Cầu Sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Cầu được khởi công ngày 2 - 9 - 1998, khánh thành ngày 29 - 3 - 2000. Đây là cây cầu xoay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay.
Cầu là vạch nối liền hai trục đường chính của Đà Nẵng là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông. Cầu có chiều dài 487,7m, rộng 12,9m, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33m, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và 2 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7m, kết cấu dầm và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép.
Hằng ngày, vào khoảng 01:00, phần giữa của cây cầu quay 90o quanh trục và nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông Hàn để mở đường cho tàu lớn đi qua. Khoảng 04:00 cầu sẽ quay trở lại như cũ.
Cầu Rồng Đà Nẵng là cây cầu thứ 7 và là cây cầu mới nhất bắc qua sông Hàn. Vì cây cầu có hình dáng giống một con rồng nên được gọi là Cầu Rồng.
Cầu Rồng dài 666m và rộng 37,5m với 6 làn xe chạy. Nó được khởi công xây dựng vào ngày 19 - 07 - 2007 và chính thức thông xe ngày 29 - 3 - 2013, kinh phí xây cầu gần 1,5 nghìn tỷ đồng. Cầu được thiết kế bởi Ammann & Whitney Consulting Engineers với tập đoàn Louis Berger. Việc xây dựng được thực hiện Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1.
Cây cầu hiện đại này bắc qua sông Hàn tại bùng binh Lê Đình Dương - Bạch Đằng, tạo con đường ngắn nhất từ sân bay quốc tế Đà Nẵng tới các đường chính trong thành phố Đà Nẵng, và một tuyến đường trực tiếp đến bãi biển Mỹ Khê và bãi biển Non Nước ở rìa phía đông của thành phố. Cầu được thiết kế và xây dựng với hình dạng của một con rồng có khả năng phun lửa và phun nước như thật. Hiện tại, thời gian phun lửa và phun nước bắt đầu vào lúc 21:00 các ngày thứ bảy, Chủ nhật hàng tuần và các ngày lễ lớn.
Cầu Trần Thị Lý Đà Nẵng hiện nay là cây cầu xây dựng hoàn toàn mới tại vị trí của cầu Trần Thị Lý (cũ). Cầu Trần Thị Lý (cũ) đã bị tháo dỡ năm 2003. Trước đây cầu Trần Thị Lý (cũ) là cây cầu đầu tiên bắt qua sông Hàn của Đà Nẵng.
Năm 1951 người Pháp cho xây dựng cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hàn là một cây cầu đường sắt, gắn vào hệ thống đường sắt từ Cảng Tiên Sa đến Ga Đà Nẵng. Cầu dài 520m, được xây dựng bởi Hãng Eiffel (Pháp), và có tên là cầu De Lattre De Tassigny (1989 - 1952, Thống chế Pháp), phiên âm tiếng Việt là Đờ-lát Đờ Tát-xi-nhi mà người dân Đà Nẵng quen gọi là cầu Đờ Lát, cầu Đờ Lách.
Tên gọi cầu De Lattre (Đờ Lát) đã đi vào dân gian nên nhiều người biết, trong khi đó chỉ có một số ít người biết là cầu đã đổi tên thành cầu Trịnh Minh Thế. Đến sau năm 1975, cầu Trịnh Minh Thế mới được đổi tên thành cầu Trần Thị Lý (1933 - 1992).
Gối trụ cầu nặng 3,2 tấn, với sức chịu lực cho tháp trụ lên đến 32.000 tấn – lớn nhất thế giới hiện nay (kỹ lục cũ thuộc về một cây cầu ở Trung Quốc với gối trụ chịu lực 17.800 tấn). Kết cấu một mặt phẳng dây rộng 34,5m lớn nhất Đông Nam Á.
Cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng bắc qua 2 bờ sông Hàn đổ ra Vịnh Đà Nẵng, nối đường Nguyễn Tất Thành với cầu Mân Quang, giữa 2 Quận Hải Châu và Sơn Trà thuộc thành phố Đà Nẵng.
Ngày 19 - 7 - 2009, cầu Thuận Phước chính thức được thông xe với tổng chiều dài 1.856m, trong đó phần cầu treo dây võng dài 655m và phần cầu dẫn phía hai đầu Thuận Phước và Sơn Trà mỗi bên dài 600m. Cầu rộng 18m với 4 làn xe (ô tô và xe máy), 2 lối đi bộ và 2 lối đi dành cho xe đạp và xe thô sơ.
Cầu Thuận Phước sừng sững nơi đầu biển cuối sông lại quyến rũ người dân bởi vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và nổi bật với những ánh đèn lung linh giữa vùng sông nước bao la.
