Cồn Phụng còn được gọi với cái tên cồn Tân Vinh là một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre . Cồn Phụng nằm trong quần thể tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Trong đó, cồn Quy và cồn Phụng thuộc địa phận tỉnh Bến Tre, còn cồn Long và cồn Lân là thuộc tỉnh Bến Tre. Ở một số vùng miền của Việt Nam, thường ở Nam Bộ, người ta dùng khái niệm cồn hoặc cù lao để chỉ bãi giữa, là một dải đất hình thành ở giữa con sông lớn nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.
Cồn Phụng lúc đầu chỉ là một cù lao nổi giữa sông Tiền vào những năm 1930 với diện tích khoảng 28 ha, nhưng do lượng phù sa bồi đắp dồi dào mỗi năm mà nay đã lên tới trên 50 ha. Tên Cồn Phụng có từ khi ông Nguyễn Thành Nam đến đây xây dựng chùa Nam Quốc Phật vào hồi đầu thế kỉ XX. Khi công trình này đang xây dựng, những người thợ nhặt được một cái chén cổ có hình con chim Phụng, nên đặt tên là Cồn Phụng. Ngoài ra, sở dĩ nó còn có tên gọi khác là cù lao Đạo Dừa là do ông Nguyễn Thành Nam khi đến đây xây chùa Nam Quốc Phật, đã thành lập nên một giáo phái gọi là Đạo Dừa. Đạo Dừa chủ trương mang lại hòa bình, sống bằng hoa trái.
Với phong cảnh sông nước hữu tình, miệt vườn trù phú cùng nhiều hoạt động và dịch vụ hấp dẫn, hằng năm du lịch Cồn Phụng đón tiếp hàng nghìn lượt du khách đến khám phá và trải nghiệm. Khi nhắc đến khu du lịch Cồn Phụng, không thể không nhắc đến công trình kiến trúc Đạo Dừa gắn với giai thoại của giáo chủ Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam.
Đi du lịch Bến Tre, đến với Cồn Phụng khách tham quan còn được chứng kiến toàn bộ quá trình để làm nên những viên kẹo dừa vô cùng thơm ngon và đậm vị miền Tây Nam Bộ này: từ khâu pha chế, nấu kẹo, cắt kẹo, đóng gói đều được làm nên từ trái tim và tình yêu của những người dân nơi đây. Và chắc chắn ai đến những xưởng làm kẹo dừa này cũng xách cho mình vài túi quà ngọt ngào đến từ vùng đất Cồn Phụng.
Khung cảnh tại Cồn Phụng rất yên bình, nên thơ và còn gì tuyệt vời hơn khi du khách được trải nghiệm đi tàu trên sông, tản bộ trên đường làng rợp bóng dừa của huyện Châu Thành Bến Tre; đi xe ngựa, uống trà mật ong, thưởng thức các món ăn trái cây miền nhiệt đới, nghe đờn ca tài tử, đặc biệt được trải nghiệm chèo xuồng len lỏi trong những con rạch nhỏ mà hai bên toàn là cây dừa nước và những cây bần đong đưa bông trắng đầy thơ mộng.
Đến Cồn Phụng, du khách không chỉ hòa mình với thiên nhiên sông nước hữu tình, mà còn được thưởng thức những món ăn dân dã của miệt vườn miền Tây được chế biến từ nguyên liệu tươi sống sẵn có như: cá tai tượng chiên xù, xôi chiên phồng, lẩu mắm, đuông dừa chiên bơ, cháo gà ta thả vườn, cơm trái dừa và tép rang dừa...Trải nghiệm cảm giác mạo hiểm, hồi hộp, thót tim, đòi hỏi sự can đảm cũng là điều mà du khách đến Cồn Phụng đặc biệt ấn tượng, mang lại niềm vui, những giây phút thư giãn khi tham gia các trò chơi dưới nước như đạp xe qua cầu ván, Zipline qua hồ, cầu dây văng, cầu cau giữ thăng bằng...
