Là một cồn nhỏ thuộc xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, cồn Phú Đa có nước ngọt quanh năm, lại có nhiều phù sa bồi đắp, nên vườn cây ăn trái lúc nào cũng tươi tốt, xum xuê trĩu quả. Người dân xứ cồn đa số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, nhờ chăm chỉ canh tác mà xứ này hình thành nhiều vườn chuyên canh cây ăn trái như: Sầu riêng, chôm chôm, nhãn, xoài tứ quý...và nhiều loại cây ăn trái suốt bốn mùa. Ở cồn Phú Đa, điều mà người dân tự hào là ở đây họ vẫn giữ được cảnh quan rất thiên nhiên hữu tình, hầu như chưa có bàn tay con người chạm vào, mọi vẻ đẹp vẫn còn nguyên vẹn đậm chất Miền Tây, khiến khách du lịch Bến Tre đến đây sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời.
Nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ trong lành mà còn bởi món ốc gạo đặc biệt. Cồn nằm bên dòng sông Cổ Chiên, quanh năm nước ngọt, dòng chảy ổn định, hạt cát mịn màng là điều kiện lý tưởng để con ốc gạo đến cư trú và sinh sản. Ốc gạo là loài sinh vật sống trong môi trường tự nhiên, sinh trưởng ở một số vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Bến Tre, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang...Cũng là ốc gạo, nhưng mỗi nơi ốc gạo có vị khác nhau. Theo nhận xét của nhiều người thì ngon nhất ngọt, béo, giòn vẫn là con ốc gạo ở cồn Phú Đa thuộc xã Vĩnh Bình, Chợ Lách, Bến Tre. Ai đã một lần đặt chân đến vùng đất này, đều bỏ chút thời gian ghé qua xứ cồn, ngồi nhâm nhi những món ăn làm từ ốc gạo Phú Đa.
Các cụ cao niên nơi đây kể lại, trước đây, người dân vùng cù lao này nghèo lắm, nên người dân mới đặt tên cồn là Phú Đa, với mong muốn đa số người dân sẽ khấm khá lên. Vùng này nhiều ốc vô kể, cho nên người dân nghèo hồi xưa thường cào về ăn thay cơm. Ăn mãi cũng ngán nên đã đem ốc đó đến các gia đình giàu có trong vùng để đổi lấy gạo ăn. Thế là từ xưa đã hình thành thương hiệu ốc gạo Phú Đa.
Là một cồn nhỏ thuộc xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, cồn Phú Đa có nước ngọt quanh năm, lại có nhiều phù sa bồi đắp, nên vườn cây ăn trái lúc nào cũng tươi tốt, xum xuê trĩu quả. Người dân xứ cồn đa số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, nhờ chăm chỉ canh tác mà xứ này hình thành nhiều vườn chuyên canh cây ăn trái như: Sầu riêng, chôm chôm, nhãn, xoài tứ quý...và nhiều loại cây ăn trái suốt bốn mùa. Ở cồn Phú Đa, điều mà người dân tự hào là ở đây họ vẫn giữ được cảnh quan rất thiên nhiên hữu tình, hầu như chưa có bàn tay con người chạm vào, mọi vẻ đẹp vẫn còn nguyên vẹn đậm chất Miền Tây, khiến khách du lịch Bến Tre đến đây sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời.
Nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ trong lành mà còn bởi món ốc gạo đặc biệt. Cồn nằm bên dòng sông Cổ Chiên, quanh năm nước ngọt, dòng chảy ổn định, hạt cát mịn màng là điều kiện lý tưởng để con ốc gạo đến cư trú và sinh sản. Ốc gạo là loài sinh vật sống trong môi trường tự nhiên, sinh trưởng ở một số vùng đồng bằng sông Cửu Long như: Bến Tre, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang...Cũng là ốc gạo, nhưng mỗi nơi ốc gạo có vị khác nhau. Theo nhận xét của nhiều người thì ngon nhất ngọt, béo, giòn vẫn là con ốc gạo ở cồn Phú Đa thuộc xã Vĩnh Bình, Chợ Lách, Bến Tre. Ai đã một lần đặt chân đến vùng đất này, đều bỏ chút thời gian ghé qua xứ cồn, ngồi nhâm nhi những món ăn làm từ ốc gạo Phú Đa.
Các cụ cao niên nơi đây kể lại, trước đây, người dân vùng cù lao này nghèo lắm, nên người dân mới đặt tên cồn là Phú Đa, với mong muốn đa số người dân sẽ khấm khá lên. Vùng này nhiều ốc vô kể, cho nên người dân nghèo hồi xưa thường cào về ăn thay cơm. Ăn mãi cũng ngán nên đã đem ốc đó đến các gia đình giàu có trong vùng để đổi lấy gạo ăn. Thế là từ xưa đã hình thành thương hiệu ốc gạo Phú Đa.