Du lịch Cao Bằng ăn gì? Sau đây hãy cùng Hitour khám phá ngay những món ngon đặc sản Cao Bằng gây thương nhớ cho du khách mang đậm đặc trưng ẩm thực Tây Bắc.
Vịt quay 7 vị – món ngon đặc sản Cao Bằng sử dụng tới 7 loại gia vị khác nhau là gừng, tỏi, hành khô, hạt tiêu, mật ong, đậu hũ và quả mắc mật khô để tạo thành gia vị tẩm ướp của món ăn.
Quan trọng nhất là khâu ướp vịt. Mắm, muối hoà lẫn trong nước 7 vị (7 vị đó có lẽ là bí quyết riêng của người Tày sống ở miền đông tỉnh Cao Bằng, bởi chỉ cần đi sang miền Tây, món vịt đã không còn mang cái vị lạ hấp dẫn ấy nữa) rút từ từ vào bụng vịt để gia vị ngấm sâu vào từng thớ thịt. Một chiếc lạt tre dẻo, chẻ mỏng và chuốt nhọn đầu dựng làm kim, khâu bụng vịt, giữ cho nước không chảy ra ngoài.
Vịt được thổi phồng và chần qua nước sôi một lần nữa, sau đó rưới mật ong và quét dấm lên khắp thân. Cách làm này khiến cho thịt vịt vừa mềm, vừa có vị đậm của mật ngọt, lại không bị khô da khi nướng trên than hồng.
Bánh Trứng Kiến được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm, bà con dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh.
Người dân nơi đây thường lấy trứng kiến có thân nhỏ, đuôi nhọn, thường làm tổ trên cây vầu rồi mang về phi mỡ heo cho thơm, một chút lá hẹ rồi rắc lên lớp bột và đem vào khay hấp.
Chờ đợi từng giây phút khi bánh chín, mùi thơm của lá vả thật hấp dẫn du khách khi lần đầu thưởng thức món này. Cắn những miếng đầu tiên, bánh trứng kiến ăn dẻo và thơm ngậy mùi trứng kiến khiến bạn khó lòng cưỡng lại được.
Bên cạnh món bánh trứng kiến béo ngậy, không thể không nói đến món bánh Chè Lam. Đây là món bánh cổ truyền của người dân Cao Bằng
Bánh làm bằng bột nếp rang, lạc rang, gừng và mạch nha. Khi thưởng thức mới cảm nhận được vị dẻo của bột nếp, vị ngọt ngoài của mật và chút cay của gừng, bùi bùi của lạc.
Nhâm nhi tách trà nóng ăn cùng với bánh chè Lam và ngắm nhìn thiên nhiên Cao Bằng. Tất cả đem đến cho bạn cảm giác an nhiên, nhẹ nhàng, thoải mái hơn bao giờ hết.
Bánh cuốn là món ngon đặc sản Cao Bằng có lớp vỏ bánh dẻo dai ăn cùng với nước xương ninh béo ngậy gây thương nhớ. Bánh cuốn Cao Bằng có màu trắng đục chứ không trắng tinh như những nơi khác. Đó là bởi vì loại bột làm bánh được làm từ loại gạo đặc trưng nơi đây, gạo Đoàn Kết. Hạt gạo dài, màu trắng ngà. Chỉ có đất Cao Bằng mới có thể làm ra loại gạo như thế này. Điều đặc biệt hơn nữa là sau khi gặt người ta không dùng máy để xay xát mà là tự tay giã cho hạt vỡ ra. Chính vì vậy hạt gạo vẫn giữ được vị ngọt thanh nhẹ nhàng. Đó là lý do khiến bánh cuốn Cao Bằng có vị rất khác với bánh cuốn tại những nơi khác.
Bánh cuốn Cao Bằng có lớp vỏ mỏng nhưng vẫn dẻo và dai. Vỏ bánh khéo léo ôm trọn phần nhân thịt, nấm mèo và hành nhưng vẫn không bị rách. Nếu bánh cuốn thịt Hà Nội thường được ăn kèm với nước chấm cà cuống hay nước mắm tỏi ớt chua cay thì bánh cuốn Cao Bằng lại khác. Người ta dùng bánh cuốn Cao Bằng kèm với nước ninh xương ngọt thanh mát lạnh. Chấm bánh ngập trong nước để phần nước thấm đẫm cả vào nhân là cách thưởng thức hương vị bánh cuốn Cao Bằng trọn vẹn nhất. Không quá đậm đà mà mang vị thanh đạm đặc trưng, bánh cuốn là một món ăn chơi vô cùng đáng thử khi bạn có dịp ghé thăm Cao Bằng.
Món ngon đặc sản Cao Bằng Nằm khau (Khâu nhục) không thể thiếu trong các đám cưới của người Tày nơi đây. Mỗi địa phương Khâu Nhục lại được chế biến với một hương vị khác nhau có thể đủ tất cả các nguyên liệu hoặc thiếu đi một vài vị trong đó.