Cồn Phụng còn được gọi với cái tên cồn Tân Vinh là một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre . Cồn Phụng nằm trong quần thể tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Trong đó, cồn Quy và cồn Phụng thuộc địa phận tỉnh Bến Tre, còn cồn Long và cồn Lân là thuộc tỉnh Bến Tre. Ở một số vùng miền của Việt Nam, thường ở Nam Bộ, người ta dùng khái niệm cồn hoặc cù lao để chỉ bãi giữa, là một dải đất hình thành ở giữa con sông lớn nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.
Cồn Phụng lúc đầu chỉ là một cù lao nổi giữa sông Tiền vào những năm 1930 với diện tích khoảng 28 ha, nhưng do lượng phù sa bồi đắp dồi dào mỗi năm mà nay đã lên tới trên 50 ha. Tên Cồn Phụng có từ khi ông Nguyễn Thành Nam đến đây xây dựng chùa Nam Quốc Phật vào hồi đầu thế kỉ XX. Khi công trình này đang xây dựng, những người thợ nhặt được một cái chén cổ có hình con chim Phụng, nên đặt tên là Cồn Phụng. Ngoài ra, sở dĩ nó còn có tên gọi khác là cù lao Đạo Dừa là do ông Nguyễn Thành Nam khi đến đây xây chùa Nam Quốc Phật, đã thành lập nên một giáo phái gọi là Đạo Dừa. Đạo Dừa chủ trương mang lại hòa bình, sống bằng hoa trái.
Với phong cảnh sông nước hữu tình, miệt vườn trù phú cùng nhiều hoạt động và dịch vụ hấp dẫn, hằng năm du lịch Cồn Phụng đón tiếp hàng nghìn lượt du khách đến khám phá và trải nghiệm. Khi nhắc đến khu du lịch Cồn Phụng, không thể không nhắc đến công trình kiến trúc Đạo Dừa gắn với giai thoại của giáo chủ Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam.
Đi du lịch Bến Tre, đến với Cồn Phụng khách tham quan còn được chứng kiến toàn bộ quá trình để làm nên những viên kẹo dừa vô cùng thơm ngon và đậm vị miền Tây Nam Bộ này: từ khâu pha chế, nấu kẹo, cắt kẹo, đóng gói đều được làm nên từ trái tim và tình yêu của những người dân nơi đây. Và chắc chắn ai đến những xưởng làm kẹo dừa này cũng xách cho mình vài túi quà ngọt ngào đến từ vùng đất Cồn Phụng.
Khung cảnh tại Cồn Phụng rất yên bình, nên thơ và còn gì tuyệt vời hơn khi du khách được trải nghiệm đi tàu trên sông, tản bộ trên đường làng rợp bóng dừa của huyện Châu Thành Bến Tre; đi xe ngựa, uống trà mật ong, thưởng thức các món ăn trái cây miền nhiệt đới, nghe đờn ca tài tử, đặc biệt được trải nghiệm chèo xuồng len lỏi trong những con rạch nhỏ mà hai bên toàn là cây dừa nước và những cây bần đong đưa bông trắng đầy thơ mộng.
Đến Cồn Phụng, du khách không chỉ hòa mình với thiên nhiên sông nước hữu tình, mà còn được thưởng thức những món ăn dân dã của miệt vườn miền Tây được chế biến từ nguyên liệu tươi sống sẵn có như: cá tai tượng chiên xù, xôi chiên phồng, lẩu mắm, đuông dừa chiên bơ, cháo gà ta thả vườn, cơm trái dừa và tép rang dừa...Trải nghiệm cảm giác mạo hiểm, hồi hộp, thót tim, đòi hỏi sự can đảm cũng là điều mà du khách đến Cồn Phụng đặc biệt ấn tượng, mang lại niềm vui, những giây phút thư giãn khi tham gia các trò chơi dưới nước như đạp xe qua cầu ván, Zipline qua hồ, cầu dây văng, cầu cau giữ thăng bằng...