Du Lich Hội An không còn là cái tên xa lạ đối với các tín đồ đam mê du lịch thích khám phá, trải nghiệm và nghỉ dưỡng. Hằng năm, nơi đây đón hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước bởi các món ăn ngon tại Hội An, các điểm du lịch ở Hội An cùng với các di tích lịch sử ở Hội An khiến cho du lịch ở Hội An trở thành điểm du lịch nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên Thế Giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm khi đi du lịch Hội An tự túc. Sau đây HItour.vn gửi đến các bạn cẩm nang chi tiết, hy vọng cẩm nang này sẽ đồng hành cùng bạn trên các chuyến vivu Hội An sắp tới.
HItour sẽ đề xuất và cung cấp thông tin chi tiết cho bạn về các địa điểm du lịch Hội An để bạn có thể tự sắp xếp, lên kế hoạch cho chuyến đi của mình được tốt nhất.(Danh sách sắp xếp theo thứ tự Mục lục bài viết)
Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
Phố cổ Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, gồm những di sản kiến trúc đã có từ hàng trăm năm trước, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1999 dựa trên hai tiêu chí:
Ngày 29 - 1 - 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 10/2008/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hội An.
Thành phố Hội An nằm bên bờ bắc hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía đông nam, có vị trí địa lý:
Thành phố Hội An có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 9 phường: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà.
Và 4 xã: Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh, Tân Hiệp (xã đảo nằm trên Cù lao Chàm).
Thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,6oC. Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 12oC và nhiệt độ vùng núi thậm chí còn thấp hơn. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%. Lượng mưa trung bình 2.000 - 2.500mm. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 1 và tháng 9 là các tháng chuyển tiếp với đặc trưng là thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa.
Thời điểm du lịch Hội An tuyệt nhất là từ tháng 2 đến tháng 8 hàng năm, lúc này mùa khô, trời ít mưa, khí hậu dễ chịu.
Đi Hội An vào ngày 14 âm lịch hàng tháng để tham dự đêm phố cổ Hội An. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội được nghe các bài hát cổ truyền, chơi các trò chơi dân gian và thưởng thức các món ăn ngon tuyệt, đặc biệt được tận mắt nhìn ngắm những chiếc đèn lồng đỏ rực giăng khắp phố.
Nếu muốn khám phá thêm Du lịch Cù Lao Chàm từ A - Z, các bạn có thể đi vào khoảng giữa mùa hè, thời tiết nắng nóng sẽ phù hợp với các hoạt động vui chơi và khám phá biển.
Thành phố Hồ Chí Minh cách Hội An khoảng 846km, thời gian di chuyển giữa 2 thành phố này sẽ mất khoảng 17 tiếng 30 phút. Hằng ngày có rất nhiều các tuyến xe giường nằm chất lượng cao đi Hội An.
Tham khảo một số xe khách chất lượng cao đi Hội An từ Sài Gòn:
Xe khách Đại Lộc
Xe khách Cẩm Vân
Xe khách Xuân Tùng
Công ty vận tải du lịch Hội An
Các bạn từ Sài Gòn đi Hội An, Quảng Nam thì nên dừng lại tại ga Tam Kỳ (đối với các bạn đi từ phía Nam cũng vậy).
Từ Sài Gòn hàng ngày có 5 chuyến tàu đi Tam Kỳ là SE2, SE4, SE8, SE10 và SE22. Tương tự, các chuyến tàu đến Tam Kỳ vào ban ngày là SE2 (đi từ Sài Gòn 21:55 đến Tam Kỳ 12:24); SE4 (đi từ Sài Gòn 19:45 và đến Tam Kỳ lúc 11:08) và SE22 (đi từ Sài Gòn 14:40 và đến Tam Kỳ lúc 08:12).
Hội An thuộc Quảng Nam nhưng sân bay gần nhất lại ở Đà Nẵng (Hội An cách Đà Nẵng 30km). Hiện nay các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjetair đều có khai thác các đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng. Nếu muốn mua được vé giá rẻ, bạn nên đặt vé trước từ 3 tháng trở lên.
Thành phố Hà Nội cách Hội An khoảng gần 797km, thời gian di chuyển giữa 2 thành phố này sẽ mất khoảng 17 tiếng. Hằng ngày có rất nhiều các tuyến xe giường nằm chất lượng cao đi Hà Nội.
Tham khảo một số xe khách chất lượng cao đi Hội An từ Hà Nội:
Xe khách Queen Cafe
Xe khách An Phú
Xe khách TM Camel
Xe khách Trekking
Các bạn từ Hà Nội đi Hội An, Quảng Nam thì nên dừng lại tại ga Đà Nẵng (đối với các bạn đi từ phía Bắc cũng vậy).
Từ Hà Nội hàng ngày có 6 chuyến tàu đi Đà Nẵng là SE1, SE3, SE5, SE7, SE9, SE19. Xét về khía cạnh hợp lý trong việc thời gian di chuyển, các bạn có thể quan tâm tới chuyến tàu SE1 (đi từ Hà Nội 22:20 đến Đà Nẵng 13:25); SE3 (đi từ Hà Nội 19:30 đến Đà Nẵng 11:05) và SE19 (đi từ Hà Nội 20:10 đến Đà Nẵng 12:20).
Hội An thuộc Quảng Nam nhưng sân bay gần nhất lại ở Đà Nẵng (Hội An cách Đà Nẵng 30km). Hiện nay các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjetair đều có khai thác các đường bay từ Thủ đô Hà Nội đến Đà Nẵng. Nếu muốn mua được vé giá rẻ, bạn nên đặt vé trước từ 3 tháng trở lên.
Với những địa điểm ngoại thành hoặc nội thành Hội An ở xa hay gần, hãy thuê cho mình một chiếc xe máy vì đây là phương tiện lưu thông thuận tiện và chủ động nhất, trang bị một tấm bản đồ du lịch Hội An và tự mình khám phá Hội An nhé.
Một số địa điểm thuê xe máy ở Hội An dưới đây với giá thuê từ 100,000đ - 200,000đ/xe/ngày:
Thuê xe máy Trường Hội An Hùng Ân
Thuê xe máy Anh Khoa
Thuê xe máy Hội An
Thuê xe máy Motorvina
Hướng dẫn tham quan Hội An thì nên thử xích lô ở Hội An để cảm nhận hết những đều thú vị nhất là ngắm phố cổ Hội An trên một chiếc xích lô, vừa thân thiện, vừa dễ cảm nhận được cái sự yên bình của Phố cổ, nét mộc mạc, bình dị ở đây.
Lang thang trên những con phố Nguyễn Thái Học, Trần Phú, Phan Châu Trinh, đâu đâu cũng gặp những thành viên của Nghiệp đoàn xích lô Hội An trong trang phục của mình với tư thế sẵn sàng phục vụ. Và nghiệp đoàn xích lô góp phần gìn giữ cho văn hóa Hội An trường tồn.
Cũng giống như Xích Lô phương tiện Xe đạp chỉ phù hợp di chuyển những quảng đường ngắn ở những địa điểm du lịch Hội An trong nội thành, các địa điểm cho thuê xe đạp ở Hội An, nằm tập trung ở đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Duy Hiệu, Cửa Đại, Bà Triệu,...đều có cho thuê xe đạp.
Góp phần khuyến khích nhiều người dân Hội An nói chung, khách du lịch đến Hội An nói riêng tham gia giao thông xanh ( phương tiện di chuyển đơn giản là bằng xe đạp) để cùng nhau bảo vệ môi truờng Xanh, Sạch, Đẹp.
Một số địa điểm thuê Xe đạp ở Hội An tham khảo:
Thuê xe đạp cửa hàng Anh Lê Văn Trung
Thuê xe đạp cửa hàng chị Lê Thị Tuyết Ánh
Thuê xe đạp cửa hàng chị Nguyễn Thị Lành
Thuê xe đạp cửa hàng chị Nguyễn Thị Kim Loan
Taxi là phương tiện giao thông di chuyển phù hợp cho nhóm mà có người lớn tuổi và trẻ em đi cùng, di chuyển cũng rất thuận tiện dù trong nội ô hay ngoại ô Hội An đều được.
Tham khảo một số hãng Taxi ở Hội An chất lượng cao, giá cả phù hợp như:
Nhà nghỉ là loại hình lưu trú phổ biến nhất, có ở hầu khắp các địa phương cũng như các địa điểm du lịch ở Hội An. Với lợi thế giá rẻ cùng sự dễ tìm, với những ai không có yêu cầu quá cao về việc lưu trú, đây có thể là một lựa chọn phù hợp.
Bạn có thể tham khảo một số Nhà nghỉ ở Hội An dưới đây:
Nhà nghỉ Thời Đại Hội An
Nhà Nghỉ Bình Tân Hội An
Nhà Khách Thành phố Hội An
Nhà Nghỉ Gia Bảo Phát
Những homestay này có ưu điểm là giá phòng, luôn có kèm các dịch vụ ăn uống giá cũng hợp lý, kiểu homestay mới cho phép khách du lịch tận hưởng không gian riêng tư. Đa phần các homestay hiện nay đều là các căn hộ tách biệt với chủ. Đặc biệt, các địa điểm này thường được trang trí rất đẹp.
Bạn có thể tham khảo một số Homestay ở Hội An dưới đây:
Phượng Vĩ Homestay
An Hoi Town Homestay
Skybird Homestay
Horizon Homestay Hoi An
Hệ thống khách sạn tại Quảng Nam tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm thành phố Hội An số lượng khách sạn khá nhiều và rất da dạng về dịch vụ từ 2 sao, 3 sao với chất lượng tốt nổi bật, giá cả phải chăng. Đặc biệt là dịch vụ của các khách sạn 4 sao, khách sạn 5 sao ở Hội An, tuy chi phí cao nhưng chắc chắn những gì bạn nhận lại được sẽ khiến bạn vô cùng hài lòng.
Bạn có thể tham khảo một số Khách sạn ở Hội An dưới đây:
Hoi An Odyssey Hotel
Vaia Hotel Hội An
Hoi An River Town Hotel
Khách sạn Vệ Nữ Hội An
Khi đi du lịch Hội An ngoài các địa điểm du lịch nổi tiếng tại nợi đây, thì những resort tại Hội An cho bạn không gian tuyệt vời để nghỉ dưỡng cùng người thân, bạn bè, giúp bạn có thêm nhiều năng lượng hơn và thư giãn sau chuyến đi đầy trải nghiệm mới mẻ đó.
Bạn có thể tham khảo một số Resort ở Hội An dưới đây:
La Siesta Hoi An Resort & Spa
Osaka Riverside Villa & Spa
Christina's Hội An
Allegro Hoi An . A Little Luxury Hotel & Spa
Khu phố cổ Hội An nằm trọn trong phường Minh An, diện tích khoảng 2km2, với những con đường ngắn và hẹp, có đoạn uốn lượn, chạy dọc ngang theo kiểu bàn cờ. Nằm sát với bờ sông là đường Bạch Đằng, tiếp đó tới đường Nguyễn Thái Học rồi đường Trần Phú nối liền với Nguyễn Thị Minh Khai bởi Chùa Cầu. Do địa hình khu phố nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, các con đường ngang Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ và Trần Quý Cáp hơi dốc dần lên nếu đi ngược vào phía sâu trong thành phố. Đường Trần Phú xưa kia là con đường chính của thị trấn, nối từ Chùa Cầu tới Hội quán Triều Châu. Vào thời Pháp thuộc, đường này được mang tên Rue du Pont Japonnais, tức Phố cầu Nhật Bản. Ngày nay, đường Trần Phú rộng khoảng 5 mét với nhiều ngôi nhà không có phần hiên, kết quả của lần mở rộng khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Hai con đường Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng hình thành muộn hơn, đều do bùn đất bồi lấp. Đường Nguyễn Thái Học xuất hiện năm 1840, sau đó được người Pháp đặt tên là Rue Cantonnais, tức Phố người Quảng Đông. Đường Bạch Đằng ra đời năm 1878, nằm sát bờ sông nên xưa kia từng có tên gọi là Đường Bờ Sông. Nằm sâu về phía thành phố, tiếp theo đường Trần Phú là đường Phan Chu Trinh, con đường mới được xây dựng thêm vào khoảng thời gian sau này. Trong khu phố cổ còn nhiều đường hẻm khác nằm vuông góc với đường chính kéo dài ra đến tận bờ sông.
Đường Trần Phú là con đường chính, nơi tập trung nhiều nhất những công trình kiến trúc quan trọng, cũng như những ngôi nhà cổ điển hình cho kiến trúc Hội An. Nổi bật nhất trong số này là các hội quán do người Hoa xây dựng để tưởng nhớ đến quê hương của họ. Nếu bắt đầu từ Chùa Cầu, sẽ thấy năm hội quán trên đường Trần Phú, tất cả đều bên số chẵn: Hội quán Quảng Đông, Hội quán Trung Hoa, Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Quỳnh Phủ và Hội quán Triều Châu. Ở góc đường Trần Phú và Nguyễn Huệ là miếu Quan Công, di tích đặc trưng cho kiến trúc đền miếu của người Minh Hương ở Việt Nam. Ngay sát miếu về phía Bắc, có thể thấy Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Hội An, nguyên trước đây là ngôi chùa Quan Âm của dân làng Minh Hương. Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh và Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch cũng nằm trên con đường này. Theo đường Trần Phú, đi qua Chùa Cầu sẽ dẫn tới đường Nguyễn Thị Minh Khai. Những ngôi nhà truyền thống ở đây được tu bổ và bảo tồn rất tốt, phần lối đi bộ hai bên được lát gạch đỏ, phía cuối đường là vị trí của đình Cẩm Phô. Phía Tây đường Nguyễn Thái Học có một dãy phố được hình thành bởi những ngôi nhà có kiến trúc mặt tiền kiểu Pháp, còn phần phía Đông là khu phố mua bán nhộn nhịp với những ngôi nhà kiểu hai tầng, diện tích lớn. Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An nằm ở số 33 của con đường này là ngôi nhà cổ lớn nhất khu phố cổ, có chiều dài 57m, chiều ngang 9m. Trong mùa mưa bão, đường Nguyễn Thái Học và khu vực xung quanh thường bị ngập lụt, dân cư phải sử dụng thuyền để đi mua sắm và đến các quán ăn. Khu phố phía Đông phố cổ từng là khu phố của người Pháp. Trên đường Phan Bội Châu, dãy phố phía Tây được xây dựng san sát những ngôi nhà với mặt đứng kiểu châu Âu, đa số một tầng. Nơi đây từng là nhà ở của các công chức dưới thời Pháp thuộc.
Chiếc cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An ngày nay là Chùa Cầu, còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản. Cây cầu này dài khoảng 18m, bắc qua một lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn, nối liền đường Trần Phú với đường Nguyễn Thị Minh Khai. Theo sự tích kể lại thì Cầu Nhật Bản được xây dựng vào năm 1593, nhưng không có một cơ sở chính xác nào để khẳng định điều này. Trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ năm 1630, cái tên "Hội An Kiều" và hình ảnh một cây cầu có mái đã xuất hiện. Nhà sư Thích Đại Sán cũng nhắc tới cái tên "Nhật Bản Kiều" trong cuốn Hải ngoại ký sự năm 1695. Trải qua rất nhiều lần trùng tu, hình dáng cây cầu đã bị thay đổi nhiều, dáng vẻ ngày nay được hình thành trong những lần sửa chữa vào thế kỷ 18 và 19. Những trang trí bằng mảnh sứ tráng men hay đĩa sứ là biểu hiện đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.
Cầu Nhật Bản có một kiến trúc khá độc đáo, kiểu thượng gia hạ kiều, tức trên là nhà dưới là cầu, một loại hình kiến trúc khá phổ biến ở những quốc gia châu Á nhiệt đới. Dù mang tên Cầu Nhật Bản nhưng sau nhiều lần trùng tu, thật khó có thể tìm thấy một chút dấu tích kiến trúc Nhật Bản trên cây cầu này. Nhìn từ bên ngoài, cây cầu nổi bật nhờ hệ mái cong mềm mại nâng đỡ bởi một hệ thống kết cấu gỗ, và phần móng được làm bằng vòm trụ đá. Mặt cầu vồng lên kiểu cầu vồng, được lát ván làm lối qua lại, hai bên có bệ gỗ nhỏ, trước kia làm nơi bày hàng buôn bán. Gắn liền với cầu về phía thượng nguồn là một ngôi chùa rất nhỏ thờ Huyền Thiên đại đế, xây dựng sau cầu khoảng nửa thế kỷ. Cây cầu nhỏ này ngày nay đã trở thành biểu tượng của thành phố Hội An.
Chùa Ông còn gọi là Quan Công Miếu ở số 24 đường Trần Phú. Chùa Ông là một trong những ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa ở phố cổ Hội An, được xây dựng năm 1653. Cho đến nay chùa đã qua 6 lần trùng tu, đó là những năm 1753, 1783, 1827, 1864, 1904, 1966.
Trước đây chùa Ông là nơi các thương nhân thường lưu đến để cam kết trong việc vay nợ, buôn bán làm ăn và xin xăm cầu may trong việc buôn bán.