Theo tiếng Tày, “khâu” nghĩa là hấp chín còn “nhục” là thịt xay nhuyễn. Thịt ba chỉ được thái thành từng lát sau đó luộc lên. Thịt sau khi luộc xong, người ta dùng ban châm tự chế để đâm thành nhiều lỗ trên bề mặt da miếng thịt để khi chiên miếng bì nổ đều. Đặc biệt trước khi đem đi rán thì da của thịt được thoa qua một lớp rượu gừng pha với bia (rượu hòa cùng nước gừng chắt) để không bị cháy trong quá trình chiên và có màu sắc vàng đều. Một số nơi thì sử dụng mật ong phết lên thịt trong quá trình nướng.
Trong quá trình làm thịt ba chỉ chiên người ta sẽ làm cả gia vị. Gia vị được làm cầu kỳ có mùi vị đậm đà từ hành, tỏi, tiêu, gừng, mắm, muối, đường, rượu trắng, quả mắc mật, dưa muối, tương đen…Đặc biệt không thể thiếu lá tàu soi – thứ lá đặc sản đặc trưng của vùng Tây Bắc. Cuối cùng là công đoạn hấp thịt và gia vị để có được món ăn đặc sản Cao Bằng không thể thiếu trong các đám cưới của người Tày nơi đây.
Người ta thường ăn kèm khâu nhục với cơm trắng hoặc bánh mì vào bữa sáng. Vị béo của miếng thịt, cộng với độ dòn của miếng bì, mùi thơm của mắc mật quyện vào đậm đà tạo thành một hương vị khó quên. Cách chế biến khâu nhục khá phức tạp với nhiều công đoạn. Tuy nhiên sự vất vả này là hoàn toàn xứng đáng bởi hương vị tuyệt vời mà thức đặc sản Cao Bằng này đem lại.
Rau dạ hiến hay còn được gọi là rau bồ khai, thường mọc hoang ở vùng núi đá. Đây là loại cây thân dây rất giòn, được chia làm nhiều nhánh to bằng đầu đũa bám trên cây gỗ để đón ánh sáng mặt trời.
Mỗi dịp mùa xuân và mùa hè, bữa tiệc của người dân nơi đây đều có món rau dạ hiến xào với thịt bò, lòng lợn, lòng gà. Món rau rừng này rất lạ và không giống với bất kì loại rau nào khác.
Khi tiết trời sang thu, người dân Tày – Nùng lại lên rừng hái quả trám để về làm xôi trám. Đây là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của người dân Cao Bằng nơi đây.
Trám nấu xôi quả chín mọng, không bị sâu, ngâm nước trong nhiệt độ khoảng 25 đến 30 độC một lúc cho mềm. Lấy phần thịt bỏ hột rồi trộn với xôi đã đồ thật nhuyễn, có màu tím hồng. Bạn sẽ có dịp thưởng thức món xôi trám bổ, béo, vị là lạ này khác so với những loại xôi thông thường khác như thế nào?
Mùa đông Cao Bằng, người ta nghĩ ngay đến Bánh áp chao. Đây là món ăn làm xua tan đi nhanh chóng cơn giá lạnh miền núi.
Thoạt nhìn bạn sẽ thấy giống bánh rán nhưng chỉ cần một hũ bột, nêm gia vị đơn giản với một chảo dầu nóng, lấy từng khuôn đong từng đọt bột, nhúng vào chảo dầu đang sôi thật kích thích sự “thèm thuồng” của bạn.
Món ăn được nhiều người Cao Bằng rất mê, rất nhớ ngay cả khi đi xa. Những ngày đông giá rét Cao Bằng, bạn có thể ghé vào một quán ăn lề đường, gọi 1 suất bánh áp chao và sưởi ấm giá rét. Thật là một cảm giác khó quên.
Phở chua là đặc sản của vùng đất Cao Bằng, góp phần làm phong phú cho nét văn hóa ẩm thực của các tỉnh miền núi phía Bắc. Phở chua với nhiều gia vị, thành phần như thịt ba chỉ rán giòn màu vàng sậm đẹp mắt, khoai tầu (củ to, bở và ngọt chỉ có ở tỉnh Bắc Cạn và Cao Bằng) được cắt sợi chiên giòn, gan lợn cắt mỏng, dạ dày lợn được làm sạch sau đó luộc qua rồi mới đem rán, thịt vịt quay béo tròn, trong bụng tẩm ướp các loại gia vị và đặc biệt không thể thiếu hương vị của lá móc mật. Bánh phở Cao Bằng thơm, dai, khó lẫn với những địa phương khác vì được làm từ gạo Cao Bằng ngọt mà dẻo. Ngoài các nguyên liệu trên, phở chua còn ăn kèm với đậu phộng, rau thơm, húng, mùi, dưa chuột cắt mỏng.
