Du lịch Cù Lao Chàm – một điểm đến cực kỳ hấp dẫn khi đến du lịch Đà Nẵng – du lịch Hội An không chỉ hấp dẫn với những di sản văn hóa lâu đời của người Việt và Chăm. Cù lao Chàm còn sở hữu kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ sinh thái phong phú và cả những bãi biển hoang sơ, quyễn rũ. Với tất cả những lý do này khiến nó ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước. Nếu có dịp đến du lịch Quảng Nam, bên cạnh Hội An cổ kính du khách đừng bỏ qua một Cù Lao Chàm đã làm say đắm bao tâm hồn yêu cái đẹp. Và những kinh nghiệm du lịch Cù Lao Chàm từ A-Z dưới đây sẽ góp phần cho du khách một chuyến đi du lịch trọn vẹn cùng người thân, bạn bè!
Cù Lao Chàm hay còn được gọi là Chiêm Bất Lao tọa lạc ở xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Có diện tích khoảng 15km2 cách đất liền 15km về hướng Đông với hơn 2,900 dân sinh sống. Năm 2009, Cù Lao Chàm đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và dần dần trở thành một điểm đến hấp dẫn trong lòng khách du lịch trong và ngoài nước. Du lịch Cù Lao Chàm như một hòn ngọc thô, đang dần dần được trân trọng, mài dũa để trở thành một viên ngọc sáng lấp lánh và đắt giá hơn bao giờ hết.
Với khí hậu thường xuyên khá mát mẻ, du khách có thể đi du lịch Cù Lao Chàm vào bất cứ thời gian nào phù hợp với thời gian chuyến đi của du khách. Chỉ cần lưu ý một chút là khoảng mấy tháng cuối năm có thể xuất hiện bão gây ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận), nếu có ý định đi Cù Lao Chàm trùng với những lúc thời tiết không ủng hộ, chuyến đi của du khách có thể bị ảnh hưởng.
Máy Bay đi Hội An: Hội An thuộc Quảng Nam nhưng sân bay gần nhất lại ở Đà Nẵng (Hội An cách Đà Nẵng 30km). Hiện nay các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjetair đều có khai thác các đường bay từ TP. HCM và Hà Nội đến Đà Nẵng. Nếu muốn mua được vé rẻ, bạn nên đặt trước khoảng 3 đến 6 tháng.
Ô tô đi Hội An: vé xe khoảng 400,000đ – 500,000đ. Xe Hoàng Long, Hlink, Mai Linh, Thuận Thảo. Thời gian 18 đến 20 tiếng từ Hà Nội/Sài Gòn đến Đà Nẵng rồi di chuyển đến Hội An khoảng 37km về phía Nam.
Xe lửa đi Hội An: Từ Hà Nội hoặc Sài Gòn đều có tuyến xe lửa đến Đà Nẵng (tuyến Bắc – Nam), giá vé dao động từ 400,000đ đến 1,200,000đ tùy loại tàu và loại ghế. Mất từ 14 đến 20 tiếng để đi từ hai thành phố này đến Đà Nẵng bằng xe lửa.
Ca nô đi Cù Lao Chàm: Giá vé một người là 150,000đ, bán tại cảng Cửa Đại hoặc các đại lý du lịch trong Hội An. Bạn sẽ mất khoảng 20 phút di chuyển. Thời gian xuất phát vào 08h00 – 10h30.
Tàu gỗ đi Cù Lao Chàm: Vé khoảng 30,000đ một người và 80,000đ nếu mang theo xe máy. Bạn nên đến bến Bạch Đằng lúc 07h00 hoặc Cửa Đại vào 08h00 hàng ngày để mua vé.
Khi du lịch Cù Lao Chàm thì phương tiện di chuyển cơ động nhất là xe máy. Du khách thuê tại các nhà nghỉ trên đảo với giá 100,000đ – 200,000đ /ngày.
Ngoài ra, bạn có thể tham quan các đảo bằng thuyền với mức giá 500,000 – 1,500,000đ /lượt. Các thuyền này đều gồm dịch vụ lặn biển ngắm san hô.
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm nằm ở xã Tân Hiệp, cách trung tâm thành phố Hội An 18 km về phía Đông. Nằm trên đảo Hòn Lao và đây là hòn đảo duy nhất có dân cư sinh sống. Nơi đây có hệ sinh thái biển phong phú và đa dạng như: hệ sinh thái san hô, rong biển, thảm cỏ biển... mang giá trị đa dạng sinh học cao.
Các nhà khoa học đã tìm thấy ở Cù lao Chàm 135 loại san hô, trong đó có 6 loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng biển Việt Nam; 202 loài cá; 4 loài tôm hùm và và 84 loài nhuyễn thể.
KBTB Cù Lao Chàm có diện tích 5,175 ha mặt nước, với khoảng 311 ha rạn san hô, 500 ha thảm cỏ biển với nhiều loài hải sản có giá trị. Theo kết quả nghiên cứu gần đây nhất, các nhà khoa học đã xác định được ở Cù Lao Chàm có khoảng 277 loài san hô tạo rạn thuộc 40 giống và 17 họ; 270 loài cá thuộc 105 giống, 40 họ; 5 loài tôm hùm; 97 loài nhuyễn thể và rất nhiều loài có giá trị về mặt sinh thái, giá trị kinh tế và cảnh quan (Nguyễn Văn Long, 2008).
Bên cạnh một hệ sinh thái phong phú, khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm còn ẩn chứa trong mình các nền văn hóa từ xa xưa để lại như: Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt. Với các di tích đã được khai quật đã chứng minh mối quan hệ, giao lưu giữa Cù Lao Chàm với các nước trong khu vực và là điểm neo đậu của các thương thuyền quốc tế trong hành trình con đường tơ lụa trên biển thành từ thế kỷ XIII. Qua các nghiên cứu khảo cổ học cho thấy cách đây trên 3,000 năm, nơi đây còn là nơi sinh sống của các cư dân cổ xưa.
Không nơi đâu lôi cuốn như ở du lịch Cù Lao Chàm bởi nét đẹp hòa nguyện giữa cái hùng vĩ của núi rừng và nét dịu dàng mát mẽ của làn sóng biển trong xanh. Một nơi với sự hiện hữu đầy đủ các sinh cảnh đặc trưng của các hệ sinh thái cả trên cạn và dưới nước.
Giếng cổ Champa Cù Lao Chàm là một ngôi giếng cổ với tuổi đời lên đến 200 năm, đã được xếp hạng là di tích quốc gia năm 2006. Đây cũng đồng thời là giếng nước ngọt duy nhất cung cấp cho toàn bộ người địa phương trên đảo và cũng là giếng cổ nhất.
Về cấu trúc, giếng cổ Chăm Pa ở Cù Lao Chàm cơ bản tương tự với các giếng khác ở Hội An. Giếng có hình ống tròn, nền giếng hình vuông, miệng giếng rộng khoảng 1,2m. Bên trong giếng lại có gạch được xếp theo kiểu vành khăn, có độ sâu khoảng tầm 5m.
Có một điều thú vị rằng, dù chỉ cách bờ biển khoảng 100m nhưng giếng chưa bao giờ bị nhiễm mặn. Nước giếng có vị ngọt, trong mát là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của người dân trên đảo. Người địa phương còn cho rằng, giếng cổ rất có ý nghĩa đối với họ, vừa có giá trị lịch sử, văn hóa lại vừa là biểu tượng cho sức khỏe. Người dân ở đây cho biết, họ cũng đã cố đào thêm ở những vị rí khác nhưng đều không thể tìm thấy mạch nước ngọt. Cũng chính vì thế mà “giếng Tiên thoát ế ở Cù Lao Chàm” lúc nào cũng không ngớt người dân tới lấy, khách đi tour du lịch Cù Lao Chàm cũng vì tò mò mà tìm đến rất đông.
Nằm trên địa phận của xóm Cấm, đảo Cù Lao Chàm, thuộc địa phận xã Tân Hiệp, thành phố Hội An. Gần đó là di tích tiền Sa Huỳnh Bãi Ông, cách giếng cổ 500m về phía Đông Bắc và di tích khảo cổ Bãi làng, cách giếng cổ 300m về phía Tây Nam. Giếng cổ cũng là một trong những di tích có giá trị còn sót lại trên đảo Cù Lao Chàm. Có thể xem là dấu tích mang đậm nét văn của hóa người Chăm Pa xưa đã sinh sống và cho xây dựng nên giếng cổ này.
Để đến được giếng Tiên, bạn có thể chọn giữa hình thức đi tour hoặc đi tự túc. Nếu các địa điểm du lịch Đà Nẵng, Hội An trước đó đã đi tự túc cho thoải mái rồi thì du lịch Cù Lao Chàm bạn nên chọn cách đi tour là phương án hợp lý hơn. Đi tour thì đỡ được bao nhiêu là tiền phát sinh, đã có sẵn cano chỉ cần ra đến cảng, làm thủ tục là đi ngay. Lên đến đảo, bạn đi theo đoàn tour ghép nhưng thực ra cũng không khác gì mấy so với đi tự túc, mọi thứ rất là tự do thoải mái. Chỉ một điều là giờ ăn uống, lặn ngắm san hô đều đã nằm sẵn trong lịch trình cả rồi, không thay đổi được.
Sẽ chẳng có gì nếu như không có tin đồn giếng Tiên ở Cù Lao Chàm có thể giúp thoát kiếp FA. Nhiều người bảo rằng, chỉ cần ai chưa có người yêu, nam thì uống 7 ngụm, nữ thì uống 9 ngụm ngay lập tức sẽ có người yêu. Giếng tiên còn hiệu nghiệm với cả những cặp vợ chồng chưa có con, chỉ cần cùng nhau uống một gáo nước giếng và cùng nguyện ước sinh con thì sẽ mau chóng có tin vui.
Theo những người dân ở đây, chưa có bất cứ một minh chứng nào cho thấy uống nước giếng Tiên ở Cù Lao Chàm có thể giúp thoát ế. Nhưng lời đồn cứ lan mãi, lan mãi thế rồi người ta cũng tin, cũng đến để thử xem có hiệu nghiệm nay không. Tất cả đều mong muốn rằng uống nước giếng Tiên có thể giúp thoát ế, đó đôi khi chỉ là sự trùng hợp nhưng lại tạo ra một câu chuyện rất thần kỳ về giếng cổ.
Cù Lao Chàm là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của Quảng Nam, tuy nhiên khi đặt chân tới hòn đảo này thì nhất định bạn phải ghé Chùa Hải Tạng, ngôi chùa cổ lâu đời rất linh thiêng, là địa điểm tín ngưỡng tâm linh của những người dân trên đảo đến cúng bái, lễ Phật mong cầu bình an, thịnh vượng.
Để đến được chùa Hải Tạng ở Cù Lao Chàm thì bạn phải đi tàu từ bến tàu Cửa Đại, nằm cách biển Cửa Đại khoảng 15km nên nếu chạy tàu thì sẽ mất khoảng 1 tiếng rưỡi là tới còn đi ca nô thì bạn chỉ cần đi khoảng nửa giờ đồng hồ là đến nơi rồi. Tàu sẽ cập bến tại Bãi Làng, bạn chỉ cần men theo con đường nhỏ nhưng hơi ngoằn ngoèo chút xíu để tới được xóm Cốm, cách bến tàu khoảng 300, chùa hiện ra với nét trầm mặc giữa hòn đảo xinh đẹp biết mấy.
Các bậc cao niên ngụ cư ở thôn Bãi Làng, xã Tân Hiệp trên Cù lao Chàm kể lại, có con thuyền chở các cây cột từ ngoài Bắc đem vào làm một chùa nào đó trong Nam nhưng khi đi ngang Cù Lao Chàm, do trời tối nên phải neo thuyền nghỉ lại. Sáng ra, thuyền tiếp tục lên đường, nhưng biển tự dưng sóng dậy, thuyền cứ xoay tròn, lòng vòng không đi ra khỏi Cù lao Chàm được. Sau đó số gỗ này không đem đi được mà phải để lại dựng chùa trên đất Cù Lao Chàm. Vì thế chùa dựng lên lấy tên là Hải Tạng.
Chùa được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ XIX (1758). Sau đó, do có bão lớn làm hư hại nặng, chùa được dời về vị trí như hiện nay vào năm Tự Đức Nguyên niên (1848). Chùa Hải Tạng là công trình có qui mô lớn với kiến trúc kiểu “chồng rường giả thủ” chia 3 gian 2 lòng, kết cấu vì kèo gỗ và các chi tiết kiến trúc được chạm trổ công phu. Chùa tọa lạc sát chân núi phía Tây của đảo Hòn Lao, phía sau tựa vào núi, mặt nhìn ra một thung lũng nhỏ là cánh đồng lúa duy nhất của Cù lao Chàm.
Đến thăm Chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm, bạn sẽ đi qua cổng tam quan đầy rêu phong nhuộm màu thời gian. Tam quan với lối kiến trúc xưa gồm 4 trụ biểu, chóp trụ có khối hình hoa sen cao 5m, rộng 1,5m. Tam quan được chia làm 3 cổng, với 2 lối vào nhỏ và 1 lối vào lớn được thiết kế theo kiểu mái vòm, bờ nóc, bờ hồi đắp nổi nhiều đường nét uốn lượn mềm mại. Kết nối cổng tam quan là bức tường thành bằng đá bao bọc xung quanh được thiết kế trang nhã với những đường nét hoa văn bao quanh lấy khu vực và cả khuôn viên ngôi chùa. Phía trước chùa là tượng Phật Bà Quan Âm đang đứng trên đài sen giữa lòng hồ sen nhỏ. Mặt hướng về phía biển Đông như che chở cho cuộc sống an lành của những ngư dân nơi đây.
Bên trong ngôi chùa còn khá nguyên vẹn. Ở mái hiên, dép hoành cách điệu với hình lồng đèn, thân chạm hình hoa lá, đầu là những cánh sen lật đỡ thẳng lên đòn tay, dưới chạm nổi hình đầu rồng. Hệ thống cửa “thượng song hạ bản”, gồm 3 bộ, mỗi bộ 4 cánh ngăn không gian bên ngoài với không gian nội thất. Nội thất chùa khá hoành tráng với hệ thống hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng, uy nghiêm. Hệ thống tượng thờ đồ sộ, đa dạng trên những bàn hương án tả hữu. Nổi bật là bộ Tam thế gồm 3 tượng Phật. Kế đến là tượng Thích Ca ngồi trên đài sen. Đặc biệt, trong chùa hiện vẫn còn lưu giữ một quả Đại hồng chung có khắc họa một con rồng mang phong cách những năm đầu thời Lê sơ.
Nội thất chùa khá hoành tráng với hệ thống hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng, uy nghiêm. Hệ thống tượng thờ đồ sộ, đa dạng trên những bàn hương án tả hữu. Nổi bật là bộ Tam thế gồm 3 tượng Phật. Kế đến là tượng Thích Ca ngồi trên đài sen. Đặc biệt, trong chùa hiện vẫn còn lưu giữ một quả Đại hồng chung có khắc họa một con rồng mang phong cách những năm đầu thời Lê sơ.
Nếu có dịp đến du lịch Cù Lao Chàm thì bạn hãy nhớ ghé tham quan chùa Hải Tạng vừa là tìm hiểu thêm về lịch sử, vừa bái Phật vừa vãn cảnh chùa tuyệt đẹp trong thiên nhiên núi rừng hoang sơ để tâm thanh tịnh phần nào nhé!
Bãi Bắc nằm phía trên cùng của đảo chính, đây là nơi yên tĩnh, tách biệt và là khu vực được khai thác để xây khu nghĩ dưỡng cao cấp sẽ đưa vào hoạt động trong tương lai. Tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng bên bờ cát trắng như muốn ôm trọn tất cả vào lòng biển xanh. Điểm khác biệt mà bãi Bắc đem đến cho du khách chính là sự hoang sơ chưa bị ảnh hưởng bởi con người tác động, chưa có nhiều dịch vụ quanh bãi Bắc để mọi ngưởi sử dụng. Chính nét thiếu về cơ sở vật chất, dịch dụ xung quanh đó lại khiến du khách muốn đến trải nghiệm, khám phá.
Khu vực bãi Bắc này hiện đã có sẵn một khu nghỉ dưỡng bao gồm nhà hàng và một vài bungalow nhỏ để phục vụ du khách. Đây cũng là địa điểm được lựa chọn để bảo tồn loài rùa biển, trong tương lai có thể sẽ có những tour du lịch xem trứng rùa nở giống ở Côn Đảo.
Đối với nhiều dù khách đã đi du lịch Cù Lao Chàm thì bãi Làng là một địa điểm không quá xa lạ, nhưng nếu bạn chưa đi từng đặt chân đến đây thì hẳn sẽ rất bỡ ngỡ. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu về Bãi Làng Cù Lao Chàm, cũng là bãi nổi tiếng nhất mà bạn sẽ ghé qua, dù là đi tự túc hay là đi tour. Đây cũng là một trong những bãi tắm sở hữu phong cảnh hữu tình, là nơi mà nhiều du khách tìm đến để cảm nhận sự nhộn nhịp giữa hòn đảo hoang vu này.
Bãi Làng là 1 trong 10 bãi của Cù Lao Chàm, thuộc địa phận xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nhiều người vẫn nghĩ rằng Cù Lao Chàm nằm ở Đà Nẵng, nhưng thực ra vì khoảng cách Đà Nẵng đến Cù Lao Chàm chỉ khoảng 45km nên người ta vẫn gọi chung với nhau như vậy.
Bãi Làng hay còn được người địa phương gọi là cảng Bãi Làng, vì nơi đây là nơi tập kết đầu tiên của tàu thuyền, cano khi đến với đảo Cù Lao Chàm xinh đẹp. Bãi Làng cũng được biết đến là bãi biển trung của Hòn Lao trong cụm đảo Cù Lao Chàm.
Bãi Làng Cù Lao Chàm hiện nay cũng là nơi tập trung đông dân nhất nơi có trường hợp, chùa chiền nhiều nhất. Họ chủ yếu sinh sống bằng nghệ đánh bắt thủy, hải sản. Bên cạnh đó là kinh doanh các dịch vụ cho thuê xe, ăn uống, nhà nghỉ nhằm phục vụ khách du lịch khi tới đây tham quan. Nếu muốn tìm hiểu về cuộc sống của người dân vùng biển cũng như văn hóa, con người thì Bãi Làng chắc chắn là điểm đến lý tưởng nhất rồi.
Bãi Làng thực sự là một bãi biển đẹp, là nơi để neo đậu tàu thuyền, ca nô trong hành trình du lịch Cù Lao Chàm. Dù là điểm dừng của tàu, cano nhưng Bãi Làng vẫn giữ được vẻ đẹp hoang dã, với màu nước xanh như ngọc. Bao quanh bờ biển là hệ thống rừng nguyên sinh đầy hoang dã, nguồn động thực vật đa dạng, phong phú.
Tất cả như vẽ ra một khung cảnh non nước đầy hữu tình, khung cảnh tuyệt vời và tươi mát nơi Bãi Làng hứa hẹn sẽ mang lại cho du khách những cảm xúc ấn tượng nhất.
Không chỉ là điểm dừng chân trong các tour khám phá Cù Lao Chàm mà riêng Bãi Làng Cù Lao Chàm còn có nhiều điểm đến hấp dẫn như chợ Tân Hiệp, chùa Hải Tạng, Giếng Cổ, khu bảo tồn biển, phòng trưng bày Lịch sử – Văn Hóa,...
Bãi Làng một điểm đến không thể bỏ qua trong các hành trình tour Cù Lao Chàm. Bãi Làng nơi có những sự tiếp đón nồng hậu của người dân chân chất thật thà, nơi chứa đựng những nét cội nguồn tinh túy của xa xưa chắc hẳn sẽ níu kéo chân bạn lòng không muốn rời khi đến với hòn đảo Cù Lao Chàm xinh đẹp.
Cù Lao Chàm có 4 bãi nổi tiếng, trở thành điểm tham quan nổi tiếng, trong đó bãi Ông được biết đến là bãi du lịch lớn nhất, đẹp nhất và dịch vụ du lịch cũng phát triển nhất. Bãi Ông là bãi có bờ cát dài trắng mịn, màu nước biển xanh như ngọc cùng với đó là những hàng dừa xanh ngắt.
Di tích Bãi Ông cũng từng là nơi cư trú của cư dân Tiền Sa Huỳnh, có niên đại lên đến 3.000 năm. Hiện nay, đây cũng là khu vực được lựa chọn để nghiên cứu về nền văn hóa Tiền Sa Huỳnh của miền Trung. Chính vì điều đó mà bãi Ông Cù Lao Chàm không chỉ là danh thắng mà còn là điểm đến có giá trị văn hóa, lịch sử rất đáng trân trọng.
Bãi Ông Cù Lao Chàm được biết đến là bãi du lịch nổi tiếng nên nơi đây hội tụ rất nhiều các dịch vụ như tắm biển, ăn uống, vui chơi, chụp ảnh. Với phong cảnh đẹp nên thơ, có nắng và gió dịu mát nơi đây nơi đây mỗi ngày vẫn thu hút hàng nghìn lượt khách đổ về tham quan và lưu trú tại đây.
Đến với Bãi Ông, không gì tuyệt vời bằng việc tìm cho mình những góc ảnh đẹp rồi ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất. Điểm chụp ảnh lý tưởng nhất phải kể đến chính là chiếc cầu gỗ dẫn lối ra biển, dù chỉ là chiếc cầu vô cùng đơn sơ, giản dị nhưng lên hình lại cực kỳ xịn xò, ảo diệu. Đến ghé thăm Bãi Ông mà không check in cây cầu này quả thực rất đáng tiếc.
Sau khi chụp choẹt các kiểu rồi thì giờ bung xõa thôi, bạn có tham gia vui chơi tại mô hình nhà phao khổng lồ vô cùng mới lạ và hấp dẫn. Chắc chắn sẽ rất thích hợp cho nhóm đi đông người, có trẻ em. Bạn cũng nên yên tâm vì mọi người sẽ được trang bị phao bơi, chơi ở khu vực nông nên hoàn toàn đảm bảo. Ngay trên mỗi gốc dừa đều có lắp vòi hoa sen, du khách có thể tắm nước ngọt
Nằm dọc bãi biển là hệ thống các nhà hàng nằm kề nhau với thực đơn vô cùng phong phú, với các món ăn là đặc sản của biển Cù Lao Chàm như cua đá, ốc vú nàng, mực một nắng, bào ngư,...