Chùa Ông được xây dựng theo kiểu chữ "Quốc", do nhiều nếp nhà hợp lại. Nhà có kết cấu vì kèo, các nếp nhà mái lợp ngói ống có men màu, bờ nóc được gắn hoa chanh đắp hình rồng, nghê bằng các mảnh sứ màu.
Chùa thờ vị Quan Thánh Đế Quân, là một danh tướng thời Tam quốc, một tấm gương sáng đại diện cho Trung – Tín – Tiết – Nghĩa. Hiện nay trong chùa còn giữ được một số hiện vật quý như biểu sắc phong, 32 bức hoành, 10 bộ câu đối, tượng Quan Công, Châu Bình, Châu Thượng, tượng 2 con ngựa Xích Thố, Bạch Mã.
Giếng cổ Bá Lễ là một giếng cổ có từ lâu đời ở phường Minh An, thành phố Hội An, Quảng Nam. Giếng tọa lạc trên con đường nhỏ Trần Hưng Đạo, gần đường vào Phố cổ Hội An. Giếng mang đậm nét xưa cũ, cổ kính qua những lớp rêu phong xanh rì, tươi mát lấp đầy quanh miệng và thành giếng.
Giếng được xây bởi người Chăm xưa, khoảng từ thế kỉ VIII - IX, giếng có dạng hình vuông, diện tích khoảng 10m2, sâu khoảng 12m. Giếng Bá Lễ đã tồn tại với Hội An qua bao nhiêu năm thăng trầm. Nét mộc mạc của rêu phong bám quanh thành giếng dày đặc, nét thô sơ, vững chắc của các lớp gạch xưa, sự trong trẻo của nước giếng đã góp phần tô đậm thêm cái hồn xưa cũ của nơi đây.
Một điểm đặc biệt khác là nước giếng ở đây rất trong, không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Nước được dùng để chế biến những món ăn đặc sẳn của Hội An như: cao lầu, bánh bao, bánh vạc,...
Nhà cổ Quân Thắng ở Hội An nằm ở 77 Trần Phú, thành phố Hội An, Quảng Nam là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện.
Đây là một điểm tham quan chính trong hành trình khám phá di sản văn hoá thế giới Hội An của du khách. Đó là một điển hình của loại nhà trệt thông hai mặt đường Trần Phú và Nguyễn Thái Học. Ngôi nhà này là một trong những ngôi nhà cổ nhất trong Đô thị cổ. Bước vào nhà, có thể nhìn thấy nhiều đặc trưng kiến trúc của Hội An. Đó là kiểu vì "kẻ chuyền" trong cấu trúc hệ mái nhà chính, là một không gian nhỏ có mái che nhìn ra sân trời với vì kèo "chồng rường" được trang trí rất đẹp. Đối diện với sân trời là mái vì vỏ cua. Tường bao xung quanh sân trời được trang trí đẹp bằng gốm Trung Quốc, các đồ án trang trí hình các con vật, cảnh vật cùng với hòn non bộ đã biến nơi đây thành một bức tranh tuyệt tác.
Nhà cổ Tân Ký ở Hội An nằm ở 101 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An, Quảng Nam là nơi cư ngụ của bảy thế hệ trong một gia đình. Ngôi nhà còn giữ nhiều dấu tích minh chứng cho giai đoạn thương mại phồn thịnh với nước ngoài, từ thế kỷ 18 đến nữa đầu thế kỷ 19,thời kỳ những nhà buôn giàu có xây dựng những ngôi nhà tráng lệ.
Ngoài những kiến trúc địa phương, thiết kế của nhà Tấn Ký có những nét chịu ảnh hưởng kiến trúc Trung Hoa (trồng rường giả thủ) và Nhật Bản. Các đòn tay, mái và trần nhà là những nét tiêu biểu của các kiến trúc này. Ngôi nhà có dạng hình ống có hai mặt như thế này rất phù hợp và thuận thiện cho việc buôn bán ngày xưa của các thương nhân. Mặt tiền đường Nguyễn Thái Học là nơi sinh hoạt và mặt tiền đường Bạch Đằng là nơi buôn bán.
Mặc dù phải hứng chịu sự tàn phá của thời gian và lũ lụt, ngôi nhà hầu như nguyên vẹn nhờ xây dựng bằng những vật liệu tốt. Khung nhà được lắp ghép với nhau bằng mộng gỗ. Các chân cột tụa trên những phiến đá cẩm thạch và phía ngoài được xây bằng gạch và ngói dày. Thiết kế này giữ cho ngôi nhà mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
Nhiều vật liệu xây dựng được đưa từ những nơi khác đến, những phiến đá và gạch lát nền đưa vào từ miền Bắc. Nhiều bàn ghế và vật trang trí cổ trong nhà đã có từ thời ấy.
Nhà cổ Tấn Ký được Bộ Văn Hoá xếp hạng di tích đặc biệt, được đưa vào phim ảnh, truyền hình và trở thành ngôi nhà được biến đến và thăm viếng nhiều nhất tại Hội An từ năm 1983. Mỗi năm nhà Tấn Ký đón tiếp hàng chục vạn du khách trong và ngoài nước. Đây là ngôi nhà cổ duy nhất tại Hội An được các nhà lãnh đạo của Việt Nam và thế giới đến thăm như tổng bí thư Trường Chinh, tổng bí thư Lê Khả Phiêu, tổng bí thư Nông Đức Mạnh, chủ tich nước Trần Đức Lương, thủ tướng Phan Văn Khải, tổng bí thư - chủ tich nước Giang Trạch Dân, thủ tướng Thaksin Shinawtra,...
Nhà cổ Phùng Hưng ở Hội An nằm ở 4 Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Hội An, Quảng Nam là ngôi nhà cổ do thương nhân người Việt xây dựng nên mang đậm nét kiến trúc Việt hơn so với những ngôi nhà cổ khác. Mặt hàng kinh doanh của gia đình lúc bấy giờ là tơ lụa.
Hiện nay trong gia đình vẫn còn bày bán các sản phẩm tơ lụa dệt thủ công. Diện tích khoảng 300m2, nhà không có giếng trời và chỉ có một lối đi. Ngôi nhà được xây dựng năm 1780, có niên đại trên 200 năm nhưng ngôi nhà vẫn được bảo quản nguyên trạng. Và được công nhận là di tích lịch sử văn hoá vào năm 1985.
Mang lối kiến trúc kết hợp của Việt – Trung – Nhật. Băng công chạy quanh gác xếp là lối kiến trúc của người hoa. Mái lợp 4 mái của người Nhật. và đa phần kiến trúc còn lại trong ngôi nhà là nét Việt. Ngôi nhà được chống đỡ chủ yếu là dựa vào 8 cây cột làm bằng gỗ lim, bên dưới bao quanh chân cột là mảng đá nhỏ chống mối, mọt.
Gian gác là nơi chứa hàng hoá và trú chân của gia đình khi có lũ lụt. Chính giữa gian gác là bàn thờ treo, bên trái là bàn thờ gia đình. Trên gian gác có một của bậc, là nơi dùng ròng rọc để kéo hàng hoá cho thuận tiện, cửa chắn gió có thể tháo là lắp vào dễ dàng khi cần để lấy không gian rộng hơn. Mang đậm lối kiến trúc Việt nên đồ đạc và các hoạ tiết trang khí khá đơn sơ và giản dị.
Nhà cổ Đức An ở Hội An nằm ở 129 Trần Phú, Phường Minh An, thành phố Hội An, Quảng Nam bước chân vào nhà cổ Đức An một ngôi nhà đã 180 năm tuổi mà ở đó những nét cổ kính, trầm mặc vẫn đang hiện hữu trên từng đồ vật rất đỗi giản dị của gia đình, người ta cảm nhận rõ hơn cái sự trôi chậm của thời gian. Từ những đồ vật rất đỗi giản dị trong ngôi nhà như chiếc đèn dầu, chiếc giá để bút...đến những bộ bàn ghế, bộ tranh tứ bình cũng đã ngót nghét hàng trăm năm.
Ông Phan Ngọc Trâm, người chủ của ngôi nhà cho biết, gia đình ông đã có 6 đời sinh sống trong ngôi nhà cổ này. Dù năm nào ở đây cũng có lũ và đã trải qua vài lần trùng tu nhưng nhà cổ Đức An vẫn giữ được gần như nguyên vẹn những giá trị văn hóa mà ông cha để lại.
Du khách hẳn sẽ mất nhiều thời gian để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính, tĩnh lặng của những mái ngói rêu phong; hưởng thụ cái thư thái trong từng nét kiến trúc Việt đang hiện diện ở đây. Cùng với những nét trầm mặc ấy, nhà cổ Đức An còn là nơi ghi dấu quá trình hoạt động của Tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Hội An cũng như tỉnh Quảng Nam và gắn liền với người chiến sĩ cách mạng Cao Hồng Lãnh.
Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên ở Hội An nằm ở 80 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An, Quảng Nam nơi đây được nhiều du khách, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước coi như một bảo tàng cổ vật vô giá luôn mở rộng cửa cho du khách đến xem. Hiện vật cổ bày la liệt mà không có vẻ được bảo vệ, nhưng cũng chưa bao giờ xảy ra chuyện mất mát.
Theo gia phả hiện đang lưu giữ tại nhà Diệp Đồng Nguyên, ông Diệp Ngộ Xuân là người họ Diệp đầu tiên từ Gia Ứng - Quảng Đông (Trung Hoa) sang Hội An vào thời Thanh Hàm Phong 1856. Với nghề thuốc bắc cha truyền con nối, ông tổ đã lập nên cơ ngơi đầu tiên cho dòng họ ở đường Trần Phú (Hội An - Quảng Nam) với tiệm thuốc bắc mang tên Diệp Đồng Xuân. Về sau, con cái của ông đã gìn giữ cơ nghiệp và phát triển thêm. Từ tiệm thuốc bắc chuyên buôn bán các loại cao đơn hoàn tán mang tên Nhị Thiên Đường, tiệm dần mở rộng thành đại lý cho hãng dầu lửa Shell, buôn bán lụa là gấm vóc, sách vở cho học sinh, sách quốc ngữ cho bà con Hội An...Đến nay họ Diệp sống ở đây 5 thế hệ. Ngoài buôn bán, người họ Diệp còn có thú sưu tầm đồ cổ và lưu lại cho con cháu đời sau.
Nhà thờ cổ tộc Trần ở Hội An nằm ở 21 Lê Lợi, Phường Minh An, thành phố Hội An, Quảng Nam do Ông Trần Thể Quang là cháu chắt đời thứ 13 và hiện đang trông coi ngôi nhà thờ cổ.
Nằm trong khu vườn rộng 1.500m2 được bao bọc bằng bờ tường cao cùng cây cối xanh tươi và chịu ảnh hưởng bởi lối kiến trúc Á Đông mang phong cách Nhật Bản, Trung Hoa, ngôi nhà chia làm 2 phần: phần chính để thờ cúng và phần phụ bên cạnh để vị trưởng tộc cũng như khách ở. Giữa gian phòng khách và gian thờ cúng có một ngạch cửa dùng như chướng ngại vật, nhắc nhở mọi người khi vào bên trong phải cúi đầu làm lễ. Phía sau ngôi nhà là mảnh vườn với mô đất cao là nơi để "chôn nhau cắt rốn" của dòng họ. Tất cả được xây dựng hài hòa, tuân thủ theo phép phong thủy nghiêm ngặt. Hằng năm, vào một ngày định kỳ, tất cả bà con trong dòng họ đều tụ tập lại cùng nhau hương khói để tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên. Sự gặp gỡ hằng năm như thế giúp mối quan hệ giữa các thành viên trong dòng họ ngày càng sâu sắc vì với thời gian, con cháu trong tộc sẽ ngày càng đông hơn cho nên sự củng cố nhà thờ càng thêm cần thiết.
Hội quán Phúc Kiến ở Hội An nằm ở 46 Trần Phú, Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam được xây dựng vào năm 1697 mấy trăm năm trước, để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái.
Đây là nơi thờ thần, Tiền hiền và hội họp đồng hương của những người Phúc Kiến. Đến tham quan, du khách sẽ chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ "Tam" theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu điện.
Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài...hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.
Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia. Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 - 2 - 1990.
Hội quán Quảng Đông ở Hội An nằm ở 176 Trần Phú, thành phố Hội An, Quảng Nam được xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền.
Nghệ thuật sử dụng hài hòa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và họa tiết trang trí đã đem lại cho hội quán Quảng Đông vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hiện nay hội quán còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ như: 4 bức hoành phi lớn, 1 lư trầm lớn bằng đồng cao 1,6m rộng 0,6m, 1 cặp đôn sứ men ngọc Trung Quốc...Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15/1 âm lịch) và vía Quan Công (24/6 âm lịch), hội quán lại tổ chức lễ hội rất linh đình, thu hút rất nhiều người tham gia.
Hội quán Triều Châu hay còn gọi là chùa Âm Bổn, nằm ở 157 Nguyễn Duy Hiệu, thành phố Hội An, Quảng Nam đây không chỉ là nơi có ý nghĩa về tín ngưỡng mà còn là nơi sinh hoạt gặp gỡ của cộng đồng người Triều Châu ở Hội An.
Hội quán Triều Châu được Hoa kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845, làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng khi đến Hội An sinh sống. Hội quán thờ các vị thần đi biển chế ngự sóng gió, cầu mong việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm, xuôi gió.
Tổng thể Hội quán Triều Châu được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngọai quốc: Mặt tiền hội quán được lắp dựng bằng nhiều mảng đá lớn có chạm trổ: cá chép hóa rồng, hồ điệp, tứ linh… Nhà tiền điện hầu hết được xây bằng gỗ và đá. Bên trong kiến trúc theo kiểu chồng rường, phần thân các vì kèo chạm trổ hết sức tinh vi. Cạnh các rường chính còn gắn những mảng chạm lộng, chạm. Với kết cấu đa tầng, giữa các tầng được đắp nổi nhiều hình hoa điểu, nhân vật..., bờ nóc, bờ hồi được tạo dáng hết sức mềm mại. Chính điện gồm 3 gian, kết cấu chủ yếu là các cột gỗ to và các vì chồng rường giả thủ đặt trưng. Các con - ke trang trí được điêu khắc thành các hình thân rồng đầu cá. Các cánh cửa chính chạm trổ nhiều đồ án cát tường. Nối liền giữa nhà tiền điện với chính điện là nơi tiếp khách, nơi chuẩn bị các phẩm vật để hiến cúng trong các dịp đại lễ của hội quán.
Hàng năm, cứ vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch, hội quán tổ chức lễ cúng Nguyên Tiêu và giỗ tổ tiền hiền rất linh đình được đông đảo người Hoa gốc Triều Châu ở Hội An và các địa phương lân cận tham gia.
Bãi biển Cửa Đại là một địa điểm tuyệt vời để du khách có thể tạm tránh không khí chộn rộn của trung tâm Hội An. Bãi biển cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía đông bắc, trải dài trên bở cát trắng tinh.
Bãi biển Cửa Đại vẫn còn những hàng dừa hoang sơ, che bóng râm, giúp du khách tránh cái nắng miền Trung gay gắt. Làn nước Cửa Đại vẫn giữ được nét hoang sơ, sạch đẹp và là nơi tắm biển tuyệt vời từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Những tháng khác trong năm là mùa mưa lũ miền Trung và biển thường động, không an toàn cho du khách.
Biển An Bàng là một địa điểm du lịch ở Hội An được ít ai biết đến, cho đến khi bãi biển này nằm trong "Top 100 bãi biển tốt nhất hành tinh" thì đây là điểm đến tuyệt vời cho ngày hè của rất nhiều khách du lịch khi tới Hội An.
Nếu bạn ở Hội an thì đi về phía Động khoảng 3km, còn nếu bạn ở Đà nẵng thì chạy dọc theo đường Võ Nguyên Giáp khoảng 20km theo hướng về phía Hội An, dọc theo đường biển. Bãi biển An Bàng cát ở đây trắng và rất mịn, chiều dài khoảng 4km với cảnh quan vô cùng tự nhiên và thảm thực vật cũng rất đa dạng. Vì mới được hình thành nên Bãi Biển An Bàng vẫn còn giữ được vẻ hoang sơ và tĩnh mịch.
Cù lao Chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 16km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo (hòn): Hòn Lao (còn gọi là hòn Cù Lao, lớn nhất), Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Lá, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.
Du Lich Cù Lao Chàm nơi đây có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rặng san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ.
Bảo tàng lịch sử văn hóa Hội An hình thành từ năm 1989, trưng bày trên 212 hiện vật bằng gốm, sứ, đồng, sắt, giấy, gỗ...có liên quan đến các giai đoạn phát triển của Ðô thị thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh (Từ đầu đắn thế kỷ thứ II sau Công nguyên), tiếp nối bởi văn hóa Champa (Thế kỷ II - Thế kỷ XV) và văn hóa Ðại Việt, Ðại Nam (Thế kỷ XV - Thể kỷ XIX).