Bí quyết tạo sức hấp dẫn cho phở chua nằm ở nước sốt. Phi thơm hành tỏi rồi lấy nước trong bụng con vịt quay pha một chút dấm, tỏi, đường, nước mắm, sau đó cho chút bột báng để cô sánh nồi lại. Khi thưởng thức trộn đều bát phở nhanh tay nhưng tránh làm nát bánh phở. Tùy khẩu vị mỗi người mà có thể thêm gia vị như ớt, tiêu. Phở chua ăn có vị ngậy của mỡ vịt, vị chua của dấm, bùi của đậu phộng, khoai tầu và gan hòa với vị béo của thịt ba chỉ, thịt quay, mùi thơm của lá móc mật, dẻo dẻo của bánh phở và cay nồng của ớt. Tất cả các hương vị hòa quyện vào nhau đánh thức cảm quan của người dùng. Phở chua là món ăn nguội nên rất được chuộng vào những ngày thời tiết mát dịu.
Phở chua thường được dùng trong các tiệc cưới, cúng giỗ để thực khách ăn được no. Nhưng nay phở chua đã xuất hiện ở nhiều quán ăn hay trong những gian hàng ẩm thực ở các chợ của tỉnh Cao Bằng. Lần đầu tiên thưởng thức, người dùng chưa thể cảm nhận được hết cái ngon và hương vị đậm đà của món ăn, nhưng khi đã quen thì vị thơm ngon của các loại gia vị, chua ngọt của nước sốt và độ dai dẻo của bánh phở sẽ làm bạn nhớ mãi không thể quên.
Lợn sữa quay là món ngon đặc sản Cao Bằng có lớp da vàng rộm, thịt béo ngây, thơm, ngọt gây thương nhớ với tất cả các du khách thập phương khi đến đây. Lợn quay phải là lợn sữa (lợn sữa, lợn nhỡ từ 15 – 30kg). Lợn phải được nuôi bằng rau cỏ nên thịt ngọt, chắc và dai hơn lợn nuôi công nghiệp ở dưới xuôi.
Khi quay lợn người ta sẽ cho một loại lá đặc trưng ở Tây Bắc là lá móc mật được nhồi vào bụng lợn và khâu lại. Đặc trưng nhất là người ta dùng que tre xiên qua thịt chứ không dùng que kim loại như thông thường. Chính điều này đã giúp thịt giữ nguyên được mùi vị trọn vẹn của nó.
Người ta quay lợn trong khoảng 90 phút dưới lớp nhiệt của than củi. Thịt lợn sữa Cao Bằng sau khi quay xong có lớp bì vàng rộm, giòn tan. Thịt ở trong không bị khô mà vẫn ẩm, mọng nước. Ăn kèm với các loại rau sống sẽ giúp mùi vị đỡ ngấy hơn. Đừng bỏ qua nếu bạn có dịp ghé thăm Cao Bằng nhé!
Cao Bằng là nơi nuôi nhiều bò, nhất là các huyện Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Có dịp đến vùng đất cao xa vời vợi, thưởng thức đặc sản nơi này, bạn đừng bỏ qua món thịt bò gác bếp. Bò ở Cao Bằng để cày bừa, kéo xe. Bò để thịt cũng nhiều. Trong đó, sấy khô là cách chế biến để bảo quản, dự trữ thịt bò của người dân địa phương, vừa để được lâu lại vừa có hương vị thơm ngon độc đáo.
Thịt bò dùng để sấy khô loại nào cũng ngon, không kén chọn. Nhưng ngon nhất vẫn là loại thịt mông, thịt bắp, vừa nạc vừa mềm. Thịt được xẻ ra thành từng miếng to nhỏ tùy ý. Nhưng thường to chừng hai ba ngón tay, dài chừng gang tay là vừa nhất. Thịt được tẩm ướp bằng muối, nước cốt gừng và đặc biệt không thể thiếu rượu trắng. Trước khi ướp, khía vài đường trên miếng thịt cho gia vị ngấm đều. Ướp xong dùng lạt tre tươi xâu thịt thành từng xâu rồi treo trên gác bếp.
Bánh Coóng phù là món ngon đặc sản Cao Bằng còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là bánh trôi. Đây là món ăn vặt ở Cao Bằng cực thích hợp cho những ngày đông lạnh.
Nguyên liệu làm bánh khá đơn giản và dễ chuẩn bị bao gồm gạo nếp, đường, lạc, vừng, gừng. Lạc để làm nhân bánh, gạo nếp xay nhuyễn làm vỏ bánh. Vừng phủ lớp ngoài và gừng, đường để nấu nước cốt chan lên.
Điều làm nên đặc trưng của bánh trôi Cao Bằng đó là bột bánh rất dẻo, mềm và có vị ngọt đặc trưng. Nước đường thơm ngon đạt đến sự hòa quyện của vị ngọt của đường và vị cay của gừng. Mùa đông miền Tây Bắc với khí trời lạnh đến cả dưới 10 độ, trong tay có chén coong phù nóng ấm thì còn gì tuyệt vời hơn.
