hành khô, hạt tiêu, mật ong, đậu hũ và quả mắc mật khô để tạo thành gia vị tẩm ướp của món ăn.
Bánh Trứng Kiến được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm, bà con dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh để phục vụ khách tour du lịch Cao Bằng.
Nhâm nhi tách trà nóng ăn cùng với bánh chè Lam và ngắm nhìn thiên nhiên Cao Bằng. Tất cả đem đến cho bạn cảm giác an nhiên, nhẹ nhàng, thoải mái hơn bao giờ hết. Đây là món bánh cổ truyền của người dân Cao Bằng.
Nằm khau (Khâu Nhục) là món ăn không thể thiếu trong các đám cưới của người Tày nơi đây. Mỗi địa phương Khâu Nhục lại được chế biến với một hương vị khác nhau có thể đủ tất cả các nguyên liệu hoặc thiếu đi một vài vị trong đó. Người Cao Bằng thường ăn kèm khâu nhục với cơm trắng hoặc bánh mì vào bữa sáng. Vị béo của miếng thịt, cộng với độ dòn của miếng bì, mùi thơm của mắc mật quyện vào đậm đà tạo thành một hương vị khó quên cho khách du lịch Cao Bằng.
Phở Chua là đặc sản Cao Bằng, góp phần làm phong phú cho nét văn hóa ẩm thực của các tỉnh miền núi phía Bắc. Phở chua thường được dùng trong các tiệc cưới, cúng giỗ để thực khách ăn được no. Nhưng nay phở chua đã xuất hiện ở nhiều quán ăn hay trong những gian hàng ẩm thực ở các chợ để phục vụ khách đi tour du lịch Cao Bằng. Lần đầu tiên thưởng thức, người dùng chưa thể cảm nhận được hết cái ngon và hương vị đậm đà của món ăn, nhưng khi đã quen thì vị thơm ngon của các loại gia vị, chua ngọt của nước sốt và độ dai dẻo của bánh phở sẽ làm bạn nhớ mãi không thể quên.
Mùa đông Cao Bằng, người ta nghĩ ngay đến bánh Áp Chao. Đây là món ăn làm xua tan đi nhanh chóng cơn giá lạnh miền núi. Món ăn không chỉ được người dân bản địa rất ưa thích mà ngay cả khách du lịch Cao Bằng rất mê cái hương vị ngon đặc trưng của nó. Những ngày đông giá rét Cao Bằng, bạn có thể ghé vào một quán ăn lề đường, gọi 1 suất bánh áp chao và sưởi ấm giá rét. Thật là một cảm giác khó quên.
Bánh Coóng phù là món ngon đặc sản Cao Bằng còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là bánh trôi. Đây là món ăn vặt ở Cao Bằng cực thích hợp cho những ngày đông lạnh. Điều làm nên đặc trưng của bánh trôi Cao Bằng đó là bột bánh rất dẻo, mềm và có vị ngọt đặc trưng. Nước đường thơm ngon đạt đến sự hòa quyện của vị ngọt của đường và vị cay của gừng. Mùa đông miền Tây Bắc với khí trời lạnh đến cả dưới 10 độ, trong tay có chén coong phù nóng ấm thì còn gì tuyệt vời hơn.