Tọa lạc tại số 10B, đường Trần Hưng Đạo, thành phố Hội An, với những hiện vật khảo cổ được phát hiện dưới lòng sông, lòng biển, trên mặt đất, cả trong lòng phố cổ và vùng ngoại ô. Bảo tàng Lịch Sử Văn Hoá đã minh chứng sinh động diễn trình lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Hội An. Đặc biệt những hiện vật thời Đại Việt (từ cuối thế kỷ XV - giữa thế kỷ XIX) được trưng bày ở Bảo tàng này phần nào nói lên vai trò Hội An với tính chất là một trung tâm thương cảng mậu dịch quốc tế ở Đàng Trong Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á.
Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An nằm tại số 33 Nguyễn Thái Học, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam là ngôi nhà cổ lớn nhất trong Đô thị cổ có chiều dài 57m, chiều ngang 9m, hai tầng sàn bằng gỗ thông 2 mặt phố Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng.
Ở tầng 2, Bảo tàng trưng bày 490 hiện vật, giới thiệu về bốn chủ đề chính: Nghệ thuật tạo hình dân gian, nghệ thuật diễn xướng dân gian, ngành nghề truyền thống và sinh hoạt dân gian. Ở tầng 1, gồm các hoạt động trình diễn khá sống động minh hoạ cho những giá trị Văn hoá Dân gian Hội An. Bảo tàng được coi là thiết chế văn hoá đặc biệt và hiếm hoi trong khu vực.
Bằng những hình ảnh, hiện vật gốc và các hoạt động trình diễn Bảo tàng Văn hoá Dân gian đã thể hiện các giá trị thuộc văn hoá phi vật thể, giới thiêụ về bề dày truyền thống văn hoá, sự sáng tạo, những đóng góp của các thế hệ cư dân địa phương trong quá trình xây dựng phát triển vùng đất Hội An.
Bảo tàng Văn hoá Sa Huỳnh Hội An nằm tại số 149 đường Trần Phú, thành phố Hội An là một trong những nơi hiếm hoi ở Quảng Nam trưng bày các hiện vật về đời sống, sinh hoạt của các cư dân Sa Huỳnh xưa.
Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh thành lập năm 1994 trưng bày bộ sưu tập đầy đủ và độc đáo gồm 946 hiện vật liên quan đến cư dân cổ thuộc hệ văn hoá Sa Huỳnh (niên đại cách nay 2000 năm) được phát hiện qua các đợt khảo sát, khai quật khảo cổ học tại các địa điểm: Hậu Xá, Thanh Chiêm, An Bàng, Xuân Lâm...từ năm 1989 đến năm 1994.
Đặc biệt, Bảo tàng này còn trưng bày một số hiện vật phát hiện ở di chỉ Bãi Ông - Cù Lao Chàm, minh chứng từ thời tiền sử cách nay khoảng hơn 3000 năm đã có cư dân bản địa sinh sống ở đây. Bộ sưu tập hiện vật về Văn hoá Sa Huỳnh ở Hôị An tại Bảo tàng được các nhà khoa học đánh giá là phong phú và độc đáo vào bậc nhất của Việt Nam.
Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An nằm ở số 80 Trần Phú, Hội An, được xây dựng từ năm 1995, lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XVIII.
Hầu hết các hiện vật là gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam...minh chứng cho vai trò quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển vào các thế kỷ trước, đồng thời cũng cho thấy quan hệ giao lưu văn hoá kinh tế quốc tế đã từng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hội An.
Làng gốm Thanh Hà Hội An thuộc phường Thanh Hà, thành phố Hội An, Quảng Nam. Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3km về hướng Tây. Từ đô thị cổ Hội An đi về phía Vĩnh Điện theo đường Duy Tân sẽ gặp bảng chỉ đường đến làng gốm.
Làng gốm Thanh Hà có nguồn gốc chủ yếu ở vùng Thanh Hóa, Nam Định, Hải Dương vào định cư từ khoảng cuối thế kỉ 15. Đến thăm làng gốm, ngoài việc thỏa sức lựa chọn các sản phẩm lưu niệm bằng gốm, du khách còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từ đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Qua bàn tay của những người thợ lành nghề, có kỹ thuật cao, những viên đất sét vô hồn bỗng chốc hóa thân thành những tác phẩm tuyệt vời. Quy trình làm gốm của Thanh Hà rất khắc khe.
Gốm ở Thanh Hà chủ yếu là gốm sành nâu, thỉnh thoảng có gốm tráng men. Sản phẩm thì phong phú đa dạng : hũ sáu, hũ năm, hũ tư hẹp, rộng miệng, lon lỗng, con chỏi, bảo bầu, các loại chậu, xuốt bài ròi (dùng uống nước)..., nhiều sản phẩm nhỏ như bình vôi ăn trầu, chân đèn,tò he, tu huýt, ngói âm dương, ngói vẩy cá...
Làng rau Trà Quế Hội An nằm cách trung tâm khu phố cổ Hội An khoảng 2,5km về phía Bắc; là vùng đất được hình thành từ thế kỷ 17 - 18 và nổi tiếng với nhiều sản phẩm rau có vị thuốc dân gian, mùi vị đậm đà được trồng bằng phương pháp thâm canh truyền thống, bón bằng loại rong lấy từ đầm Trà Quế nên đã biến rau xanh nơi đây trở nên xanh tươi và có mùi vị thơm lừng, khác biệt.
Đến với làng rau Trà Quế, du khách sẽ được tận hưởng bức tranh thiên nhiên mộc mạc, yên bình của một vùng rau bát ngát, được trải nghiệm làm nông dân với cuốc đất, bón rong, tưới nước gàu sòng, được thưởng thức hương vị nước hạt é, tự tay chế biến và thưởng thức các món ngon dân dã làm từ rau xanh Trà Quế.
Làng Mộc Kim Bồng Hội An thuộc phường Cẩm Kim, thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam. Từ bến đò Hội An có thể đi bằng thuyền du lịch hoặc thuyền của người dân để đến làng.
Kim Bồng là nơi đất lành chim đậu một miền quê trù phú bởi bao quanh làng là sông nước do đó ngoài nghề mộc là nghề chính làng còn có nghề trồng lúa, dệt chiếu, đánh cá.
Bạn cũng có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm chạm khắc bằng gỗ tinh xảo của các nghệ nhân ngay tại nơi sản xuất như nhà của nghệ nhân Huỳnh Ri hoặc những gian hàng trưng bày của các công ty du lịch, Hợp tác xã dịch vụ du lịch mà còn tận mắt xem được quá trình chế tác các tác phẩm đó. Một sáng đầy nắng ghé thăm làng mộc Kim Bồng với bạt ngàn những ruộng bắp, đồng lúa, đi trong những con đường nhỏ quanh co và khám phá những nét đặc sắc trong đời sống của người dân cũng như tham quan các xưởng mộc sẽ đem đến cho du khách một cảm nhận sâu sắc về làng nghề và người dân ven 2 bờ sông.
Rừng dừa Bảy Mẫu Hội An từ phố cổ Hội An, du khách xuôi về phía Đông Nam theo con sông Hoài khoảng 3km là đến. Hoặc đi xuôi về phía biển theo đường Cửa Đại, đến con sông Đế Võng cũng sẽ có đơn vị đón du khách tham quan.
Rừng dừa nước Bảy Mẫu rộng hàng chục ha nằm giáp 3 con sông Đế Võng, Thu Bồn và sông Hoài ngay khu vực Cửa Đại. Là vùng nước lợ nên rất thích hợp để dừa nước phát triển. Từ trên thuyền lớn, cách rừng dừa khoảng vài chục mét, du khách sẽ được đưa xuống thuyền thúng để len lỏi vào trong rừng dừa. Mỗi thuyền thúng từ 2-3 du khách và một người chèo, cứ thế từ từ lướt vào rừng dừa khám phá.
Vào dịp tháng 8 âm lịch, nếu du khách đến với rừng dừa nước Bảy Mẫu sẽ chứng kiến trái dừa nước chín và đây cũng là đặc sản để du khách thưởng thức cơm dừa nước giòn, ngọt và rất ngon.
Thành địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, cách thành phố Ðà Nẵng khoảng 70 km về phía tây nam, cách Trà Kiệu khoảng 10 km về phía tây trong một thung lũng kín đáo.
Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chămpa. Với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, Mỹ Sơn trở thành trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của Vương quốc Chămpa.
Một trong những điểm đặc sắc nhất trong kiến trúc tháp Chăm chính là những hình chụp trên tường tháp và gạch xây tháp. Người Chăm đã dùng một chất vữa mỏng để xây tháp và các nghệ nhân đã tiến hành chạm khắc thẳng vào nền tường gạch những họa tiết tỉ mỉ, tinh tế. Vào năm 1898, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên là M.C Paris.
Nếu có dịp đến Mỹ Sơn vào những đêm trăng rằm bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn nét đẹp lung linh và sâu thẳm, cũng như hòa mình cùng cái không khí u tịch, lành lạnh của núi rừng bao quanh.
Ngược dòng thời gian, về thăm thương cảng Hội An thế kỷ 17 tại Vinwonders Nam Hội An. Hành trình khám phá VinWonders Nam Hội An không thể không ghé thăm Bến cảng Giao Thoa chạy dọc theo dòng sông thơ mộng trải từ cổng vào đến Đồi Ước Nguyện. Phía đông của dòng sông là dãy kiến trúc Việt Nam mô phỏng phố cổ Hội An với những ngôi nhà cổ mái đỏ rêu phong, tường vàng thanh bình và trầm mặc. Bên kia bờ là Đại lộ giấc mơ với dãy nhà được xây dựng theo kiến trúc châu Âu, lấy cảm hứng từ phong cách của Nga, Tây Ban Nha, Ý,...
Kết hợp trong hành trình khám phá Vinwonders Nam Hội An còn có River Safari, Đảo văn hóa dân gian, Vùng đất phiêu lưu, Water World,...sẽ đem đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho các bạn tại nơi đây.
Ngoài khung cảnh yên bình, phố cổ Hội An còn níu chân du khách bằng những chiếc đèn lồng lung linh. Đèn lồng ở Hội An xuất hiện mọi nơi trong phố cổ, trước hiên các nhà hàng, khách sạn.
Đèn lồng Hội An đa dạng từ màu sắc, chất liệu đến hoa văn, kiểu dáng. Đặc biệt, loại đèn lồng làm bằng chất liệu lụa có thể gấp xếp được rất được du khách ưa chuộng mua làm quà lưu niệm.
Hội An là một điểm đến được nhiều du khách yêu thích bởi nét trầm mặc, thanh bình bên dòng sông Hoài thơ mộng. Đến thành phố xinh đẹp này, bạn đừng bỏ qua cơ hội ngắm toàn cảnh phố cổ ở 6 tiệm cà phê Hội An trên cao, view siêu đẹp, lãng mạn nhé.
Faifo coffee
92 Station – Restaurant and Cafe
The Chef
The Hill Station Hoi An
Hoi An Roastery
Cocobox Hội An
Thuyền dùng để chở khách trên sông hoàn toàn được chèo bằng tay, không dùng động cơ máy móc, nên du khách cảm nhận được không khí thanh bình của phố cổ. Bạn sẽ được ngắm khung cảnh hai bên bờ sông với những căn nhà cổ hàng trăm năm tuổi, dòng người nhộn nhịp rảo bước. Khi ngồi trên thuyền, du khách còn được lắng nghe những câu chuyện từ người lái đò về Hội An và cuộc sống nơi đây.
Trải nghiệm này càng tuyệt vời hơn khi bạn đi thuyền vào buổi tối. Ánh đèn lồng hắt xuống dòng sông lấp lánh cùng ánh đèn hoa đăng trôi trên dòng nước sẽ là ấn tượng khó phai trong lòng lữ khách.
Khung cảnh phố cổ Hội An càng trở nên hấp dẫn vào buổi tối, đó là thời điểm hàng ngàn chiếc đèn lồng được thắp sáng. Vào dịp mùng 1 và 15 Âm lịch hàng tháng, du khách có thể tham gia thả hoa đăng trên sông Hoài. Mặt sông phẳng lặng, yên tĩnh bỗng sáng bừng với hàng trăm chiếc đèn hoa đăng lấp lánh. Hiện nay, hoa đăng vẫn có bán cả ngày thường, nên bạn có thể mua và thả xuống kèm gửi gắm những ước nguyện của mình
Đến với Hội An, du khách không chỉ tìm hiểu văn hóa qua các địa danh nổi tiếng mà còn thông qua những show diễn nghệ thuật đặc sắc mang đậm tinh hoa văn hóa để đến gần hơn với con người Việt. Những màn tái hiện nếp sinh hoạt nhờ những hiệu ứng âm thanh, ánh sáng và sự trình diễn chuyên nghiệp của các nghệ sĩ sẽ đưa du khách đi từ sự ngạc nhiên đến thỏa mãn và tận hưởng hoàn toàn. Các show diễn thực sự vượt qua khỏi Hội An và biên giới Việt Nam tiếp cận rộng rãi tới khán giả quốc tế.
Các bạn có thể tham khảo bốn show diễn nghệ thuật ở Hội An như:
Jetski (môtô nước), canoes, xuồng cao su, thuyền kayak, dù bay, lướt ván, kéo phao chuối, lặn biển (lặn nông và lặn sâu), câu cá, thả diều, đá bóng trên cát...tại bãi biển Cửa Đại và đảo Cù Lao Chàm.
Cơm là thực phẩm hàng ngày gắn liền với bữa ăn của người Việt Nam và mỗi vùng miền lại có những cách thức làm ra món cơm mang đặc trưng văn hóa của địa phương mình. Cơm gà Hội An là một đặc sản nổi tiếng của Quảng Nam mà ai đã ăn một lần thì muốn ăn mãi, ăn nhiều.
Cơm gà Hội An là món ăn có từ những năm 50 của thế kỷ trước (khoảng năm 1950) tại Hội An, Quảng Nam. Được biết, vùng đất Tam Kỳ, Quảng Nam vốn nổi tiếng với gà ngon nên món Cơm gà có nguồn gốc từ đây, sau đó người dân Hội An bằng sự sáng tạo của mình đã tận dụng nguồn gà ngon từ Tam Kỳ để chế biến nên món Cơm gà Hội An với đặc trưng của phố Hội An cổ kính. Trước đây cơm gà được gánh rong bán trên khắp các ngõ ngách của Hội An, sau này người dân đã mở nhiều quán ăn Cơm gà Hội An để phục vụ du khách xa gần. Trải qua nhiều năm, đến nay Cơm gà Hội An là món ăn được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý khi đến với du lịch Hội An, Quảng Nam.
Cao lầu là tên một món mỳ ở Quảng Nam. Đây được xem là món ăn đặc sản của thành phố Hội An. Món mỳ này có sợi mỳ màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo, các loại rau sống và rất ít nước dùng. Sợi mỳ màu vàng là do được trộn với tro từ một loại cây ở địa phương.
Tinh túy của món cao lầu là sợi mì, thường được chế biến rất công phu. Đầu tiên, gạo thơm đem ngâm vào nước tro, mà phải là tro nấu củi lấy ở tận Cù lao Chàm, đảo cách Hội An 16km, khi ngâm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo, và khô. Sau đó lọc kỹ, xay thành bột; nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ do người Chăm làm cách đây cả ngàn năm, mới được nước ngọt, không bị phèn và mát lạnh. Tiếp tục dùng vải bòng nhiều lần cho bột dẻo, khô, cán thành miếng vừa cô, xắt thành từng sợi, đem hấp nhiều lần rồi phơi khô để làm sợi mì. Qua nhiều lần xử lý như vậy cho dù sợi mì cao lầu có để qua đêm cũng không sợ ôi thiu.
Mì Quảng là một món ăn đặc sản đặc trưng của Quảng Nam và Đà Nẵng , Việt Nam. Mì Quảng thường được làm từ bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 5 -10mm.
Dưới lớp mì là các loại rau sống, Mì Quảng phải ăn kèm với rau sống 9 vị thì mới tạo nên được hương vị nồng nàn: húng quế, xà lách tươi, cải non mới nụ, giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống, ngò rí , rau răm với hành hoa thái nhỏ và thêm hoa chuối cắt mỏng.
Trên mì là thịt heo, tôm, thịt gà, thịt ếch, thịt cá lóc cùng với nước dùng được hầm từ xương heo. Người ta còn bỏ thêm lạc rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ...Thông thường nước dùng được gọi là nước nhưng đây cũng là một loại nước lèo nhưng rất cô đặc và ít nước. Ăn Mì Quảng phải ăn với loại ớt xanh to thì mới ngon đúng vị. Ngoài ra mì còn được dùng kèm với bánh tráng mè, thêm cả đậu phụng rang giòn thơm tạo nên hương vị đặc trưng.
Hoành thánh, một món ăn có xuất xứ từ Trung Hoa, cũng là một món ăn truyền thống và quen thuộc gắn với đời sống của người dân Hội An từ bao lâu nay.
Có nhiều tên gọi để chỉ món ăn này, Quảng Nam gọi là "Hoành Thánh", nhưng ở miền Bắc và một số nơi khác gọi là "Mằn thắn" hoặc "Vằn thắn".