Không phải món cao lương mỹ vị nhưng mèn mén cũng là một món ngon Cao Bằng làm từ ngô khiến nhiều người khó quên khi chỉ mới nếm thử một lần.
Mèn mén được làm chủ yếu từ hạt ngô tẻ. Ngô sau mỗi vụ thu hoạch sẽ được người dân địa phương phơi thật khô sau đó tách hạt rồi đi rang và giã nhuyễn. Sau đó bột ngô này được trộn với bột gạo và nước thành một hỗn hợp sền sệt sau đó hấp lên. Mèn mén muốn ngon phải hấp 2 lần.
Người H’Mong hay ăn mèn mén trộn với cơm. Lúc này vị ngọt bùi của ngô kết hợp với cơm dẻo ngọt sẽ rất lạ miệng và kích thích vị giác. Ngoài ra, hiện nay người ta còn biến thể mèn mén với nhiều cách ăn mới như hòa vào ăn chung với nước phở và mì. Lưu ý là mèn mén ngon nhất là khi ăn nóng hổi và khi nguội mèn mén có vị hơi chua của bột ngô khi nguội.
Mèn mén là món ăn dân giã mà đã ghé các tỉnh miền núi phía bắc mà bỏ qua là thiếu sót lớn. Món ăn này được bán nhiều ở các phiên chợ hoặc các quán ăn vặt, bạn có thể mua về làm quà cho người thân bạn bè ăn thử.
Mác mật là tên gọi theo tiếng Tày, Nùng, hiểu nôm na là quả ngọt. Cây chủ yếu mọc ở chân núi đá vôi, một số ít trên sườn núi đá và vườn đồi do người dân đem hạt và cây con về trồng; được phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh, nhưng tập trung nhiều nhất là ở các huyện: Thạch An, Hạ Lang, Quảng Uyên, Hoà An, Thông Nông.
Mác mật là một thứ gia vị không thể thiếu của nhiều món ăn đặc trưng miền núi, như: Vịt quay, lợn quay… Vào mùa mác mật, các bà nội trợ ai cũng mua mác mật về chế biến các món ăn: cá kho, thịt kho, vịt quay, ninh chân giò, canh thịt băm, măng xào mác mật… Mùi vị thanh tao của quả mác mật đã khử hết mùi tanh của cá, mùi hoi của vịt, giảm bớt mỡ ngấy của chân giò…, tạo nên những món ăn thơm phức, tinh tế và hấp dẫn.
Vừa để ăn chơi và chế biến các món ăn, quả mác mật còn để dành ăn được quanh năm. Quả mác mật đem về dùng kéo cắt sát cuống, sau rửa sạch để cho ráo nước. Củ măng tươi thái lát mỏng, sợi chỉ và một ít ớt tươi, vài lát tỏi, cho vào lọ ngâm với nước muối (có thể ngâm bằng rượu trắng) dùng ăn quanh năm. Mác mật ngâm có đầy đủ vị chua, cay, mặn, ngọt; vẫn giữ được vị chua ngọt và hương thơm đặc trưng, thêm vị chua giòn của măng, vị cay của ớt rất đặc biệt. Món này dùng để khai vị, pha nước chấm, gia giảm vào các món kho hoặc xào… đều rất ngon. Ngoài ra, vào mùa rộ quả, người ta đem về phơi hoặc sấy khô cất đi dùng dần hoặc cho vào khay đá để dùng quanh năm mà quả vẫn giữ được mùi vị thơm ngon.
Cao Bằng còn một đặc sản thuộc loại nổi tiếng, đó là con cá chiên sông Gâm. Loại cá lăng màu đen này vốn được một ông chủ quán chả cá Lã Vọng đánh giá là ngon nhất để làm chả cá. Lòng cá được người sành ăn cho là thứ ngon nhất trên đời.
Cá chiên có con đến vài chục kg, là loại khó bắt vì chuyên sống trong hang ngầm dưới sông. Người đi câu thường đóng cả lán trại thường xuyên để đợi cá, đến khi câu được con nào là có người đến tận chỗ mua.
Đây là loài cá ngon trứ danh ở thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng). Gọi là cá trầm hương bởi loài cá này thường ăn rễ, lá mục của cây trầm hương mọc ven sông Quây Sơn và Bắc Vọng. Chính vì vậy thịt chúng ngon hơn nhiều loại cá nào khác, khi ăn có thể cảm nhận được vị trầm.
Món ngon nhất từ loài cá trầm hương là nướng, vì giữ nguyên được mùi vị của cá, khiến người sành ăn cũng phải trầm trồ. Cá bắt từ sông, làm sạch, mổ bụng rồi nhét thêm một vài loại rau, gia vị như hành, thì là, ớt… vào bên trong, bọc qua bằng lớp lá chuối rồi cho lên bếp than nướng.
Khi chín, cá tỏa mùi thơm nức. Gỡ miếng cá chấm cùng chút nước mắm nguyên chất, cảm nhận vị thơm ngây ngất, phảng phất vị trầm khiến bạn sẽ nhớ mãi.