Hệ thống lưu trú ở Cù Lao Chàm chưa thực sự phát triển như ở đảo Phú Quốc nên bạn chỉ có thể thuê nhà nghỉ hoặc homestay. Giá thuê cũng khá rẻ, chỉ tầm 150,000đ - 200,000đ phòng /2 người. Đây cũng là một phương án khá tuyệt vời, bạn sẽ có 2 ngày khám phá Cù Lao Chàm và ở lại qua đêm trên đảo. Hứa hẹn sẽ mang đến cảm giác thích thú lẫn mới lạ, cùng với trải nghiệm câu mực đêm trên biển cùng với những ngư dân giản dị chân chất.
Từ bến cảng trung tâm Cù Lao Chàm, đi theo con đường chạy dọc biển phía bên tay phải (ngược hướng đi Bãi Ông) thì bãi biển đầu tiên các bạn gặp sẽ chính là Bãi Xếp.
Bãi Xếp Cù Lao Chàmgây ấn tượng và thu hút khách du lịch bởi nét tĩnh lặng hoang sơ với những rạn san hô tự nhiên lung linh sắc màu. Đứng trên bờ bạn có thể nhìn thấy đáy biển và các rạn san hô đang đung đưa theo dòng nước. Cùng với Hòn Dài, Bãi Xếp là một trong những địa điểm tắm biển và lặn ngắm san hô lý tưởng cho khách du lịch Cù Lao Chàm.
Khi đến du lịch Cù Lao Chàm bạn sẽ được chiêm ngưỡng và thỏa sức đắm mình trong làn nước mát hay thư giãn trên những bờ biển cát trắng mịn đó, đặc biệt phải kể đến Bãi Chồng. Bãi Chồng Cù Lao Chàm có diện tích 34.800m2, được xem là một trong những bãi biển đẹp nhất trên đảo.
Khác với một số bãi biển khác, Bãi Chồng Cù Lao Chàm không có người dân sinh sống nên mọi thứ hầu như vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có. Ở đây có bãi cát trắng mịn trải dài, có những hàng dừa thẳng tắp, có thảm thực vật xanh mướt với những khe nước tự nhiên chảy từ trên cao xuống và những mỏm đá đa hình hài gợi trí tưởng tượng phong phú.
Nổi bật giữa bãi cát trắng mịn đó là các khối đá xếp chồng lên nhau, tượng trưng cho âm – dương tức là vợ – chồng. Đó cũng chính là lý do mà người ta gọi nó với cái tên Bãi Chồng.
Hiện tại Bãi Chồng có 2 khu nhà hàng lớn, 3 khu nhà tắm và vệ sinh cùng nhiều nhà dù, lều, võng,.. có thể đáp ứng cho tầm 200 khách đến vui chơi, tham quan vui chơi, tắm biển và lưu trú.
Ngoài ra Bãi Chồng Cù Lao Chàm còn có 200 cây dừa trồng dọc bãi biển không đơn thuẩn chỉ mang đến bóng mát mà còn làm nên nét đặc trưng cho địa điểm này. Sau chuyến bách bộ tham quan những địa điểm du lịch Cù Lao Chàm như: Bảo tàng biển, chùa Hải Tạng, Giếng Cổ Champa, chợ hải sản, Âu thuyền,... du khách hãy lên cano để đến với Bãi Chồng cùng đắm mình trong làn nước trong xanh hay thư giãn bên bờ cát phẳng mịn. Hoặc check-in “sống ảo” với những mỏm đá to nằm trước biển.
Vào buổi trưa, du khách sẽ được thưởng thức những món đặc sản trên đảo, nào là cua đá, bào ngưa, mực một nắng, rau rừng,.. mang đậm hương vị biển nằm trên Bãi Chồng. Sau đó, du khách có thể thả mình đu đưa trên những chiếc võng nằm dưới hàng dừa xanh, tận hưởng không khí trong lành, ngắm biển cả.
Các hoạt động vui chơi giải trí đầy hấp dẫn hứa hẹn sẽ là điểm đến tuyệt vời nhất trong chuyến du lịch Cù Lao Chàm. Chắc chắn đều là những trải nghiệm khó có thể quên.
Một trong các bãi với dân cư rất đông, hiện ở Bãi Hương Cù Lao Chàm có khoảng 100 hộ dân sinh sống, trong đó nhiều hộ kinh doanh các dịch vụ homestay phục vụ du khách. Người dân ở Bãi Hương sinh sống chủ yếu bằng nghề đi biển, nơi đây vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn truyền thống nghề chài lưới của dân cư trên đảo Cù Lao Chàm.
Bãi Hương cũng có sẵn cầu cảng để phục vụ khách du lịch đến thẳng đây, cũng chính vì điều này mà biển ở khu vực Bãi Hương lại hơi khó trải nghiệm các hoạt động bơi lội do vướng đường đi lại của tàu cập cảng. Tuy nhiên, có thể đến Bãi Hương để thưởng thức hải sản tươi sống được đánh bắt từ chính người dân ở đây.
Bãi Bìm Cù Lao Chàm là một bãi biển hoang sơ, vắng bóng dân cư, không có dịch vụ du lịch. Điểm nhấn tại bãi Bìm là bãi đá với những hòn đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau cùng với làn nước biển trong xanh, sạch sẽ. Nơi đây là điểm đến thích hợp cho du khách thăm quan, khám phá, chụp ảnh chứ không phải nơi tắm biển bởi bãi cát hẹp và có nhiều đá. Khu vực bãi Bìm hiện có một resort để du khách lựa chọn nghỉ đêm ở đây.
Chợ Tân Hiệp Cù Lào Chàm là một trong những điểm du lịch thu hút hấp dẫn du khách khi đến với Quảng Nam. Đây là một trong những địa danh nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp hài hòa.
Chợ Tân Hiệp nằm bên cạnh cầu cảng trên đường ghé vào tham quan Cù Lào Chàm, xuất mặt trước mặt du khách ngay khi bước chân khỏi tàu là chợ Hải Sản Tân Hiệp đây là một nơi buôn bán các mặt hàng hải sản khô và hải sản tươi sống để phục vụ cho người dân địa phương và khách du lịch mỗi khi ghé thăm Cù Lào Chàm
Chợ Tân Hiệp gồm 2 khu, khu trong nhà bày bán các loại hải sản, và đặc sản khô như: tôm, mực,cá sấy khô,hoặc rim khi đến với khu chợ này du khách có thể hoàn toàn thoải mái thử hết tất cả các sản phẩm khô nơi đây để có thể mua về làm quà hay thưởng thức một loại được xem như là đặc sản nơi đây.Ngoài ra tại đây chợ còn có các gian hàng bán các món đồ trang sức, đồ lưu niệm độc đáo làm từ vỏ sò,ốc hoặc đá rất độc đáo và lạ
Ngoài ra tại đây chợ còn có các gian hàng bán các món đồ trang sức, đồ lưu niệm độc đáo làm từ vỏ sò,ốc hoặc đá rất độc đáo và lạ. Nếu muốn, khách phương xa cũng có thể ướm thử chuỗi hạt làm từ vỏ sò, thử hơi với chiếc tù và vỏ ốc hoặc giải nhiệt miễn phí với một cốc nước lá lao thơm lừng, ngọt lịm…
Tiếp tục đi theo con đường, du khách sẽ đến khu chợ Hải Sản Cù Lao Chàm. Nơi đây bày bán các loại hải sản tươi sống như: tôm, cua ,cá mực, hàu, bạch tuộc, bào ngư, cua đá, hải sâm…du khách có thể thoải mái lựa chọn và ra giá. Sau đó bạn có thể yêu cầu đóng hộp ướp đá mang về.
Một điều đặc biệt là du khách mua hải sản ở đây rất tươi ngon và được đánh giá là có giá thành rẻ hơn so với những chợ khác. Bởi các hải sản nơi đây là thành quả từ những chuyến ra khơi đánh bắt gần bờ của ngư dân vùng đảo và mang ra bán ngay cho khách. Khu chợ này được quản lý nghiêm ngặt về cả giá thành và chất lượng. Do đó đến đây mua hải sản, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tại đây còn có nơi chế biến hải sản tại chỗ phục vụ nhu cầu của du khách cách chế biến thông dụng nhất ở nơi đây đó chính là hấp, luộc hoặc nướng du khách chỉ chờ khoảng 10-15 phút là có một món hải sản hấp dẫn tươi ngon để thưởng thức rồi, được thưởng thức những ly cà phê bình dân.
Những quán cà phê này không mở nhạc không phải vì không có điện mà để cho quý du khách có thể nghe được những tiếng sóng rì rào, những ngọn gió thoang thoảng mùi biển rất yên bình và thơ mộng. chắc chắn chính là một hoạt động vô cùng thú vị đừng bỏ qua nhé
Đến Chợ Tân Hiệp nằm ngay bên trong phía chân cầu tàu du lịch, kề bên bến cá Bãi Làng. Điều làm du khách ấn tượng nhất khi đi chợ Tân Hiệp Cù Lào Chàm là hình ảnh các bà, các chị mang giỏ nhựa, đội nón lá ra vào chợ.
Không chỉ mang giỏ nhựa đi chợ, mọi hoạt động giao thương, buôn bán tại đảo đều không sử dụng đến túi ni lông. Từ người già đến trẻ nhỏ, từ cô bán rau đến chị bán cá, cả những sạp hàng bánh ít lá gai, bánh su suê đặc sản đất Quảng ở Cù Lao Chàm ai ai cũng cầm trên tay những chiếc túi giấy, túi lưới, túi lát đủ kích cỡ. Bó rau, chùm nho hay nắm ớt, tỏi đều được đựng trong những chiếc túi lưới nhỏ xinh, có thể tái sử dụng nhiều lần. Nói không với túi ni lông đã không còn là khẩu hiệu, trên pa-nô mà đã ăn sâu vào nếp nghĩ, hành động của người dân nơi đất đảo một cách tự nhiên.
Sau khi dạo một vòng quanh chợ bạn đừng quên thưởng thức các món ăn ngon như: bánh ít lá gai, mỳ quảng, bánh bèo, bún,...Tất cả đều được chế biến từ các thực phẩm tươi ngon của địa phương nên có hương vị rất đặc trưng và đảm bảo vệ sinh.
Lưu ý khi du lịch chợ Tân Hiệp là cố gắng giữ gìn tài sản khi đi chợ tuy người dân nơi đây vô cùng hiền hòa nhưng phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, giữ tài sản vô cùng quan trọng. Nếu muốn mua hải sản thì cố gắng ngã giá đúng đừng để bị hớ giá nhé, lựa chọn những hải sản tươi ngon nhất có thể nhé.
Chợ Tân Hiệp là một địa danh du lịch khá nổi tiếng ở Quảng Nam, nên hang năm thu hút nhiều Công ty du lịch đã và đang khai thác. Có thể điểm qua một số tour du lịch mà nhiều Công ty du lịch ở Huế và Đà Nẵng khai thác như: tour đà nẵng cù lao chàm của Hitour,...
Cù Lao Chàm là nơi duy nhất của tỉnh Quảng Nam có loài chim Yến hàng – Collocalia Fuciphaga Genmaini Oustalet, thuộc phân giống Yến hông xám (Swiftlets), giống Collocalia, họ Apodidac, bộ Yến Apdiformes. Chim Yến có vóc dáng chỉ nhỏ bằng chim sẻ, hông và bụng màu xám, toàn thân nâu đen; cánh dài (115-125mm), vút nhọn, bay rất khoẻ, đuôi ngắn, chẻ đôi; mỏ ngắn, dẹp, có thể há rất rộng.
Hàng năm, vào cuối tháng 11 âm lịch, yến bắt đầu làm tổ theo một cách rất độc đáo: yến nhả nước bọt thành những dãi trắng lên những vách đá cheo leo của các hang động trên đảo. Dãi yến mới nhả ra có màu trắng phớt hồng, gặp gió quánh lại, chuyển thành màu trắng đục.
Tổ chim yến thường được gọi là yến sào hay tai yến. Yến đẻ trứng, ấp trứng và nuôi cho đến khi chim con đủ sức tự bay đi kiếm mồi. Tổ yến có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, chiếm từ 36-52% protein và là một nguồn dược liệu rất quý. Tổ yến giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, bổ khí huyết, tráng dương, ổn định thần kinh, chống lão hoá, làm đẹp nước da và có thể ngăn ngừa, thậm chí chữa được nhiều loại bệnh nan y như lao phổi, hen suyễn, viêm xương…Chính vì vậy, yến sào là loại hàng hoá hiếm quý, đắt giá trên thị trường từ xưa đến nay.
Khai thác yến sào phải leo lên các vách đá cheo leo, hiểm trở, bên dưới là mặt nước biển ăn sâu vào hang sâu, nếu sơ sẩy, người thợ khai thác khó an toàn tính mạng. Đảo Yến Cù lao Chàm, chim yến thường làm tổ trong các hang ở Hòn Khô (mẹ), Hòn Lao, Hòn Tai. Mỗi năm, khai thác 2 kỳ (vào tháng 4 và tháng 8 dương lịch).
Miếu tổ nghề Yến nằm ở Bãi Hương. Miếu tổ nghề Yến được xây dựng hoàn chỉnh vào khoảng đầu thế kỷ 19 để thờ Tổ nghề Yến và các vị thần bảo hộ nghề Yên. Hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch, tại thôn Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, chính quyền TP.Hội An (Quảng Nam) cùng Đội quản lý khai thác yến sào và người dân Cù Lao Chàm long trọng tổ chức lễ tế giỗ tổ nghề yến sào Cù Lao Chàm.
Sân miếu lát gạch lục giác với chính giữa là bình phong hình cuốn thư trang trí hình con hổ ở mặt ngoài và phong cảnh biển đảo có đàn chim yến đang bay lượn ở mặt trong.
Công trình chính gồm 2 nếp nhà nối liền thông với nhau, mái lợp ngói âm dương. Nếp thứ nhất hệ vì kèo cấu tạo theo kiểu chồng rường giả thủ. Nếp thứ hai hệ vì kèo cấu tạo theo kiểu khung cụi chính giữa rồi bắt quyết qua 4 mái.
Không gian nội thất thiết trí bàn thờ những bậc tiền nhân khai sáng nghề khai thác yến sào và chư thần liên quan đến sông biển. Các khám thờ được chạm lộng, chạm nổi nhiều đề tài, đồ án, câu đối chữ Hán sơn son thếp vàng rực rỡ.
Trên bàn thờ, ngoài các bài vị của những bậc tiền bối khai sáng nghề yến sào là các vị thần liên quan đến sông biển. Trên tường bên hữu có tấm bia đá ghi công đức của các chư phái tộc và ca tụng vẻ núi non kỳ vĩ của Cù Lao Chàm.
Giỗ tổ nghề yến là nét văn hóa tâm linh lâu đời được người dân xứ đảo và được những người khai thác yến sào Hội An gìn giữ qua nhiều thế kỷ.
Hàng năm vào ngày giổ tổ nghề Yến cư dân và người làm nghề khai thác yến cả nước tập trung về Cù Lao Chàm để cúng tổ nghề yến với mong muốn thế hệ sau ghi nhớ công đức của bậc tiền nhân sáng tạo ra nghề, đồng thời nhắc nhở thế hệ sau gìn giữ và phát triển nghề yến.
Đình Tiền Hiền Cù Lao Chàm được xây dựng khoảng cuối thế kỷ 18, nằm ở Xóm Giữa thuộc thôn Bãi Làng để thờ các bậc tiền hiền, hậu hiền có công lập nên làng xã, đồng thời phối thờ những vị thần phù hộ nhân dân trong cuộc sống thường nhật.
Đình Tiền Hiền được xây dựng theo lối cuốn vòm, lợp ngói âm dương, bờ nóc trang trí hình “lưỡng long tranh châu”, bờ hồi mềm mại, tạo dáng hoa lá, đuôi cá, mặt rồng,...
Không gian nội thất rộng chia làm nhiều nếp, ngăn cách bởi các trụ xây. Trên bệ thờ chính gian giữa có ba bài vị ghi các thần hiệu của Phục Ba Tướng quân và một số thần liên quan đến nghề biển. Theo tài liệu, “Phục Ba Tướng quân” là tước vị do Vua phong tặng cho các Tướng có tài hàng hải hoặc giỏi chinh phục sóng gió.
Lễ cúng đình Tiền Hiền vào ngày 6/6 âm lịch hằng năm được cư dân tổ chức long trọng nhầm tưởng nhớ công đức các vị tiền thân và cầu mong quốc thái dân an phòng điều thuận vũ. Đình Tiền Hiền được xếp hạng hạng di tích cấp quốc gia vào năm 2006.
Lăng Ông Ngư được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX nằm giữa khu dân cư Xóm Đình thuộc thôn Bãi Làng. Lăng Ông Ngư được kiến tạo theo lối kiến trúc truyền thống với kiểu mái cuốn vòm thấp, sau có hậu tẩm, mái lợp ngói âm dương, trên các bờ mái trang trí đề tài tứ linh, chim phượng, quy thư. Trước sân có bình phong đắp hình tượng “Thần Ngư hí nguyệt” (Cá vui đùa với mặt trăng). Nội thất gồm hai nếp ba gian. Gian giữa gắn liền với hậu tẩm, là nơi đặt các hòm xương Cá Ông. Trước hậu tẩm có án thờ bằng gạch. Hai gian bên là nơi thờ các vị thần phò tá.
Trước sân có bình phong đắp hình tượng “Thần Ngư hí nguyệt” (Cá vui đùa với mặt trăng). Nội thất gồm hai nếp ba gian. Gian giữa gắn liền với hậu tẩm, là nơi đặt các hòm xương Cá Ông. Trước hậu tẩm có án thờ bằng gạch. Hai gian bên là nơi thờ các vị thần phò tá.
Di tích lăng Ông Ngư Cù Lao Chàm là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu ở Cù Lao Chàm. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp quốc gia vào ngày 13/12/2006.
Hằng năm vào ngày mồng 3-4 tháng 4 âm lịch, tại di tích, cộng đồng ngư dân Cù Lao Chàm long trọng tổ chức lễ cầu ngư theo nghi thức truyền thống nhằm tạ ơn và cầu mong ngài Nam Hải cùng chư thần biển phù hộ, độ trì cho ngư dân làm ăn được bình an, thuyền về tôm cá đầy khoang.
Lăng Thành Hoàng nằm ở xóm Mới thuộc thôn Bãi Làng, trên sườn núi, mặt quay ra biển theo hướng Tây -Tây Bắc. Thành Hoàng ở Cù Lao Chàm là vị thần linh dị được nhân dân tôn sùng thờ cúng bởi theo tín ngưỡng dân gian thần có nhiệm vụ bảo hộ sự bình an cho nhân dân đang cư trú làm ăn sinh sống trong khu vực. Trước đây nhà nước phong kiến quy định Thành Hoàng được thờ tự ở đình làng, được hiến tế theo nghi lễ quốc gia.
Lăng Thành Hoàng tuy không lớn nhưng là một công trình kiến nhà độc đáo, tiêu biểu ở Cù Lao Chàm, bởi với lối kiến trúc cuốn vòm, các đồ án trang trí khảm sành sứ và các con giống trên mái rất hài hòa, tinh tế, mỹ thuật
Lăng Cô nằm ở Xóm Mới thuộc thôn Bãi Làng, gồm một ngôi nhà nhỏ đặt trên bệ xây có niên đại cuối thế kỷ XIX và nhà dọc được dựng sau làm nơi hoạt động tế tự. Mái của Lăng Cô được lợp bằng ngói âm dương gắn kết khá chặt chẽ để phòng gió bão. Không gian nội thất được xây dựng theo kiểu cuốn vòm. Đặc biệt, trên mái được trang trí các con giống và hoa lá cách điệu. Phía trước đắp nổi bức hoành gồm 4 chữ “Anh Linh Hiển Hách”.
Lăng Cô được những người làm nghề lưới cùng dân Xóm Đình góp tiền xây dựng thờ vị Thần tương truyền hay hiển linh cứu giúp những người gặp nạn.
Cây di sản là một trong 4 loài cây được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam gồm quần thể 3 cây: cây Ngô đồng đỏ cổ thụ tại dốc suối Tình, Bãi Làng, cây Đa núi cao tại phía Tây đường Quốc phòng trên sườn Đông đảo Hòn Lao, cây Kén và cây Nánh tại miếu Tổ nghề Yến, Thôn Bãi Hương.
Giá trị nhất là cây đa núi ở sườn Đông đảo Hòn Lao có tuổi đời lên tới 600 năm. Cây đa có tên khoa học Ficus altissima BL, thuộc họ dâu tằm. Cây có một thân chính và 6 thân phụ to lớn phân bố ở 3 phía Đông, Tây, Bắc của cây, trở thành hệ thống chống đỡ đẹp mắt, tạo điều kiện cho tán cây tỏa rộng.
Cây Ngô đồng thường được gọi là ngô đồng đỏ do có những cánh hoa đỏ rất ấn tượng. Ba cây ngô đồng được gắn biển di sản có tuổi đời từ 155 đến 250 năm là loài cây bản địa quý hiếm, rất ít gặp tại các địa phương khác ngoài hòn đảo miền Trung này. Cứ đến tháng 7, tháng 8, các cánh rừng ở Cù Lao Chàm lại rực lên sắc đỏ của hoa ngô đồng, tạo nên nét quyến rũ riêng cho xã đảo.
Hai cây Nánh và cây Kén đều nằm trong sân miếu Tổ nghề yến ở Bãi Hương chừng 200 năm tuổi, tán lá sum sê, che mát cả sân miếu. Cây Kén nằm ở bên phải sân miếu, có tên gọi khác là Kên, Nuốt cò ke, tên khoa học là Casearia grewiaefolia Vent.var. deglabrata Koord &Val, thuộc họ Mùng quân. Cây cao chừng 18m, chu vi cây ở vị trí 1,3m là 2,89m, tương đương với đường kính là 0,92m. Cây phân cành thấp thành 2 nhánh ở độ cao 2,2m, cành và lá non nhẵn không lông, lá đơn nguyên, mọc cách, hoa nhỏ màu xanh vàng.