Hủ tiếu Hội An được xếp gọn trong tô, đầy đặn, phía trên gọn gàng vài lát thịt, hai lát chả bò, có cả bao tử và gan heo, trộn thêm chút hương vị của kiểu hủ tiếu sa tế người Hoa, vô cùng hấp dẫn. Nước hủ tiếu trong vắt, chỉ có ít váng mỡ vàng vàng nổi lên khiêm tốn, húp vào thấy thanh tao, dịu nhẹ. Sợi hủ tiếu thì đặc biệt dai và không chua. Thịt dùng cho hủ tiếu cũng là thịt dùng cho món cao lầu, được rim chiên đậm đà, có màu nâu mật trông rất hấp dẫn, còn chả thì thơm dai khỏi nói. Rau ăn kèm hủ tiếu là những lát đu đủ xanh ngâm chua giòn rụm, vài cọng cần tàu và giá.
Tham khảo một số quán Hủ tiếu Hội An ngon nhất như:
Hủ tiếu Ông Tý
Hủ tiếu 2 Toản
Hủ tiếu Nam Vang anh Huy
Quán Hủ Tiếu Sơn Phong
Hu Tieu Noodle 1$
Ốc hút Hội An có rất nhiều loại, giá cả cũng rất phú hợp. Ốc hút ăn vui miệng bởi nó vừa có sự cay nóng của ớt, vừa ngon ngọt của ốc và nước chấm, thơm của sả, mà đặc biệt lại rất nhiều. Chắc cũng phải kiên trì lắm mới có thể ngồi khều hết một lon khi mà có những loại ốc chỉ bé bằng nửa cái móng tay.
Tham khảo một số quán ốc hút ở Hội An ngon như:
Hải Sản A Rồi
Quán Phố Ốc
Nhà Hàng Hải Sản Vân Phi
Quán Ốc Nhảy Sài Gòn
Ốc Quản
Ốc Hút Oanh
Đệ Nhất Ốc
Bánh mì Hội An được mệnh danh là "bánh mì ngon nhất thế giới" và là món ăn đường phố du khách muốn thưởng thức nhất khi đến với phố cổ Hội An.
Khác với những bánh mì thông thường, Bánh mì Hội An có nước sốt được pha công thức bí mật. Vỏ bánh mì giòn tan, hòa quyện với hương thơm của thịt nướng, chả, pate, phomai,...cùng một chút rau thơm thêm vào cho đỡ ngán.
Hãy cùng khám phá 3 địa điểm bán Bánh mì Hội An ngon nhất thế giới dưới đây:
Bánh Mì Bích Hội An
Bánh Mì Cô Phượng
Bánh Mì Madam Khánh
Bánh bao - bánh vạc là một món ăn đặc trưng Hội An Quảng Nam. Do có hình dáng nhỏ nhỏ, xinh xinh và có màu trắng trông như những đoá hoa hồng nên bánh bao bánh vạc còn có tên gọi là White Rose (hoa hồng trắng). Đây là món ăn khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn ở Hội An.
Bánh báo bánh vạc Hội An là hai loại có tên gọi khác nhau nhưng thường có mặt trong cùng một đĩa bánh và cùng có chung một loại nước chấm rất đặc biệt: không quá mặn, không quá nhạt và có thơm hương, vị ngọt của thịt tôm.
Nguyên liệu chính để chế biến bánh bao bánh vạc là gạo nhưng được thực hiện qua nhiều công đoạn rất công phu. Gạo xay xong phải bòng với nước nhiều lần (khoảng từ 15 đến 20 lần) để chọn cho được loại bột bánh ngon. Nhân bánh bao chủ yếu chế biến từ tôm tươi xay nhuyễn trộn với muối, tiêu, hành và một vài loại gia vị khác. Nhân bánh vạc thì có thêm một số nguyên liệu như: nấm mèo, giá hột, lá hành, thịt heo … đã được thái mỏng và xào chín. Cả hai loại nhân đều được bao bọc bởi một lớp bột bánh mỏng và hấp chín qua lửa.
Món bánh đập (gồm bánh ướt và bánh tráng nướng) ở Hội An, Đà Nẵng, chắc hẳn nhiều người đều biết đến. Thậm chí một số du khách từng ghé đến đây lúc chập choạng tối còn có thể kể chính xác hương vị món này khi ngồi ăn ở gánh hàng rong dưới chân cầu.
Bánh đập Hội An là món ăn khá phổ biến, nhưng kết hợp cùng với hến xào thì vẫn còn mới mẻ đối với nhiều thực khách
Du khách đến Hội An muốn thưởng thức món dân dã này, có thể đi qua cầu Cẩm Nam chừng 100m, hỏi người dân về khu bán. Họ sẽ chỉ bạn đến một nơi tập trung trên dưới 10 quán chỉ chuyên bán bánh đập hến xào.
Khác với các loại bánh xèo ở Miền Nam, bánh xèo Miền Trung nói chung và bánh xèo Hội An nói riêng là loại bánh nhỏ, một người có thể ăn được nhiều cái. Ăn nóng, ngon, dòn, bánh phù hợp với các loại rau, giá, ăn với mắm nêm vào mùa mưa là thích hợp nhất.
Nguyên liệu chính để làm bánh xèo ngoài gạo, đòi hỏi phải có tôm, thịt chỉ là phần phụ, hơn nữa làm bánh xèo phải ngồi bên bếp lửa liên tục rất nóng nực, vì vậy mùa mưa là mùa thích hợp nhất cho việc làm loại bánh nầy. Gạo tốt cho vào ngâm rồi xay thành nước bột gạo. Nước bột gạo cũng được pha chế sao có độ lỏng vừa phải để tạo nên cái giòn, cái dẻo của bánh. Nếu đặc quá, bánh sẽ khô, sống. Nếu lỏng quá bánh sẽ mềm, nát, sít với chảo.
Trong các món ăn chế biến từ gạo, sau mỳ Quảng, bánh bèo Hội An là một món ăn chiếm được sự ưa chuộng của đông đảo cư dân Hội An, nhất là cư dân các vùng nông thôn.
Bánh bèo có mặt khắp ở Hội An, nhưng nhiều hơn cả vẫn là những vùng ven phố Hội như Cẩm Châu, Cẩm Nam...với những quán lá nhỏ đơn sơ mà mát mẻ, ấm cúng. Khách vào quán, người chủ sắp nhiều chén bánh lên khay, múc nhưn đổ vào, thêm dầu mỡ, thương ớt, hành thơm rồi bày lên bàn. Tùy theo khẩu vị của người ăn mà có thể thêm ít nước mắm hay tí ớt vào. Nhìn chén bánh bèo trăng phau, nhưn giữa màu đỏ hồng điểm tôm thịt như nhụy một đóa hoa đang khoe hương khoe sắc.
Lại thêm mùi thơm đầy hấp dẫn khiến cho người ăn không cảm thấy ngán . Dụng cụ để ăn bánh bèo không phải là đũa, cũng không phải muỗng mà là một thanh tre vót hình lưỡi dao, gọi là "dao tre". Đây là cách ăn lối ẩm thực khác biệt giữa bánh bèo với các loại bánh được chế tác bằng gạo.
Bánh đậu xanh nhân Hội An là bánh đặc sản nổi tiếng của phố cổ Hội An, là loại bánh đậu xanh khô có nhân thịt. Cũng là đậu xanh, đường, mỡ heo nhưng chiếc bánh ở Hội An có hương vị và cách trình bày riêng, không giống ở các nơi khác. Những chiếc bánh đậu xanh ở Hội An có dáng tròn, lớn vừa phải để có thể vừa cầm vừa ăn. Bánh đậu xanh khô vừa cứng, vừa giòn.
Nghề làm bánh đậu xanh ở Hội An có từ lâu đời, trước thế kỉ thứ 18. Loại bánh này đã từng được cư dân dùng để tiến vua. Nối tiếp truyền thống của cha ông để lại, bằng cái tâm với nghề các hộ gia đình đã biến những chiếc bánh đậu xanh bình dị trở thành đặc sản nổi tiếng trong và ngoài nước.
Ở Hội An, chè (cháo có đường) được bán khắp nơi, từ những trục đường chính, cho đến những con đường xa xôi hẻo lánh ở các vùng quê. Chè ở đây được chế biến một cách tinh tế, phong phú về chủng loại.
Nhưng thú vị vẫn là chè bắp, nhất là chè bắp Cẩm Nam. Bởi chè bắp Cẩm Nam vừa thôm, vừa ngọt, nhai lâu sẽ thấy beo béo. Có được hương vị ấy là do bắp được trồng ở các dãi cát bồi ven sông, nơi àm hàng năm những cơn lụt đã bồi đắp một lượng phù sa vô cùng màu mỡ. Những trái bắp trồng trên đất này có hương vị đậm đà, vừa ngọt, vừa dẻo thơm, khó có ở các nơi khác.
Các món chè ngọt ở Hội An rất phong phú vì được làm theo mùa, ví như mùa nắng thì bạn sẽ nghĩ ngay đến chè đậu ván, xoa xoa, chè thập cẩm với đá bào lạnh để giải khát. Vào mùa mưa thì chè bắp cốt dừa, ván đặc và một loại chè huyền thoại mà bạn sẽ cực kỳ tò mò về nó đó là chè trôi nước thịt heo. Món ăn được biến tấu theo phong cách ẩm thực trung hoa của người Minh Hương ở thế kỷ trước.
Điểm khác nhau của chè trôi nước Hội An chính là vị ngọt mặn hòa quyện vào nhau rất hài hòa. Bạn không bao giờ nghĩ được có món chè nào lại đặc biệt như thế. Lớp vỏ bánh mềm mịn trắng tuyết có độ dẻo sánh khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị mặn ngọt đặc trưng của lớp bột nếp và nhân thịt xào đậm đà.
Chè thưng cô Lệ đã từ lâu nức danh khắp ngõ hẻm của phố cổ Hội An. Trước đây, quán chè của cô bán chè thưng, nhưng nay, để phục vụ nhu cầu cho các thực khách thì cô đã thêm vào thực đơn vài món chè khác và không có món nào là không làm hài lòng khách hàng.
Chè của cô mang đậm những hương vị riêng, chè thưng thì được nấu bằng khoai môn sáp, vừa mịn vừa thơm và chút bùi bùi của bột bán.
Quán chè đậu đỏ cô Trúc ở Hội An với hương vị món ngon hai mùa. Đặc biệt là dưới bóng mát của cây đa cổ thụ mà được thưởng thức một ly chè đậu đỏ ngon tuyệt vời như vậy thì còn gì bằng.
Đậu ván là loại đậu có mình tròn, màu trắng, nhỏ bằng cúc áo. Người Hội An ninh đậu nhừ mà không nát, kết hợp với nước chè trong không gợn chút bọt tạo thành màu vàng ruộm bắt mắt. Bạn có thể cho thêm quất hoặc dầu chuối để tăng thêm hương vị cho bát chè
Thông thường, chè đậu xanh ở Hội An sẽ được ăn cùng với chè đậu ván. Độ dẻo, mịn màng của đậu xanh đánh lẫn với những hạt đậu ván ăn bùi bùi, lạ miệng. Kể cả khi không kết hợp với chè đậu ván, chè đậu xanh xứ Hội cũng rất ngon do được ninh kỹ kèm nước cốt dừa thơm ngậy
Thành công của chè hạt sen được tạo nên từ nước chè ngọt thanh mát hòa quyện với hạt sen bùi bùi, tơi bở đã loại bỏ tim sen kỹ càng. Ngoài hạt sen nấu nhừ ăn kèm nước đường thơm hương bưởi, bạn có thể thưởng thức chè sen thập cẩm kết hợp tào phớ và thạch đen.
Được ví như linh hồn của những món ngon Quảng Nam, tương ớt phố Hội xuất hiện nhiều trong các món ăn của nơi đây. Bất kỳ ai khi đặt chân đến nơi đây, thưởng thức những món ăn thơm ngon nức tiếng kèm với gia vị tương ớt cay nồng sẽ không khỏi suýt xoa.
Thưởng thức tương ớt Hội An kèm trong các món ăn như: cao lầu, mỳ quảng, người ta mới thấy được nó đặc biệt đến thế nào. Không giống như món sa tế ở ngoài Bắc hay món tương ngọt ngọt ở miền Nam, tương ớt Hội An đi vào lòng người bởi cái vị cay nồng của ớt, hương thơm thơm của hạt vừng và bởi cái sắc màu đỏ thắm khiến vị giác của thực khách như muốn dâng trào.
Người xưa có câu ca dao "Đất Quảng chưa mưa đã thấm, rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say". Và, rượu Hồng Đào cũng chính là đặc sản Hội An phổ biến trong nét sinh hoạt thường ngày của người dân địa phương.
Thưởng thức chút hương vị của rượu Hồng Đào thì chắc hẳn, bạn sẽ chẳng quên được vị ngon của nó. Rượu pha lẫn chút cay nồng, hương thơm đặc trưng và màu rượu hồng đào đã đủ chinh phục nhiều du khách.
Nhắc đến bánh su sê (phu thê) người ta thường nhớ ngay đến những ngày vui, đám hỏi tại nhiều nơi trên dọc miền đất nước. Món bánh này cũng là một đặc sản Hội An làm quà vô cùng thú vị mà nhiều du khách muốn mua về.
Món bánh hấp dẫn này có màu vàng nhạt, hương thơm nhẹ, độ ngọt vừa phải. Bánh su sê Hội An ăn vừa dai dẻo của bột gạo lại vừa giòn sần sật, chút ngọt dịu của đường mật, ngậy béo của dừa nạo mang đến cho người ăn vị thanh mát mà không ngán.
Bánh ít lá gai là trong số những đặc sản Hội An làm quà tuyệt chiêu do dân địa phương giới thiệu. Loại bánh hấp dẫn này được làm từ bột gạo mềm mịn ngâm với lá gai tạo thành màu đen vô cùng óng mượt.
Phần nhân của bánh là đậu xanh giã nhuyễn ngọt thơm đúng điệu. Khi ăn, người ta sẽ cảm nhận được vị thơm dẻo, mềm mịn cùng độ ngọt vừa phải. Thậm chí đối với những người khó tính nhất, bánh ít lá gai cũng có thể khiến người thưởng thức cảm thấy hài lòng.
Bánh thuẫn có vẻ ngoài bắt mắt, vàng ươm như bông hoa mai là một món ăn đặc sản Hội An được nhiều du khách lựa chọn làm quà. Món ăn đặc sản này không chỉ được sử dụng trong những dịp đặc biệt như lễ tết, cúng giỗ.
Bánh được làm từ bột mì, trứng gà và một số gia vị đặc biệt. Hương vị của bánh vừa thơm mềm của trứng lại vừa bùi bùi của bột khiến cho người thưởng thức bị lôi cuốn và nhớ mãi.
Đến Hội An, dân sành ăn không thể không thử qua món mắm thính truyền thống nơi đây. Từ xưa đến nay, món ăn với hương vị nồng đượm, đặc trưng hương vị quê hương này luôn chiếm được cảm tình của những ai vô tình ghé thăm đất Quảng Nam.
Những ai đã trót yêu mắm thính không thể bỏ qua món cá thính rang với lá nén. Người ta cho cá thính vào chảo dầu, đợi cá thấm dầu rồi lật đều hai mặt và thêm lá nén là mùi thơm sẽ ngay lập tức lan tỏa khắp các ngõ ngách. Từ mắm thính, có thể chế biến thành các món ngon. Chỉ cần gắp vài con thính, đem chưng với cơm hay kho cùng thịt ba chỉ, một ít ớt quả, tiêu, nén là đã thành một bữa ăn ngon miệng.
Từ xa xưa, người dân Tam Thanh đã biết đến việc làm mắm để thưởng thức và sử dụng trong phòng bếp gia đình. Những hũ mắm Tam Thanh truyền thống còn ngược dòng sông Thu để đến với những miền đất mới nức tiếng xa gần.
Nước mắm Tam Thanh chia thành nhiều loại khác nhau như: Mắm nhĩ, mắm cái, mắm thính, mắm ruốc, mắm bê thui...Tuy vậy, mắm nhĩ vẫn là một trong số những đặc sản Quảng Nam được khách du lịch chọn mua nhiều tại Tam Thanh để mang về sau mỗi chuyến đi.
Nổi tiếng khắp miền Trung, bánh dừa nướng Quảng Nam được rất nhiều du khách gần xa yêu thích, trở thành đặc sản Hội An làm quà ý nghĩa cho những người ghé đến Hội An
Bánh dừa nướng Quảng Nam được làm từ thành phần dừa tươi, bột nếp và đường. Hương vị của chúng không chỉ hấp dẫn mà còn khiến du khách như được trở lại tuổi thơ với những món ăn vặt ngon không cưỡng nổi. Bánh dừa nướng đặc sản có màu nâu vàng đẹp mắt, thơm lừng vị dừa, giòn tan trong miệng khi ăn.
Mong là với cẩm nang bỏ túi này sẽ giúp ít cho các bạn có kinh nghiệm trong chuyến đi du lịch Hội An tự túc thật vui và ý nghĩ.
