Nghề rèn thủ công truyền thống của người Nùng An đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Nơi đây trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn du khách thập phương, góp phần làm phong phú thêm hành trình khám phá vùng đất Cao Bằng.
Làng Phúc Sen cách thành phố Cao Bằng khoảng 30km, nghề rèn nơi đây có lịch sử trên 300 năm. Ban đầu, làng chỉ rèn các nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật dụng sinh hoạt. Ngày nay, sản phẩm của làng nghề phong phú đa dạng hơn, có uy tín không chỉ trong phạm vi tỉnh Cao Bằng mà còn có mặt ở nhiều tỉnh miền núi phía bắc, Tây Nguyên, thành phố Hà Nội của nước ta cũng như các huyện biên giới của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Mặc dù các sản phẩm ở đây không bóng bẩy, bắt mắt, lại có giá bán cao gấp hai, ba lần sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, nhưng hàng sản xuất ra tới đâu, bán hết tới đó. Hiện nay, ở Phúc Sen có khoảng 160 lò rèn, giải quyết việc làm cho hơn 300 lao động, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Để làm ra một con dao sắc, người Nùng An có những bí quyết riêng. Nguyên liệu rèn dao được làm từ những miếng nhíp ô tô đã hỏng, đặc biệt từ nhíp xe U-oát là tốt nhất. Ở những nơi khác người ta thường dùng than đá để nung thì ở làng Phúc Sen lại dùng than củi từ các loại gỗ cứng như gỗ nghiến mới giúp giữ nhiệt và làm than mau đỏ. Để giữ được nhiệt, lò nung thép cũng phải làm bằng đá, rồi dùng rơm và trấu làm chất liệu xây lò. Theo những người làm nghề lâu năm trong làng, nghề rèn thủ công ở Phúc Sen hầu như không có công thức mà chủ yếu nhờ cảm nhận tinh tế của tai, đôi mắt cùng kinh nghiệm của người thợ.
Khám phá làng nghề Phúc Sen, du khách đi du lịch Cao Bằng sẽ có cơ hội lắng nghe những chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của người dân nơi đây. Đặc biệt, bạn còn được thưởng thức các món Đặc sản Cao Bằng hấp dẫn của miền đất mến khách này.
Thiện cảm đầu tiên khi tham quan làng nghề Phúc Sen chính là những nụ cười trên môi của người dân nơi đây. Từ thanh niên cho đến người già đều rất mến khách, họ luôn niềm nở trả lời các câu hỏi cũng như chia sẻ nhiều điều thú vị về cuộc sống và công việc thường ngày. Để làm ra sản phẩm chất lượng thì điều đầu tiên phải lựa chọn được loại thép tốt nhất. Sau đó qua từng công đoạn nhất định như dàn - tôi - nhúng nước - dàn liên tục… mới có thể tạo nên sản phẩm ưng ý nhất.
Nghề rèn thủ công truyền thống của người Nùng An đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Nơi đây trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn du khách thập phương, góp phần làm phong phú thêm hành trình khám phá vùng đất Cao Bằng.
Làng Phúc Sen cách thành phố Cao Bằng khoảng 30km, nghề rèn nơi đây có lịch sử trên 300 năm. Ban đầu, làng chỉ rèn các nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật dụng sinh hoạt. Ngày nay, sản phẩm của làng nghề phong phú đa dạng hơn, có uy tín không chỉ trong phạm vi tỉnh Cao Bằng mà còn có mặt ở nhiều tỉnh miền núi phía bắc, Tây Nguyên, thành phố Hà Nội của nước ta cũng như các huyện biên giới của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Mặc dù các sản phẩm ở đây không bóng bẩy, bắt mắt, lại có giá bán cao gấp hai, ba lần sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, nhưng hàng sản xuất ra tới đâu, bán hết tới đó. Hiện nay, ở Phúc Sen có khoảng 160 lò rèn, giải quyết việc làm cho hơn 300 lao động, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Để làm ra một con dao sắc, người Nùng An có những bí quyết riêng. Nguyên liệu rèn dao được làm từ những miếng nhíp ô tô đã hỏng, đặc biệt từ nhíp xe U-oát là tốt nhất. Ở những nơi khác người ta thường dùng than đá để nung thì ở làng Phúc Sen lại dùng than củi từ các loại gỗ cứng như gỗ nghiến mới giúp giữ nhiệt và làm than mau đỏ. Để giữ được nhiệt, lò nung thép cũng phải làm bằng đá, rồi dùng rơm và trấu làm chất liệu xây lò. Theo những người làm nghề lâu năm trong làng, nghề rèn thủ công ở Phúc Sen hầu như không có công thức mà chủ yếu nhờ cảm nhận tinh tế của tai, đôi mắt cùng kinh nghiệm của người thợ.
Khám phá làng nghề Phúc Sen, du khách đi du lịch Cao Bằng sẽ có cơ hội lắng nghe những chia sẻ về cuộc sống cũng như công việc của người dân nơi đây. Đặc biệt, bạn còn được thưởng thức các món Đặc sản Cao Bằng hấp dẫn của miền đất mến khách này.
Thiện cảm đầu tiên khi tham quan làng nghề Phúc Sen chính là những nụ cười trên môi của người dân nơi đây. Từ thanh niên cho đến người già đều rất mến khách, họ luôn niềm nở trả lời các câu hỏi cũng như chia sẻ nhiều điều thú vị về cuộc sống và công việc thường ngày. Để làm ra sản phẩm chất lượng thì điều đầu tiên phải lựa chọn được loại thép tốt nhất. Sau đó qua từng công đoạn nhất định như dàn - tôi - nhúng nước - dàn liên tục… mới có thể tạo nên sản phẩm ưng ý nhất.