Cây Nánh nằm ở bên trái sân miếu, có tên gọi khác là Mát đen, Thàn mát rủ, Thàn mát nước, tên khoa học là Millettia nigrescens Gagnep, thuộc họ Đậu Cánh bướm. Cây cao chừng 16m, chu vi cây ở vị trí 1,3m là 1,94m, tương đương với đường kính là 0,62m. Lá kép lông chim, mọc cánh, màu xanh tươi khi còn non, gân có lông ở hai mặt. Hoa ở nách lá đầu cành, dài đến hơn 15cm, màu tím nhạt.
Các cây di sản Cù Lao Chàm được xem là sự vinh danh ghi nhận những giá trị độc đáo, tiêu biểu về cảnh quan môi trường sinh thái của đảo, qua đó góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường, thiên nhiên, bảo tồn và phát huy tiềm năng du lịch của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An. Nếu có dịp đến Cù Lao Chàm bạn đừng quên dành thời gian tham quan các cây di sản này nhé.
Eo Gió Cù Lao Chàm là địa điểm rất đẹp để ngắm bình minh, hoàng hôn trên đảo. Nếu muốn tới đây buổi sáng, các bạn nhớ dậy sớm, chuẩn bị một chiếc áo gió mỏng rồi phi xe máy lên nhé, đường thì có thể bật Google Maps lên để định vị hoặc hỏi chủ nhà trước khi đi.
Âu Thuyền Cù Lao Chàm nằm giữa khu vực Bãi Làng và Bãi Ông, ban đầu được người dân trên đảo dùng sức lao động tạo nên nhằm tạo ra một nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền khắp nơi vào mỗi khi có gió bão. Đến đây, du khách được tận mắt ngắm nhìn những con tàu tĩnh lặng dập dềnh sóng nước và có thể thuê một chiếc thuyền đi dạo một vòng quanh đảo. Cũng từ đây, ngư dân ra khơi với niềm hy vọng về một chuyến đi nhiều tôm cá.
Âu Thuyền Cù Lao Chàm ngày xưa từng là một thương cảng sôi động và là nơi dừng chân của các thuyền buôn trong nước cũng như quốc tế. Vị trí thuận lợi trong con đường tơ lụa trên biển cộng với chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn, đã nâng cao vai trò của Âu thuyền Cù Lao Chàm, góp phần làm nên một cảng Hội An phồn thịnh vang danh trong lịch sử.
Âu thuyền Cù Lao Chàm có diện tích 2ha mới được gia cố sửa chữa năm 2015 từ nguồn vốn tài trợ (59 tỷ đồng) của Chương trình Biển Đông – hải đảo. Đây được xem là âu thuyền kiên cố nhất ở Hội An với sức chứa hàng trăm tàu công suất dưới 200CV.
Với các hạng mục hạ tầng được đầu tư, nâng cấp mở rộng từ mấy năm nay, âu thuyền Cù Lao Chàm không chỉ đáp ứng nhu cầu neo đậu cho tàu cá của ngư dân trên đảo mà còn là chỗ trú ẩn an toàn cho các phương tiện khai thác ở khu vực biển Cù Lao Chàm.
Ngày nay, Âu Thuyền Cù Lao Chàm không chỉ làm nhiệm vụ che chắn cho tàu thuyền khỏi những cơn sóng dữ từ đại dương, làm chỗ dựa niềm tin tâm linh cho những ngư dân trước mỗi chuyến ra khơi mà còn trở thành một địa điểm du lịch Cù Lao Chàm thú vị. Giúp khách phương xa có cái nhìn toàn diện về một cụm đảo hoang sơ, mộc mạc, bình dị nhưng chứa đựng nhiều điều thú vị.
Âu Thuyền Cù Lao Chàm cũng là nơi diễn ra các sự kiện văn hóa trên hòn đảo này. Âu Thuyền là một địa danh mà hầu hết các chương trình Tour Cù Lao Chàm đều đưa du khách ghé tham quan.
Một hòn đảo tuy bé và cũng còn khá hoang sơ, cô lập nhưng Cù Lao Chàm vẫn đủ sức hấp dẫn du khách. Ngoài các địa điểm tham quan nổi tiếng ra thì còn có vô số các trải nghiệm thú vị khác đang chờ bạn khám phá.
Là một khu bảo tồn biển nổi tiếng bởi sự đa dạng sinh học có nhiều giống loài quý hiếm, tuy nhiên những năm gần đây với lượng khách du lịch đến Cù Lao Chàm ngày càng tăng thì áp lực khai thác trên vùng rạn san hô là rất lớn làm cho rạn san hô phục hồi chậm ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng cho hệ sinh cảnh biển tại Cù Lao Chàm. Hầu hết các tour du lịch Cù Lao Chàm đều có các hoạt động lặn ngắm san hô
Đi bộ dưới biển Cù Lao Chàm là một hoạt động khá thú vị và đã xuất hiện ở một số địa điểm du lịch. Về cơ bản các bạn sẽ được đội một chiếc mũ giống mũ bảo hiểm nhưng rất nặng (khoảng vài chục kg, tất nhiên khi xuống nước nó sẽ nhẹ hơn), những chiếc mũ này được nối với các loại bình ở trên tàu để đảm bảo bạn có thể thở được bình thường khi đi bộ dưới nước. Thường các bạn sẽ được đưa xuống độ sâu khoảng 3-5m sau đó đi bộ ở dưới đáy biển dưới sự giám sát và hỗ trợ của hướng dẫn viên. Nhớ mang theo một chiếc máy ảnh chịu nước để có những bức ảnh và video tuyệt vời nhé.
Hệ thống nhà phao trên biển được đặt tại Bãi Ông, với những trò chơi liên hoàn được đặt trên mặt biển các bạn có thể vừa tắm biển vừa thỏa thích có những hoạt động thể thao vui nhộn.
Không chỉ có một Cù Lao Chàm, ở đây còn có tới 8 hòn đảo nhỏ khác để bạn khám phá. Bạn có thể thuê thuyền tự mình tham quan vẻ đẹp của những hòn đảo hoang sơ tự nhiên này. Giá thuê khoảng 600k thuyền, quy định trong một số giờ nhất định nào đó. Các bạn có thể ghép đoàn để tiết kiệm hơn.
Ở Cù Lao Chàm về đêm, các bạn trẻ thường thuê vòm ngủ tại bãi biển, 21-22h diễn ra lễ hội vui chơi giao lưu và đốt lửa trại do các bạn trẻ tự tổ chức. Ở đây chơi buổi tối khá là vui và nhộn nhịp, về đêm nắm ngắm bầu trời đây sao trên đảo – 1 cảnh tưởng có thể nói là quá tuyệt cho những đôi bạn trẻ muốn có cảm giác lãng mạng bên nhau. Sẽ khó quên trong cuộc đời nếu những ai đã từng ở đây và trải nghiệm điều thú vị đó.
Câu cá Cù Lao Chàm không gì tuyệt vời hơn khi tàu gỗ đón quý khách đến vùng biển có nhiều cá. Quý khách được trang bị dụng cụ cần câu, mồi... sau đó bắt đầu câu cá trên biển tại vùng biển Cù Lao Chàm với những loài cá chỉ có tại nơi đây.
Trải nghiệm câu mực Cù Lao Chàm thật sự không có gì thú vị bằng cảm giác lân lân giửa biển khơi, với làn gió mát trong lành, biển đêm êm diệu. Và càng cảm giác hơn với chính bàn tay nâng cần và rê cần khi câu được 1 chú mực nhỏ xinh dần dần nhô lên mặt nước. Một cảm giác rân người mà rất ít du khách có được trải nghiệm đó.
Một lần đã đặt chân đến Cù Lao Chàm mà chưa tham gia tour câu cá Cù Lao Chàm và tour câu mực đêm Cù Lao Chàm tại đây là coi như mới được 1/2 chuyến tham quan tại Cù Lao Chàm. Hành trang cho chuyến đi của bạn chỉ đơn giản là mang theo dụng cụ cá nhân và túi để mang mực về. Những vấn đề còn lại là trách nhiệm của chúng tôi.
Điều mà khách du lịch quan tâm nhất khi du lịch Cù Lao Chàm là ăn món gì ngon? Để trả lời cho câu hỏi đó thì ngay bây giờ cùng Hitour khám phá các món ăn ngon ở xứ Cù Lao Chàm này nhé.
Mực một nắng Cù Lao Chàm khá đa dạng với nhiều loại: mực lá, mực ống, mực tuộc, mực ghim… nhưng chỉ có mực ống mới chế biến được món mực một nắng ngon. Người ta chọn những con mực vừa mang từ biển về hãy còn tươi rói, sau đó chỉ phơi duy nhất một lần nắng giòn.
Thường mực một nắng được khách du lịch chọn mua và nướng tại chỗ, thưởng thức ngay trên bãi biển Cù Lao Chàm lồng lộng gió. Mực một nắng tuy chế biến không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, phải nướng kỹ trên lửa than Khi mực chuyển sang màu vàng, mùi thơm bốc lên nưng nức hai cánh mũi là lúc mực vừa chín tới. Món này thường chấm với tương ớt cũng giống như mực khô nướng. Khi ăn, miếng mực ngọt ngào, mềm mềm, thơm phức, hòa quyện với vị cay nồng của tương ớt. Mùa câu mực ở Cù lao Chàm diễn ra từ tháng 2-5 âm lịch nhưng đặc sản mực một nắng thì bạn có thể mua quanh năm.
Nên ra đảo Cù Lao vào ngày trăng tròn để thưởng thức những món ăn được chế biến từ ốc vú nàng. Bởi đơn giản vào mùa trăng tròn ốc vú nàng mới xuất hiện nhiều. Không phổ biến như ở Côn Đảo, Phú Quý…nhưng ốc vú nàng Cù Lao Chàm là đặc sản lạ tai, lạ mắt đối với nhiều du khách. Chỉ với tên gọi thôi, loài ốc độc đáo này đã khiến nhiều người muốn tò mò, tìm hiểu. Thật ra vú nàng là loài ốc hình chóp lệch, trên đỉnh có một cái núm nhỏ trông tựa như bầu vú của cô gái dậy thì, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ.
Ốc này rất ít có khi ngâm mình vài tiếng cũng chỉ bắt được lượng không nhiều nên giá có hơi cao chút xíu nhưng khi thưởng thức bạn sẽ bị ghiền ngay rất đáng “đồng tiền bát gạo”.
Vì số lượng có hạn, nên dân bắt ốc chuyên nghiệp phải ngâm mình dưới nước hàng giờ, dùng đèn soi rọi vào tận kẽ đá, dùng mũi dao nhọn tách từng con ốc đang bám chặt vào thành đá. Thưởng thức từng con ốc giòn giòn, ngòn ngọt mới hiểu hết kỳ công của người đi bắt ốc. Người dân xứ biển có thể chế biến ốc vú nàng thành nhiều món, trước tiên là món luộc. Nói là luộc nhưng chẳng cần tí nước nào, những con ốc vú nàng tự thân khá nhiều nước, tự nó đủ nước luộc lấy.
Ốc bắt về ngâm nước cho sạch, xếp vào nồi, trong khi luộc, mở nắp nồi, dùng đũa đảo ốc để cho thịt chín đều, sau đó vớt ra. Trong giây lát những con ốc vú nàng đã bắt đầu co dần, khi thịt đã chuyển sang màu vàng, mùi thơm lan tỏa là ốc chín. Món này ăn nóng cùng với muối tiêu, chanh, người sành ăn dùng tay húp luôn nước trong con ốc.
Món thứ đến là món nướng, món này ấn tượng không kém món luộc. Theo dân “ghiền” đặc sản biển, món ốc vú nàng ngon nhất vẫn là ốc vú nàng chín khi được nướng trên lò than. Sắp ốc lên vỉ nướng, vài phút sau nước ốc nhỏ ra vỉ nướng xèo xèo, mùi thơm bốc lên nưng nức hai cánh mũi. Ốc vú nàng nướng phải vừa chín tới ăn mới ngon, để quá lửa thì thịt bám chắc hay săn quắt lại rất khó gỡ ra. Cứ một miếng ốc vú nàng, một ngụm rượu, trong chốc lát số vỏ ốc đã bỏ đầy một góc. Món gỏi ốc vú nàng cũng đầy hương vị đậm đà khiến người thưởng thức khó mà quên được. Thịt ốc thái mỏng trộn với da lợn, thịt ba chỉ, dưa chuột, rau răm, rau húng, đậu phụng rang giã dập nhỏ, chanh tươi, ớt và nước mắm ăn với bánh tráng nướng, chấm với nước mắm gừng là tuyệt không gì bằng.
Bào ngư Cù Lao Chàm là một loại ốc cực hiếm, được biết đến với nhiều tên gọi như ốc cửu không (do có 9 lỗ trống) hay hải nhĩ (do có hình dạng giống cái tai). Bào ngư được khách du lịch rất yêu thích. Loài ốc này bám vào những tảng đá ngầm san hô ở vùng nước biển có độ mặn cao, sóng gió vì vậy rất khó bị phát hiện. Để bắt được bào ngư Cù Lao Chàm, ngư dân có kinh nghiệm phải lặn sâu xuống biển và khó khăn lắm mới tách chúng ra khỏi những tảng đá.
Thịt bào ngư giòn, có mùi vị thơm. Các món từ bào ngư nếu biết cách kết hợp với các gia vị sẽ tạo nên những món ăn vô cùng hấp dẫn mà không loại hải sản nào sánh được. Bào ngư tươi có thể chế biến thành nhiều món ăn như luộc, hấp, xào tùy theo từng khẩu vị của thực khách. Nhiều người ưa món bào ngư luộc với gừng. Để bề mặt thịt bào ngư sau khi luộc không bị rút lại và xuất hiện các vết nứt phải bỏ bào ngư vào nồi khi nước gừng hơi nóng. Bào ngư luộc chấm muối tiêu chanh, thịt sẽ béo ngọt, ăn vào cảm giác lạ miệng, rất đặc biệt so với những loại hải sản khác.
Thuở ban đầu, bánh ít lá gai Cù Lao Chàm chỉ xuất hiện trong dịp lễ, tết truyền thống. Nhưng nhờ hương vị thơm ngon, bánh ít lá gai Cù Lao Chàm thành thương hiệu riêng, nổi tiếng và không biết tự bao giờ, bánh ít là gai nơi biển đảo Cù Lao Chàm đã trở thành hương vị khó quên với nhiều du khách mỗi lần ghé thăm.
Để cho ra đời một chiếc bánh ít lá gai ngon phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi người làm bánh phải khéo léo và tỉ mỉ. Riêng tại vùng đảo Cù Lao Chàm quy trình làm bánh rất riêng, khó có thể nhầm lẫn. Đầu tiên chọn loại lá gai tươi. Người nấu bánh phải vào tận rừng trên đảo để tìm bằng được những gùi lá gai xanh đậm. Lá đem về xé làm hai, tước bỏ xơ, sống lá, rửa sạch, luộc cho lá mềm nhừ rồi vớt ra để nguội, vẩy cho thật ráo nước. Cho vào cối hoặc máy nghiền từng ít một, giã cho lá nhuyễn mịn. Công đoạn tiếp theo là quết bột bằng cách trộn đều bột nếp (loại bột nếp lúa mới, vừa thơm vừa dẻo) sau đó quết hỗn hợp bột với lá gai đã giã mịn. Khâu quết bột quyết định bánh có ngon hay không. Phải quết thật kỹ, nếu không hỗn hợp bột sẽ bị lợn cợn làm bánh không mịn. Sau khi quết, trộn đều nước đường tỉ lệ vừa ăn với hỗn hợp bột và lá gai, nhồi kỹ lần nữa cho thật mịn bóng.
Riêng phần nhân bánh làm bằng đậu xanh được hấp chín, giã nhuyễn mịn trộn với ít đường. Tuy nhiên, để có được chiếc bánh ít ngon và đạt hạng như ở vùng đảo Cù Lao Chàm, phần nhân bánh không chỉ thuần túy làm bằng đậu xanh mà còn trộn chung với dừa nạo sợi trụng qua nước sôi để ráo và không quên nhỏ thêm vài giọt dầu hoa bưởi. Cuối cùng là gói và mang bánh đi hấp. Người ta chọn lá gói bánh ít là lá chuối chát (chuối hột), không dùng lá chuối khác. Người gói bánh phải đảm bảo bánh gói cho nhanh, cho khéo. Từng cục bột được dàn mỏng, cho nhân vào, vo tròn. Lót từ hai đến ba miếng lá chuối xếp mí lên nhau, thoa lên mặt lá trong cùng ít dầu ăn rồi đặt viên bánh vào giữa. Chỉ cần vài ba động tác khéo léo từ đôi bàn tay người thợ là đã có những chiếc bánh ít lá gai hình tam giác, hình tháp xinh xắn.
Bánh gói xong mang đi hấp cách thủy trong nồi nước sôi để lửa lớn. Khâu hấp bánh tưởng đơn giản nhưng cũng khá kỳ công và quyết định chất lượng bánh. Bánh phải xếp thưa, không quá hai chồng để dễ chín đều. Hấp đúng 30 phút sau khi nước sôi là được. Nhanh tay lấy bánh ra, để chỗ thoáng gió cho lá mau ráo.
Từ lâu, bánh ít lá gai là niềm tự hào của người dân nơi phố cổ Hội An. Người con xa quê trên mỗi bước đường cứ nhớ hoài mùi hương gạo nếp, hương lá gai phảng phất trong từng chiếc bánh ít nhỏ nhắn. Mỗi du khách khi đến Hội An cũng tìm đường vượt sóng đến được đảo Cù Lao Chàm để tha hồ thưởng thức những chiếc bánh ít hay tận mắt chứng kiến cách làm bánh rồi mua về làm quà cho người thân.
Cầu gai còn gọi là nhum biển hay nhím biển, được ví như là nhân sâm của biển vì nhiều tác dụng hữu ích. Theo nghiên cứu của y học thì cầu gai có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực cho phái mạnh, ngoài ra còn là một món ăn tăng cường canxi cho cơ thể. Người ta thường chế biến cầu gai thành nhiều món ăn ngon, như cầu gai ăn sống với cải bẹ xanh, mù tạt, cầu gai nấu cháo, cầu gai nướng mỡ hành.
Rau rừng Cù Lao Chàm tập hợp gồm 16 loại cây lá rừng mang hương vị của thuốc nam rau rừng mọc hoang ở các chân núi, khá phong phú về chủng loại: rau dớn, rau sân, rau lủi, mã đề… Đầu hạ là vào mùa chính thu hoạch rau rừng của đảo này. Đơn giản nhất là luộc rau, chấm mắm cái dầm ớt tỏi, khi thưởng thức món này. Qúy khách có thể thấm tháo được mùi của các loại rau hòa quyện lại với nhau tạo thành một mùi thơm rất là đặc biệt và mang đặc trưng riêng của rau rừng Cù Lao Chàm
Đây cũng là món ăn phổ biến, thường được phục vụ trong thực đơn ở nhà hàng. Hàu ngọt kết hợp với mỡ hành và đậu phộng rang ăn béo béo rất ngon.
Cua Đá là một món ngon dân dã của xứ đảo Cù Lao mà ai từng đến đây cũng mong được nếm thử. Cua có vị thịt ngọt, thanh chứ không phảng phất vị tanh thường thấy của động vật miền biển. Do cua đá ăn các loại cỏ cây trên núi, nên thịt cua nồng một mùi cây rừng, thơm đến lạ.
Mỗi con cua đá trung bình chỉ lớn bằng nắm tay, và có màu sắc rất ấn tượng, mai và các chi màu nâu tím, phần bụng dưới ngả màu vàng ươm. Cua đá rất khoẻ, chạy nhanh, và thường chỉ lú đầu khỏi hang khi đêm xuống để đi ăn. Đó cũng là lúc những cư dân trên đảo đi săn cua đá. Một thợ săn cua cho biết, đi săn mà gặp 10 con, bắt được 4 – 5 con là nghề lắm rồi.
Cũng do cái “tội” nhanh chạy, dẻo dai, leo núi khoẻ, lại chuyên “ăn chay” nên thịt cua đá rất ngon, từ cái nước luộc cua đã đượm vị ngọt nhẹ, dịu thanh, thịt cua dai hơn hẳn cua biển, cua đồng, không chút mùi tanh. Nhưng cái độc chiêu nhất khi thưởng thức cua đá, đó là hương thơm kỳ lạ. Giở ngược cái mai cua, túm mấy chân xé một đường, con cua mới luộc còn hơi nóng, phả làn khói nhẹ từ phần thịt nằm dưới mai cua, xông lên mũi phảng phất đâu đó chút the the, cay cay mùi thảo dược, đem lại cho người ăn cảm giác cứ như đang hít hơi của nồi xông giải cảm.
Dân đảo ai cũng nói cua đá là một vị thuốc, hỏi kỹ thuốc trị bịnh gì thì… không ai rõ, nhưng chỉ biết ăn vào vừa ngon vừa lạ miệng, tinh thần thấy sảng khoái, cộng thêm cái hiu hiu của gió biển hoà cùng cảnh vật trời mây sóng nước, khiến cho cái thi vị trong từng miếng thịt cua xứ cù lao càng tăng lên bội phần. Chẳng thế mà cua đá từ lâu đã trở thành “ngôi sao” của ẩm thực ở cù lao Chàm, nên dù chỉ cách Hội An nửa giờ đi biển, con cua đá cũng không đủ nhiều để vào được bờ, cung cấp cho hằng hà sa số những lữ khách ngày ngày du ngoạn miền Hội An, Cửa Đại.
Lá rừng Cù Lao Chàm được phát hiện khi các thương nhân buôn bán thuốc bắc, thuốc nam nước ngoài ghé đảo, tìm hái làm thuốc chữa bệnh. Những người chặt lá thuê cho họ cũng thử lấy về dùng, rồi lan truyền cho nhau. Về sau, khách tham quan trong và ngoài nước đến thăm Cù Lao Chàm ở lại nhà dân đều được mời uống nước lá.
Với hương vị ngọt mát, xoa tan mọi mệt mỏi, nóng nực mùa hè, chống cảm gió mùa đông, tiếng lành nước lá đã được đồn xa, dần dần trở thành thương hiệu trong lòng khách du lịch.
