Tháp Chóp Mạt tọa lạc tại Tân Phong, Tân Biên, Tây Ninh. Di tích tháp cổ Chót Mạt đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử – văn hóa. Và cho đến nay, di tích tháp Chót Mạt đã trở thành một trong những điểm du lịch Tây Ninh nổi tiếng, không thể thiếu trong hành trình đến thăm Tây Ninh của du khách.
Tháp Chót Mạt được xây dựng trên gò đất cao giữa cánh đồng. Theo hành trình du lịch Tây Ninh về thăm tháp, trên đường đến, nhìn từ xa, đã thấy khu đền tháp Chót Mạt như một ngọn bút vươn lên giữa trời. Khi tiến đến gần, tháp càng bề thế hơn với phần móng tường và đế tháp rộng. Toàn bộ công trình được xây dựng bằng gạch khổ lớn và đá phiến, điều này khiến cho dáng vẻ của tháp Chót Mạt có nét tương đồng với các tháp cổ ở miền Trung.
Phần đỉnh tháp được xây nhọn dần lên, nơi cao nhất của đỉnh tháp đạt chiều cao 10m. Tinh xảo hơn là các lớp gạch xếp chồng lên nhau được xây dựng khít đến mức nắng gió thời gian cũng không thể tìm ra lỗ hỏng. Ngoài ra, 4 mặt tháp xoay theo 4 hướng. Mặt vách chính vẫn quay về hướng Đông. Các vách còn lại được xây hơi nhô ra ngoài, được trang trí bằng các hình chạm nổi, thể hiện rõ nét nền văn hóa thời bấy giờ.
Tháp Chóp Mạt tọa lạc tại Tân Phong, Tân Biên, Tây Ninh. Di tích tháp cổ Chót Mạt đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử – văn hóa. Và cho đến nay, di tích tháp Chót Mạt đã trở thành một trong những điểm du lịch Tây Ninh nổi tiếng, không thể thiếu trong hành trình đến thăm Tây Ninh của du khách.
Tháp Chót Mạt được xây dựng trên gò đất cao giữa cánh đồng. Theo hành trình du lịch Tây Ninh về thăm tháp, trên đường đến, nhìn từ xa, đã thấy khu đền tháp Chót Mạt như một ngọn bút vươn lên giữa trời. Khi tiến đến gần, tháp càng bề thế hơn với phần móng tường và đế tháp rộng. Toàn bộ công trình được xây dựng bằng gạch khổ lớn và đá phiến, điều này khiến cho dáng vẻ của tháp Chót Mạt có nét tương đồng với các tháp cổ ở miền Trung.
Phần đỉnh tháp được xây nhọn dần lên, nơi cao nhất của đỉnh tháp đạt chiều cao 10m. Tinh xảo hơn là các lớp gạch xếp chồng lên nhau được xây dựng khít đến mức nắng gió thời gian cũng không thể tìm ra lỗ hỏng. Ngoài ra, 4 mặt tháp xoay theo 4 hướng. Mặt vách chính vẫn quay về hướng Đông. Các vách còn lại được xây hơi nhô ra ngoài, được trang trí bằng các hình chạm nổi, thể hiện rõ nét nền văn hóa thời bấy giờ.