Du Lich Hội An không còn là cái tên xa lạ đối với các tín đồ đam mê du lịch thích khám phá, trải nghiệm và nghỉ dưỡng. Hằng năm, nơi đây đón hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước bởi các món ăn ngon tại Hội An, các điểm du lịch ở Hội An cùng với các di tích lịch sử ở Hội An khiến cho du lịch ở Hội An trở thành điểm du lịch nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên Thế Giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm khi đi du lịch Hội An tự túc. Sau đây HItour.vn gửi đến các bạn cẩm nang chi tiết, hy vọng cẩm nang này sẽ đồng hành cùng bạn trên các chuyến vivu Hội An sắp tới.
HItour sẽ đề xuất và cung cấp thông tin chi tiết cho bạn về các địa điểm du lịch Hội An để bạn có thể tự sắp xếp, lên kế hoạch cho chuyến đi của mình được tốt nhất.(Danh sách sắp xếp theo thứ tự Mục lục bài viết)
Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
Phố cổ Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, gồm những di sản kiến trúc đã có từ hàng trăm năm trước, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1999 dựa trên hai tiêu chí:
Ngày 29 - 1 - 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 10/2008/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hội An.
Thành phố Hội An nằm bên bờ bắc hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía đông nam, có vị trí địa lý:
Thành phố Hội An có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 9 phường: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà.
Và 4 xã: Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh, Tân Hiệp (xã đảo nằm trên Cù lao Chàm).
Thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,6oC. Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 12oC và nhiệt độ vùng núi thậm chí còn thấp hơn. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%. Lượng mưa trung bình 2.000 - 2.500mm. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 1 và tháng 9 là các tháng chuyển tiếp với đặc trưng là thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa.
Thời điểm du lịch Hội An tuyệt nhất là từ tháng 2 đến tháng 8 hàng năm, lúc này mùa khô, trời ít mưa, khí hậu dễ chịu.
Đi Hội An vào ngày 14 âm lịch hàng tháng để tham dự đêm phố cổ Hội An. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội được nghe các bài hát cổ truyền, chơi các trò chơi dân gian và thưởng thức các món ăn ngon tuyệt, đặc biệt được tận mắt nhìn ngắm những chiếc đèn lồng đỏ rực giăng khắp phố.
Nếu muốn khám phá thêm Du lịch Cù Lao Chàm từ A - Z, các bạn có thể đi vào khoảng giữa mùa hè, thời tiết nắng nóng sẽ phù hợp với các hoạt động vui chơi và khám phá biển.
Thành phố Hồ Chí Minh cách Hội An khoảng 846km, thời gian di chuyển giữa 2 thành phố này sẽ mất khoảng 17 tiếng 30 phút. Hằng ngày có rất nhiều các tuyến xe giường nằm chất lượng cao đi Hội An.
Tham khảo một số xe khách chất lượng cao đi Hội An từ Sài Gòn:
Xe khách Đại Lộc
Xe khách Cẩm Vân
Xe khách Xuân Tùng
Công ty vận tải du lịch Hội An
Các bạn từ Sài Gòn đi Hội An, Quảng Nam thì nên dừng lại tại ga Tam Kỳ (đối với các bạn đi từ phía Nam cũng vậy).
Từ Sài Gòn hàng ngày có 5 chuyến tàu đi Tam Kỳ là SE2, SE4, SE8, SE10 và SE22. Tương tự, các chuyến tàu đến Tam Kỳ vào ban ngày là SE2 (đi từ Sài Gòn 21:55 đến Tam Kỳ 12:24); SE4 (đi từ Sài Gòn 19:45 và đến Tam Kỳ lúc 11:08) và SE22 (đi từ Sài Gòn 14:40 và đến Tam Kỳ lúc 08:12).
Hội An thuộc Quảng Nam nhưng sân bay gần nhất lại ở Đà Nẵng (Hội An cách Đà Nẵng 30km). Hiện nay các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjetair đều có khai thác các đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng. Nếu muốn mua được vé giá rẻ, bạn nên đặt vé trước từ 3 tháng trở lên.
Thành phố Hà Nội cách Hội An khoảng gần 797km, thời gian di chuyển giữa 2 thành phố này sẽ mất khoảng 17 tiếng. Hằng ngày có rất nhiều các tuyến xe giường nằm chất lượng cao đi Hà Nội.
Tham khảo một số xe khách chất lượng cao đi Hội An từ Hà Nội:
Xe khách Queen Cafe
Xe khách An Phú
Xe khách TM Camel
Xe khách Trekking
Các bạn từ Hà Nội đi Hội An, Quảng Nam thì nên dừng lại tại ga Đà Nẵng (đối với các bạn đi từ phía Bắc cũng vậy).
Từ Hà Nội hàng ngày có 6 chuyến tàu đi Đà Nẵng là SE1, SE3, SE5, SE7, SE9, SE19. Xét về khía cạnh hợp lý trong việc thời gian di chuyển, các bạn có thể quan tâm tới chuyến tàu SE1 (đi từ Hà Nội 22:20 đến Đà Nẵng 13:25); SE3 (đi từ Hà Nội 19:30 đến Đà Nẵng 11:05) và SE19 (đi từ Hà Nội 20:10 đến Đà Nẵng 12:20).
Hội An thuộc Quảng Nam nhưng sân bay gần nhất lại ở Đà Nẵng (Hội An cách Đà Nẵng 30km). Hiện nay các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjetair đều có khai thác các đường bay từ Thủ đô Hà Nội đến Đà Nẵng. Nếu muốn mua được vé giá rẻ, bạn nên đặt vé trước từ 3 tháng trở lên.
Với những địa điểm ngoại thành hoặc nội thành Hội An ở xa hay gần, hãy thuê cho mình một chiếc xe máy vì đây là phương tiện lưu thông thuận tiện và chủ động nhất, trang bị một tấm bản đồ du lịch Hội An và tự mình khám phá Hội An nhé.
Một số địa điểm thuê xe máy ở Hội An dưới đây với giá thuê từ 100,000đ - 200,000đ/xe/ngày:
Thuê xe máy Trường Hội An Hùng Ân
Thuê xe máy Anh Khoa
Thuê xe máy Hội An
Thuê xe máy Motorvina
Hướng dẫn tham quan Hội An thì nên thử xích lô ở Hội An để cảm nhận hết những đều thú vị nhất là ngắm phố cổ Hội An trên một chiếc xích lô, vừa thân thiện, vừa dễ cảm nhận được cái sự yên bình của Phố cổ, nét mộc mạc, bình dị ở đây.
Lang thang trên những con phố Nguyễn Thái Học, Trần Phú, Phan Châu Trinh, đâu đâu cũng gặp những thành viên của Nghiệp đoàn xích lô Hội An trong trang phục của mình với tư thế sẵn sàng phục vụ. Và nghiệp đoàn xích lô góp phần gìn giữ cho văn hóa Hội An trường tồn.
Cũng giống như Xích Lô phương tiện Xe đạp chỉ phù hợp di chuyển những quảng đường ngắn ở những địa điểm du lịch Hội An trong nội thành, các địa điểm cho thuê xe đạp ở Hội An, nằm tập trung ở đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Duy Hiệu, Cửa Đại, Bà Triệu,...đều có cho thuê xe đạp.
Góp phần khuyến khích nhiều người dân Hội An nói chung, khách du lịch đến Hội An nói riêng tham gia giao thông xanh ( phương tiện di chuyển đơn giản là bằng xe đạp) để cùng nhau bảo vệ môi truờng Xanh, Sạch, Đẹp.
Một số địa điểm thuê Xe đạp ở Hội An tham khảo:
Thuê xe đạp cửa hàng Anh Lê Văn Trung
Thuê xe đạp cửa hàng chị Lê Thị Tuyết Ánh
Thuê xe đạp cửa hàng chị Nguyễn Thị Lành
Thuê xe đạp cửa hàng chị Nguyễn Thị Kim Loan
Taxi là phương tiện giao thông di chuyển phù hợp cho nhóm mà có người lớn tuổi và trẻ em đi cùng, di chuyển cũng rất thuận tiện dù trong nội ô hay ngoại ô Hội An đều được.
Tham khảo một số hãng Taxi ở Hội An chất lượng cao, giá cả phù hợp như:
Nhà nghỉ là loại hình lưu trú phổ biến nhất, có ở hầu khắp các địa phương cũng như các địa điểm du lịch ở Hội An. Với lợi thế giá rẻ cùng sự dễ tìm, với những ai không có yêu cầu quá cao về việc lưu trú, đây có thể là một lựa chọn phù hợp.
Bạn có thể tham khảo một số Nhà nghỉ ở Hội An dưới đây:
Nhà nghỉ Thời Đại Hội An
Nhà Nghỉ Bình Tân Hội An
Nhà Khách Thành phố Hội An
Nhà Nghỉ Gia Bảo Phát
Những homestay này có ưu điểm là giá phòng, luôn có kèm các dịch vụ ăn uống giá cũng hợp lý, kiểu homestay mới cho phép khách du lịch tận hưởng không gian riêng tư. Đa phần các homestay hiện nay đều là các căn hộ tách biệt với chủ. Đặc biệt, các địa điểm này thường được trang trí rất đẹp.
Bạn có thể tham khảo một số Homestay ở Hội An dưới đây:
Phượng Vĩ Homestay
An Hoi Town Homestay
Skybird Homestay
Horizon Homestay Hoi An
Hệ thống khách sạn tại Quảng Nam tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm thành phố Hội An số lượng khách sạn khá nhiều và rất da dạng về dịch vụ từ 2 sao, 3 sao với chất lượng tốt nổi bật, giá cả phải chăng. Đặc biệt là dịch vụ của các khách sạn 4 sao, khách sạn 5 sao ở Hội An, tuy chi phí cao nhưng chắc chắn những gì bạn nhận lại được sẽ khiến bạn vô cùng hài lòng.
Bạn có thể tham khảo một số Khách sạn ở Hội An dưới đây:
Hoi An Odyssey Hotel
Vaia Hotel Hội An
Hoi An River Town Hotel
Khách sạn Vệ Nữ Hội An
Khi đi du lịch Hội An ngoài các địa điểm du lịch nổi tiếng tại nợi đây, thì những resort tại Hội An cho bạn không gian tuyệt vời để nghỉ dưỡng cùng người thân, bạn bè, giúp bạn có thêm nhiều năng lượng hơn và thư giãn sau chuyến đi đầy trải nghiệm mới mẻ đó.
Bạn có thể tham khảo một số Resort ở Hội An dưới đây:
La Siesta Hoi An Resort & Spa
Osaka Riverside Villa & Spa
Christina's Hội An
Allegro Hoi An . A Little Luxury Hotel & Spa
Khu phố cổ Hội An nằm trọn trong phường Minh An, diện tích khoảng 2km2, với những con đường ngắn và hẹp, có đoạn uốn lượn, chạy dọc ngang theo kiểu bàn cờ. Nằm sát với bờ sông là đường Bạch Đằng, tiếp đó tới đường Nguyễn Thái Học rồi đường Trần Phú nối liền với Nguyễn Thị Minh Khai bởi Chùa Cầu. Do địa hình khu phố nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, các con đường ngang Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ và Trần Quý Cáp hơi dốc dần lên nếu đi ngược vào phía sâu trong thành phố. Đường Trần Phú xưa kia là con đường chính của thị trấn, nối từ Chùa Cầu tới Hội quán Triều Châu. Vào thời Pháp thuộc, đường này được mang tên Rue du Pont Japonnais, tức Phố cầu Nhật Bản. Ngày nay, đường Trần Phú rộng khoảng 5 mét với nhiều ngôi nhà không có phần hiên, kết quả của lần mở rộng khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Hai con đường Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng hình thành muộn hơn, đều do bùn đất bồi lấp. Đường Nguyễn Thái Học xuất hiện năm 1840, sau đó được người Pháp đặt tên là Rue Cantonnais, tức Phố người Quảng Đông. Đường Bạch Đằng ra đời năm 1878, nằm sát bờ sông nên xưa kia từng có tên gọi là Đường Bờ Sông. Nằm sâu về phía thành phố, tiếp theo đường Trần Phú là đường Phan Chu Trinh, con đường mới được xây dựng thêm vào khoảng thời gian sau này. Trong khu phố cổ còn nhiều đường hẻm khác nằm vuông góc với đường chính kéo dài ra đến tận bờ sông.
Đường Trần Phú là con đường chính, nơi tập trung nhiều nhất những công trình kiến trúc quan trọng, cũng như những ngôi nhà cổ điển hình cho kiến trúc Hội An. Nổi bật nhất trong số này là các hội quán do người Hoa xây dựng để tưởng nhớ đến quê hương của họ. Nếu bắt đầu từ Chùa Cầu, sẽ thấy năm hội quán trên đường Trần Phú, tất cả đều bên số chẵn: Hội quán Quảng Đông, Hội quán Trung Hoa, Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Quỳnh Phủ và Hội quán Triều Châu. Ở góc đường Trần Phú và Nguyễn Huệ là miếu Quan Công, di tích đặc trưng cho kiến trúc đền miếu của người Minh Hương ở Việt Nam. Ngay sát miếu về phía Bắc, có thể thấy Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Hội An, nguyên trước đây là ngôi chùa Quan Âm của dân làng Minh Hương. Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh và Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch cũng nằm trên con đường này. Theo đường Trần Phú, đi qua Chùa Cầu sẽ dẫn tới đường Nguyễn Thị Minh Khai. Những ngôi nhà truyền thống ở đây được tu bổ và bảo tồn rất tốt, phần lối đi bộ hai bên được lát gạch đỏ, phía cuối đường là vị trí của đình Cẩm Phô. Phía Tây đường Nguyễn Thái Học có một dãy phố được hình thành bởi những ngôi nhà có kiến trúc mặt tiền kiểu Pháp, còn phần phía Đông là khu phố mua bán nhộn nhịp với những ngôi nhà kiểu hai tầng, diện tích lớn. Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An nằm ở số 33 của con đường này là ngôi nhà cổ lớn nhất khu phố cổ, có chiều dài 57m, chiều ngang 9m. Trong mùa mưa bão, đường Nguyễn Thái Học và khu vực xung quanh thường bị ngập lụt, dân cư phải sử dụng thuyền để đi mua sắm và đến các quán ăn. Khu phố phía Đông phố cổ từng là khu phố của người Pháp. Trên đường Phan Bội Châu, dãy phố phía Tây được xây dựng san sát những ngôi nhà với mặt đứng kiểu châu Âu, đa số một tầng. Nơi đây từng là nhà ở của các công chức dưới thời Pháp thuộc.
Chiếc cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An ngày nay là Chùa Cầu, còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản. Cây cầu này dài khoảng 18m, bắc qua một lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn, nối liền đường Trần Phú với đường Nguyễn Thị Minh Khai. Theo sự tích kể lại thì Cầu Nhật Bản được xây dựng vào năm 1593, nhưng không có một cơ sở chính xác nào để khẳng định điều này. Trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ năm 1630, cái tên "Hội An Kiều" và hình ảnh một cây cầu có mái đã xuất hiện. Nhà sư Thích Đại Sán cũng nhắc tới cái tên "Nhật Bản Kiều" trong cuốn Hải ngoại ký sự năm 1695. Trải qua rất nhiều lần trùng tu, hình dáng cây cầu đã bị thay đổi nhiều, dáng vẻ ngày nay được hình thành trong những lần sửa chữa vào thế kỷ 18 và 19. Những trang trí bằng mảnh sứ tráng men hay đĩa sứ là biểu hiện đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.
Cầu Nhật Bản có một kiến trúc khá độc đáo, kiểu thượng gia hạ kiều, tức trên là nhà dưới là cầu, một loại hình kiến trúc khá phổ biến ở những quốc gia châu Á nhiệt đới. Dù mang tên Cầu Nhật Bản nhưng sau nhiều lần trùng tu, thật khó có thể tìm thấy một chút dấu tích kiến trúc Nhật Bản trên cây cầu này. Nhìn từ bên ngoài, cây cầu nổi bật nhờ hệ mái cong mềm mại nâng đỡ bởi một hệ thống kết cấu gỗ, và phần móng được làm bằng vòm trụ đá. Mặt cầu vồng lên kiểu cầu vồng, được lát ván làm lối qua lại, hai bên có bệ gỗ nhỏ, trước kia làm nơi bày hàng buôn bán. Gắn liền với cầu về phía thượng nguồn là một ngôi chùa rất nhỏ thờ Huyền Thiên đại đế, xây dựng sau cầu khoảng nửa thế kỷ. Cây cầu nhỏ này ngày nay đã trở thành biểu tượng của thành phố Hội An.
Chùa Ông còn gọi là Quan Công Miếu ở số 24 đường Trần Phú. Chùa Ông là một trong những ngôi chùa tiêu biểu của người Hoa ở phố cổ Hội An, được xây dựng năm 1653. Cho đến nay chùa đã qua 6 lần trùng tu, đó là những năm 1753, 1783, 1827, 1864, 1904, 1966.
Trước đây chùa Ông là nơi các thương nhân thường lưu đến để cam kết trong việc vay nợ, buôn bán làm ăn và xin xăm cầu may trong việc buôn bán.