Để phát huy hết tác dụng vị thuốc của lá cũng như mang lại vị ngon ngọt, dễ chịu trong từng ngụm nước thì chỉ người dân trên đảo mới có kinh nghiệm. Lá dùng để nấu nước uống phải đủ các loại: Ngũ gia bì, chọng bọng, bầu đường, dẻ, gối, sâm dứa rừng, bồ đề núi, sả, từ bi, é, sanh núi, vối, gừng, dây mơ, nhàu, hà thủ ô, thụt dọt, ổi tàu, da lông, nhãn núi cùng một số loại lá cây lá khác. Các loại lá thuốc này được cư dân hái về sơ chế, loại bỏ những lá bị vàng, sâu rầy, quá già hoặc quá non. Vì nếu lá quá già làm nước bầm đen trông không ngon, không thơm; còn nếu lá non quá nước sẽ nhạt, không đượm. Và đặc biệt, các loại lá được những lão niên trong làng phân phối theo tỉ lệ phù hợp trước khi phơi khô.
Sò mai có hai mảnh vỏ giống hình tam giác úp lại, bên trong là phần thịt sò. Người ta dùng phần thịt của sò mai để chế biến thành nhiều món ăn, món nào cũng ngon và lạ. Trước tiên phải kể là sò mai hấp tỏi. Sò mai tách vỏ làm sạch. Giữ lại một bên vỏ chứa thịt đặt trên đĩa, cho bún tàu đã trụng qua nước sôi vào. Tỏi bằm xào qua với ớt, nêm ít muối, bột nêm phủ lên mặt sò mai. Cho sò vào nồi hấp cách thủy 5 – 10 phút là được. Sò mai hấp tỏi ngon nhất ăn kèm với xì dầu pha nước dùng ninh từ xương heo hoặc gà. Tách thân sò ra khỏi vỏ đưa vào miệng; nhai từ tốn, đến khi thấy dai dai, ngọt thơm ấy là lúc đã đạt được đỉnh ngon của món sò hấp tỏi.
Tiếp theo là món sò mai nướng. Cho dầu vào chảo, làm nóng rồi phi thơm hành tím đã băm nhỏ để làm mỡ hành. Cho thêm muối tinh, đường cát và tiêu vào trong chén mỡ hành giúp sò nướng thêm đậm đà, hài hòa hương vị. Quạt than vừa hồng tới, xếp sò lên vỉ sắt, nướng chừng vài phút cho sò há miệng.
Dùng tay gỡ một mặt vỏ sò, giữ lại bên chứa thịt rồi đặt vào nướng tiếp. Khi sò bắt đầu tiết nước thì rưới mỡ hành lên trên, tiếp tục nướng. Với sò mai nướng có hai cách thưởng thức nên người nướng phải khéo léo. Nếu bạn muốn ăn lúc sò vừa chín tới thì khi nước sò nhỏ ra vỉ nướng xèo xèo, mùi thơm tỏa ra là được. Nhưng nếu muốn ăn “cháy cạnh”, phải đợi đến khi sức nóng của than làm cháy dần một phần màng mỏng bao quanh thịt sò, gỡ cả phần cháy cạnh bám vào vỏ mà nhấm nháp.
Du lịch Cù Lao Chàm được mẹ thiên nhiên ưu đãi cho nhiều tặng phẩm, mà từ đó người dân địa phương đã chế biến nên nhiều đặc sản nổi tiếng. Dù chọn đi tour Cù Lao Chàm hay tự túc du khách đều có thể tha hồ mua sắm cho mình những món quà được xem là đặc sản quý hiếm chỉ có tại vùng biển này. Bạn đang tận hưởng chuyến du lịch Cù Lao Chàm nhưng lại phân vân không biết nên mua quà gì cho người thân, gia đình, bạn bè? Có rất nhiều thứ mà bạn chọn làm quà để biếu cho người thân bạn bè, từ bình dân đến cao cấp
Một loại quà tương đối cao cấp cho du khách chọn lựa để làm quà biếu cho những đối tác kinh doanh, những người bạn trân quý. Yến sào Cù Lao Chàm là loại yến tự nhiên không trộn tạp chất, khi nấu không nát, tổ to, dày và hàm lượng dinh dưỡng khỏi phải chê vào đâu được. Yến sào được xem như là một loại thuốc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe cho con người. Chỉ có Yến Sào Cù Lao chàm là loại sản phẩm được bình chọn là tốt nhất so với các loại Yến Sào khác. Bạn có thể mua nước yến pha sẵn hoặc tổ yến nguyên chất về chế biến.
Cù Lao Chàm có đặc sản lá rừng (lá lao), dùng để nấu nước uống như nước chè. Người dân trên đảo thường vào rừng hái các loại lá về phơi khô và để uống như một cách thanh lọc cơ thể. Hương vị của nước lá thơm mát, đậm đà, lại có tác dụng giúp ngủ ngon, giải độc cho cơ thể nên trở thành đặc sản của xứ đảo mà du khách nào đến đảo cũng tìm mua về làm quà.
Tuy là món ăn không phải chỉ ở Cù Lao Chàm mới có nhưng bánh ít lá gai ở đây đã trở thành đặc sản bên cạnh hải sản. Bánh ít lá gai ở đây không quá ngọt, thêm nhân đậu xanh và dừa nạo đem đến mùi thơm rất hấp dẫn. Bạn cũng có thể mua bánh ít lá gai về làm quà cho người thân.
Với lợi thế biển Cù Lao Chàm dồi dào hải sản nên bạn có thể tha hồ lựa chọn nhiều loại hải sản khô khác nhau để làm quà như: Tôm khô, mực khô, cá chỉ khô cá cơm khô,…Hải sản sau khi được bắt về từ biển còn tươi sẽ được người dân làm sạch rồi phơi dưới nắng tự nhiên và không mất phí vận chuyển nên có giá khá rẻ.
Cũng là mực một nắng nhưng tại Cù Lao Chàm, người dân sẽ chế biến theo công thức riêng nên mực không bị tanh và giữ nguyên được độ tươi của mực. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được lớp mực bên ngoài dai dai nhưng bên trong mực vẫn tươi ngon thơm nguyên mùi biển. Loại mực được sử dụng nhiều nhất để làm mực một nắng là mực ống. Mực một nắng ngon nhất là được nướng trên lửa nhỏ sao cho không bị cháy mà bên trong chín đều, tỏa ra mùi thơm khó cưỡng. Chấm mực một nắng với tương ớt vị cay ngay đầu lưỡi, càng nhai lâu càng ngọt.
Quả Dứa Dại hay còn gọi là dứa gai, dứa biển được ví như loại thần dược tăng cường chức năng gan, giúp điều trị viêm gan, xơ gan, bảo vệ gan, chữa bệnh sỏi thận và viêm đường tiết niệu… Ngoài ra, quả dứa dại còn nổi bật với tính năng điều trị ho và giải cảm. Dứa rừng phơi khô Cù lao chàm là loại dứa dại được hái trên núi Cù lao Chàm có tác dụng chữa bệnh hoặc uống mát vào mùa hè giải nhiệt thì cũng rất tốt cho sức khỏe.
Nói đến đặc sản Cù Lao Chàm không thế không nhắc đến hải sản. Đây là món quà ý nghĩa đậm đà hương vị biển dành cho du khách ra về. Hải sản tươi sống được bày bán ở bến thuyền, chợ hải sản và nhiều nơi trên đường làng với cá mó, cá chình, hải sâm, mực, ốc tượng, ốc đá, ốc giác, ốc gai, ốc vú nàng, cua đá, cua huỳnh đế, nhum biển, hàu, tôm biển, sò, bào ngư…
Võng Ngô Đồng là một trong những sản phẩm đặc trưng ở Đảo Cù Lao Chàm được là ra từ cây ngô đồng, một loại cây thân gỗ có lá màu xanh thẫm, mùa hè ra hoa đỏ tươi, mọc nhiều trên các vách núi cheo leo ở Cù Lao Chàm. Võng Ngô Đồng được làm hoàn toàn bằng thủ công bởi các nghệ nhân lâu đời trên vùng đảo này. Từ vỏ cây còn trên thân tươi đến chiếc võng mượt mà êm ái là cả một hành trình dài, đòi hỏi công sức, sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và biết bao thời gian cần mẫn của con người.
Từ việc phải chọn cây ngô đồng còn non, chỉ bằng nắm tay, đốn về và ngâm vào nước suối cho mục lớp vỏ cứng, sau đó lấy lớp xơ màu trắng đục (còn gọi là manh đồng) ở trong ra ngâm và giặt sạch, phơi chừng một nắng là khô. Khi xơ khô và chuyển sang màu trắng tinh, có độ óng ánh là đã sẵn sàng để tước và se sợi, đan võng. Công đoạn để ra những sợi dây ngô đồng đã lắm công phu. Việc dùng những dây ấy để bện thành những chiếc võng còn đòi hỏi công sức và sự khéo léo gấp nhiều lần thế nữa. Và để hoàn thành 1 chiếc võng phải mất đến từ 1,5 tháng – 2 tháng.
Võng Ngô Đồng có độ bền khá cao, nếu bảo quản đúng cách sẽ giúp tuổi đời sử dụng của võng từ 15 – 20 năm. Điều đặc biệt, chiếc võng này có công dụng trị phong, trị mồ hôi trộm nằm rất khỏe người. Vậy nên, ngày nay võng ngô đồng ở cù lao Chàm là thứ hàng không dễ mua được. Khách du lịch từ mọi nơi về đây thăm quan và rất nhiều người muốn mua võng ngô đồng. Tuy nhiên, võng không bao giờ có đủ để bán cho khách mặc dù mức giá của võng khá cao trung bình 2-3 triệu đồng một chiếc.
Đồ lưu niệm trên biển có thể là những chiếc vỏ ốc, vỏ sò làm thành vòng đeo tay, vòng cổ, móc chìa khóa, hoa tai, chuông gió độc đáo. Đây là món đồ không thể thiếu trong danh sách đi Cù Lao Chàm mua quà gì.
Ai đã từng sinh ra và lớn lên ở Cù Lao Chàm, hay đã từng ghé chân lại hòn đảo giữa biển khơi này, thưởng thức một vài món đặc sản xứ cù lao chắc không quên vị mắm nồng cay thơm nức mũi chấm với rau rừng luộc. Mắm với người dân xứ này không chỉ là một món ăn. Đó là sự sáng tạo nối đời của người dân xứ biển.
Làm mắm không khó, nhưng để có những hũ mắm ngon thì phải được muối từ cá cơm tươi nguyên con và muối trắng hột theo công thức bí truyền, tạo nên hương vị thơm ngon đậm đà. Mắm chín bay lên mùi thơm nức mũi, người dùng chỉ cần gia giảm gia vị theo sở thích như thêm đường, ớt, tỏi, chanh… là có thể dùng được. Tuy là món ăn bình dân nhưng lạ miệng, thơm ngon, có hương vị tự nhiên dễ ăn, hợp với khẩu vị của nhiều người, vì thế khách du lịch hay tìm mua mắm cá cơm Cù Lao Chàm về dùng hoặc làm quà cho bạn bè và người thân.
Hiện nay du lịch Cù Lao Chàm chỉ có 2 khu vực có dân sinh sống là bãi Làng và bãi Hương, muốn qua đêm bạn chỉ nên ở một trong điểm này. Tuy nhiên do điều kiện vật chất trên đảo chưa quá phát triển nên ngoài một vài nhà nghỉ thì hình thức lưu trú chủ yếu ở đây vẫn là homestay.
Sáng 07h30: Xe và HDV đón khách trong nội thành Đà Nẵng hoặc Hội An. Đoàn tiếp tục di chuyển đến cảng Cửa Đại làm thủ tục, lên tàu cano mặc áo phao bắt đầu chương trình tour Cù Lao Chàm 1 ngày theo trình tự sau: Bãi Làng đây là hòn đảo đẹp nhất cụm Cù Lao Chàm và là nơi hiện có dân cư sinh sống trong cụm 8 đảo. Phòng trưng bày lịch sử Cù Lao Chàm du khách được tham quan 500 hiện vật lịch sữ về tàu đắm Cù Lao Chàm với họa tiết hoa văn trang trí phong phú. Khu bảo tồn biển nơi hiện lưu trữ, trưng bày nhiều loài sinh vật biển quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển. Du khách sẽ được tìm hiểu hết về toàn bộ hệ sinh thái biển tại Cù Lao Chàm. Giếng cổ Champa một biểu tượng của du lịch Cù Lao Chàm, du khách sẽ được giới thiệu lịch sử của giếng cổ, nước giếng mát lạnh sẽ khiến du khách giải khát giữa mùa hè ôi bức. Người dân truyền tai nhau khi uống nước giếng các cặp vợ chồng hiếm muộn sẽ có con... Du khách sẽ tham quan mua sắm đặc sản làm quà hoặc thưởng thức những món ăn ngon chợ Cù Lao Chàm. Đoàn tiếp tục tham quan chùa Hải Tạng là ngôi chùa có lịch sử hàng trăm năm tuổi từ thời Lê, nơi tâm linh nổi tiếng xứ Cù Lao không chỉ là người dân địa phương mà còn khách du lịch đến đây cầu an lành và may mắn khi ra biển. Lặn ngắm san hô Cù Lao Chàm đoàn tập trung lặm ngắm san hô ở Bãi Dài, bãi có nhiều san hô và đẹp nhất Cù Lao Chàm.
Trưa: Du khách dùng cơm tại nhà hàng với những món hải sản nổi tiếng Cù Lao Chàm.
Chiều: Tham quan cơ sở sản xuất Bánh Ít Lá Gai tận mắt xem quy trình làm bánh, thưởng thức hoặc mua về làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Bãi Ông quý khách sẽ được tham quan, tắm biển vui chơi nhà phao trên biển và chụp ảnh lưu niệm trên cây cầu gỗ nổi tiếng Cù Lao Chàm. Bãi Chồng tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ, cát trắng, biển trong xanh và thư giãn dưới hàng dừa xanh mát. Bãi Hương là bãi biển với những ghềnh đá làm nổi bậc lên vẻ đẹp hoang sơ, độc đáo mà không bãi tắm nào có được. 15h00 đoàn tập trung cảng Cù Lao Chàm lên cano trở về đất liền. 16h00 xe và HDV trả du khách về lại điểm đón ban đầu ở Đà Nẵng, Hội An. Kết thúc chương trình Tour du lịch Cù Lao Chàm 1 ngày. Tạm biệt và hẹn gặp lại quý khách!
Sáng 07h30: Xe và HDV đón khách trong nội thành Đà Nẵng hoặc Hội An. Tiếp tục di chuyển đến cảng Cửa Đại làm thủ tục, lên tàu cano mặc áo phao bắt đầu chương trình tour Cù Lao Chàm 1 ngày đi bộ dưới biển (Seatrek) theo trình tự sau: Bãi Làng đây là hòn đảo đẹp nhất cụm Cù Lao Chàm và là nơi hiện có dân cư sinh sống trong cụm 8 đảo. Phòng trưng bày lịch sử Cù Lao Chàm du khách được tham quan 500 hiện vật lịch sữ về tàu đắm Cù Lao Chàm với họa tiết hoa văn trang trí phong phú. Khu bảo tồn biển nơi hiện lưu trữ, trưng bày nhiều loài sinh vật biển quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển. Du khách sẽ được tìm hiểu hết về toàn bộ hệ sinh thái biển tại Cù Lao Chàm. Giếng cổ Champa một biểu tượng của du lịch Cù Lao Chàm, du khách sẽ được giới thiệu lịch sử của giếng cổ, nước giếng mát lạnh sẽ khiến du khách giải khát giữa mùa hè ôi bức. Người dân truyền tai nhau khi uống nước giếng các cặp vợ chồng hiếm muộn sẽ có con... Du khách sẽ tham quan mua sắm đặc sản làm quà hoặc thưởng thức những món ăn ngon chợ Cù Lao Chàm. Đoàn tiếp tục tham quan chùa Hải Tạng là ngôi chùa có lịch sử hàng trăm năm tuổi từ thời Lê, nơi tâm linh nổi tiếng xứ Cù Lao không chỉ là người dân địa phương mà còn khách du lịch đến đây cầu an lành và may mắn khi ra biển. Hòn Nhờn điểm tắm biển, đi bộ dưới biển (Seatrek), lặn ngắm san hô đẹp nhất Cù Lao Chàm. Đi bộ dưới biển – Seatrek trải nghiệm cảm giác đi bộ dưới biển ngắm nhìn đàn cá bơi lội, lặn ngắm san hô đa màu sắc tuyệt đẹp chỉ có tại Cù Lao Chàm. Bãi Chồng Đoàn dùng cơm trưa với hải sản tươi ngon tại Cù Lao Chàm. Sau đó du khách tự do nghỉ ngơi tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ, cát trắng, biển trong xanh và thư giãn dưới hàng dừa xanh mát.
Trưa: Đoàn dùng cơm trưa với hải sản tươi ngon tại Bãi Chồng - Cù Lao Chàm. Sau đó du khách tự do nghỉ ngơi tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ, cát trắng, biển trong xanh và thư giãn dưới hàng dừa xanh mát.
Chiều 14h30: Đoàn tập trung cảng Cù Lao Chàm lên cano trở về đất liền (cảng Cửa Đại). 15h30 xe và HDV trả du khách về lại điểm đón ban đầu ở Đà Nẵng, Hội An. Kết thúc chương trình Tour du lịch Cù Lao Chàm 1 ngày đi bộ dưới biển (Seatrek). Tạm biệt và hẹn gặp lại quý khách!
Sáng 07h30: Xe và HDV đón khách trong nội thành Đà Nẵng hoặc Hội An. Đoàn tiếp tục di chuyển đến cảng Cửa Đại làm thủ tục, lên tàu cano mặc áo phao bắt đầu chương trình tour Cù Lao Chàm 2 ngày 1 đêm theo trình tự sau: Bãi Làng đây là hòn đảo đẹp nhất cụm Cù Lao Chàm và là nơi hiện có dân cư sinh sống trong cụm 8 đảo. Phòng trưng bày lịch sử Cù Lao Chàm du khách được tham quan 500 hiện vật lịch sữ về tàu đắm Cù Lao Chàm với họa tiết hoa văn trang trí phong phú. Khu bảo tồn biển nơi hiện lưu trữ, trưng bày nhiều loài sinh vật biển quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển. Du khách sẽ được tìm hiểu hết về toàn bộ hệ sinh thái biển tại Cù Lao Chàm. Giếng cổ Champa một biểu tượng của du lịch Cù Lao Chàm, du khách sẽ được giới thiệu lịch sử của giếng cổ, nước giếng mát lạnh sẽ khiến du khách giải khát giữa mùa hè ôi bức. Người dân truyền tai nhau khi uống nước giếng các cặp vợ chồng hiếm muộn sẽ có con... Du khách sẽ tham quan mua sắm đặc sản làm quà hoặc thưởng thức những món ăn ngon chợ Cù Lao Chàm. Đoàn tiếp tục tham quan chùa Hải Tạng là ngôi chùa có lịch sử hàng trăm năm tuổi từ thời Lê, nơi tâm linh nổi tiếng xứ Cù Lao không chỉ là người dân địa phương mà còn khách du lịch đến đây cầu an lành và may mắn khi ra biển. Âu thuyền Cù Lao Chàm ngày xưa từng là một thương cảng sôi động và là nơi dừng chân của các thuyền buôn trong nước cũng như quốc tế. 10h30 Qúy khách di chuyển đến khu sinh thái bãi Ông, tham gia chương trình tắm biển lặn ngắm san hô và sinh vật biển tại Hòn Dài với các rạng san hô và các sinh vật biển có tại vùng biển Cù Lao Chàm. Ngoài ra Quý khách có thể thuê tàu gổ để tham gia tour câu cá biển hoặc tour câu mực đêm cùng ngư dân (chi phí tự túc). Nếu du khách có nhu cầu tham gia tour lặn biển ngắm san hô bằng bình hơi, hoặc tham gia tour đi bộ dưới biển (seatrek). Vui lòng liên hệ với hướng dẫn viên tour sẽ tư vấn cho quý khách (chi phí tự túc).
Trưa 12h15: Thưởng thức cơm trưa tại nhà hàng Bãi Ông với nhiều loại hải sản tươi sống đặc trưng Cù Lào Chàm. Sau đó quý khách tự do nghỉ ngơi, tắm biển, leo núi, dạo chơi xem phong cảnh.
Chiều 15h30: Đoàn tham gia các trò chơi dân gian "Cù Lao Chàm Teambuilding" bãi biển vui nhộn. (Áp dụng đối với các đoàn trên 30 khách). Đối với các nhóm khách đi lẻ, chúng tôi sẽ chuẩn bị Homestay để cho quý khách lưu trú.
Tối 18h00: Quý khách dùng cơm tối tại khu du lịch Bãi Ông, đốt lửa trại quy mô tùy theo số lượng khách. Quý khách có nhu cầu ăn thêm hải sản Cù Lao Chàm do quý khách tự mua nhờ nhà hàng chế biển để làm phong phú thêm cho buổi ăn (chi phí tự túc). 19h30 tham gia chương trình lửa trại, giao lưu hát cho nhau nghe với dàn âm thanh ánh sáng hiện đại, tiệc nướng du mục (Áp dụng cho đoàn trên 40 khách trở lên).
Sáng: Quý khách dậy sớm tự do đi dạo tham quan tại khu du lịch sinh thái Bãi Ông, đường lên núi Cù Lao Chàm, về ngắm bình minh Bãi Làng,... 07h30 Quý khách dùng bữa sáng với các món ăn ngon đặc trưng của biển đảo xứ Cù Lao. Trả phòng khách sạn quý khách di chuyển ra Bãi Ông, 08h30 Cano bắt đầu đưa quý khách quay về Cảng Cửa Đại Hội An. Kết thúc chương trình tour du lịch Cù Lao Chàm 2 ngày 1 đêm. Tạm biệt và hẹn gặp lại quý khách!