Du lịch Cao Bằng ăn gì? Sau đây hãy cùng Hitour khám phá ngay những món ngon đặc sản Cao Bằng gây thương nhớ cho du khách mang đậm đặc trưng ẩm thực Tây Bắc.
Vịt quay 7 vị – món ngon đặc sản Cao Bằng sử dụng tới 7 loại gia vị khác nhau là gừng, tỏi, hành khô, hạt tiêu, mật ong, đậu hũ và quả mắc mật khô để tạo thành gia vị tẩm ướp của món ăn.
Quan trọng nhất là khâu ướp vịt. Mắm, muối hoà lẫn trong nước 7 vị (7 vị đó có lẽ là bí quyết riêng của người Tày sống ở miền đông tỉnh Cao Bằng, bởi chỉ cần đi sang miền Tây, món vịt đã không còn mang cái vị lạ hấp dẫn ấy nữa) rút từ từ vào bụng vịt để gia vị ngấm sâu vào từng thớ thịt. Một chiếc lạt tre dẻo, chẻ mỏng và chuốt nhọn đầu dựng làm kim, khâu bụng vịt, giữ cho nước không chảy ra ngoài.
Vịt được thổi phồng và chần qua nước sôi một lần nữa, sau đó rưới mật ong và quét dấm lên khắp thân. Cách làm này khiến cho thịt vịt vừa mềm, vừa có vị đậm của mật ngọt, lại không bị khô da khi nướng trên than hồng.
Bánh Trứng Kiến được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm, bà con dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh.
Người dân nơi đây thường lấy trứng kiến có thân nhỏ, đuôi nhọn, thường làm tổ trên cây vầu rồi mang về phi mỡ heo cho thơm, một chút lá hẹ rồi rắc lên lớp bột và đem vào khay hấp.
Chờ đợi từng giây phút khi bánh chín, mùi thơm của lá vả thật hấp dẫn du khách khi lần đầu thưởng thức món này. Cắn những miếng đầu tiên, bánh trứng kiến ăn dẻo và thơm ngậy mùi trứng kiến khiến bạn khó lòng cưỡng lại được.
Bên cạnh món bánh trứng kiến béo ngậy, không thể không nói đến món bánh Chè Lam. Đây là món bánh cổ truyền của người dân Cao Bằng
Bánh làm bằng bột nếp rang, lạc rang, gừng và mạch nha. Khi thưởng thức mới cảm nhận được vị dẻo của bột nếp, vị ngọt ngoài của mật và chút cay của gừng, bùi bùi của lạc.
Nhâm nhi tách trà nóng ăn cùng với bánh chè Lam và ngắm nhìn thiên nhiên Cao Bằng. Tất cả đem đến cho bạn cảm giác an nhiên, nhẹ nhàng, thoải mái hơn bao giờ hết.
Bánh cuốn là món ngon đặc sản Cao Bằng có lớp vỏ bánh dẻo dai ăn cùng với nước xương ninh béo ngậy gây thương nhớ. Bánh cuốn Cao Bằng có màu trắng đục chứ không trắng tinh như những nơi khác. Đó là bởi vì loại bột làm bánh được làm từ loại gạo đặc trưng nơi đây, gạo Đoàn Kết. Hạt gạo dài, màu trắng ngà. Chỉ có đất Cao Bằng mới có thể làm ra loại gạo như thế này. Điều đặc biệt hơn nữa là sau khi gặt người ta không dùng máy để xay xát mà là tự tay giã cho hạt vỡ ra. Chính vì vậy hạt gạo vẫn giữ được vị ngọt thanh nhẹ nhàng. Đó là lý do khiến bánh cuốn Cao Bằng có vị rất khác với bánh cuốn tại những nơi khác.
Bánh cuốn Cao Bằng có lớp vỏ mỏng nhưng vẫn dẻo và dai. Vỏ bánh khéo léo ôm trọn phần nhân thịt, nấm mèo và hành nhưng vẫn không bị rách. Nếu bánh cuốn thịt Hà Nội thường được ăn kèm với nước chấm cà cuống hay nước mắm tỏi ớt chua cay thì bánh cuốn Cao Bằng lại khác. Người ta dùng bánh cuốn Cao Bằng kèm với nước ninh xương ngọt thanh mát lạnh. Chấm bánh ngập trong nước để phần nước thấm đẫm cả vào nhân là cách thưởng thức hương vị bánh cuốn Cao Bằng trọn vẹn nhất. Không quá đậm đà mà mang vị thanh đạm đặc trưng, bánh cuốn là một món ăn chơi vô cùng đáng thử khi bạn có dịp ghé thăm Cao Bằng.
Món ngon đặc sản Cao Bằng Nằm khau (Khâu nhục) không thể thiếu trong các đám cưới của người Tày nơi đây. Mỗi địa phương Khâu Nhục lại được chế biến với một hương vị khác nhau có thể đủ tất cả các nguyên liệu hoặc thiếu đi một vài vị trong đó.
