Ngày nay, khi về lại với Lý Sơn, chúng ta không thể nào cầm được nước mắt khi lắng nghe những câu chuyện đầy xúc động về hùng binh Hoàng Sa bên những ngôi mộ gió đứng sừng sững, hiên ngang giữa lòng đất mẹ. Đó chỉ là những ụ cát nhỏ có hình thang cân, thấp lè tè nằm rải rác, có phần khiêm nhường ẩn mình trong những mẫu ruộng trồng hành tỏi bạt ngàn. Phía đầu, bao giờ cũng hướng mặt vào đất liền và đa số được đánh dấu bằng một hòn đá đen nhỏ thay cho văn bia. Cũng tùy vào độ tuổi, địa vị và thâm niên trong nghề đi biển mà mộ gió Âm Binh Hoàng Sa có kích thước, độ to nhỏ khác nhau.
Người dân nơi đây gọi đó là những ngôi mộ gió chiêu hồn. Và với người dân trên đảo, hình bóng của những Hùng binh Hoàng Sa năm xưa tuy thân xác mãi mãi nằm lại với biển cả nhưng linh hồn vẫn trở về với đất mẹ Lý Sơn hiền hậu.
Để hoàn thành một ngôi mộ chiêu hồn lính Hoàng Sa, an ủi sinh linh những người lính đã khuất phải trải qua nhiều công đoạn. Những hình nhân thế mạng được thầy phù thủy làm bằng đất sét đặc biệt tại vùng Giếng Tiền trên đảo. Đó là loại đất sét đặc dẻo quánh và nóng, khô cằn đến nỗi không có bất cứ loài thực vật nào mọc nổi được. Đất đem về trộn với bông gòn rồi giã cho đến khi đặc quánh mới thôi. Mỗi người hình nhân được làm theo tỷ lệ ứng với các con số như 1, 5, 7, giống như số lượng hành trang mà người lính mang theo khi xuất binh. Ví dụ như thân hình nhân được làm thành từ 7 nẹp từ thân cây dâu.
Người dân Lý Sơn quan niệm rằng, con tằm nhờ ăn lá dâu nhả tơ rồi đổi mà hồi sinh, đổi kiếp. Vì vậy, xương cốt hình nhân được làm bằng thân dâu cũng mang khát vọng về sự chuyển kiếp của con người, những người lính Hoàng Sa. Thành ra, khi nói những ngôi mộ gió Lý Sơn thì người ta lại nghĩ đến những nấm mồ không hài cốt.
Ngày nay, khi về lại với Lý Sơn, chúng ta không thể nào cầm được nước mắt khi lắng nghe những câu chuyện đầy xúc động về hùng binh Hoàng Sa bên những ngôi mộ gió đứng sừng sững, hiên ngang giữa lòng đất mẹ. Đó chỉ là những ụ cát nhỏ có hình thang cân, thấp lè tè nằm rải rác, có phần khiêm nhường ẩn mình trong những mẫu ruộng trồng hành tỏi bạt ngàn. Phía đầu, bao giờ cũng hướng mặt vào đất liền và đa số được đánh dấu bằng một hòn đá đen nhỏ thay cho văn bia. Cũng tùy vào độ tuổi, địa vị và thâm niên trong nghề đi biển mà mộ gió Âm Binh Hoàng Sa có kích thước, độ to nhỏ khác nhau.
Người dân nơi đây gọi đó là những ngôi mộ gió chiêu hồn. Và với người dân trên đảo, hình bóng của những Hùng binh Hoàng Sa năm xưa tuy thân xác mãi mãi nằm lại với biển cả nhưng linh hồn vẫn trở về với đất mẹ Lý Sơn hiền hậu.
Để hoàn thành một ngôi mộ chiêu hồn lính Hoàng Sa, an ủi sinh linh những người lính đã khuất phải trải qua nhiều công đoạn. Những hình nhân thế mạng được thầy phù thủy làm bằng đất sét đặc biệt tại vùng Giếng Tiền trên đảo. Đó là loại đất sét đặc dẻo quánh và nóng, khô cằn đến nỗi không có bất cứ loài thực vật nào mọc nổi được. Đất đem về trộn với bông gòn rồi giã cho đến khi đặc quánh mới thôi. Mỗi người hình nhân được làm theo tỷ lệ ứng với các con số như 1, 5, 7, giống như số lượng hành trang mà người lính mang theo khi xuất binh. Ví dụ như thân hình nhân được làm thành từ 7 nẹp từ thân cây dâu.
Người dân Lý Sơn quan niệm rằng, con tằm nhờ ăn lá dâu nhả tơ rồi đổi mà hồi sinh, đổi kiếp. Vì vậy, xương cốt hình nhân được làm bằng thân dâu cũng mang khát vọng về sự chuyển kiếp của con người, những người lính Hoàng Sa. Thành ra, khi nói những ngôi mộ gió Lý Sơn thì người ta lại nghĩ đến những nấm mồ không hài cốt.