Du lịch Cù Lao Chàm rất đẹp và cực kì đáng đi nên nếu đi du lịch Đà Nẵng tự túc bạn nhớ ghé qua. Dưới đây là một số kinh nghiệm của bản thân cũng như những lưu ý bạn cần nhớ khi đi Cù Lao Chàm tự túc:
Du lịch Cù Lao Chàm – một điểm đến cực kỳ hấp dẫn khi đến du lịch Đà Nẵng – du lịch Hội An không chỉ hấp dẫn với những di sản văn hóa lâu đời của người Việt và Chăm. Cù lao Chàm còn sở hữu kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ sinh thái phong phú và cả những bãi biển hoang sơ, quyễn rũ. Với tất cả những lý do này khiến nó ngày càng thu hút du khách trong và ngoài nước. Nếu có dịp đến du lịch Quảng Nam, bên cạnh Hội An cổ kính du khách đừng bỏ qua một Cù Lao Chàm đã làm say đắm bao tâm hồn yêu cái đẹp. Và những kinh nghiệm du lịch Cù Lao Chàm từ A-Z dưới đây sẽ góp phần cho du khách một chuyến đi du lịch trọn vẹn cùng người thân, bạn bè!
Cù Lao Chàm hay còn được gọi là Chiêm Bất Lao tọa lạc ở xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Có diện tích khoảng 15km2 cách đất liền 15km về hướng Đông với hơn 2,900 dân sinh sống. Năm 2009, Cù Lao Chàm đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và dần dần trở thành một điểm đến hấp dẫn trong lòng khách du lịch trong và ngoài nước. Du lịch Cù Lao Chàm như một hòn ngọc thô, đang dần dần được trân trọng, mài dũa để trở thành một viên ngọc sáng lấp lánh và đắt giá hơn bao giờ hết.
Với khí hậu thường xuyên khá mát mẻ, du khách có thể đi du lịch Cù Lao Chàm vào bất cứ thời gian nào phù hợp với thời gian chuyến đi của du khách. Chỉ cần lưu ý một chút là khoảng mấy tháng cuối năm có thể xuất hiện bão gây ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận), nếu có ý định đi Cù Lao Chàm trùng với những lúc thời tiết không ủng hộ, chuyến đi của du khách có thể bị ảnh hưởng.
Máy Bay đi Hội An: Hội An thuộc Quảng Nam nhưng sân bay gần nhất lại ở Đà Nẵng (Hội An cách Đà Nẵng 30km). Hiện nay các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjetair đều có khai thác các đường bay từ TP. HCM và Hà Nội đến Đà Nẵng. Nếu muốn mua được vé rẻ, bạn nên đặt trước khoảng 3 đến 6 tháng.
Ô tô đi Hội An: vé xe khoảng 400,000đ – 500,000đ. Xe Hoàng Long, Hlink, Mai Linh, Thuận Thảo. Thời gian 18 đến 20 tiếng từ Hà Nội/Sài Gòn đến Đà Nẵng rồi di chuyển đến Hội An khoảng 37km về phía Nam.
Xe lửa đi Hội An: Từ Hà Nội hoặc Sài Gòn đều có tuyến xe lửa đến Đà Nẵng (tuyến Bắc – Nam), giá vé dao động từ 400,000đ đến 1,200,000đ tùy loại tàu và loại ghế. Mất từ 14 đến 20 tiếng để đi từ hai thành phố này đến Đà Nẵng bằng xe lửa.
Ca nô đi Cù Lao Chàm: Giá vé một người là 150,000đ, bán tại cảng Cửa Đại hoặc các đại lý du lịch trong Hội An. Bạn sẽ mất khoảng 20 phút di chuyển. Thời gian xuất phát vào 08h00 – 10h30.
Tàu gỗ đi Cù Lao Chàm: Vé khoảng 30,000đ một người và 80,000đ nếu mang theo xe máy. Bạn nên đến bến Bạch Đằng lúc 07h00 hoặc Cửa Đại vào 08h00 hàng ngày để mua vé.
Khi du lịch Cù Lao Chàm thì phương tiện di chuyển cơ động nhất là xe máy. Du khách thuê tại các nhà nghỉ trên đảo với giá 100,000đ – 200,000đ /ngày.
Ngoài ra, bạn có thể tham quan các đảo bằng thuyền với mức giá 500,000 – 1,500,000đ /lượt. Các thuyền này đều gồm dịch vụ lặn biển ngắm san hô.
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm nằm ở xã Tân Hiệp, cách trung tâm thành phố Hội An 18 km về phía Đông. Nằm trên đảo Hòn Lao và đây là hòn đảo duy nhất có dân cư sinh sống. Nơi đây có hệ sinh thái biển phong phú và đa dạng như: hệ sinh thái san hô, rong biển, thảm cỏ biển... mang giá trị đa dạng sinh học cao.
Các nhà khoa học đã tìm thấy ở Cù lao Chàm 135 loại san hô, trong đó có 6 loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng biển Việt Nam; 202 loài cá; 4 loài tôm hùm và và 84 loài nhuyễn thể.
KBTB Cù Lao Chàm có diện tích 5,175 ha mặt nước, với khoảng 311 ha rạn san hô, 500 ha thảm cỏ biển với nhiều loài hải sản có giá trị. Theo kết quả nghiên cứu gần đây nhất, các nhà khoa học đã xác định được ở Cù Lao Chàm có khoảng 277 loài san hô tạo rạn thuộc 40 giống và 17 họ; 270 loài cá thuộc 105 giống, 40 họ; 5 loài tôm hùm; 97 loài nhuyễn thể và rất nhiều loài có giá trị về mặt sinh thái, giá trị kinh tế và cảnh quan (Nguyễn Văn Long, 2008).
Bên cạnh một hệ sinh thái phong phú, khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm còn ẩn chứa trong mình các nền văn hóa từ xa xưa để lại như: Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt. Với các di tích đã được khai quật đã chứng minh mối quan hệ, giao lưu giữa Cù Lao Chàm với các nước trong khu vực và là điểm neo đậu của các thương thuyền quốc tế trong hành trình con đường tơ lụa trên biển thành từ thế kỷ XIII. Qua các nghiên cứu khảo cổ học cho thấy cách đây trên 3,000 năm, nơi đây còn là nơi sinh sống của các cư dân cổ xưa.
Không nơi đâu lôi cuốn như ở du lịch Cù Lao Chàm bởi nét đẹp hòa nguyện giữa cái hùng vĩ của núi rừng và nét dịu dàng mát mẽ của làn sóng biển trong xanh. Một nơi với sự hiện hữu đầy đủ các sinh cảnh đặc trưng của các hệ sinh thái cả trên cạn và dưới nước.
Giếng cổ Champa Cù Lao Chàm là một ngôi giếng cổ với tuổi đời lên đến 200 năm, đã được xếp hạng là di tích quốc gia năm 2006. Đây cũng đồng thời là giếng nước ngọt duy nhất cung cấp cho toàn bộ người địa phương trên đảo và cũng là giếng cổ nhất.
Về cấu trúc, giếng cổ Chăm Pa ở Cù Lao Chàm cơ bản tương tự với các giếng khác ở Hội An. Giếng có hình ống tròn, nền giếng hình vuông, miệng giếng rộng khoảng 1,2m. Bên trong giếng lại có gạch được xếp theo kiểu vành khăn, có độ sâu khoảng tầm 5m.
Có một điều thú vị rằng, dù chỉ cách bờ biển khoảng 100m nhưng giếng chưa bao giờ bị nhiễm mặn. Nước giếng có vị ngọt, trong mát là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của người dân trên đảo. Người địa phương còn cho rằng, giếng cổ rất có ý nghĩa đối với họ, vừa có giá trị lịch sử, văn hóa lại vừa là biểu tượng cho sức khỏe. Người dân ở đây cho biết, họ cũng đã cố đào thêm ở những vị rí khác nhưng đều không thể tìm thấy mạch nước ngọt. Cũng chính vì thế mà “giếng Tiên thoát ế ở Cù Lao Chàm” lúc nào cũng không ngớt người dân tới lấy, khách đi tour du lịch Cù Lao Chàm cũng vì tò mò mà tìm đến rất đông.
Nằm trên địa phận của xóm Cấm, đảo Cù Lao Chàm, thuộc địa phận xã Tân Hiệp, thành phố Hội An. Gần đó là di tích tiền Sa Huỳnh Bãi Ông, cách giếng cổ 500m về phía Đông Bắc và di tích khảo cổ Bãi làng, cách giếng cổ 300m về phía Tây Nam. Giếng cổ cũng là một trong những di tích có giá trị còn sót lại trên đảo Cù Lao Chàm. Có thể xem là dấu tích mang đậm nét văn của hóa người Chăm Pa xưa đã sinh sống và cho xây dựng nên giếng cổ này.
Để đến được giếng Tiên, bạn có thể chọn giữa hình thức đi tour hoặc đi tự túc. Nếu các địa điểm du lịch Đà Nẵng, Hội An trước đó đã đi tự túc cho thoải mái rồi thì du lịch Cù Lao Chàm bạn nên chọn cách đi tour là phương án hợp lý hơn. Đi tour thì đỡ được bao nhiêu là tiền phát sinh, đã có sẵn cano chỉ cần ra đến cảng, làm thủ tục là đi ngay. Lên đến đảo, bạn đi theo đoàn tour ghép nhưng thực ra cũng không khác gì mấy so với đi tự túc, mọi thứ rất là tự do thoải mái. Chỉ một điều là giờ ăn uống, lặn ngắm san hô đều đã nằm sẵn trong lịch trình cả rồi, không thay đổi được.
Sẽ chẳng có gì nếu như không có tin đồn giếng Tiên ở Cù Lao Chàm có thể giúp thoát kiếp FA. Nhiều người bảo rằng, chỉ cần ai chưa có người yêu, nam thì uống 7 ngụm, nữ thì uống 9 ngụm ngay lập tức sẽ có người yêu. Giếng tiên còn hiệu nghiệm với cả những cặp vợ chồng chưa có con, chỉ cần cùng nhau uống một gáo nước giếng và cùng nguyện ước sinh con thì sẽ mau chóng có tin vui.
Theo những người dân ở đây, chưa có bất cứ một minh chứng nào cho thấy uống nước giếng Tiên ở Cù Lao Chàm có thể giúp thoát ế. Nhưng lời đồn cứ lan mãi, lan mãi thế rồi người ta cũng tin, cũng đến để thử xem có hiệu nghiệm nay không. Tất cả đều mong muốn rằng uống nước giếng Tiên có thể giúp thoát ế, đó đôi khi chỉ là sự trùng hợp nhưng lại tạo ra một câu chuyện rất thần kỳ về giếng cổ.
Cù Lao Chàm là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của Quảng Nam, tuy nhiên khi đặt chân tới hòn đảo này thì nhất định bạn phải ghé Chùa Hải Tạng, ngôi chùa cổ lâu đời rất linh thiêng, là địa điểm tín ngưỡng tâm linh của những người dân trên đảo đến cúng bái, lễ Phật mong cầu bình an, thịnh vượng.
Để đến được chùa Hải Tạng ở Cù Lao Chàm thì bạn phải đi tàu từ bến tàu Cửa Đại, nằm cách biển Cửa Đại khoảng 15km nên nếu chạy tàu thì sẽ mất khoảng 1 tiếng rưỡi là tới còn đi ca nô thì bạn chỉ cần đi khoảng nửa giờ đồng hồ là đến nơi rồi. Tàu sẽ cập bến tại Bãi Làng, bạn chỉ cần men theo con đường nhỏ nhưng hơi ngoằn ngoèo chút xíu để tới được xóm Cốm, cách bến tàu khoảng 300, chùa hiện ra với nét trầm mặc giữa hòn đảo xinh đẹp biết mấy.
Các bậc cao niên ngụ cư ở thôn Bãi Làng, xã Tân Hiệp trên Cù lao Chàm kể lại, có con thuyền chở các cây cột từ ngoài Bắc đem vào làm một chùa nào đó trong Nam nhưng khi đi ngang Cù Lao Chàm, do trời tối nên phải neo thuyền nghỉ lại. Sáng ra, thuyền tiếp tục lên đường, nhưng biển tự dưng sóng dậy, thuyền cứ xoay tròn, lòng vòng không đi ra khỏi Cù lao Chàm được. Sau đó số gỗ này không đem đi được mà phải để lại dựng chùa trên đất Cù Lao Chàm. Vì thế chùa dựng lên lấy tên là Hải Tạng.
Chùa được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ XIX (1758). Sau đó, do có bão lớn làm hư hại nặng, chùa được dời về vị trí như hiện nay vào năm Tự Đức Nguyên niên (1848). Chùa Hải Tạng là công trình có qui mô lớn với kiến trúc kiểu “chồng rường giả thủ” chia 3 gian 2 lòng, kết cấu vì kèo gỗ và các chi tiết kiến trúc được chạm trổ công phu. Chùa tọa lạc sát chân núi phía Tây của đảo Hòn Lao, phía sau tựa vào núi, mặt nhìn ra một thung lũng nhỏ là cánh đồng lúa duy nhất của Cù lao Chàm.
Đến thăm Chùa Hải Tạng Cù Lao Chàm, bạn sẽ đi qua cổng tam quan đầy rêu phong nhuộm màu thời gian. Tam quan với lối kiến trúc xưa gồm 4 trụ biểu, chóp trụ có khối hình hoa sen cao 5m, rộng 1,5m. Tam quan được chia làm 3 cổng, với 2 lối vào nhỏ và 1 lối vào lớn được thiết kế theo kiểu mái vòm, bờ nóc, bờ hồi đắp nổi nhiều đường nét uốn lượn mềm mại. Kết nối cổng tam quan là bức tường thành bằng đá bao bọc xung quanh được thiết kế trang nhã với những đường nét hoa văn bao quanh lấy khu vực và cả khuôn viên ngôi chùa. Phía trước chùa là tượng Phật Bà Quan Âm đang đứng trên đài sen giữa lòng hồ sen nhỏ. Mặt hướng về phía biển Đông như che chở cho cuộc sống an lành của những ngư dân nơi đây.
Bên trong ngôi chùa còn khá nguyên vẹn. Ở mái hiên, dép hoành cách điệu với hình lồng đèn, thân chạm hình hoa lá, đầu là những cánh sen lật đỡ thẳng lên đòn tay, dưới chạm nổi hình đầu rồng. Hệ thống cửa “thượng song hạ bản”, gồm 3 bộ, mỗi bộ 4 cánh ngăn không gian bên ngoài với không gian nội thất. Nội thất chùa khá hoành tráng với hệ thống hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng, uy nghiêm. Hệ thống tượng thờ đồ sộ, đa dạng trên những bàn hương án tả hữu. Nổi bật là bộ Tam thế gồm 3 tượng Phật. Kế đến là tượng Thích Ca ngồi trên đài sen. Đặc biệt, trong chùa hiện vẫn còn lưu giữ một quả Đại hồng chung có khắc họa một con rồng mang phong cách những năm đầu thời Lê sơ.
Nội thất chùa khá hoành tráng với hệ thống hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng, uy nghiêm. Hệ thống tượng thờ đồ sộ, đa dạng trên những bàn hương án tả hữu. Nổi bật là bộ Tam thế gồm 3 tượng Phật. Kế đến là tượng Thích Ca ngồi trên đài sen. Đặc biệt, trong chùa hiện vẫn còn lưu giữ một quả Đại hồng chung có khắc họa một con rồng mang phong cách những năm đầu thời Lê sơ.
Nếu có dịp đến du lịch Cù Lao Chàm thì bạn hãy nhớ ghé tham quan chùa Hải Tạng vừa là tìm hiểu thêm về lịch sử, vừa bái Phật vừa vãn cảnh chùa tuyệt đẹp trong thiên nhiên núi rừng hoang sơ để tâm thanh tịnh phần nào nhé!
Bãi Bắc nằm phía trên cùng của đảo chính, đây là nơi yên tĩnh, tách biệt và là khu vực được khai thác để xây khu nghĩ dưỡng cao cấp sẽ đưa vào hoạt động trong tương lai. Tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng bên bờ cát trắng như muốn ôm trọn tất cả vào lòng biển xanh. Điểm khác biệt mà bãi Bắc đem đến cho du khách chính là sự hoang sơ chưa bị ảnh hưởng bởi con người tác động, chưa có nhiều dịch vụ quanh bãi Bắc để mọi ngưởi sử dụng. Chính nét thiếu về cơ sở vật chất, dịch dụ xung quanh đó lại khiến du khách muốn đến trải nghiệm, khám phá.
Khu vực bãi Bắc này hiện đã có sẵn một khu nghỉ dưỡng bao gồm nhà hàng và một vài bungalow nhỏ để phục vụ du khách. Đây cũng là địa điểm được lựa chọn để bảo tồn loài rùa biển, trong tương lai có thể sẽ có những tour du lịch xem trứng rùa nở giống ở Côn Đảo.
Đối với nhiều dù khách đã đi du lịch Cù Lao Chàm thì bãi Làng là một địa điểm không quá xa lạ, nhưng nếu bạn chưa đi từng đặt chân đến đây thì hẳn sẽ rất bỡ ngỡ. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu về Bãi Làng Cù Lao Chàm, cũng là bãi nổi tiếng nhất mà bạn sẽ ghé qua, dù là đi tự túc hay là đi tour. Đây cũng là một trong những bãi tắm sở hữu phong cảnh hữu tình, là nơi mà nhiều du khách tìm đến để cảm nhận sự nhộn nhịp giữa hòn đảo hoang vu này.
Bãi Làng là 1 trong 10 bãi của Cù Lao Chàm, thuộc địa phận xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nhiều người vẫn nghĩ rằng Cù Lao Chàm nằm ở Đà Nẵng, nhưng thực ra vì khoảng cách Đà Nẵng đến Cù Lao Chàm chỉ khoảng 45km nên người ta vẫn gọi chung với nhau như vậy.
Bãi Làng hay còn được người địa phương gọi là cảng Bãi Làng, vì nơi đây là nơi tập kết đầu tiên của tàu thuyền, cano khi đến với đảo Cù Lao Chàm xinh đẹp. Bãi Làng cũng được biết đến là bãi biển trung của Hòn Lao trong cụm đảo Cù Lao Chàm.
Bãi Làng Cù Lao Chàm hiện nay cũng là nơi tập trung đông dân nhất nơi có trường hợp, chùa chiền nhiều nhất. Họ chủ yếu sinh sống bằng nghệ đánh bắt thủy, hải sản. Bên cạnh đó là kinh doanh các dịch vụ cho thuê xe, ăn uống, nhà nghỉ nhằm phục vụ khách du lịch khi tới đây tham quan. Nếu muốn tìm hiểu về cuộc sống của người dân vùng biển cũng như văn hóa, con người thì Bãi Làng chắc chắn là điểm đến lý tưởng nhất rồi.
Bãi Làng thực sự là một bãi biển đẹp, là nơi để neo đậu tàu thuyền, ca nô trong hành trình du lịch Cù Lao Chàm. Dù là điểm dừng của tàu, cano nhưng Bãi Làng vẫn giữ được vẻ đẹp hoang dã, với màu nước xanh như ngọc. Bao quanh bờ biển là hệ thống rừng nguyên sinh đầy hoang dã, nguồn động thực vật đa dạng, phong phú.
Tất cả như vẽ ra một khung cảnh non nước đầy hữu tình, khung cảnh tuyệt vời và tươi mát nơi Bãi Làng hứa hẹn sẽ mang lại cho du khách những cảm xúc ấn tượng nhất.
Không chỉ là điểm dừng chân trong các tour khám phá Cù Lao Chàm mà riêng Bãi Làng Cù Lao Chàm còn có nhiều điểm đến hấp dẫn như chợ Tân Hiệp, chùa Hải Tạng, Giếng Cổ, khu bảo tồn biển, phòng trưng bày Lịch sử – Văn Hóa,...
Bãi Làng một điểm đến không thể bỏ qua trong các hành trình tour Cù Lao Chàm. Bãi Làng nơi có những sự tiếp đón nồng hậu của người dân chân chất thật thà, nơi chứa đựng những nét cội nguồn tinh túy của xa xưa chắc hẳn sẽ níu kéo chân bạn lòng không muốn rời khi đến với hòn đảo Cù Lao Chàm xinh đẹp.
Cù Lao Chàm có 4 bãi nổi tiếng, trở thành điểm tham quan nổi tiếng, trong đó bãi Ông được biết đến là bãi du lịch lớn nhất, đẹp nhất và dịch vụ du lịch cũng phát triển nhất. Bãi Ông là bãi có bờ cát dài trắng mịn, màu nước biển xanh như ngọc cùng với đó là những hàng dừa xanh ngắt.
Di tích Bãi Ông cũng từng là nơi cư trú của cư dân Tiền Sa Huỳnh, có niên đại lên đến 3.000 năm. Hiện nay, đây cũng là khu vực được lựa chọn để nghiên cứu về nền văn hóa Tiền Sa Huỳnh của miền Trung. Chính vì điều đó mà bãi Ông Cù Lao Chàm không chỉ là danh thắng mà còn là điểm đến có giá trị văn hóa, lịch sử rất đáng trân trọng.
Bãi Ông Cù Lao Chàm được biết đến là bãi du lịch nổi tiếng nên nơi đây hội tụ rất nhiều các dịch vụ như tắm biển, ăn uống, vui chơi, chụp ảnh. Với phong cảnh đẹp nên thơ, có nắng và gió dịu mát nơi đây nơi đây mỗi ngày vẫn thu hút hàng nghìn lượt khách đổ về tham quan và lưu trú tại đây.
Đến với Bãi Ông, không gì tuyệt vời bằng việc tìm cho mình những góc ảnh đẹp rồi ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất. Điểm chụp ảnh lý tưởng nhất phải kể đến chính là chiếc cầu gỗ dẫn lối ra biển, dù chỉ là chiếc cầu vô cùng đơn sơ, giản dị nhưng lên hình lại cực kỳ xịn xò, ảo diệu. Đến ghé thăm Bãi Ông mà không check in cây cầu này quả thực rất đáng tiếc.
Sau khi chụp choẹt các kiểu rồi thì giờ bung xõa thôi, bạn có tham gia vui chơi tại mô hình nhà phao khổng lồ vô cùng mới lạ và hấp dẫn. Chắc chắn sẽ rất thích hợp cho nhóm đi đông người, có trẻ em. Bạn cũng nên yên tâm vì mọi người sẽ được trang bị phao bơi, chơi ở khu vực nông nên hoàn toàn đảm bảo. Ngay trên mỗi gốc dừa đều có lắp vòi hoa sen, du khách có thể tắm nước ngọt
Nằm dọc bãi biển là hệ thống các nhà hàng nằm kề nhau với thực đơn vô cùng phong phú, với các món ăn là đặc sản của biển Cù Lao Chàm như cua đá, ốc vú nàng, mực một nắng, bào ngư,...