Theo tiếng Tày, “khâu” nghĩa là hấp chín còn “nhục” là thịt xay nhuyễn. Thịt ba chỉ được thái thành từng lát sau đó luộc lên. Thịt sau khi luộc xong, người ta dùng ban châm tự chế để đâm thành nhiều lỗ trên bề mặt da miếng thịt để khi chiên miếng bì nổ đều. Đặc biệt trước khi đem đi rán thì da của thịt được thoa qua một lớp rượu gừng pha với bia (rượu hòa cùng nước gừng chắt) để không bị cháy trong quá trình chiên và có màu sắc vàng đều. Một số nơi thì sử dụng mật ong phết lên thịt trong quá trình nướng.
Trong quá trình làm thịt ba chỉ chiên người ta sẽ làm cả gia vị. Gia vị được làm cầu kỳ có mùi vị đậm đà từ hành, tỏi, tiêu, gừng, mắm, muối, đường, rượu trắng, quả mắc mật, dưa muối, tương đen…Đặc biệt không thể thiếu lá tàu soi – thứ lá đặc sản đặc trưng của vùng Tây Bắc. Cuối cùng là công đoạn hấp thịt và gia vị để có được món ăn đặc sản Cao Bằng không thể thiếu trong các đám cưới của người Tày nơi đây.
Người ta thường ăn kèm khâu nhục với cơm trắng hoặc bánh mì vào bữa sáng. Vị béo của miếng thịt, cộng với độ dòn của miếng bì, mùi thơm của mắc mật quyện vào đậm đà tạo thành một hương vị khó quên. Cách chế biến khâu nhục khá phức tạp với nhiều công đoạn. Tuy nhiên sự vất vả này là hoàn toàn xứng đáng bởi hương vị tuyệt vời mà thức đặc sản Cao Bằng này đem lại.
Rau dạ hiến hay còn được gọi là rau bồ khai, thường mọc hoang ở vùng núi đá. Đây là loại cây thân dây rất giòn, được chia làm nhiều nhánh to bằng đầu đũa bám trên cây gỗ để đón ánh sáng mặt trời.
Mỗi dịp mùa xuân và mùa hè, bữa tiệc của người dân nơi đây đều có món rau dạ hiến xào với thịt bò, lòng lợn, lòng gà. Món rau rừng này rất lạ và không giống với bất kì loại rau nào khác.
Khi tiết trời sang thu, người dân Tày – Nùng lại lên rừng hái quả trám để về làm xôi trám. Đây là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của người dân Cao Bằng nơi đây.
Trám nấu xôi quả chín mọng, không bị sâu, ngâm nước trong nhiệt độ khoảng 25 đến 30 độC một lúc cho mềm. Lấy phần thịt bỏ hột rồi trộn với xôi đã đồ thật nhuyễn, có màu tím hồng. Bạn sẽ có dịp thưởng thức món xôi trám bổ, béo, vị là lạ này khác so với những loại xôi thông thường khác như thế nào?
Mùa đông Cao Bằng, người ta nghĩ ngay đến Bánh áp chao. Đây là món ăn làm xua tan đi nhanh chóng cơn giá lạnh miền núi.
Thoạt nhìn bạn sẽ thấy giống bánh rán nhưng chỉ cần một hũ bột, nêm gia vị đơn giản với một chảo dầu nóng, lấy từng khuôn đong từng đọt bột, nhúng vào chảo dầu đang sôi thật kích thích sự “thèm thuồng” của bạn.
Món ăn được nhiều người Cao Bằng rất mê, rất nhớ ngay cả khi đi xa. Những ngày đông giá rét Cao Bằng, bạn có thể ghé vào một quán ăn lề đường, gọi 1 suất bánh áp chao và sưởi ấm giá rét. Thật là một cảm giác khó quên.
Phở chua là đặc sản của vùng đất Cao Bằng, góp phần làm phong phú cho nét văn hóa ẩm thực của các tỉnh miền núi phía Bắc. Phở chua với nhiều gia vị, thành phần như thịt ba chỉ rán giòn màu vàng sậm đẹp mắt, khoai tầu (củ to, bở và ngọt chỉ có ở tỉnh Bắc Cạn và Cao Bằng) được cắt sợi chiên giòn, gan lợn cắt mỏng, dạ dày lợn được làm sạch sau đó luộc qua rồi mới đem rán, thịt vịt quay béo tròn, trong bụng tẩm ướp các loại gia vị và đặc biệt không thể thiếu hương vị của lá móc mật. Bánh phở Cao Bằng thơm, dai, khó lẫn với những địa phương khác vì được làm từ gạo Cao Bằng ngọt mà dẻo. Ngoài các nguyên liệu trên, phở chua còn ăn kèm với đậu phộng, rau thơm, húng, mùi, dưa chuột cắt mỏng.