Chùa Ông được xây dựng theo kiểu chữ "Quốc", do nhiều nếp nhà hợp lại. Nhà có kết cấu vì kèo, các nếp nhà mái lợp ngói ống có men màu, bờ nóc được gắn hoa chanh đắp hình rồng, nghê bằng các mảnh sứ màu.
Chùa thờ vị Quan Thánh Đế Quân, là một danh tướng thời Tam quốc, một tấm gương sáng đại diện cho Trung – Tín – Tiết – Nghĩa. Hiện nay trong chùa còn giữ được một số hiện vật quý như biểu sắc phong, 32 bức hoành, 10 bộ câu đối, tượng Quan Công, Châu Bình, Châu Thượng, tượng 2 con ngựa Xích Thố, Bạch Mã.
Giếng cổ Bá Lễ là một giếng cổ có từ lâu đời ở phường Minh An, thành phố Hội An, Quảng Nam. Giếng tọa lạc trên con đường nhỏ Trần Hưng Đạo, gần đường vào Phố cổ Hội An. Giếng mang đậm nét xưa cũ, cổ kính qua những lớp rêu phong xanh rì, tươi mát lấp đầy quanh miệng và thành giếng.
Giếng được xây bởi người Chăm xưa, khoảng từ thế kỉ VIII - IX, giếng có dạng hình vuông, diện tích khoảng 10m2, sâu khoảng 12m. Giếng Bá Lễ đã tồn tại với Hội An qua bao nhiêu năm thăng trầm. Nét mộc mạc của rêu phong bám quanh thành giếng dày đặc, nét thô sơ, vững chắc của các lớp gạch xưa, sự trong trẻo của nước giếng đã góp phần tô đậm thêm cái hồn xưa cũ của nơi đây.
Một điểm đặc biệt khác là nước giếng ở đây rất trong, không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Nước được dùng để chế biến những món ăn đặc sẳn của Hội An như: cao lầu, bánh bao, bánh vạc,...
Nhà cổ Quân Thắng ở Hội An nằm ở 77 Trần Phú, thành phố Hội An, Quảng Nam là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện.
Đây là một điểm tham quan chính trong hành trình khám phá di sản văn hoá thế giới Hội An của du khách. Đó là một điển hình của loại nhà trệt thông hai mặt đường Trần Phú và Nguyễn Thái Học. Ngôi nhà này là một trong những ngôi nhà cổ nhất trong Đô thị cổ. Bước vào nhà, có thể nhìn thấy nhiều đặc trưng kiến trúc của Hội An. Đó là kiểu vì "kẻ chuyền" trong cấu trúc hệ mái nhà chính, là một không gian nhỏ có mái che nhìn ra sân trời với vì kèo "chồng rường" được trang trí rất đẹp. Đối diện với sân trời là mái vì vỏ cua. Tường bao xung quanh sân trời được trang trí đẹp bằng gốm Trung Quốc, các đồ án trang trí hình các con vật, cảnh vật cùng với hòn non bộ đã biến nơi đây thành một bức tranh tuyệt tác.
Nhà cổ Tân Ký ở Hội An nằm ở 101 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An, Quảng Nam là nơi cư ngụ của bảy thế hệ trong một gia đình. Ngôi nhà còn giữ nhiều dấu tích minh chứng cho giai đoạn thương mại phồn thịnh với nước ngoài, từ thế kỷ 18 đến nữa đầu thế kỷ 19,thời kỳ những nhà buôn giàu có xây dựng những ngôi nhà tráng lệ.
Ngoài những kiến trúc địa phương, thiết kế của nhà Tấn Ký có những nét chịu ảnh hưởng kiến trúc Trung Hoa (trồng rường giả thủ) và Nhật Bản. Các đòn tay, mái và trần nhà là những nét tiêu biểu của các kiến trúc này. Ngôi nhà có dạng hình ống có hai mặt như thế này rất phù hợp và thuận thiện cho việc buôn bán ngày xưa của các thương nhân. Mặt tiền đường Nguyễn Thái Học là nơi sinh hoạt và mặt tiền đường Bạch Đằng là nơi buôn bán.
Mặc dù phải hứng chịu sự tàn phá của thời gian và lũ lụt, ngôi nhà hầu như nguyên vẹn nhờ xây dựng bằng những vật liệu tốt. Khung nhà được lắp ghép với nhau bằng mộng gỗ. Các chân cột tụa trên những phiến đá cẩm thạch và phía ngoài được xây bằng gạch và ngói dày. Thiết kế này giữ cho ngôi nhà mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
Nhiều vật liệu xây dựng được đưa từ những nơi khác đến, những phiến đá và gạch lát nền đưa vào từ miền Bắc. Nhiều bàn ghế và vật trang trí cổ trong nhà đã có từ thời ấy.
Nhà cổ Tấn Ký được Bộ Văn Hoá xếp hạng di tích đặc biệt, được đưa vào phim ảnh, truyền hình và trở thành ngôi nhà được biến đến và thăm viếng nhiều nhất tại Hội An từ năm 1983. Mỗi năm nhà Tấn Ký đón tiếp hàng chục vạn du khách trong và ngoài nước. Đây là ngôi nhà cổ duy nhất tại Hội An được các nhà lãnh đạo của Việt Nam và thế giới đến thăm như tổng bí thư Trường Chinh, tổng bí thư Lê Khả Phiêu, tổng bí thư Nông Đức Mạnh, chủ tich nước Trần Đức Lương, thủ tướng Phan Văn Khải, tổng bí thư - chủ tich nước Giang Trạch Dân, thủ tướng Thaksin Shinawtra,...
Nhà cổ Phùng Hưng ở Hội An nằm ở 4 Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Hội An, Quảng Nam là ngôi nhà cổ do thương nhân người Việt xây dựng nên mang đậm nét kiến trúc Việt hơn so với những ngôi nhà cổ khác. Mặt hàng kinh doanh của gia đình lúc bấy giờ là tơ lụa.
Hiện nay trong gia đình vẫn còn bày bán các sản phẩm tơ lụa dệt thủ công. Diện tích khoảng 300m2, nhà không có giếng trời và chỉ có một lối đi. Ngôi nhà được xây dựng năm 1780, có niên đại trên 200 năm nhưng ngôi nhà vẫn được bảo quản nguyên trạng. Và được công nhận là di tích lịch sử văn hoá vào năm 1985.
Mang lối kiến trúc kết hợp của Việt – Trung – Nhật. Băng công chạy quanh gác xếp là lối kiến trúc của người hoa. Mái lợp 4 mái của người Nhật. và đa phần kiến trúc còn lại trong ngôi nhà là nét Việt. Ngôi nhà được chống đỡ chủ yếu là dựa vào 8 cây cột làm bằng gỗ lim, bên dưới bao quanh chân cột là mảng đá nhỏ chống mối, mọt.
Gian gác là nơi chứa hàng hoá và trú chân của gia đình khi có lũ lụt. Chính giữa gian gác là bàn thờ treo, bên trái là bàn thờ gia đình. Trên gian gác có một của bậc, là nơi dùng ròng rọc để kéo hàng hoá cho thuận tiện, cửa chắn gió có thể tháo là lắp vào dễ dàng khi cần để lấy không gian rộng hơn. Mang đậm lối kiến trúc Việt nên đồ đạc và các hoạ tiết trang khí khá đơn sơ và giản dị.
Nhà cổ Đức An ở Hội An nằm ở 129 Trần Phú, Phường Minh An, thành phố Hội An, Quảng Nam bước chân vào nhà cổ Đức An một ngôi nhà đã 180 năm tuổi mà ở đó những nét cổ kính, trầm mặc vẫn đang hiện hữu trên từng đồ vật rất đỗi giản dị của gia đình, người ta cảm nhận rõ hơn cái sự trôi chậm của thời gian. Từ những đồ vật rất đỗi giản dị trong ngôi nhà như chiếc đèn dầu, chiếc giá để bút...đến những bộ bàn ghế, bộ tranh tứ bình cũng đã ngót nghét hàng trăm năm.
Ông Phan Ngọc Trâm, người chủ của ngôi nhà cho biết, gia đình ông đã có 6 đời sinh sống trong ngôi nhà cổ này. Dù năm nào ở đây cũng có lũ và đã trải qua vài lần trùng tu nhưng nhà cổ Đức An vẫn giữ được gần như nguyên vẹn những giá trị văn hóa mà ông cha để lại.
Du khách hẳn sẽ mất nhiều thời gian để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính, tĩnh lặng của những mái ngói rêu phong; hưởng thụ cái thư thái trong từng nét kiến trúc Việt đang hiện diện ở đây. Cùng với những nét trầm mặc ấy, nhà cổ Đức An còn là nơi ghi dấu quá trình hoạt động của Tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Hội An cũng như tỉnh Quảng Nam và gắn liền với người chiến sĩ cách mạng Cao Hồng Lãnh.
Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên ở Hội An nằm ở 80 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An, Quảng Nam nơi đây được nhiều du khách, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước coi như một bảo tàng cổ vật vô giá luôn mở rộng cửa cho du khách đến xem. Hiện vật cổ bày la liệt mà không có vẻ được bảo vệ, nhưng cũng chưa bao giờ xảy ra chuyện mất mát.
Theo gia phả hiện đang lưu giữ tại nhà Diệp Đồng Nguyên, ông Diệp Ngộ Xuân là người họ Diệp đầu tiên từ Gia Ứng - Quảng Đông (Trung Hoa) sang Hội An vào thời Thanh Hàm Phong 1856. Với nghề thuốc bắc cha truyền con nối, ông tổ đã lập nên cơ ngơi đầu tiên cho dòng họ ở đường Trần Phú (Hội An - Quảng Nam) với tiệm thuốc bắc mang tên Diệp Đồng Xuân. Về sau, con cái của ông đã gìn giữ cơ nghiệp và phát triển thêm. Từ tiệm thuốc bắc chuyên buôn bán các loại cao đơn hoàn tán mang tên Nhị Thiên Đường, tiệm dần mở rộng thành đại lý cho hãng dầu lửa Shell, buôn bán lụa là gấm vóc, sách vở cho học sinh, sách quốc ngữ cho bà con Hội An...Đến nay họ Diệp sống ở đây 5 thế hệ. Ngoài buôn bán, người họ Diệp còn có thú sưu tầm đồ cổ và lưu lại cho con cháu đời sau.
Nhà thờ cổ tộc Trần ở Hội An nằm ở 21 Lê Lợi, Phường Minh An, thành phố Hội An, Quảng Nam do Ông Trần Thể Quang là cháu chắt đời thứ 13 và hiện đang trông coi ngôi nhà thờ cổ.
Nằm trong khu vườn rộng 1.500m2 được bao bọc bằng bờ tường cao cùng cây cối xanh tươi và chịu ảnh hưởng bởi lối kiến trúc Á Đông mang phong cách Nhật Bản, Trung Hoa, ngôi nhà chia làm 2 phần: phần chính để thờ cúng và phần phụ bên cạnh để vị trưởng tộc cũng như khách ở. Giữa gian phòng khách và gian thờ cúng có một ngạch cửa dùng như chướng ngại vật, nhắc nhở mọi người khi vào bên trong phải cúi đầu làm lễ. Phía sau ngôi nhà là mảnh vườn với mô đất cao là nơi để "chôn nhau cắt rốn" của dòng họ. Tất cả được xây dựng hài hòa, tuân thủ theo phép phong thủy nghiêm ngặt. Hằng năm, vào một ngày định kỳ, tất cả bà con trong dòng họ đều tụ tập lại cùng nhau hương khói để tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên. Sự gặp gỡ hằng năm như thế giúp mối quan hệ giữa các thành viên trong dòng họ ngày càng sâu sắc vì với thời gian, con cháu trong tộc sẽ ngày càng đông hơn cho nên sự củng cố nhà thờ càng thêm cần thiết.
Hội quán Phúc Kiến ở Hội An nằm ở 46 Trần Phú, Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam được xây dựng vào năm 1697 mấy trăm năm trước, để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái.
Đây là nơi thờ thần, Tiền hiền và hội họp đồng hương của những người Phúc Kiến. Đến tham quan, du khách sẽ chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ "Tam" theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu điện.
Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài...hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.
Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia. Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 - 2 - 1990.
Hội quán Quảng Đông ở Hội An nằm ở 176 Trần Phú, thành phố Hội An, Quảng Nam được xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền.
Nghệ thuật sử dụng hài hòa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và họa tiết trang trí đã đem lại cho hội quán Quảng Đông vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hiện nay hội quán còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ như: 4 bức hoành phi lớn, 1 lư trầm lớn bằng đồng cao 1,6m rộng 0,6m, 1 cặp đôn sứ men ngọc Trung Quốc...Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15/1 âm lịch) và vía Quan Công (24/6 âm lịch), hội quán lại tổ chức lễ hội rất linh đình, thu hút rất nhiều người tham gia.
Hội quán Triều Châu hay còn gọi là chùa Âm Bổn, nằm ở 157 Nguyễn Duy Hiệu, thành phố Hội An, Quảng Nam đây không chỉ là nơi có ý nghĩa về tín ngưỡng mà còn là nơi sinh hoạt gặp gỡ của cộng đồng người Triều Châu ở Hội An.
Hội quán Triều Châu được Hoa kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845, làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng khi đến Hội An sinh sống. Hội quán thờ các vị thần đi biển chế ngự sóng gió, cầu mong việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm, xuôi gió.
Tổng thể Hội quán Triều Châu được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngọai quốc: Mặt tiền hội quán được lắp dựng bằng nhiều mảng đá lớn có chạm trổ: cá chép hóa rồng, hồ điệp, tứ linh… Nhà tiền điện hầu hết được xây bằng gỗ và đá. Bên trong kiến trúc theo kiểu chồng rường, phần thân các vì kèo chạm trổ hết sức tinh vi. Cạnh các rường chính còn gắn những mảng chạm lộng, chạm. Với kết cấu đa tầng, giữa các tầng được đắp nổi nhiều hình hoa điểu, nhân vật..., bờ nóc, bờ hồi được tạo dáng hết sức mềm mại. Chính điện gồm 3 gian, kết cấu chủ yếu là các cột gỗ to và các vì chồng rường giả thủ đặt trưng. Các con - ke trang trí được điêu khắc thành các hình thân rồng đầu cá. Các cánh cửa chính chạm trổ nhiều đồ án cát tường. Nối liền giữa nhà tiền điện với chính điện là nơi tiếp khách, nơi chuẩn bị các phẩm vật để hiến cúng trong các dịp đại lễ của hội quán.
Hàng năm, cứ vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch, hội quán tổ chức lễ cúng Nguyên Tiêu và giỗ tổ tiền hiền rất linh đình được đông đảo người Hoa gốc Triều Châu ở Hội An và các địa phương lân cận tham gia.
Bãi biển Cửa Đại là một địa điểm tuyệt vời để du khách có thể tạm tránh không khí chộn rộn của trung tâm Hội An. Bãi biển cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía đông bắc, trải dài trên bở cát trắng tinh.
Bãi biển Cửa Đại vẫn còn những hàng dừa hoang sơ, che bóng râm, giúp du khách tránh cái nắng miền Trung gay gắt. Làn nước Cửa Đại vẫn giữ được nét hoang sơ, sạch đẹp và là nơi tắm biển tuyệt vời từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Những tháng khác trong năm là mùa mưa lũ miền Trung và biển thường động, không an toàn cho du khách.
Biển An Bàng là một địa điểm du lịch ở Hội An được ít ai biết đến, cho đến khi bãi biển này nằm trong "Top 100 bãi biển tốt nhất hành tinh" thì đây là điểm đến tuyệt vời cho ngày hè của rất nhiều khách du lịch khi tới Hội An.
Nếu bạn ở Hội an thì đi về phía Động khoảng 3km, còn nếu bạn ở Đà nẵng thì chạy dọc theo đường Võ Nguyên Giáp khoảng 20km theo hướng về phía Hội An, dọc theo đường biển. Bãi biển An Bàng cát ở đây trắng và rất mịn, chiều dài khoảng 4km với cảnh quan vô cùng tự nhiên và thảm thực vật cũng rất đa dạng. Vì mới được hình thành nên Bãi Biển An Bàng vẫn còn giữ được vẻ hoang sơ và tĩnh mịch.
Cù lao Chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 16km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo (hòn): Hòn Lao (còn gọi là hòn Cù Lao, lớn nhất), Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Lá, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.
Du Lich Cù Lao Chàm nơi đây có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rặng san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ.
Bảo tàng lịch sử văn hóa Hội An hình thành từ năm 1989, trưng bày trên 212 hiện vật bằng gốm, sứ, đồng, sắt, giấy, gỗ...có liên quan đến các giai đoạn phát triển của Ðô thị thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh (Từ đầu đắn thế kỷ thứ II sau Công nguyên), tiếp nối bởi văn hóa Champa (Thế kỷ II - Thế kỷ XV) và văn hóa Ðại Việt, Ðại Nam (Thế kỷ XV - Thể kỷ XIX).