Hệ thống lưu trú ở Cù Lao Chàm chưa thực sự phát triển như ở đảo Phú Quốc nên bạn chỉ có thể thuê nhà nghỉ hoặc homestay. Giá thuê cũng khá rẻ, chỉ tầm 150,000đ - 200,000đ phòng /2 người. Đây cũng là một phương án khá tuyệt vời, bạn sẽ có 2 ngày khám phá Cù Lao Chàm và ở lại qua đêm trên đảo. Hứa hẹn sẽ mang đến cảm giác thích thú lẫn mới lạ, cùng với trải nghiệm câu mực đêm trên biển cùng với những ngư dân giản dị chân chất.
Từ bến cảng trung tâm Cù Lao Chàm, đi theo con đường chạy dọc biển phía bên tay phải (ngược hướng đi Bãi Ông) thì bãi biển đầu tiên các bạn gặp sẽ chính là Bãi Xếp.
Bãi Xếp Cù Lao Chàmgây ấn tượng và thu hút khách du lịch bởi nét tĩnh lặng hoang sơ với những rạn san hô tự nhiên lung linh sắc màu. Đứng trên bờ bạn có thể nhìn thấy đáy biển và các rạn san hô đang đung đưa theo dòng nước. Cùng với Hòn Dài, Bãi Xếp là một trong những địa điểm tắm biển và lặn ngắm san hô lý tưởng cho khách du lịch Cù Lao Chàm.
Khi đến du lịch Cù Lao Chàm bạn sẽ được chiêm ngưỡng và thỏa sức đắm mình trong làn nước mát hay thư giãn trên những bờ biển cát trắng mịn đó, đặc biệt phải kể đến Bãi Chồng. Bãi Chồng Cù Lao Chàm có diện tích 34.800m2, được xem là một trong những bãi biển đẹp nhất trên đảo.
Khác với một số bãi biển khác, Bãi Chồng Cù Lao Chàm không có người dân sinh sống nên mọi thứ hầu như vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có. Ở đây có bãi cát trắng mịn trải dài, có những hàng dừa thẳng tắp, có thảm thực vật xanh mướt với những khe nước tự nhiên chảy từ trên cao xuống và những mỏm đá đa hình hài gợi trí tưởng tượng phong phú.
Nổi bật giữa bãi cát trắng mịn đó là các khối đá xếp chồng lên nhau, tượng trưng cho âm – dương tức là vợ – chồng. Đó cũng chính là lý do mà người ta gọi nó với cái tên Bãi Chồng.
Hiện tại Bãi Chồng có 2 khu nhà hàng lớn, 3 khu nhà tắm và vệ sinh cùng nhiều nhà dù, lều, võng,.. có thể đáp ứng cho tầm 200 khách đến vui chơi, tham quan vui chơi, tắm biển và lưu trú.
Ngoài ra Bãi Chồng Cù Lao Chàm còn có 200 cây dừa trồng dọc bãi biển không đơn thuẩn chỉ mang đến bóng mát mà còn làm nên nét đặc trưng cho địa điểm này. Sau chuyến bách bộ tham quan những địa điểm du lịch Cù Lao Chàm như: Bảo tàng biển, chùa Hải Tạng, Giếng Cổ Champa, chợ hải sản, Âu thuyền,... du khách hãy lên cano để đến với Bãi Chồng cùng đắm mình trong làn nước trong xanh hay thư giãn bên bờ cát phẳng mịn. Hoặc check-in “sống ảo” với những mỏm đá to nằm trước biển.
Vào buổi trưa, du khách sẽ được thưởng thức những món đặc sản trên đảo, nào là cua đá, bào ngưa, mực một nắng, rau rừng,.. mang đậm hương vị biển nằm trên Bãi Chồng. Sau đó, du khách có thể thả mình đu đưa trên những chiếc võng nằm dưới hàng dừa xanh, tận hưởng không khí trong lành, ngắm biển cả.
Các hoạt động vui chơi giải trí đầy hấp dẫn hứa hẹn sẽ là điểm đến tuyệt vời nhất trong chuyến du lịch Cù Lao Chàm. Chắc chắn đều là những trải nghiệm khó có thể quên.
Một trong các bãi với dân cư rất đông, hiện ở Bãi Hương Cù Lao Chàm có khoảng 100 hộ dân sinh sống, trong đó nhiều hộ kinh doanh các dịch vụ homestay phục vụ du khách. Người dân ở Bãi Hương sinh sống chủ yếu bằng nghề đi biển, nơi đây vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn truyền thống nghề chài lưới của dân cư trên đảo Cù Lao Chàm.
Bãi Hương cũng có sẵn cầu cảng để phục vụ khách du lịch đến thẳng đây, cũng chính vì điều này mà biển ở khu vực Bãi Hương lại hơi khó trải nghiệm các hoạt động bơi lội do vướng đường đi lại của tàu cập cảng. Tuy nhiên, có thể đến Bãi Hương để thưởng thức hải sản tươi sống được đánh bắt từ chính người dân ở đây.
Bãi Bìm Cù Lao Chàm là một bãi biển hoang sơ, vắng bóng dân cư, không có dịch vụ du lịch. Điểm nhấn tại bãi Bìm là bãi đá với những hòn đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau cùng với làn nước biển trong xanh, sạch sẽ. Nơi đây là điểm đến thích hợp cho du khách thăm quan, khám phá, chụp ảnh chứ không phải nơi tắm biển bởi bãi cát hẹp và có nhiều đá. Khu vực bãi Bìm hiện có một resort để du khách lựa chọn nghỉ đêm ở đây.
Chợ Tân Hiệp Cù Lào Chàm là một trong những điểm du lịch thu hút hấp dẫn du khách khi đến với Quảng Nam. Đây là một trong những địa danh nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp hài hòa.
Chợ Tân Hiệp nằm bên cạnh cầu cảng trên đường ghé vào tham quan Cù Lào Chàm, xuất mặt trước mặt du khách ngay khi bước chân khỏi tàu là chợ Hải Sản Tân Hiệp đây là một nơi buôn bán các mặt hàng hải sản khô và hải sản tươi sống để phục vụ cho người dân địa phương và khách du lịch mỗi khi ghé thăm Cù Lào Chàm
Chợ Tân Hiệp gồm 2 khu, khu trong nhà bày bán các loại hải sản, và đặc sản khô như: tôm, mực,cá sấy khô,hoặc rim khi đến với khu chợ này du khách có thể hoàn toàn thoải mái thử hết tất cả các sản phẩm khô nơi đây để có thể mua về làm quà hay thưởng thức một loại được xem như là đặc sản nơi đây.Ngoài ra tại đây chợ còn có các gian hàng bán các món đồ trang sức, đồ lưu niệm độc đáo làm từ vỏ sò,ốc hoặc đá rất độc đáo và lạ
Ngoài ra tại đây chợ còn có các gian hàng bán các món đồ trang sức, đồ lưu niệm độc đáo làm từ vỏ sò,ốc hoặc đá rất độc đáo và lạ. Nếu muốn, khách phương xa cũng có thể ướm thử chuỗi hạt làm từ vỏ sò, thử hơi với chiếc tù và vỏ ốc hoặc giải nhiệt miễn phí với một cốc nước lá lao thơm lừng, ngọt lịm…
Tiếp tục đi theo con đường, du khách sẽ đến khu chợ Hải Sản Cù Lao Chàm. Nơi đây bày bán các loại hải sản tươi sống như: tôm, cua ,cá mực, hàu, bạch tuộc, bào ngư, cua đá, hải sâm…du khách có thể thoải mái lựa chọn và ra giá. Sau đó bạn có thể yêu cầu đóng hộp ướp đá mang về.
Một điều đặc biệt là du khách mua hải sản ở đây rất tươi ngon và được đánh giá là có giá thành rẻ hơn so với những chợ khác. Bởi các hải sản nơi đây là thành quả từ những chuyến ra khơi đánh bắt gần bờ của ngư dân vùng đảo và mang ra bán ngay cho khách. Khu chợ này được quản lý nghiêm ngặt về cả giá thành và chất lượng. Do đó đến đây mua hải sản, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tại đây còn có nơi chế biến hải sản tại chỗ phục vụ nhu cầu của du khách cách chế biến thông dụng nhất ở nơi đây đó chính là hấp, luộc hoặc nướng du khách chỉ chờ khoảng 10-15 phút là có một món hải sản hấp dẫn tươi ngon để thưởng thức rồi, được thưởng thức những ly cà phê bình dân.
Những quán cà phê này không mở nhạc không phải vì không có điện mà để cho quý du khách có thể nghe được những tiếng sóng rì rào, những ngọn gió thoang thoảng mùi biển rất yên bình và thơ mộng. chắc chắn chính là một hoạt động vô cùng thú vị đừng bỏ qua nhé
Đến Chợ Tân Hiệp nằm ngay bên trong phía chân cầu tàu du lịch, kề bên bến cá Bãi Làng. Điều làm du khách ấn tượng nhất khi đi chợ Tân Hiệp Cù Lào Chàm là hình ảnh các bà, các chị mang giỏ nhựa, đội nón lá ra vào chợ.
Không chỉ mang giỏ nhựa đi chợ, mọi hoạt động giao thương, buôn bán tại đảo đều không sử dụng đến túi ni lông. Từ người già đến trẻ nhỏ, từ cô bán rau đến chị bán cá, cả những sạp hàng bánh ít lá gai, bánh su suê đặc sản đất Quảng ở Cù Lao Chàm ai ai cũng cầm trên tay những chiếc túi giấy, túi lưới, túi lát đủ kích cỡ. Bó rau, chùm nho hay nắm ớt, tỏi đều được đựng trong những chiếc túi lưới nhỏ xinh, có thể tái sử dụng nhiều lần. Nói không với túi ni lông đã không còn là khẩu hiệu, trên pa-nô mà đã ăn sâu vào nếp nghĩ, hành động của người dân nơi đất đảo một cách tự nhiên.
Sau khi dạo một vòng quanh chợ bạn đừng quên thưởng thức các món ăn ngon như: bánh ít lá gai, mỳ quảng, bánh bèo, bún,...Tất cả đều được chế biến từ các thực phẩm tươi ngon của địa phương nên có hương vị rất đặc trưng và đảm bảo vệ sinh.
Lưu ý khi du lịch chợ Tân Hiệp là cố gắng giữ gìn tài sản khi đi chợ tuy người dân nơi đây vô cùng hiền hòa nhưng phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, giữ tài sản vô cùng quan trọng. Nếu muốn mua hải sản thì cố gắng ngã giá đúng đừng để bị hớ giá nhé, lựa chọn những hải sản tươi ngon nhất có thể nhé.
Chợ Tân Hiệp là một địa danh du lịch khá nổi tiếng ở Quảng Nam, nên hang năm thu hút nhiều Công ty du lịch đã và đang khai thác. Có thể điểm qua một số tour du lịch mà nhiều Công ty du lịch ở Huế và Đà Nẵng khai thác như: tour đà nẵng cù lao chàm của Hitour,...
Cù Lao Chàm là nơi duy nhất của tỉnh Quảng Nam có loài chim Yến hàng – Collocalia Fuciphaga Genmaini Oustalet, thuộc phân giống Yến hông xám (Swiftlets), giống Collocalia, họ Apodidac, bộ Yến Apdiformes. Chim Yến có vóc dáng chỉ nhỏ bằng chim sẻ, hông và bụng màu xám, toàn thân nâu đen; cánh dài (115-125mm), vút nhọn, bay rất khoẻ, đuôi ngắn, chẻ đôi; mỏ ngắn, dẹp, có thể há rất rộng.
Hàng năm, vào cuối tháng 11 âm lịch, yến bắt đầu làm tổ theo một cách rất độc đáo: yến nhả nước bọt thành những dãi trắng lên những vách đá cheo leo của các hang động trên đảo. Dãi yến mới nhả ra có màu trắng phớt hồng, gặp gió quánh lại, chuyển thành màu trắng đục.
Tổ chim yến thường được gọi là yến sào hay tai yến. Yến đẻ trứng, ấp trứng và nuôi cho đến khi chim con đủ sức tự bay đi kiếm mồi. Tổ yến có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, chiếm từ 36-52% protein và là một nguồn dược liệu rất quý. Tổ yến giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, bổ khí huyết, tráng dương, ổn định thần kinh, chống lão hoá, làm đẹp nước da và có thể ngăn ngừa, thậm chí chữa được nhiều loại bệnh nan y như lao phổi, hen suyễn, viêm xương…Chính vì vậy, yến sào là loại hàng hoá hiếm quý, đắt giá trên thị trường từ xưa đến nay.
Khai thác yến sào phải leo lên các vách đá cheo leo, hiểm trở, bên dưới là mặt nước biển ăn sâu vào hang sâu, nếu sơ sẩy, người thợ khai thác khó an toàn tính mạng. Đảo Yến Cù lao Chàm, chim yến thường làm tổ trong các hang ở Hòn Khô (mẹ), Hòn Lao, Hòn Tai. Mỗi năm, khai thác 2 kỳ (vào tháng 4 và tháng 8 dương lịch).
Miếu tổ nghề Yến nằm ở Bãi Hương. Miếu tổ nghề Yến được xây dựng hoàn chỉnh vào khoảng đầu thế kỷ 19 để thờ Tổ nghề Yến và các vị thần bảo hộ nghề Yên. Hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch, tại thôn Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, chính quyền TP.Hội An (Quảng Nam) cùng Đội quản lý khai thác yến sào và người dân Cù Lao Chàm long trọng tổ chức lễ tế giỗ tổ nghề yến sào Cù Lao Chàm.
Sân miếu lát gạch lục giác với chính giữa là bình phong hình cuốn thư trang trí hình con hổ ở mặt ngoài và phong cảnh biển đảo có đàn chim yến đang bay lượn ở mặt trong.
Công trình chính gồm 2 nếp nhà nối liền thông với nhau, mái lợp ngói âm dương. Nếp thứ nhất hệ vì kèo cấu tạo theo kiểu chồng rường giả thủ. Nếp thứ hai hệ vì kèo cấu tạo theo kiểu khung cụi chính giữa rồi bắt quyết qua 4 mái.
Không gian nội thất thiết trí bàn thờ những bậc tiền nhân khai sáng nghề khai thác yến sào và chư thần liên quan đến sông biển. Các khám thờ được chạm lộng, chạm nổi nhiều đề tài, đồ án, câu đối chữ Hán sơn son thếp vàng rực rỡ.
Trên bàn thờ, ngoài các bài vị của những bậc tiền bối khai sáng nghề yến sào là các vị thần liên quan đến sông biển. Trên tường bên hữu có tấm bia đá ghi công đức của các chư phái tộc và ca tụng vẻ núi non kỳ vĩ của Cù Lao Chàm.
Giỗ tổ nghề yến là nét văn hóa tâm linh lâu đời được người dân xứ đảo và được những người khai thác yến sào Hội An gìn giữ qua nhiều thế kỷ.
Hàng năm vào ngày giổ tổ nghề Yến cư dân và người làm nghề khai thác yến cả nước tập trung về Cù Lao Chàm để cúng tổ nghề yến với mong muốn thế hệ sau ghi nhớ công đức của bậc tiền nhân sáng tạo ra nghề, đồng thời nhắc nhở thế hệ sau gìn giữ và phát triển nghề yến.
Đình Tiền Hiền Cù Lao Chàm được xây dựng khoảng cuối thế kỷ 18, nằm ở Xóm Giữa thuộc thôn Bãi Làng để thờ các bậc tiền hiền, hậu hiền có công lập nên làng xã, đồng thời phối thờ những vị thần phù hộ nhân dân trong cuộc sống thường nhật.
Đình Tiền Hiền được xây dựng theo lối cuốn vòm, lợp ngói âm dương, bờ nóc trang trí hình “lưỡng long tranh châu”, bờ hồi mềm mại, tạo dáng hoa lá, đuôi cá, mặt rồng,...
Không gian nội thất rộng chia làm nhiều nếp, ngăn cách bởi các trụ xây. Trên bệ thờ chính gian giữa có ba bài vị ghi các thần hiệu của Phục Ba Tướng quân và một số thần liên quan đến nghề biển. Theo tài liệu, “Phục Ba Tướng quân” là tước vị do Vua phong tặng cho các Tướng có tài hàng hải hoặc giỏi chinh phục sóng gió.
Lễ cúng đình Tiền Hiền vào ngày 6/6 âm lịch hằng năm được cư dân tổ chức long trọng nhầm tưởng nhớ công đức các vị tiền thân và cầu mong quốc thái dân an phòng điều thuận vũ. Đình Tiền Hiền được xếp hạng hạng di tích cấp quốc gia vào năm 2006.
Lăng Ông Ngư được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX nằm giữa khu dân cư Xóm Đình thuộc thôn Bãi Làng. Lăng Ông Ngư được kiến tạo theo lối kiến trúc truyền thống với kiểu mái cuốn vòm thấp, sau có hậu tẩm, mái lợp ngói âm dương, trên các bờ mái trang trí đề tài tứ linh, chim phượng, quy thư. Trước sân có bình phong đắp hình tượng “Thần Ngư hí nguyệt” (Cá vui đùa với mặt trăng). Nội thất gồm hai nếp ba gian. Gian giữa gắn liền với hậu tẩm, là nơi đặt các hòm xương Cá Ông. Trước hậu tẩm có án thờ bằng gạch. Hai gian bên là nơi thờ các vị thần phò tá.
Trước sân có bình phong đắp hình tượng “Thần Ngư hí nguyệt” (Cá vui đùa với mặt trăng). Nội thất gồm hai nếp ba gian. Gian giữa gắn liền với hậu tẩm, là nơi đặt các hòm xương Cá Ông. Trước hậu tẩm có án thờ bằng gạch. Hai gian bên là nơi thờ các vị thần phò tá.
Di tích lăng Ông Ngư Cù Lao Chàm là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu ở Cù Lao Chàm. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp quốc gia vào ngày 13/12/2006.
Hằng năm vào ngày mồng 3-4 tháng 4 âm lịch, tại di tích, cộng đồng ngư dân Cù Lao Chàm long trọng tổ chức lễ cầu ngư theo nghi thức truyền thống nhằm tạ ơn và cầu mong ngài Nam Hải cùng chư thần biển phù hộ, độ trì cho ngư dân làm ăn được bình an, thuyền về tôm cá đầy khoang.
Lăng Thành Hoàng nằm ở xóm Mới thuộc thôn Bãi Làng, trên sườn núi, mặt quay ra biển theo hướng Tây -Tây Bắc. Thành Hoàng ở Cù Lao Chàm là vị thần linh dị được nhân dân tôn sùng thờ cúng bởi theo tín ngưỡng dân gian thần có nhiệm vụ bảo hộ sự bình an cho nhân dân đang cư trú làm ăn sinh sống trong khu vực. Trước đây nhà nước phong kiến quy định Thành Hoàng được thờ tự ở đình làng, được hiến tế theo nghi lễ quốc gia.
Lăng Thành Hoàng tuy không lớn nhưng là một công trình kiến nhà độc đáo, tiêu biểu ở Cù Lao Chàm, bởi với lối kiến trúc cuốn vòm, các đồ án trang trí khảm sành sứ và các con giống trên mái rất hài hòa, tinh tế, mỹ thuật
Lăng Cô nằm ở Xóm Mới thuộc thôn Bãi Làng, gồm một ngôi nhà nhỏ đặt trên bệ xây có niên đại cuối thế kỷ XIX và nhà dọc được dựng sau làm nơi hoạt động tế tự. Mái của Lăng Cô được lợp bằng ngói âm dương gắn kết khá chặt chẽ để phòng gió bão. Không gian nội thất được xây dựng theo kiểu cuốn vòm. Đặc biệt, trên mái được trang trí các con giống và hoa lá cách điệu. Phía trước đắp nổi bức hoành gồm 4 chữ “Anh Linh Hiển Hách”.
Lăng Cô được những người làm nghề lưới cùng dân Xóm Đình góp tiền xây dựng thờ vị Thần tương truyền hay hiển linh cứu giúp những người gặp nạn.
Cây di sản là một trong 4 loài cây được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam gồm quần thể 3 cây: cây Ngô đồng đỏ cổ thụ tại dốc suối Tình, Bãi Làng, cây Đa núi cao tại phía Tây đường Quốc phòng trên sườn Đông đảo Hòn Lao, cây Kén và cây Nánh tại miếu Tổ nghề Yến, Thôn Bãi Hương.
Giá trị nhất là cây đa núi ở sườn Đông đảo Hòn Lao có tuổi đời lên tới 600 năm. Cây đa có tên khoa học Ficus altissima BL, thuộc họ dâu tằm. Cây có một thân chính và 6 thân phụ to lớn phân bố ở 3 phía Đông, Tây, Bắc của cây, trở thành hệ thống chống đỡ đẹp mắt, tạo điều kiện cho tán cây tỏa rộng.
Cây Ngô đồng thường được gọi là ngô đồng đỏ do có những cánh hoa đỏ rất ấn tượng. Ba cây ngô đồng được gắn biển di sản có tuổi đời từ 155 đến 250 năm là loài cây bản địa quý hiếm, rất ít gặp tại các địa phương khác ngoài hòn đảo miền Trung này. Cứ đến tháng 7, tháng 8, các cánh rừng ở Cù Lao Chàm lại rực lên sắc đỏ của hoa ngô đồng, tạo nên nét quyến rũ riêng cho xã đảo.
Hai cây Nánh và cây Kén đều nằm trong sân miếu Tổ nghề yến ở Bãi Hương chừng 200 năm tuổi, tán lá sum sê, che mát cả sân miếu. Cây Kén nằm ở bên phải sân miếu, có tên gọi khác là Kên, Nuốt cò ke, tên khoa học là Casearia grewiaefolia Vent.var. deglabrata Koord &Val, thuộc họ Mùng quân. Cây cao chừng 18m, chu vi cây ở vị trí 1,3m là 2,89m, tương đương với đường kính là 0,92m. Cây phân cành thấp thành 2 nhánh ở độ cao 2,2m, cành và lá non nhẵn không lông, lá đơn nguyên, mọc cách, hoa nhỏ màu xanh vàng.