Bí quyết tạo sức hấp dẫn cho phở chua nằm ở nước sốt. Phi thơm hành tỏi rồi lấy nước trong bụng con vịt quay pha một chút dấm, tỏi, đường, nước mắm, sau đó cho chút bột báng để cô sánh nồi lại. Khi thưởng thức trộn đều bát phở nhanh tay nhưng tránh làm nát bánh phở. Tùy khẩu vị mỗi người mà có thể thêm gia vị như ớt, tiêu. Phở chua ăn có vị ngậy của mỡ vịt, vị chua của dấm, bùi của đậu phộng, khoai tầu và gan hòa với vị béo của thịt ba chỉ, thịt quay, mùi thơm của lá móc mật, dẻo dẻo của bánh phở và cay nồng của ớt. Tất cả các hương vị hòa quyện vào nhau đánh thức cảm quan của người dùng. Phở chua là món ăn nguội nên rất được chuộng vào những ngày thời tiết mát dịu.
Phở chua thường được dùng trong các tiệc cưới, cúng giỗ để thực khách ăn được no. Nhưng nay phở chua đã xuất hiện ở nhiều quán ăn hay trong những gian hàng ẩm thực ở các chợ của tỉnh Cao Bằng. Lần đầu tiên thưởng thức, người dùng chưa thể cảm nhận được hết cái ngon và hương vị đậm đà của món ăn, nhưng khi đã quen thì vị thơm ngon của các loại gia vị, chua ngọt của nước sốt và độ dai dẻo của bánh phở sẽ làm bạn nhớ mãi không thể quên.
Lợn sữa quay là món ngon đặc sản Cao Bằng có lớp da vàng rộm, thịt béo ngây, thơm, ngọt gây thương nhớ với tất cả các du khách thập phương khi đến đây. Lợn quay phải là lợn sữa (lợn sữa, lợn nhỡ từ 15 – 30kg). Lợn phải được nuôi bằng rau cỏ nên thịt ngọt, chắc và dai hơn lợn nuôi công nghiệp ở dưới xuôi.
Khi quay lợn người ta sẽ cho một loại lá đặc trưng ở Tây Bắc là lá móc mật được nhồi vào bụng lợn và khâu lại. Đặc trưng nhất là người ta dùng que tre xiên qua thịt chứ không dùng que kim loại như thông thường. Chính điều này đã giúp thịt giữ nguyên được mùi vị trọn vẹn của nó.
Người ta quay lợn trong khoảng 90 phút dưới lớp nhiệt của than củi. Thịt lợn sữa Cao Bằng sau khi quay xong có lớp bì vàng rộm, giòn tan. Thịt ở trong không bị khô mà vẫn ẩm, mọng nước. Ăn kèm với các loại rau sống sẽ giúp mùi vị đỡ ngấy hơn. Đừng bỏ qua nếu bạn có dịp ghé thăm Cao Bằng nhé!
Cao Bằng là nơi nuôi nhiều bò, nhất là các huyện Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Có dịp đến vùng đất cao xa vời vợi, thưởng thức đặc sản nơi này, bạn đừng bỏ qua món thịt bò gác bếp. Bò ở Cao Bằng để cày bừa, kéo xe. Bò để thịt cũng nhiều. Trong đó, sấy khô là cách chế biến để bảo quản, dự trữ thịt bò của người dân địa phương, vừa để được lâu lại vừa có hương vị thơm ngon độc đáo.
Thịt bò dùng để sấy khô loại nào cũng ngon, không kén chọn. Nhưng ngon nhất vẫn là loại thịt mông, thịt bắp, vừa nạc vừa mềm. Thịt được xẻ ra thành từng miếng to nhỏ tùy ý. Nhưng thường to chừng hai ba ngón tay, dài chừng gang tay là vừa nhất. Thịt được tẩm ướp bằng muối, nước cốt gừng và đặc biệt không thể thiếu rượu trắng. Trước khi ướp, khía vài đường trên miếng thịt cho gia vị ngấm đều. Ướp xong dùng lạt tre tươi xâu thịt thành từng xâu rồi treo trên gác bếp.
Bánh Coóng phù là món ngon đặc sản Cao Bằng còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là bánh trôi. Đây là món ăn vặt ở Cao Bằng cực thích hợp cho những ngày đông lạnh.
Nguyên liệu làm bánh khá đơn giản và dễ chuẩn bị bao gồm gạo nếp, đường, lạc, vừng, gừng. Lạc để làm nhân bánh, gạo nếp xay nhuyễn làm vỏ bánh. Vừng phủ lớp ngoài và gừng, đường để nấu nước cốt chan lên.
Điều làm nên đặc trưng của bánh trôi Cao Bằng đó là bột bánh rất dẻo, mềm và có vị ngọt đặc trưng. Nước đường thơm ngon đạt đến sự hòa quyện của vị ngọt của đường và vị cay của gừng. Mùa đông miền Tây Bắc với khí trời lạnh đến cả dưới 10 độ, trong tay có chén coong phù nóng ấm thì còn gì tuyệt vời hơn.
Không phải món cao lương mỹ vị nhưng mèn mén cũng là một món ngon Cao Bằng làm từ ngô khiến nhiều người khó quên khi chỉ mới nếm thử một lần.