Tọa lạc tại số 10B, đường Trần Hưng Đạo, thành phố Hội An, với những hiện vật khảo cổ được phát hiện dưới lòng sông, lòng biển, trên mặt đất, cả trong lòng phố cổ và vùng ngoại ô. Bảo tàng Lịch Sử Văn Hoá đã minh chứng sinh động diễn trình lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Hội An. Đặc biệt những hiện vật thời Đại Việt (từ cuối thế kỷ XV - giữa thế kỷ XIX) được trưng bày ở Bảo tàng này phần nào nói lên vai trò Hội An với tính chất là một trung tâm thương cảng mậu dịch quốc tế ở Đàng Trong Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á.
Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An nằm tại số 33 Nguyễn Thái Học, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam là ngôi nhà cổ lớn nhất trong Đô thị cổ có chiều dài 57m, chiều ngang 9m, hai tầng sàn bằng gỗ thông 2 mặt phố Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng.
Ở tầng 2, Bảo tàng trưng bày 490 hiện vật, giới thiệu về bốn chủ đề chính: Nghệ thuật tạo hình dân gian, nghệ thuật diễn xướng dân gian, ngành nghề truyền thống và sinh hoạt dân gian. Ở tầng 1, gồm các hoạt động trình diễn khá sống động minh hoạ cho những giá trị Văn hoá Dân gian Hội An. Bảo tàng được coi là thiết chế văn hoá đặc biệt và hiếm hoi trong khu vực.
Bằng những hình ảnh, hiện vật gốc và các hoạt động trình diễn Bảo tàng Văn hoá Dân gian đã thể hiện các giá trị thuộc văn hoá phi vật thể, giới thiêụ về bề dày truyền thống văn hoá, sự sáng tạo, những đóng góp của các thế hệ cư dân địa phương trong quá trình xây dựng phát triển vùng đất Hội An.
Bảo tàng Văn hoá Sa Huỳnh Hội An nằm tại số 149 đường Trần Phú, thành phố Hội An là một trong những nơi hiếm hoi ở Quảng Nam trưng bày các hiện vật về đời sống, sinh hoạt của các cư dân Sa Huỳnh xưa.
Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh thành lập năm 1994 trưng bày bộ sưu tập đầy đủ và độc đáo gồm 946 hiện vật liên quan đến cư dân cổ thuộc hệ văn hoá Sa Huỳnh (niên đại cách nay 2000 năm) được phát hiện qua các đợt khảo sát, khai quật khảo cổ học tại các địa điểm: Hậu Xá, Thanh Chiêm, An Bàng, Xuân Lâm...từ năm 1989 đến năm 1994.
Đặc biệt, Bảo tàng này còn trưng bày một số hiện vật phát hiện ở di chỉ Bãi Ông - Cù Lao Chàm, minh chứng từ thời tiền sử cách nay khoảng hơn 3000 năm đã có cư dân bản địa sinh sống ở đây. Bộ sưu tập hiện vật về Văn hoá Sa Huỳnh ở Hôị An tại Bảo tàng được các nhà khoa học đánh giá là phong phú và độc đáo vào bậc nhất của Việt Nam.
Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An nằm ở số 80 Trần Phú, Hội An, được xây dựng từ năm 1995, lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XVIII.
Hầu hết các hiện vật là gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam...minh chứng cho vai trò quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển vào các thế kỷ trước, đồng thời cũng cho thấy quan hệ giao lưu văn hoá kinh tế quốc tế đã từng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hội An.
Làng gốm Thanh Hà Hội An thuộc phường Thanh Hà, thành phố Hội An, Quảng Nam. Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3km về hướng Tây. Từ đô thị cổ Hội An đi về phía Vĩnh Điện theo đường Duy Tân sẽ gặp bảng chỉ đường đến làng gốm.
Làng gốm Thanh Hà có nguồn gốc chủ yếu ở vùng Thanh Hóa, Nam Định, Hải Dương vào định cư từ khoảng cuối thế kỉ 15. Đến thăm làng gốm, ngoài việc thỏa sức lựa chọn các sản phẩm lưu niệm bằng gốm, du khách còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từ đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Qua bàn tay của những người thợ lành nghề, có kỹ thuật cao, những viên đất sét vô hồn bỗng chốc hóa thân thành những tác phẩm tuyệt vời. Quy trình làm gốm của Thanh Hà rất khắc khe.
Gốm ở Thanh Hà chủ yếu là gốm sành nâu, thỉnh thoảng có gốm tráng men. Sản phẩm thì phong phú đa dạng : hũ sáu, hũ năm, hũ tư hẹp, rộng miệng, lon lỗng, con chỏi, bảo bầu, các loại chậu, xuốt bài ròi (dùng uống nước)..., nhiều sản phẩm nhỏ như bình vôi ăn trầu, chân đèn,tò he, tu huýt, ngói âm dương, ngói vẩy cá...
Làng rau Trà Quế Hội An nằm cách trung tâm khu phố cổ Hội An khoảng 2,5km về phía Bắc; là vùng đất được hình thành từ thế kỷ 17 - 18 và nổi tiếng với nhiều sản phẩm rau có vị thuốc dân gian, mùi vị đậm đà được trồng bằng phương pháp thâm canh truyền thống, bón bằng loại rong lấy từ đầm Trà Quế nên đã biến rau xanh nơi đây trở nên xanh tươi và có mùi vị thơm lừng, khác biệt.
Đến với làng rau Trà Quế, du khách sẽ được tận hưởng bức tranh thiên nhiên mộc mạc, yên bình của một vùng rau bát ngát, được trải nghiệm làm nông dân với cuốc đất, bón rong, tưới nước gàu sòng, được thưởng thức hương vị nước hạt é, tự tay chế biến và thưởng thức các món ngon dân dã làm từ rau xanh Trà Quế.
Làng Mộc Kim Bồng Hội An thuộc phường Cẩm Kim, thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam. Từ bến đò Hội An có thể đi bằng thuyền du lịch hoặc thuyền của người dân để đến làng.
Kim Bồng là nơi đất lành chim đậu một miền quê trù phú bởi bao quanh làng là sông nước do đó ngoài nghề mộc là nghề chính làng còn có nghề trồng lúa, dệt chiếu, đánh cá.
Bạn cũng có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm chạm khắc bằng gỗ tinh xảo của các nghệ nhân ngay tại nơi sản xuất như nhà của nghệ nhân Huỳnh Ri hoặc những gian hàng trưng bày của các công ty du lịch, Hợp tác xã dịch vụ du lịch mà còn tận mắt xem được quá trình chế tác các tác phẩm đó. Một sáng đầy nắng ghé thăm làng mộc Kim Bồng với bạt ngàn những ruộng bắp, đồng lúa, đi trong những con đường nhỏ quanh co và khám phá những nét đặc sắc trong đời sống của người dân cũng như tham quan các xưởng mộc sẽ đem đến cho du khách một cảm nhận sâu sắc về làng nghề và người dân ven 2 bờ sông.
Rừng dừa Bảy Mẫu Hội An từ phố cổ Hội An, du khách xuôi về phía Đông Nam theo con sông Hoài khoảng 3km là đến. Hoặc đi xuôi về phía biển theo đường Cửa Đại, đến con sông Đế Võng cũng sẽ có đơn vị đón du khách tham quan.
Rừng dừa nước Bảy Mẫu rộng hàng chục ha nằm giáp 3 con sông Đế Võng, Thu Bồn và sông Hoài ngay khu vực Cửa Đại. Là vùng nước lợ nên rất thích hợp để dừa nước phát triển. Từ trên thuyền lớn, cách rừng dừa khoảng vài chục mét, du khách sẽ được đưa xuống thuyền thúng để len lỏi vào trong rừng dừa. Mỗi thuyền thúng từ 2-3 du khách và một người chèo, cứ thế từ từ lướt vào rừng dừa khám phá.
Vào dịp tháng 8 âm lịch, nếu du khách đến với rừng dừa nước Bảy Mẫu sẽ chứng kiến trái dừa nước chín và đây cũng là đặc sản để du khách thưởng thức cơm dừa nước giòn, ngọt và rất ngon.
Thành địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, cách thành phố Ðà Nẵng khoảng 70 km về phía tây nam, cách Trà Kiệu khoảng 10 km về phía tây trong một thung lũng kín đáo.
Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốc Chămpa. Với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, Mỹ Sơn trở thành trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của Vương quốc Chămpa.
Một trong những điểm đặc sắc nhất trong kiến trúc tháp Chăm chính là những hình chụp trên tường tháp và gạch xây tháp. Người Chăm đã dùng một chất vữa mỏng để xây tháp và các nghệ nhân đã tiến hành chạm khắc thẳng vào nền tường gạch những họa tiết tỉ mỉ, tinh tế. Vào năm 1898, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên là M.C Paris.
Nếu có dịp đến Mỹ Sơn vào những đêm trăng rằm bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn nét đẹp lung linh và sâu thẳm, cũng như hòa mình cùng cái không khí u tịch, lành lạnh của núi rừng bao quanh.
Ngược dòng thời gian, về thăm thương cảng Hội An thế kỷ 17 tại Vinwonders Nam Hội An. Hành trình khám phá VinWonders Nam Hội An không thể không ghé thăm Bến cảng Giao Thoa chạy dọc theo dòng sông thơ mộng trải từ cổng vào đến Đồi Ước Nguyện. Phía đông của dòng sông là dãy kiến trúc Việt Nam mô phỏng phố cổ Hội An với những ngôi nhà cổ mái đỏ rêu phong, tường vàng thanh bình và trầm mặc. Bên kia bờ là Đại lộ giấc mơ với dãy nhà được xây dựng theo kiến trúc châu Âu, lấy cảm hứng từ phong cách của Nga, Tây Ban Nha, Ý,...
Kết hợp trong hành trình khám phá Vinwonders Nam Hội An còn có River Safari, Đảo văn hóa dân gian, Vùng đất phiêu lưu, Water World,...sẽ đem đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho các bạn tại nơi đây.
Ngoài khung cảnh yên bình, phố cổ Hội An còn níu chân du khách bằng những chiếc đèn lồng lung linh. Đèn lồng ở Hội An xuất hiện mọi nơi trong phố cổ, trước hiên các nhà hàng, khách sạn.
Đèn lồng Hội An đa dạng từ màu sắc, chất liệu đến hoa văn, kiểu dáng. Đặc biệt, loại đèn lồng làm bằng chất liệu lụa có thể gấp xếp được rất được du khách ưa chuộng mua làm quà lưu niệm.
Hội An là một điểm đến được nhiều du khách yêu thích bởi nét trầm mặc, thanh bình bên dòng sông Hoài thơ mộng. Đến thành phố xinh đẹp này, bạn đừng bỏ qua cơ hội ngắm toàn cảnh phố cổ ở 6 tiệm cà phê Hội An trên cao, view siêu đẹp, lãng mạn nhé.
Faifo coffee
92 Station – Restaurant and Cafe
The Chef
The Hill Station Hoi An
Hoi An Roastery
Cocobox Hội An
Thuyền dùng để chở khách trên sông hoàn toàn được chèo bằng tay, không dùng động cơ máy móc, nên du khách cảm nhận được không khí thanh bình của phố cổ. Bạn sẽ được ngắm khung cảnh hai bên bờ sông với những căn nhà cổ hàng trăm năm tuổi, dòng người nhộn nhịp rảo bước. Khi ngồi trên thuyền, du khách còn được lắng nghe những câu chuyện từ người lái đò về Hội An và cuộc sống nơi đây.
Trải nghiệm này càng tuyệt vời hơn khi bạn đi thuyền vào buổi tối. Ánh đèn lồng hắt xuống dòng sông lấp lánh cùng ánh đèn hoa đăng trôi trên dòng nước sẽ là ấn tượng khó phai trong lòng lữ khách.
Khung cảnh phố cổ Hội An càng trở nên hấp dẫn vào buổi tối, đó là thời điểm hàng ngàn chiếc đèn lồng được thắp sáng. Vào dịp mùng 1 và 15 Âm lịch hàng tháng, du khách có thể tham gia thả hoa đăng trên sông Hoài. Mặt sông phẳng lặng, yên tĩnh bỗng sáng bừng với hàng trăm chiếc đèn hoa đăng lấp lánh. Hiện nay, hoa đăng vẫn có bán cả ngày thường, nên bạn có thể mua và thả xuống kèm gửi gắm những ước nguyện của mình
Đến với Hội An, du khách không chỉ tìm hiểu văn hóa qua các địa danh nổi tiếng mà còn thông qua những show diễn nghệ thuật đặc sắc mang đậm tinh hoa văn hóa để đến gần hơn với con người Việt. Những màn tái hiện nếp sinh hoạt nhờ những hiệu ứng âm thanh, ánh sáng và sự trình diễn chuyên nghiệp của các nghệ sĩ sẽ đưa du khách đi từ sự ngạc nhiên đến thỏa mãn và tận hưởng hoàn toàn. Các show diễn thực sự vượt qua khỏi Hội An và biên giới Việt Nam tiếp cận rộng rãi tới khán giả quốc tế.
Các bạn có thể tham khảo bốn show diễn nghệ thuật ở Hội An như:
Jetski (môtô nước), canoes, xuồng cao su, thuyền kayak, dù bay, lướt ván, kéo phao chuối, lặn biển (lặn nông và lặn sâu), câu cá, thả diều, đá bóng trên cát...tại bãi biển Cửa Đại và đảo Cù Lao Chàm.
Cơm là thực phẩm hàng ngày gắn liền với bữa ăn của người Việt Nam và mỗi vùng miền lại có những cách thức làm ra món cơm mang đặc trưng văn hóa của địa phương mình. Cơm gà Hội An là một đặc sản nổi tiếng của Quảng Nam mà ai đã ăn một lần thì muốn ăn mãi, ăn nhiều.
Cơm gà Hội An là món ăn có từ những năm 50 của thế kỷ trước (khoảng năm 1950) tại Hội An, Quảng Nam. Được biết, vùng đất Tam Kỳ, Quảng Nam vốn nổi tiếng với gà ngon nên món Cơm gà có nguồn gốc từ đây, sau đó người dân Hội An bằng sự sáng tạo của mình đã tận dụng nguồn gà ngon từ Tam Kỳ để chế biến nên món Cơm gà Hội An với đặc trưng của phố Hội An cổ kính. Trước đây cơm gà được gánh rong bán trên khắp các ngõ ngách của Hội An, sau này người dân đã mở nhiều quán ăn Cơm gà Hội An để phục vụ du khách xa gần. Trải qua nhiều năm, đến nay Cơm gà Hội An là món ăn được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý khi đến với du lịch Hội An, Quảng Nam.
Cao lầu là tên một món mỳ ở Quảng Nam. Đây được xem là món ăn đặc sản của thành phố Hội An. Món mỳ này có sợi mỳ màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo, các loại rau sống và rất ít nước dùng. Sợi mỳ màu vàng là do được trộn với tro từ một loại cây ở địa phương.
Tinh túy của món cao lầu là sợi mì, thường được chế biến rất công phu. Đầu tiên, gạo thơm đem ngâm vào nước tro, mà phải là tro nấu củi lấy ở tận Cù lao Chàm, đảo cách Hội An 16km, khi ngâm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo, và khô. Sau đó lọc kỹ, xay thành bột; nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ do người Chăm làm cách đây cả ngàn năm, mới được nước ngọt, không bị phèn và mát lạnh. Tiếp tục dùng vải bòng nhiều lần cho bột dẻo, khô, cán thành miếng vừa cô, xắt thành từng sợi, đem hấp nhiều lần rồi phơi khô để làm sợi mì. Qua nhiều lần xử lý như vậy cho dù sợi mì cao lầu có để qua đêm cũng không sợ ôi thiu.
Mì Quảng là một món ăn đặc sản đặc trưng của Quảng Nam và Đà Nẵng , Việt Nam. Mì Quảng thường được làm từ bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 5 -10mm.
Dưới lớp mì là các loại rau sống, Mì Quảng phải ăn kèm với rau sống 9 vị thì mới tạo nên được hương vị nồng nàn: húng quế, xà lách tươi, cải non mới nụ, giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống, ngò rí , rau răm với hành hoa thái nhỏ và thêm hoa chuối cắt mỏng.
Trên mì là thịt heo, tôm, thịt gà, thịt ếch, thịt cá lóc cùng với nước dùng được hầm từ xương heo. Người ta còn bỏ thêm lạc rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ...Thông thường nước dùng được gọi là nước nhưng đây cũng là một loại nước lèo nhưng rất cô đặc và ít nước. Ăn Mì Quảng phải ăn với loại ớt xanh to thì mới ngon đúng vị. Ngoài ra mì còn được dùng kèm với bánh tráng mè, thêm cả đậu phụng rang giòn thơm tạo nên hương vị đặc trưng.
Hoành thánh, một món ăn có xuất xứ từ Trung Hoa, cũng là một món ăn truyền thống và quen thuộc gắn với đời sống của người dân Hội An từ bao lâu nay.
Có nhiều tên gọi để chỉ món ăn này, Quảng Nam gọi là "Hoành Thánh", nhưng ở miền Bắc và một số nơi khác gọi là "Mằn thắn" hoặc "Vằn thắn".