Cây Nánh nằm ở bên trái sân miếu, có tên gọi khác là Mát đen, Thàn mát rủ, Thàn mát nước, tên khoa học là Millettia nigrescens Gagnep, thuộc họ Đậu Cánh bướm. Cây cao chừng 16m, chu vi cây ở vị trí 1,3m là 1,94m, tương đương với đường kính là 0,62m. Lá kép lông chim, mọc cánh, màu xanh tươi khi còn non, gân có lông ở hai mặt. Hoa ở nách lá đầu cành, dài đến hơn 15cm, màu tím nhạt.
Các cây di sản Cù Lao Chàm được xem là sự vinh danh ghi nhận những giá trị độc đáo, tiêu biểu về cảnh quan môi trường sinh thái của đảo, qua đó góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường, thiên nhiên, bảo tồn và phát huy tiềm năng du lịch của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An. Nếu có dịp đến Cù Lao Chàm bạn đừng quên dành thời gian tham quan các cây di sản này nhé.
Eo Gió Cù Lao Chàm là địa điểm rất đẹp để ngắm bình minh, hoàng hôn trên đảo. Nếu muốn tới đây buổi sáng, các bạn nhớ dậy sớm, chuẩn bị một chiếc áo gió mỏng rồi phi xe máy lên nhé, đường thì có thể bật Google Maps lên để định vị hoặc hỏi chủ nhà trước khi đi.
Âu Thuyền Cù Lao Chàm nằm giữa khu vực Bãi Làng và Bãi Ông, ban đầu được người dân trên đảo dùng sức lao động tạo nên nhằm tạo ra một nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền khắp nơi vào mỗi khi có gió bão. Đến đây, du khách được tận mắt ngắm nhìn những con tàu tĩnh lặng dập dềnh sóng nước và có thể thuê một chiếc thuyền đi dạo một vòng quanh đảo. Cũng từ đây, ngư dân ra khơi với niềm hy vọng về một chuyến đi nhiều tôm cá.
Âu Thuyền Cù Lao Chàm ngày xưa từng là một thương cảng sôi động và là nơi dừng chân của các thuyền buôn trong nước cũng như quốc tế. Vị trí thuận lợi trong con đường tơ lụa trên biển cộng với chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn, đã nâng cao vai trò của Âu thuyền Cù Lao Chàm, góp phần làm nên một cảng Hội An phồn thịnh vang danh trong lịch sử.
Âu thuyền Cù Lao Chàm có diện tích 2ha mới được gia cố sửa chữa năm 2015 từ nguồn vốn tài trợ (59 tỷ đồng) của Chương trình Biển Đông – hải đảo. Đây được xem là âu thuyền kiên cố nhất ở Hội An với sức chứa hàng trăm tàu công suất dưới 200CV.
Với các hạng mục hạ tầng được đầu tư, nâng cấp mở rộng từ mấy năm nay, âu thuyền Cù Lao Chàm không chỉ đáp ứng nhu cầu neo đậu cho tàu cá của ngư dân trên đảo mà còn là chỗ trú ẩn an toàn cho các phương tiện khai thác ở khu vực biển Cù Lao Chàm.
Ngày nay, Âu Thuyền Cù Lao Chàm không chỉ làm nhiệm vụ che chắn cho tàu thuyền khỏi những cơn sóng dữ từ đại dương, làm chỗ dựa niềm tin tâm linh cho những ngư dân trước mỗi chuyến ra khơi mà còn trở thành một địa điểm du lịch Cù Lao Chàm thú vị. Giúp khách phương xa có cái nhìn toàn diện về một cụm đảo hoang sơ, mộc mạc, bình dị nhưng chứa đựng nhiều điều thú vị.
Âu Thuyền Cù Lao Chàm cũng là nơi diễn ra các sự kiện văn hóa trên hòn đảo này. Âu Thuyền là một địa danh mà hầu hết các chương trình Tour Cù Lao Chàm đều đưa du khách ghé tham quan.
Một hòn đảo tuy bé và cũng còn khá hoang sơ, cô lập nhưng Cù Lao Chàm vẫn đủ sức hấp dẫn du khách. Ngoài các địa điểm tham quan nổi tiếng ra thì còn có vô số các trải nghiệm thú vị khác đang chờ bạn khám phá.
Là một khu bảo tồn biển nổi tiếng bởi sự đa dạng sinh học có nhiều giống loài quý hiếm, tuy nhiên những năm gần đây với lượng khách du lịch đến Cù Lao Chàm ngày càng tăng thì áp lực khai thác trên vùng rạn san hô là rất lớn làm cho rạn san hô phục hồi chậm ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng cho hệ sinh cảnh biển tại Cù Lao Chàm. Hầu hết các tour du lịch Cù Lao Chàm đều có các hoạt động lặn ngắm san hô
Đi bộ dưới biển Cù Lao Chàm là một hoạt động khá thú vị và đã xuất hiện ở một số địa điểm du lịch. Về cơ bản các bạn sẽ được đội một chiếc mũ giống mũ bảo hiểm nhưng rất nặng (khoảng vài chục kg, tất nhiên khi xuống nước nó sẽ nhẹ hơn), những chiếc mũ này được nối với các loại bình ở trên tàu để đảm bảo bạn có thể thở được bình thường khi đi bộ dưới nước. Thường các bạn sẽ được đưa xuống độ sâu khoảng 3-5m sau đó đi bộ ở dưới đáy biển dưới sự giám sát và hỗ trợ của hướng dẫn viên. Nhớ mang theo một chiếc máy ảnh chịu nước để có những bức ảnh và video tuyệt vời nhé.
Hệ thống nhà phao trên biển được đặt tại Bãi Ông, với những trò chơi liên hoàn được đặt trên mặt biển các bạn có thể vừa tắm biển vừa thỏa thích có những hoạt động thể thao vui nhộn.
Không chỉ có một Cù Lao Chàm, ở đây còn có tới 8 hòn đảo nhỏ khác để bạn khám phá. Bạn có thể thuê thuyền tự mình tham quan vẻ đẹp của những hòn đảo hoang sơ tự nhiên này. Giá thuê khoảng 600k thuyền, quy định trong một số giờ nhất định nào đó. Các bạn có thể ghép đoàn để tiết kiệm hơn.
Ở Cù Lao Chàm về đêm, các bạn trẻ thường thuê vòm ngủ tại bãi biển, 21-22h diễn ra lễ hội vui chơi giao lưu và đốt lửa trại do các bạn trẻ tự tổ chức. Ở đây chơi buổi tối khá là vui và nhộn nhịp, về đêm nắm ngắm bầu trời đây sao trên đảo – 1 cảnh tưởng có thể nói là quá tuyệt cho những đôi bạn trẻ muốn có cảm giác lãng mạng bên nhau. Sẽ khó quên trong cuộc đời nếu những ai đã từng ở đây và trải nghiệm điều thú vị đó.
Câu cá Cù Lao Chàm không gì tuyệt vời hơn khi tàu gỗ đón quý khách đến vùng biển có nhiều cá. Quý khách được trang bị dụng cụ cần câu, mồi... sau đó bắt đầu câu cá trên biển tại vùng biển Cù Lao Chàm với những loài cá chỉ có tại nơi đây.
Trải nghiệm câu mực Cù Lao Chàm thật sự không có gì thú vị bằng cảm giác lân lân giửa biển khơi, với làn gió mát trong lành, biển đêm êm diệu. Và càng cảm giác hơn với chính bàn tay nâng cần và rê cần khi câu được 1 chú mực nhỏ xinh dần dần nhô lên mặt nước. Một cảm giác rân người mà rất ít du khách có được trải nghiệm đó.
Một lần đã đặt chân đến Cù Lao Chàm mà chưa tham gia tour câu cá Cù Lao Chàm và tour câu mực đêm Cù Lao Chàm tại đây là coi như mới được 1/2 chuyến tham quan tại Cù Lao Chàm. Hành trang cho chuyến đi của bạn chỉ đơn giản là mang theo dụng cụ cá nhân và túi để mang mực về. Những vấn đề còn lại là trách nhiệm của chúng tôi.
Điều mà khách du lịch quan tâm nhất khi du lịch Cù Lao Chàm là ăn món gì ngon? Để trả lời cho câu hỏi đó thì ngay bây giờ cùng Hitour khám phá các món ăn ngon ở xứ Cù Lao Chàm này nhé.
Mực một nắng Cù Lao Chàm khá đa dạng với nhiều loại: mực lá, mực ống, mực tuộc, mực ghim… nhưng chỉ có mực ống mới chế biến được món mực một nắng ngon. Người ta chọn những con mực vừa mang từ biển về hãy còn tươi rói, sau đó chỉ phơi duy nhất một lần nắng giòn.
Thường mực một nắng được khách du lịch chọn mua và nướng tại chỗ, thưởng thức ngay trên bãi biển Cù Lao Chàm lồng lộng gió. Mực một nắng tuy chế biến không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, phải nướng kỹ trên lửa than Khi mực chuyển sang màu vàng, mùi thơm bốc lên nưng nức hai cánh mũi là lúc mực vừa chín tới. Món này thường chấm với tương ớt cũng giống như mực khô nướng. Khi ăn, miếng mực ngọt ngào, mềm mềm, thơm phức, hòa quyện với vị cay nồng của tương ớt. Mùa câu mực ở Cù lao Chàm diễn ra từ tháng 2-5 âm lịch nhưng đặc sản mực một nắng thì bạn có thể mua quanh năm.
Nên ra đảo Cù Lao vào ngày trăng tròn để thưởng thức những món ăn được chế biến từ ốc vú nàng. Bởi đơn giản vào mùa trăng tròn ốc vú nàng mới xuất hiện nhiều. Không phổ biến như ở Côn Đảo, Phú Quý…nhưng ốc vú nàng Cù Lao Chàm là đặc sản lạ tai, lạ mắt đối với nhiều du khách. Chỉ với tên gọi thôi, loài ốc độc đáo này đã khiến nhiều người muốn tò mò, tìm hiểu. Thật ra vú nàng là loài ốc hình chóp lệch, trên đỉnh có một cái núm nhỏ trông tựa như bầu vú của cô gái dậy thì, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ.
Ốc này rất ít có khi ngâm mình vài tiếng cũng chỉ bắt được lượng không nhiều nên giá có hơi cao chút xíu nhưng khi thưởng thức bạn sẽ bị ghiền ngay rất đáng “đồng tiền bát gạo”.
Vì số lượng có hạn, nên dân bắt ốc chuyên nghiệp phải ngâm mình dưới nước hàng giờ, dùng đèn soi rọi vào tận kẽ đá, dùng mũi dao nhọn tách từng con ốc đang bám chặt vào thành đá. Thưởng thức từng con ốc giòn giòn, ngòn ngọt mới hiểu hết kỳ công của người đi bắt ốc. Người dân xứ biển có thể chế biến ốc vú nàng thành nhiều món, trước tiên là món luộc. Nói là luộc nhưng chẳng cần tí nước nào, những con ốc vú nàng tự thân khá nhiều nước, tự nó đủ nước luộc lấy.
Ốc bắt về ngâm nước cho sạch, xếp vào nồi, trong khi luộc, mở nắp nồi, dùng đũa đảo ốc để cho thịt chín đều, sau đó vớt ra. Trong giây lát những con ốc vú nàng đã bắt đầu co dần, khi thịt đã chuyển sang màu vàng, mùi thơm lan tỏa là ốc chín. Món này ăn nóng cùng với muối tiêu, chanh, người sành ăn dùng tay húp luôn nước trong con ốc.
Món thứ đến là món nướng, món này ấn tượng không kém món luộc. Theo dân “ghiền” đặc sản biển, món ốc vú nàng ngon nhất vẫn là ốc vú nàng chín khi được nướng trên lò than. Sắp ốc lên vỉ nướng, vài phút sau nước ốc nhỏ ra vỉ nướng xèo xèo, mùi thơm bốc lên nưng nức hai cánh mũi. Ốc vú nàng nướng phải vừa chín tới ăn mới ngon, để quá lửa thì thịt bám chắc hay săn quắt lại rất khó gỡ ra. Cứ một miếng ốc vú nàng, một ngụm rượu, trong chốc lát số vỏ ốc đã bỏ đầy một góc. Món gỏi ốc vú nàng cũng đầy hương vị đậm đà khiến người thưởng thức khó mà quên được. Thịt ốc thái mỏng trộn với da lợn, thịt ba chỉ, dưa chuột, rau răm, rau húng, đậu phụng rang giã dập nhỏ, chanh tươi, ớt và nước mắm ăn với bánh tráng nướng, chấm với nước mắm gừng là tuyệt không gì bằng.
Bào ngư Cù Lao Chàm là một loại ốc cực hiếm, được biết đến với nhiều tên gọi như ốc cửu không (do có 9 lỗ trống) hay hải nhĩ (do có hình dạng giống cái tai). Bào ngư được khách du lịch rất yêu thích. Loài ốc này bám vào những tảng đá ngầm san hô ở vùng nước biển có độ mặn cao, sóng gió vì vậy rất khó bị phát hiện. Để bắt được bào ngư Cù Lao Chàm, ngư dân có kinh nghiệm phải lặn sâu xuống biển và khó khăn lắm mới tách chúng ra khỏi những tảng đá.
Thịt bào ngư giòn, có mùi vị thơm. Các món từ bào ngư nếu biết cách kết hợp với các gia vị sẽ tạo nên những món ăn vô cùng hấp dẫn mà không loại hải sản nào sánh được. Bào ngư tươi có thể chế biến thành nhiều món ăn như luộc, hấp, xào tùy theo từng khẩu vị của thực khách. Nhiều người ưa món bào ngư luộc với gừng. Để bề mặt thịt bào ngư sau khi luộc không bị rút lại và xuất hiện các vết nứt phải bỏ bào ngư vào nồi khi nước gừng hơi nóng. Bào ngư luộc chấm muối tiêu chanh, thịt sẽ béo ngọt, ăn vào cảm giác lạ miệng, rất đặc biệt so với những loại hải sản khác.
Thuở ban đầu, bánh ít lá gai Cù Lao Chàm chỉ xuất hiện trong dịp lễ, tết truyền thống. Nhưng nhờ hương vị thơm ngon, bánh ít lá gai Cù Lao Chàm thành thương hiệu riêng, nổi tiếng và không biết tự bao giờ, bánh ít là gai nơi biển đảo Cù Lao Chàm đã trở thành hương vị khó quên với nhiều du khách mỗi lần ghé thăm.
Để cho ra đời một chiếc bánh ít lá gai ngon phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi người làm bánh phải khéo léo và tỉ mỉ. Riêng tại vùng đảo Cù Lao Chàm quy trình làm bánh rất riêng, khó có thể nhầm lẫn. Đầu tiên chọn loại lá gai tươi. Người nấu bánh phải vào tận rừng trên đảo để tìm bằng được những gùi lá gai xanh đậm. Lá đem về xé làm hai, tước bỏ xơ, sống lá, rửa sạch, luộc cho lá mềm nhừ rồi vớt ra để nguội, vẩy cho thật ráo nước. Cho vào cối hoặc máy nghiền từng ít một, giã cho lá nhuyễn mịn. Công đoạn tiếp theo là quết bột bằng cách trộn đều bột nếp (loại bột nếp lúa mới, vừa thơm vừa dẻo) sau đó quết hỗn hợp bột với lá gai đã giã mịn. Khâu quết bột quyết định bánh có ngon hay không. Phải quết thật kỹ, nếu không hỗn hợp bột sẽ bị lợn cợn làm bánh không mịn. Sau khi quết, trộn đều nước đường tỉ lệ vừa ăn với hỗn hợp bột và lá gai, nhồi kỹ lần nữa cho thật mịn bóng.
Riêng phần nhân bánh làm bằng đậu xanh được hấp chín, giã nhuyễn mịn trộn với ít đường. Tuy nhiên, để có được chiếc bánh ít ngon và đạt hạng như ở vùng đảo Cù Lao Chàm, phần nhân bánh không chỉ thuần túy làm bằng đậu xanh mà còn trộn chung với dừa nạo sợi trụng qua nước sôi để ráo và không quên nhỏ thêm vài giọt dầu hoa bưởi. Cuối cùng là gói và mang bánh đi hấp. Người ta chọn lá gói bánh ít là lá chuối chát (chuối hột), không dùng lá chuối khác. Người gói bánh phải đảm bảo bánh gói cho nhanh, cho khéo. Từng cục bột được dàn mỏng, cho nhân vào, vo tròn. Lót từ hai đến ba miếng lá chuối xếp mí lên nhau, thoa lên mặt lá trong cùng ít dầu ăn rồi đặt viên bánh vào giữa. Chỉ cần vài ba động tác khéo léo từ đôi bàn tay người thợ là đã có những chiếc bánh ít lá gai hình tam giác, hình tháp xinh xắn.
Bánh gói xong mang đi hấp cách thủy trong nồi nước sôi để lửa lớn. Khâu hấp bánh tưởng đơn giản nhưng cũng khá kỳ công và quyết định chất lượng bánh. Bánh phải xếp thưa, không quá hai chồng để dễ chín đều. Hấp đúng 30 phút sau khi nước sôi là được. Nhanh tay lấy bánh ra, để chỗ thoáng gió cho lá mau ráo.
Từ lâu, bánh ít lá gai là niềm tự hào của người dân nơi phố cổ Hội An. Người con xa quê trên mỗi bước đường cứ nhớ hoài mùi hương gạo nếp, hương lá gai phảng phất trong từng chiếc bánh ít nhỏ nhắn. Mỗi du khách khi đến Hội An cũng tìm đường vượt sóng đến được đảo Cù Lao Chàm để tha hồ thưởng thức những chiếc bánh ít hay tận mắt chứng kiến cách làm bánh rồi mua về làm quà cho người thân.
Cầu gai còn gọi là nhum biển hay nhím biển, được ví như là nhân sâm của biển vì nhiều tác dụng hữu ích. Theo nghiên cứu của y học thì cầu gai có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực cho phái mạnh, ngoài ra còn là một món ăn tăng cường canxi cho cơ thể. Người ta thường chế biến cầu gai thành nhiều món ăn ngon, như cầu gai ăn sống với cải bẹ xanh, mù tạt, cầu gai nấu cháo, cầu gai nướng mỡ hành.
Rau rừng Cù Lao Chàm tập hợp gồm 16 loại cây lá rừng mang hương vị của thuốc nam rau rừng mọc hoang ở các chân núi, khá phong phú về chủng loại: rau dớn, rau sân, rau lủi, mã đề… Đầu hạ là vào mùa chính thu hoạch rau rừng của đảo này. Đơn giản nhất là luộc rau, chấm mắm cái dầm ớt tỏi, khi thưởng thức món này. Qúy khách có thể thấm tháo được mùi của các loại rau hòa quyện lại với nhau tạo thành một mùi thơm rất là đặc biệt và mang đặc trưng riêng của rau rừng Cù Lao Chàm
Đây cũng là món ăn phổ biến, thường được phục vụ trong thực đơn ở nhà hàng. Hàu ngọt kết hợp với mỡ hành và đậu phộng rang ăn béo béo rất ngon.
Cua Đá là một món ngon dân dã của xứ đảo Cù Lao mà ai từng đến đây cũng mong được nếm thử. Cua có vị thịt ngọt, thanh chứ không phảng phất vị tanh thường thấy của động vật miền biển. Do cua đá ăn các loại cỏ cây trên núi, nên thịt cua nồng một mùi cây rừng, thơm đến lạ.
Mỗi con cua đá trung bình chỉ lớn bằng nắm tay, và có màu sắc rất ấn tượng, mai và các chi màu nâu tím, phần bụng dưới ngả màu vàng ươm. Cua đá rất khoẻ, chạy nhanh, và thường chỉ lú đầu khỏi hang khi đêm xuống để đi ăn. Đó cũng là lúc những cư dân trên đảo đi săn cua đá. Một thợ săn cua cho biết, đi săn mà gặp 10 con, bắt được 4 – 5 con là nghề lắm rồi.
Cũng do cái “tội” nhanh chạy, dẻo dai, leo núi khoẻ, lại chuyên “ăn chay” nên thịt cua đá rất ngon, từ cái nước luộc cua đã đượm vị ngọt nhẹ, dịu thanh, thịt cua dai hơn hẳn cua biển, cua đồng, không chút mùi tanh. Nhưng cái độc chiêu nhất khi thưởng thức cua đá, đó là hương thơm kỳ lạ. Giở ngược cái mai cua, túm mấy chân xé một đường, con cua mới luộc còn hơi nóng, phả làn khói nhẹ từ phần thịt nằm dưới mai cua, xông lên mũi phảng phất đâu đó chút the the, cay cay mùi thảo dược, đem lại cho người ăn cảm giác cứ như đang hít hơi của nồi xông giải cảm.
Dân đảo ai cũng nói cua đá là một vị thuốc, hỏi kỹ thuốc trị bịnh gì thì… không ai rõ, nhưng chỉ biết ăn vào vừa ngon vừa lạ miệng, tinh thần thấy sảng khoái, cộng thêm cái hiu hiu của gió biển hoà cùng cảnh vật trời mây sóng nước, khiến cho cái thi vị trong từng miếng thịt cua xứ cù lao càng tăng lên bội phần. Chẳng thế mà cua đá từ lâu đã trở thành “ngôi sao” của ẩm thực ở cù lao Chàm, nên dù chỉ cách Hội An nửa giờ đi biển, con cua đá cũng không đủ nhiều để vào được bờ, cung cấp cho hằng hà sa số những lữ khách ngày ngày du ngoạn miền Hội An, Cửa Đại.
Lá rừng Cù Lao Chàm được phát hiện khi các thương nhân buôn bán thuốc bắc, thuốc nam nước ngoài ghé đảo, tìm hái làm thuốc chữa bệnh. Những người chặt lá thuê cho họ cũng thử lấy về dùng, rồi lan truyền cho nhau. Về sau, khách tham quan trong và ngoài nước đến thăm Cù Lao Chàm ở lại nhà dân đều được mời uống nước lá.
Với hương vị ngọt mát, xoa tan mọi mệt mỏi, nóng nực mùa hè, chống cảm gió mùa đông, tiếng lành nước lá đã được đồn xa, dần dần trở thành thương hiệu trong lòng khách du lịch.