Mèn mén được làm chủ yếu từ hạt ngô tẻ. Ngô sau mỗi vụ thu hoạch sẽ được người dân địa phương phơi thật khô sau đó tách hạt rồi đi rang và giã nhuyễn. Sau đó bột ngô này được trộn với bột gạo và nước thành một hỗn hợp sền sệt sau đó hấp lên. Mèn mén muốn ngon phải hấp 2 lần.
Người H’Mong hay ăn mèn mén trộn với cơm. Lúc này vị ngọt bùi của ngô kết hợp với cơm dẻo ngọt sẽ rất lạ miệng và kích thích vị giác. Ngoài ra, hiện nay người ta còn biến thể mèn mén với nhiều cách ăn mới như hòa vào ăn chung với nước phở và mì. Lưu ý là mèn mén ngon nhất là khi ăn nóng hổi và khi nguội mèn mén có vị hơi chua của bột ngô khi nguội.
Mèn mén là món ăn dân giã mà đã ghé các tỉnh miền núi phía bắc mà bỏ qua là thiếu sót lớn. Món ăn này được bán nhiều ở các phiên chợ hoặc các quán ăn vặt, bạn có thể mua về làm quà cho người thân bạn bè ăn thử.
Mác mật là tên gọi theo tiếng Tày, Nùng, hiểu nôm na là quả ngọt. Cây chủ yếu mọc ở chân núi đá vôi, một số ít trên sườn núi đá và vườn đồi do người dân đem hạt và cây con về trồng; được phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh, nhưng tập trung nhiều nhất là ở các huyện: Thạch An, Hạ Lang, Quảng Uyên, Hoà An, Thông Nông.
Mác mật là một thứ gia vị không thể thiếu của nhiều món ăn đặc trưng miền núi, như: Vịt quay, lợn quay… Vào mùa mác mật, các bà nội trợ ai cũng mua mác mật về chế biến các món ăn: cá kho, thịt kho, vịt quay, ninh chân giò, canh thịt băm, măng xào mác mật… Mùi vị thanh tao của quả mác mật đã khử hết mùi tanh của cá, mùi hoi của vịt, giảm bớt mỡ ngấy của chân giò…, tạo nên những món ăn thơm phức, tinh tế và hấp dẫn.
Vừa để ăn chơi và chế biến các món ăn, quả mác mật còn để dành ăn được quanh năm. Quả mác mật đem về dùng kéo cắt sát cuống, sau rửa sạch để cho ráo nước. Củ măng tươi thái lát mỏng, sợi chỉ và một ít ớt tươi, vài lát tỏi, cho vào lọ ngâm với nước muối (có thể ngâm bằng rượu trắng) dùng ăn quanh năm. Mác mật ngâm có đầy đủ vị chua, cay, mặn, ngọt; vẫn giữ được vị chua ngọt và hương thơm đặc trưng, thêm vị chua giòn của măng, vị cay của ớt rất đặc biệt. Món này dùng để khai vị, pha nước chấm, gia giảm vào các món kho hoặc xào… đều rất ngon. Ngoài ra, vào mùa rộ quả, người ta đem về phơi hoặc sấy khô cất đi dùng dần hoặc cho vào khay đá để dùng quanh năm mà quả vẫn giữ được mùi vị thơm ngon.
Cao Bằng còn một đặc sản thuộc loại nổi tiếng, đó là con cá chiên sông Gâm. Loại cá lăng màu đen này vốn được một ông chủ quán chả cá Lã Vọng đánh giá là ngon nhất để làm chả cá. Lòng cá được người sành ăn cho là thứ ngon nhất trên đời.
Cá chiên có con đến vài chục kg, là loại khó bắt vì chuyên sống trong hang ngầm dưới sông. Người đi câu thường đóng cả lán trại thường xuyên để đợi cá, đến khi câu được con nào là có người đến tận chỗ mua.
Đây là loài cá ngon trứ danh ở thác Bản Giốc, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng). Gọi là cá trầm hương bởi loài cá này thường ăn rễ, lá mục của cây trầm hương mọc ven sông Quây Sơn và Bắc Vọng. Chính vì vậy thịt chúng ngon hơn nhiều loại cá nào khác, khi ăn có thể cảm nhận được vị trầm.
Món ngon nhất từ loài cá trầm hương là nướng, vì giữ nguyên được mùi vị của cá, khiến người sành ăn cũng phải trầm trồ. Cá bắt từ sông, làm sạch, mổ bụng rồi nhét thêm một vài loại rau, gia vị như hành, thì là, ớt… vào bên trong, bọc qua bằng lớp lá chuối rồi cho lên bếp than nướng.
Khi chín, cá tỏa mùi thơm nức. Gỡ miếng cá chấm cùng chút nước mắm nguyên chất, cảm nhận vị thơm ngây ngất, phảng phất vị trầm khiến bạn sẽ nhớ mãi.