Hủ tiếu Hội An được xếp gọn trong tô, đầy đặn, phía trên gọn gàng vài lát thịt, hai lát chả bò, có cả bao tử và gan heo, trộn thêm chút hương vị của kiểu hủ tiếu sa tế người Hoa, vô cùng hấp dẫn. Nước hủ tiếu trong vắt, chỉ có ít váng mỡ vàng vàng nổi lên khiêm tốn, húp vào thấy thanh tao, dịu nhẹ. Sợi hủ tiếu thì đặc biệt dai và không chua. Thịt dùng cho hủ tiếu cũng là thịt dùng cho món cao lầu, được rim chiên đậm đà, có màu nâu mật trông rất hấp dẫn, còn chả thì thơm dai khỏi nói. Rau ăn kèm hủ tiếu là những lát đu đủ xanh ngâm chua giòn rụm, vài cọng cần tàu và giá.
Tham khảo một số quán Hủ tiếu Hội An ngon nhất như:
Hủ tiếu Ông Tý
Hủ tiếu 2 Toản
Hủ tiếu Nam Vang anh Huy
Quán Hủ Tiếu Sơn Phong
Hu Tieu Noodle 1$
Ốc hút Hội An có rất nhiều loại, giá cả cũng rất phú hợp. Ốc hút ăn vui miệng bởi nó vừa có sự cay nóng của ớt, vừa ngon ngọt của ốc và nước chấm, thơm của sả, mà đặc biệt lại rất nhiều. Chắc cũng phải kiên trì lắm mới có thể ngồi khều hết một lon khi mà có những loại ốc chỉ bé bằng nửa cái móng tay.
Tham khảo một số quán ốc hút ở Hội An ngon như:
Hải Sản A Rồi
Quán Phố Ốc
Nhà Hàng Hải Sản Vân Phi
Quán Ốc Nhảy Sài Gòn
Ốc Quản
Ốc Hút Oanh
Đệ Nhất Ốc
Bánh mì Hội An được mệnh danh là "bánh mì ngon nhất thế giới" và là món ăn đường phố du khách muốn thưởng thức nhất khi đến với phố cổ Hội An.
Khác với những bánh mì thông thường, Bánh mì Hội An có nước sốt được pha công thức bí mật. Vỏ bánh mì giòn tan, hòa quyện với hương thơm của thịt nướng, chả, pate, phomai,...cùng một chút rau thơm thêm vào cho đỡ ngán.
Hãy cùng khám phá 3 địa điểm bán Bánh mì Hội An ngon nhất thế giới dưới đây:
Bánh Mì Bích Hội An
Bánh Mì Cô Phượng
Bánh Mì Madam Khánh
Bánh bao - bánh vạc là một món ăn đặc trưng Hội An Quảng Nam. Do có hình dáng nhỏ nhỏ, xinh xinh và có màu trắng trông như những đoá hoa hồng nên bánh bao bánh vạc còn có tên gọi là White Rose (hoa hồng trắng). Đây là món ăn khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn ở Hội An.
Bánh báo bánh vạc Hội An là hai loại có tên gọi khác nhau nhưng thường có mặt trong cùng một đĩa bánh và cùng có chung một loại nước chấm rất đặc biệt: không quá mặn, không quá nhạt và có thơm hương, vị ngọt của thịt tôm.
Nguyên liệu chính để chế biến bánh bao bánh vạc là gạo nhưng được thực hiện qua nhiều công đoạn rất công phu. Gạo xay xong phải bòng với nước nhiều lần (khoảng từ 15 đến 20 lần) để chọn cho được loại bột bánh ngon. Nhân bánh bao chủ yếu chế biến từ tôm tươi xay nhuyễn trộn với muối, tiêu, hành và một vài loại gia vị khác. Nhân bánh vạc thì có thêm một số nguyên liệu như: nấm mèo, giá hột, lá hành, thịt heo … đã được thái mỏng và xào chín. Cả hai loại nhân đều được bao bọc bởi một lớp bột bánh mỏng và hấp chín qua lửa.
Món bánh đập (gồm bánh ướt và bánh tráng nướng) ở Hội An, Đà Nẵng, chắc hẳn nhiều người đều biết đến. Thậm chí một số du khách từng ghé đến đây lúc chập choạng tối còn có thể kể chính xác hương vị món này khi ngồi ăn ở gánh hàng rong dưới chân cầu.
Bánh đập Hội An là món ăn khá phổ biến, nhưng kết hợp cùng với hến xào thì vẫn còn mới mẻ đối với nhiều thực khách
Du khách đến Hội An muốn thưởng thức món dân dã này, có thể đi qua cầu Cẩm Nam chừng 100m, hỏi người dân về khu bán. Họ sẽ chỉ bạn đến một nơi tập trung trên dưới 10 quán chỉ chuyên bán bánh đập hến xào.
Khác với các loại bánh xèo ở Miền Nam, bánh xèo Miền Trung nói chung và bánh xèo Hội An nói riêng là loại bánh nhỏ, một người có thể ăn được nhiều cái. Ăn nóng, ngon, dòn, bánh phù hợp với các loại rau, giá, ăn với mắm nêm vào mùa mưa là thích hợp nhất.
Nguyên liệu chính để làm bánh xèo ngoài gạo, đòi hỏi phải có tôm, thịt chỉ là phần phụ, hơn nữa làm bánh xèo phải ngồi bên bếp lửa liên tục rất nóng nực, vì vậy mùa mưa là mùa thích hợp nhất cho việc làm loại bánh nầy. Gạo tốt cho vào ngâm rồi xay thành nước bột gạo. Nước bột gạo cũng được pha chế sao có độ lỏng vừa phải để tạo nên cái giòn, cái dẻo của bánh. Nếu đặc quá, bánh sẽ khô, sống. Nếu lỏng quá bánh sẽ mềm, nát, sít với chảo.
Trong các món ăn chế biến từ gạo, sau mỳ Quảng, bánh bèo Hội An là một món ăn chiếm được sự ưa chuộng của đông đảo cư dân Hội An, nhất là cư dân các vùng nông thôn.
Bánh bèo có mặt khắp ở Hội An, nhưng nhiều hơn cả vẫn là những vùng ven phố Hội như Cẩm Châu, Cẩm Nam...với những quán lá nhỏ đơn sơ mà mát mẻ, ấm cúng. Khách vào quán, người chủ sắp nhiều chén bánh lên khay, múc nhưn đổ vào, thêm dầu mỡ, thương ớt, hành thơm rồi bày lên bàn. Tùy theo khẩu vị của người ăn mà có thể thêm ít nước mắm hay tí ớt vào. Nhìn chén bánh bèo trăng phau, nhưn giữa màu đỏ hồng điểm tôm thịt như nhụy một đóa hoa đang khoe hương khoe sắc.
Lại thêm mùi thơm đầy hấp dẫn khiến cho người ăn không cảm thấy ngán . Dụng cụ để ăn bánh bèo không phải là đũa, cũng không phải muỗng mà là một thanh tre vót hình lưỡi dao, gọi là "dao tre". Đây là cách ăn lối ẩm thực khác biệt giữa bánh bèo với các loại bánh được chế tác bằng gạo.
Bánh đậu xanh nhân Hội An là bánh đặc sản nổi tiếng của phố cổ Hội An, là loại bánh đậu xanh khô có nhân thịt. Cũng là đậu xanh, đường, mỡ heo nhưng chiếc bánh ở Hội An có hương vị và cách trình bày riêng, không giống ở các nơi khác. Những chiếc bánh đậu xanh ở Hội An có dáng tròn, lớn vừa phải để có thể vừa cầm vừa ăn. Bánh đậu xanh khô vừa cứng, vừa giòn.
Nghề làm bánh đậu xanh ở Hội An có từ lâu đời, trước thế kỉ thứ 18. Loại bánh này đã từng được cư dân dùng để tiến vua. Nối tiếp truyền thống của cha ông để lại, bằng cái tâm với nghề các hộ gia đình đã biến những chiếc bánh đậu xanh bình dị trở thành đặc sản nổi tiếng trong và ngoài nước.
Ở Hội An, chè (cháo có đường) được bán khắp nơi, từ những trục đường chính, cho đến những con đường xa xôi hẻo lánh ở các vùng quê. Chè ở đây được chế biến một cách tinh tế, phong phú về chủng loại.
Nhưng thú vị vẫn là chè bắp, nhất là chè bắp Cẩm Nam. Bởi chè bắp Cẩm Nam vừa thôm, vừa ngọt, nhai lâu sẽ thấy beo béo. Có được hương vị ấy là do bắp được trồng ở các dãi cát bồi ven sông, nơi àm hàng năm những cơn lụt đã bồi đắp một lượng phù sa vô cùng màu mỡ. Những trái bắp trồng trên đất này có hương vị đậm đà, vừa ngọt, vừa dẻo thơm, khó có ở các nơi khác.
Các món chè ngọt ở Hội An rất phong phú vì được làm theo mùa, ví như mùa nắng thì bạn sẽ nghĩ ngay đến chè đậu ván, xoa xoa, chè thập cẩm với đá bào lạnh để giải khát. Vào mùa mưa thì chè bắp cốt dừa, ván đặc và một loại chè huyền thoại mà bạn sẽ cực kỳ tò mò về nó đó là chè trôi nước thịt heo. Món ăn được biến tấu theo phong cách ẩm thực trung hoa của người Minh Hương ở thế kỷ trước.
Điểm khác nhau của chè trôi nước Hội An chính là vị ngọt mặn hòa quyện vào nhau rất hài hòa. Bạn không bao giờ nghĩ được có món chè nào lại đặc biệt như thế. Lớp vỏ bánh mềm mịn trắng tuyết có độ dẻo sánh khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị mặn ngọt đặc trưng của lớp bột nếp và nhân thịt xào đậm đà.
Chè thưng cô Lệ đã từ lâu nức danh khắp ngõ hẻm của phố cổ Hội An. Trước đây, quán chè của cô bán chè thưng, nhưng nay, để phục vụ nhu cầu cho các thực khách thì cô đã thêm vào thực đơn vài món chè khác và không có món nào là không làm hài lòng khách hàng.
Chè của cô mang đậm những hương vị riêng, chè thưng thì được nấu bằng khoai môn sáp, vừa mịn vừa thơm và chút bùi bùi của bột bán.
Quán chè đậu đỏ cô Trúc ở Hội An với hương vị món ngon hai mùa. Đặc biệt là dưới bóng mát của cây đa cổ thụ mà được thưởng thức một ly chè đậu đỏ ngon tuyệt vời như vậy thì còn gì bằng.
Đậu ván là loại đậu có mình tròn, màu trắng, nhỏ bằng cúc áo. Người Hội An ninh đậu nhừ mà không nát, kết hợp với nước chè trong không gợn chút bọt tạo thành màu vàng ruộm bắt mắt. Bạn có thể cho thêm quất hoặc dầu chuối để tăng thêm hương vị cho bát chè
Thông thường, chè đậu xanh ở Hội An sẽ được ăn cùng với chè đậu ván. Độ dẻo, mịn màng của đậu xanh đánh lẫn với những hạt đậu ván ăn bùi bùi, lạ miệng. Kể cả khi không kết hợp với chè đậu ván, chè đậu xanh xứ Hội cũng rất ngon do được ninh kỹ kèm nước cốt dừa thơm ngậy
Thành công của chè hạt sen được tạo nên từ nước chè ngọt thanh mát hòa quyện với hạt sen bùi bùi, tơi bở đã loại bỏ tim sen kỹ càng. Ngoài hạt sen nấu nhừ ăn kèm nước đường thơm hương bưởi, bạn có thể thưởng thức chè sen thập cẩm kết hợp tào phớ và thạch đen.
Được ví như linh hồn của những món ngon Quảng Nam, tương ớt phố Hội xuất hiện nhiều trong các món ăn của nơi đây. Bất kỳ ai khi đặt chân đến nơi đây, thưởng thức những món ăn thơm ngon nức tiếng kèm với gia vị tương ớt cay nồng sẽ không khỏi suýt xoa.
Thưởng thức tương ớt Hội An kèm trong các món ăn như: cao lầu, mỳ quảng, người ta mới thấy được nó đặc biệt đến thế nào. Không giống như món sa tế ở ngoài Bắc hay món tương ngọt ngọt ở miền Nam, tương ớt Hội An đi vào lòng người bởi cái vị cay nồng của ớt, hương thơm thơm của hạt vừng và bởi cái sắc màu đỏ thắm khiến vị giác của thực khách như muốn dâng trào.
Người xưa có câu ca dao "Đất Quảng chưa mưa đã thấm, rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say". Và, rượu Hồng Đào cũng chính là đặc sản Hội An phổ biến trong nét sinh hoạt thường ngày của người dân địa phương.
Thưởng thức chút hương vị của rượu Hồng Đào thì chắc hẳn, bạn sẽ chẳng quên được vị ngon của nó. Rượu pha lẫn chút cay nồng, hương thơm đặc trưng và màu rượu hồng đào đã đủ chinh phục nhiều du khách.
Nhắc đến bánh su sê (phu thê) người ta thường nhớ ngay đến những ngày vui, đám hỏi tại nhiều nơi trên dọc miền đất nước. Món bánh này cũng là một đặc sản Hội An làm quà vô cùng thú vị mà nhiều du khách muốn mua về.
Món bánh hấp dẫn này có màu vàng nhạt, hương thơm nhẹ, độ ngọt vừa phải. Bánh su sê Hội An ăn vừa dai dẻo của bột gạo lại vừa giòn sần sật, chút ngọt dịu của đường mật, ngậy béo của dừa nạo mang đến cho người ăn vị thanh mát mà không ngán.
Bánh ít lá gai là trong số những đặc sản Hội An làm quà tuyệt chiêu do dân địa phương giới thiệu. Loại bánh hấp dẫn này được làm từ bột gạo mềm mịn ngâm với lá gai tạo thành màu đen vô cùng óng mượt.
Phần nhân của bánh là đậu xanh giã nhuyễn ngọt thơm đúng điệu. Khi ăn, người ta sẽ cảm nhận được vị thơm dẻo, mềm mịn cùng độ ngọt vừa phải. Thậm chí đối với những người khó tính nhất, bánh ít lá gai cũng có thể khiến người thưởng thức cảm thấy hài lòng.
Bánh thuẫn có vẻ ngoài bắt mắt, vàng ươm như bông hoa mai là một món ăn đặc sản Hội An được nhiều du khách lựa chọn làm quà. Món ăn đặc sản này không chỉ được sử dụng trong những dịp đặc biệt như lễ tết, cúng giỗ.
Bánh được làm từ bột mì, trứng gà và một số gia vị đặc biệt. Hương vị của bánh vừa thơm mềm của trứng lại vừa bùi bùi của bột khiến cho người thưởng thức bị lôi cuốn và nhớ mãi.
Đến Hội An, dân sành ăn không thể không thử qua món mắm thính truyền thống nơi đây. Từ xưa đến nay, món ăn với hương vị nồng đượm, đặc trưng hương vị quê hương này luôn chiếm được cảm tình của những ai vô tình ghé thăm đất Quảng Nam.
Những ai đã trót yêu mắm thính không thể bỏ qua món cá thính rang với lá nén. Người ta cho cá thính vào chảo dầu, đợi cá thấm dầu rồi lật đều hai mặt và thêm lá nén là mùi thơm sẽ ngay lập tức lan tỏa khắp các ngõ ngách. Từ mắm thính, có thể chế biến thành các món ngon. Chỉ cần gắp vài con thính, đem chưng với cơm hay kho cùng thịt ba chỉ, một ít ớt quả, tiêu, nén là đã thành một bữa ăn ngon miệng.
Từ xa xưa, người dân Tam Thanh đã biết đến việc làm mắm để thưởng thức và sử dụng trong phòng bếp gia đình. Những hũ mắm Tam Thanh truyền thống còn ngược dòng sông Thu để đến với những miền đất mới nức tiếng xa gần.
Nước mắm Tam Thanh chia thành nhiều loại khác nhau như: Mắm nhĩ, mắm cái, mắm thính, mắm ruốc, mắm bê thui...Tuy vậy, mắm nhĩ vẫn là một trong số những đặc sản Quảng Nam được khách du lịch chọn mua nhiều tại Tam Thanh để mang về sau mỗi chuyến đi.
Nổi tiếng khắp miền Trung, bánh dừa nướng Quảng Nam được rất nhiều du khách gần xa yêu thích, trở thành đặc sản Hội An làm quà ý nghĩa cho những người ghé đến Hội An
Bánh dừa nướng Quảng Nam được làm từ thành phần dừa tươi, bột nếp và đường. Hương vị của chúng không chỉ hấp dẫn mà còn khiến du khách như được trở lại tuổi thơ với những món ăn vặt ngon không cưỡng nổi. Bánh dừa nướng đặc sản có màu nâu vàng đẹp mắt, thơm lừng vị dừa, giòn tan trong miệng khi ăn.
Mong là với cẩm nang bỏ túi này sẽ giúp ít cho các bạn có kinh nghiệm trong chuyến đi du lịch Hội An tự túc thật vui và ý nghĩ.