Cầu Sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Cầu được khởi công ngày 2 - 9 - 1998, khánh thành ngày 29 - 3 - 2000. Đây là cây cầu xoay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay.
Cầu là vạch nối liền hai trục đường chính của Đà Nẵng là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông. Cầu có chiều dài 487,7m, rộng 12,9m, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33m, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và 2 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7m, kết cấu dầm và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép.
Hằng ngày, vào khoảng 01:00, phần giữa của cây cầu quay 90o quanh trục và nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông Hàn để mở đường cho tàu lớn đi qua. Khoảng 04:00 cầu sẽ quay trở lại như cũ.
Cầu Rồng Đà Nẵng là cây cầu thứ 7 và là cây cầu mới nhất bắc qua sông Hàn. Vì cây cầu có hình dáng giống một con rồng nên được gọi là Cầu Rồng.
Cầu Rồng dài 666m và rộng 37,5m với 6 làn xe chạy. Nó được khởi công xây dựng vào ngày 19 - 07 - 2007 và chính thức thông xe ngày 29 - 3 - 2013, kinh phí xây cầu gần 1,5 nghìn tỷ đồng. Cầu được thiết kế bởi Ammann & Whitney Consulting Engineers với tập đoàn Louis Berger. Việc xây dựng được thực hiện Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1.
Cây cầu hiện đại này bắc qua sông Hàn tại bùng binh Lê Đình Dương - Bạch Đằng, tạo con đường ngắn nhất từ sân bay quốc tế Đà Nẵng tới các đường chính trong thành phố Đà Nẵng, và một tuyến đường trực tiếp đến bãi biển Mỹ Khê và bãi biển Non Nước ở rìa phía đông của thành phố. Cầu được thiết kế và xây dựng với hình dạng của một con rồng có khả năng phun lửa và phun nước như thật. Hiện tại, thời gian phun lửa và phun nước bắt đầu vào lúc 21:00 các ngày thứ bảy, Chủ nhật hàng tuần và các ngày lễ lớn.
Cầu Trần Thị Lý Đà Nẵng hiện nay là cây cầu xây dựng hoàn toàn mới tại vị trí của cầu Trần Thị Lý (cũ). Cầu Trần Thị Lý (cũ) đã bị tháo dỡ năm 2003. Trước đây cầu Trần Thị Lý (cũ) là cây cầu đầu tiên bắt qua sông Hàn của Đà Nẵng.
Năm 1951 người Pháp cho xây dựng cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hàn là một cây cầu đường sắt, gắn vào hệ thống đường sắt từ Cảng Tiên Sa đến Ga Đà Nẵng. Cầu dài 520m, được xây dựng bởi Hãng Eiffel (Pháp), và có tên là cầu De Lattre De Tassigny (1989 - 1952, Thống chế Pháp), phiên âm tiếng Việt là Đờ-lát Đờ Tát-xi-nhi mà người dân Đà Nẵng quen gọi là cầu Đờ Lát, cầu Đờ Lách.
Tên gọi cầu De Lattre (Đờ Lát) đã đi vào dân gian nên nhiều người biết, trong khi đó chỉ có một số ít người biết là cầu đã đổi tên thành cầu Trịnh Minh Thế. Đến sau năm 1975, cầu Trịnh Minh Thế mới được đổi tên thành cầu Trần Thị Lý (1933 - 1992).
Gối trụ cầu nặng 3,2 tấn, với sức chịu lực cho tháp trụ lên đến 32.000 tấn – lớn nhất thế giới hiện nay (kỹ lục cũ thuộc về một cây cầu ở Trung Quốc với gối trụ chịu lực 17.800 tấn). Kết cấu một mặt phẳng dây rộng 34,5m lớn nhất Đông Nam Á.
Cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng bắc qua 2 bờ sông Hàn đổ ra Vịnh Đà Nẵng, nối đường Nguyễn Tất Thành với cầu Mân Quang, giữa 2 Quận Hải Châu và Sơn Trà thuộc thành phố Đà Nẵng.
Ngày 19 - 7 - 2009, cầu Thuận Phước chính thức được thông xe với tổng chiều dài 1.856m, trong đó phần cầu treo dây võng dài 655m và phần cầu dẫn phía hai đầu Thuận Phước và Sơn Trà mỗi bên dài 600m. Cầu rộng 18m với 4 làn xe (ô tô và xe máy), 2 lối đi bộ và 2 lối đi dành cho xe đạp và xe thô sơ.
Cầu Thuận Phước sừng sững nơi đầu biển cuối sông lại quyến rũ người dân bởi vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và nổi bật với những ánh đèn lung linh giữa vùng sông nước bao la.