Để phát huy hết tác dụng vị thuốc của lá cũng như mang lại vị ngon ngọt, dễ chịu trong từng ngụm nước thì chỉ người dân trên đảo mới có kinh nghiệm. Lá dùng để nấu nước uống phải đủ các loại: Ngũ gia bì, chọng bọng, bầu đường, dẻ, gối, sâm dứa rừng, bồ đề núi, sả, từ bi, é, sanh núi, vối, gừng, dây mơ, nhàu, hà thủ ô, thụt dọt, ổi tàu, da lông, nhãn núi cùng một số loại lá cây lá khác. Các loại lá thuốc này được cư dân hái về sơ chế, loại bỏ những lá bị vàng, sâu rầy, quá già hoặc quá non. Vì nếu lá quá già làm nước bầm đen trông không ngon, không thơm; còn nếu lá non quá nước sẽ nhạt, không đượm. Và đặc biệt, các loại lá được những lão niên trong làng phân phối theo tỉ lệ phù hợp trước khi phơi khô.
Sò mai có hai mảnh vỏ giống hình tam giác úp lại, bên trong là phần thịt sò. Người ta dùng phần thịt của sò mai để chế biến thành nhiều món ăn, món nào cũng ngon và lạ. Trước tiên phải kể là sò mai hấp tỏi. Sò mai tách vỏ làm sạch. Giữ lại một bên vỏ chứa thịt đặt trên đĩa, cho bún tàu đã trụng qua nước sôi vào. Tỏi bằm xào qua với ớt, nêm ít muối, bột nêm phủ lên mặt sò mai. Cho sò vào nồi hấp cách thủy 5 – 10 phút là được. Sò mai hấp tỏi ngon nhất ăn kèm với xì dầu pha nước dùng ninh từ xương heo hoặc gà. Tách thân sò ra khỏi vỏ đưa vào miệng; nhai từ tốn, đến khi thấy dai dai, ngọt thơm ấy là lúc đã đạt được đỉnh ngon của món sò hấp tỏi.
Tiếp theo là món sò mai nướng. Cho dầu vào chảo, làm nóng rồi phi thơm hành tím đã băm nhỏ để làm mỡ hành. Cho thêm muối tinh, đường cát và tiêu vào trong chén mỡ hành giúp sò nướng thêm đậm đà, hài hòa hương vị. Quạt than vừa hồng tới, xếp sò lên vỉ sắt, nướng chừng vài phút cho sò há miệng.
Dùng tay gỡ một mặt vỏ sò, giữ lại bên chứa thịt rồi đặt vào nướng tiếp. Khi sò bắt đầu tiết nước thì rưới mỡ hành lên trên, tiếp tục nướng. Với sò mai nướng có hai cách thưởng thức nên người nướng phải khéo léo. Nếu bạn muốn ăn lúc sò vừa chín tới thì khi nước sò nhỏ ra vỉ nướng xèo xèo, mùi thơm tỏa ra là được. Nhưng nếu muốn ăn “cháy cạnh”, phải đợi đến khi sức nóng của than làm cháy dần một phần màng mỏng bao quanh thịt sò, gỡ cả phần cháy cạnh bám vào vỏ mà nhấm nháp.
Du lịch Cù Lao Chàm được mẹ thiên nhiên ưu đãi cho nhiều tặng phẩm, mà từ đó người dân địa phương đã chế biến nên nhiều đặc sản nổi tiếng. Dù chọn đi tour Cù Lao Chàm hay tự túc du khách đều có thể tha hồ mua sắm cho mình những món quà được xem là đặc sản quý hiếm chỉ có tại vùng biển này. Bạn đang tận hưởng chuyến du lịch Cù Lao Chàm nhưng lại phân vân không biết nên mua quà gì cho người thân, gia đình, bạn bè? Có rất nhiều thứ mà bạn chọn làm quà để biếu cho người thân bạn bè, từ bình dân đến cao cấp
Một loại quà tương đối cao cấp cho du khách chọn lựa để làm quà biếu cho những đối tác kinh doanh, những người bạn trân quý. Yến sào Cù Lao Chàm là loại yến tự nhiên không trộn tạp chất, khi nấu không nát, tổ to, dày và hàm lượng dinh dưỡng khỏi phải chê vào đâu được. Yến sào được xem như là một loại thuốc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe cho con người. Chỉ có Yến Sào Cù Lao chàm là loại sản phẩm được bình chọn là tốt nhất so với các loại Yến Sào khác. Bạn có thể mua nước yến pha sẵn hoặc tổ yến nguyên chất về chế biến.
Cù Lao Chàm có đặc sản lá rừng (lá lao), dùng để nấu nước uống như nước chè. Người dân trên đảo thường vào rừng hái các loại lá về phơi khô và để uống như một cách thanh lọc cơ thể. Hương vị của nước lá thơm mát, đậm đà, lại có tác dụng giúp ngủ ngon, giải độc cho cơ thể nên trở thành đặc sản của xứ đảo mà du khách nào đến đảo cũng tìm mua về làm quà.
Tuy là món ăn không phải chỉ ở Cù Lao Chàm mới có nhưng bánh ít lá gai ở đây đã trở thành đặc sản bên cạnh hải sản. Bánh ít lá gai ở đây không quá ngọt, thêm nhân đậu xanh và dừa nạo đem đến mùi thơm rất hấp dẫn. Bạn cũng có thể mua bánh ít lá gai về làm quà cho người thân.
Với lợi thế biển Cù Lao Chàm dồi dào hải sản nên bạn có thể tha hồ lựa chọn nhiều loại hải sản khô khác nhau để làm quà như: Tôm khô, mực khô, cá chỉ khô cá cơm khô,…Hải sản sau khi được bắt về từ biển còn tươi sẽ được người dân làm sạch rồi phơi dưới nắng tự nhiên và không mất phí vận chuyển nên có giá khá rẻ.
Cũng là mực một nắng nhưng tại Cù Lao Chàm, người dân sẽ chế biến theo công thức riêng nên mực không bị tanh và giữ nguyên được độ tươi của mực. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được lớp mực bên ngoài dai dai nhưng bên trong mực vẫn tươi ngon thơm nguyên mùi biển. Loại mực được sử dụng nhiều nhất để làm mực một nắng là mực ống. Mực một nắng ngon nhất là được nướng trên lửa nhỏ sao cho không bị cháy mà bên trong chín đều, tỏa ra mùi thơm khó cưỡng. Chấm mực một nắng với tương ớt vị cay ngay đầu lưỡi, càng nhai lâu càng ngọt.
Quả Dứa Dại hay còn gọi là dứa gai, dứa biển được ví như loại thần dược tăng cường chức năng gan, giúp điều trị viêm gan, xơ gan, bảo vệ gan, chữa bệnh sỏi thận và viêm đường tiết niệu… Ngoài ra, quả dứa dại còn nổi bật với tính năng điều trị ho và giải cảm. Dứa rừng phơi khô Cù lao chàm là loại dứa dại được hái trên núi Cù lao Chàm có tác dụng chữa bệnh hoặc uống mát vào mùa hè giải nhiệt thì cũng rất tốt cho sức khỏe.
Nói đến đặc sản Cù Lao Chàm không thế không nhắc đến hải sản. Đây là món quà ý nghĩa đậm đà hương vị biển dành cho du khách ra về. Hải sản tươi sống được bày bán ở bến thuyền, chợ hải sản và nhiều nơi trên đường làng với cá mó, cá chình, hải sâm, mực, ốc tượng, ốc đá, ốc giác, ốc gai, ốc vú nàng, cua đá, cua huỳnh đế, nhum biển, hàu, tôm biển, sò, bào ngư…
Võng Ngô Đồng là một trong những sản phẩm đặc trưng ở Đảo Cù Lao Chàm được là ra từ cây ngô đồng, một loại cây thân gỗ có lá màu xanh thẫm, mùa hè ra hoa đỏ tươi, mọc nhiều trên các vách núi cheo leo ở Cù Lao Chàm. Võng Ngô Đồng được làm hoàn toàn bằng thủ công bởi các nghệ nhân lâu đời trên vùng đảo này. Từ vỏ cây còn trên thân tươi đến chiếc võng mượt mà êm ái là cả một hành trình dài, đòi hỏi công sức, sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và biết bao thời gian cần mẫn của con người.
Từ việc phải chọn cây ngô đồng còn non, chỉ bằng nắm tay, đốn về và ngâm vào nước suối cho mục lớp vỏ cứng, sau đó lấy lớp xơ màu trắng đục (còn gọi là manh đồng) ở trong ra ngâm và giặt sạch, phơi chừng một nắng là khô. Khi xơ khô và chuyển sang màu trắng tinh, có độ óng ánh là đã sẵn sàng để tước và se sợi, đan võng. Công đoạn để ra những sợi dây ngô đồng đã lắm công phu. Việc dùng những dây ấy để bện thành những chiếc võng còn đòi hỏi công sức và sự khéo léo gấp nhiều lần thế nữa. Và để hoàn thành 1 chiếc võng phải mất đến từ 1,5 tháng – 2 tháng.
Võng Ngô Đồng có độ bền khá cao, nếu bảo quản đúng cách sẽ giúp tuổi đời sử dụng của võng từ 15 – 20 năm. Điều đặc biệt, chiếc võng này có công dụng trị phong, trị mồ hôi trộm nằm rất khỏe người. Vậy nên, ngày nay võng ngô đồng ở cù lao Chàm là thứ hàng không dễ mua được. Khách du lịch từ mọi nơi về đây thăm quan và rất nhiều người muốn mua võng ngô đồng. Tuy nhiên, võng không bao giờ có đủ để bán cho khách mặc dù mức giá của võng khá cao trung bình 2-3 triệu đồng một chiếc.
Đồ lưu niệm trên biển có thể là những chiếc vỏ ốc, vỏ sò làm thành vòng đeo tay, vòng cổ, móc chìa khóa, hoa tai, chuông gió độc đáo. Đây là món đồ không thể thiếu trong danh sách đi Cù Lao Chàm mua quà gì.
Ai đã từng sinh ra và lớn lên ở Cù Lao Chàm, hay đã từng ghé chân lại hòn đảo giữa biển khơi này, thưởng thức một vài món đặc sản xứ cù lao chắc không quên vị mắm nồng cay thơm nức mũi chấm với rau rừng luộc. Mắm với người dân xứ này không chỉ là một món ăn. Đó là sự sáng tạo nối đời của người dân xứ biển.
Làm mắm không khó, nhưng để có những hũ mắm ngon thì phải được muối từ cá cơm tươi nguyên con và muối trắng hột theo công thức bí truyền, tạo nên hương vị thơm ngon đậm đà. Mắm chín bay lên mùi thơm nức mũi, người dùng chỉ cần gia giảm gia vị theo sở thích như thêm đường, ớt, tỏi, chanh… là có thể dùng được. Tuy là món ăn bình dân nhưng lạ miệng, thơm ngon, có hương vị tự nhiên dễ ăn, hợp với khẩu vị của nhiều người, vì thế khách du lịch hay tìm mua mắm cá cơm Cù Lao Chàm về dùng hoặc làm quà cho bạn bè và người thân.
Hiện nay du lịch Cù Lao Chàm chỉ có 2 khu vực có dân sinh sống là bãi Làng và bãi Hương, muốn qua đêm bạn chỉ nên ở một trong điểm này. Tuy nhiên do điều kiện vật chất trên đảo chưa quá phát triển nên ngoài một vài nhà nghỉ thì hình thức lưu trú chủ yếu ở đây vẫn là homestay.
Sáng 07h30: Xe và HDV đón khách trong nội thành Đà Nẵng hoặc Hội An. Đoàn tiếp tục di chuyển đến cảng Cửa Đại làm thủ tục, lên tàu cano mặc áo phao bắt đầu chương trình tour Cù Lao Chàm 1 ngày theo trình tự sau: Bãi Làng đây là hòn đảo đẹp nhất cụm Cù Lao Chàm và là nơi hiện có dân cư sinh sống trong cụm 8 đảo. Phòng trưng bày lịch sử Cù Lao Chàm du khách được tham quan 500 hiện vật lịch sữ về tàu đắm Cù Lao Chàm với họa tiết hoa văn trang trí phong phú. Khu bảo tồn biển nơi hiện lưu trữ, trưng bày nhiều loài sinh vật biển quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển. Du khách sẽ được tìm hiểu hết về toàn bộ hệ sinh thái biển tại Cù Lao Chàm. Giếng cổ Champa một biểu tượng của du lịch Cù Lao Chàm, du khách sẽ được giới thiệu lịch sử của giếng cổ, nước giếng mát lạnh sẽ khiến du khách giải khát giữa mùa hè ôi bức. Người dân truyền tai nhau khi uống nước giếng các cặp vợ chồng hiếm muộn sẽ có con... Du khách sẽ tham quan mua sắm đặc sản làm quà hoặc thưởng thức những món ăn ngon chợ Cù Lao Chàm. Đoàn tiếp tục tham quan chùa Hải Tạng là ngôi chùa có lịch sử hàng trăm năm tuổi từ thời Lê, nơi tâm linh nổi tiếng xứ Cù Lao không chỉ là người dân địa phương mà còn khách du lịch đến đây cầu an lành và may mắn khi ra biển. Lặn ngắm san hô Cù Lao Chàm đoàn tập trung lặm ngắm san hô ở Bãi Dài, bãi có nhiều san hô và đẹp nhất Cù Lao Chàm.
Trưa: Du khách dùng cơm tại nhà hàng với những món hải sản nổi tiếng Cù Lao Chàm.
Chiều: Tham quan cơ sở sản xuất Bánh Ít Lá Gai tận mắt xem quy trình làm bánh, thưởng thức hoặc mua về làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Bãi Ông quý khách sẽ được tham quan, tắm biển vui chơi nhà phao trên biển và chụp ảnh lưu niệm trên cây cầu gỗ nổi tiếng Cù Lao Chàm. Bãi Chồng tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ, cát trắng, biển trong xanh và thư giãn dưới hàng dừa xanh mát. Bãi Hương là bãi biển với những ghềnh đá làm nổi bậc lên vẻ đẹp hoang sơ, độc đáo mà không bãi tắm nào có được. 15h00 đoàn tập trung cảng Cù Lao Chàm lên cano trở về đất liền. 16h00 xe và HDV trả du khách về lại điểm đón ban đầu ở Đà Nẵng, Hội An. Kết thúc chương trình Tour du lịch Cù Lao Chàm 1 ngày. Tạm biệt và hẹn gặp lại quý khách!
Sáng 07h30: Xe và HDV đón khách trong nội thành Đà Nẵng hoặc Hội An. Tiếp tục di chuyển đến cảng Cửa Đại làm thủ tục, lên tàu cano mặc áo phao bắt đầu chương trình tour Cù Lao Chàm 1 ngày đi bộ dưới biển (Seatrek) theo trình tự sau: Bãi Làng đây là hòn đảo đẹp nhất cụm Cù Lao Chàm và là nơi hiện có dân cư sinh sống trong cụm 8 đảo. Phòng trưng bày lịch sử Cù Lao Chàm du khách được tham quan 500 hiện vật lịch sữ về tàu đắm Cù Lao Chàm với họa tiết hoa văn trang trí phong phú. Khu bảo tồn biển nơi hiện lưu trữ, trưng bày nhiều loài sinh vật biển quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển. Du khách sẽ được tìm hiểu hết về toàn bộ hệ sinh thái biển tại Cù Lao Chàm. Giếng cổ Champa một biểu tượng của du lịch Cù Lao Chàm, du khách sẽ được giới thiệu lịch sử của giếng cổ, nước giếng mát lạnh sẽ khiến du khách giải khát giữa mùa hè ôi bức. Người dân truyền tai nhau khi uống nước giếng các cặp vợ chồng hiếm muộn sẽ có con... Du khách sẽ tham quan mua sắm đặc sản làm quà hoặc thưởng thức những món ăn ngon chợ Cù Lao Chàm. Đoàn tiếp tục tham quan chùa Hải Tạng là ngôi chùa có lịch sử hàng trăm năm tuổi từ thời Lê, nơi tâm linh nổi tiếng xứ Cù Lao không chỉ là người dân địa phương mà còn khách du lịch đến đây cầu an lành và may mắn khi ra biển. Hòn Nhờn điểm tắm biển, đi bộ dưới biển (Seatrek), lặn ngắm san hô đẹp nhất Cù Lao Chàm. Đi bộ dưới biển – Seatrek trải nghiệm cảm giác đi bộ dưới biển ngắm nhìn đàn cá bơi lội, lặn ngắm san hô đa màu sắc tuyệt đẹp chỉ có tại Cù Lao Chàm. Bãi Chồng Đoàn dùng cơm trưa với hải sản tươi ngon tại Cù Lao Chàm. Sau đó du khách tự do nghỉ ngơi tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ, cát trắng, biển trong xanh và thư giãn dưới hàng dừa xanh mát.
Trưa: Đoàn dùng cơm trưa với hải sản tươi ngon tại Bãi Chồng - Cù Lao Chàm. Sau đó du khách tự do nghỉ ngơi tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ, cát trắng, biển trong xanh và thư giãn dưới hàng dừa xanh mát.
Chiều 14h30: Đoàn tập trung cảng Cù Lao Chàm lên cano trở về đất liền (cảng Cửa Đại). 15h30 xe và HDV trả du khách về lại điểm đón ban đầu ở Đà Nẵng, Hội An. Kết thúc chương trình Tour du lịch Cù Lao Chàm 1 ngày đi bộ dưới biển (Seatrek). Tạm biệt và hẹn gặp lại quý khách!
Sáng 07h30: Xe và HDV đón khách trong nội thành Đà Nẵng hoặc Hội An. Đoàn tiếp tục di chuyển đến cảng Cửa Đại làm thủ tục, lên tàu cano mặc áo phao bắt đầu chương trình tour Cù Lao Chàm 2 ngày 1 đêm theo trình tự sau: Bãi Làng đây là hòn đảo đẹp nhất cụm Cù Lao Chàm và là nơi hiện có dân cư sinh sống trong cụm 8 đảo. Phòng trưng bày lịch sử Cù Lao Chàm du khách được tham quan 500 hiện vật lịch sữ về tàu đắm Cù Lao Chàm với họa tiết hoa văn trang trí phong phú. Khu bảo tồn biển nơi hiện lưu trữ, trưng bày nhiều loài sinh vật biển quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển. Du khách sẽ được tìm hiểu hết về toàn bộ hệ sinh thái biển tại Cù Lao Chàm. Giếng cổ Champa một biểu tượng của du lịch Cù Lao Chàm, du khách sẽ được giới thiệu lịch sử của giếng cổ, nước giếng mát lạnh sẽ khiến du khách giải khát giữa mùa hè ôi bức. Người dân truyền tai nhau khi uống nước giếng các cặp vợ chồng hiếm muộn sẽ có con... Du khách sẽ tham quan mua sắm đặc sản làm quà hoặc thưởng thức những món ăn ngon chợ Cù Lao Chàm. Đoàn tiếp tục tham quan chùa Hải Tạng là ngôi chùa có lịch sử hàng trăm năm tuổi từ thời Lê, nơi tâm linh nổi tiếng xứ Cù Lao không chỉ là người dân địa phương mà còn khách du lịch đến đây cầu an lành và may mắn khi ra biển. Âu thuyền Cù Lao Chàm ngày xưa từng là một thương cảng sôi động và là nơi dừng chân của các thuyền buôn trong nước cũng như quốc tế. 10h30 Qúy khách di chuyển đến khu sinh thái bãi Ông, tham gia chương trình tắm biển lặn ngắm san hô và sinh vật biển tại Hòn Dài với các rạng san hô và các sinh vật biển có tại vùng biển Cù Lao Chàm. Ngoài ra Quý khách có thể thuê tàu gổ để tham gia tour câu cá biển hoặc tour câu mực đêm cùng ngư dân (chi phí tự túc). Nếu du khách có nhu cầu tham gia tour lặn biển ngắm san hô bằng bình hơi, hoặc tham gia tour đi bộ dưới biển (seatrek). Vui lòng liên hệ với hướng dẫn viên tour sẽ tư vấn cho quý khách (chi phí tự túc).
Trưa 12h15: Thưởng thức cơm trưa tại nhà hàng Bãi Ông với nhiều loại hải sản tươi sống đặc trưng Cù Lào Chàm. Sau đó quý khách tự do nghỉ ngơi, tắm biển, leo núi, dạo chơi xem phong cảnh.
Chiều 15h30: Đoàn tham gia các trò chơi dân gian "Cù Lao Chàm Teambuilding" bãi biển vui nhộn. (Áp dụng đối với các đoàn trên 30 khách). Đối với các nhóm khách đi lẻ, chúng tôi sẽ chuẩn bị Homestay để cho quý khách lưu trú.
Tối 18h00: Quý khách dùng cơm tối tại khu du lịch Bãi Ông, đốt lửa trại quy mô tùy theo số lượng khách. Quý khách có nhu cầu ăn thêm hải sản Cù Lao Chàm do quý khách tự mua nhờ nhà hàng chế biển để làm phong phú thêm cho buổi ăn (chi phí tự túc). 19h30 tham gia chương trình lửa trại, giao lưu hát cho nhau nghe với dàn âm thanh ánh sáng hiện đại, tiệc nướng du mục (Áp dụng cho đoàn trên 40 khách trở lên).
Sáng: Quý khách dậy sớm tự do đi dạo tham quan tại khu du lịch sinh thái Bãi Ông, đường lên núi Cù Lao Chàm, về ngắm bình minh Bãi Làng,... 07h30 Quý khách dùng bữa sáng với các món ăn ngon đặc trưng của biển đảo xứ Cù Lao. Trả phòng khách sạn quý khách di chuyển ra Bãi Ông, 08h30 Cano bắt đầu đưa quý khách quay về Cảng Cửa Đại Hội An. Kết thúc chương trình tour du lịch Cù Lao Chàm 2 ngày 1 đêm. Tạm biệt và hẹn gặp lại quý khách!
Du lịch Cù Lao Chàm rất đẹp và cực kì đáng đi nên nếu đi du lịch Đà Nẵng tự túc bạn nhớ ghé qua. Dưới đây là một số kinh nghiệm của bản thân cũng như những lưu ý bạn cần nhớ khi đi Cù Lao Chàm tự túc: