Đình làng Bình Ba tọa lạc trên một khu đất rộng bằng phẳng của thôn Bình Ba Tây, thuộc xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, nằm cách cảng Đá Bạc (Cam Ranh) khoảng 13 hải lý.
Đình Bình Ba có niên đại khoảng giữa thế kỷ XIX, trải qua thời gian với những tác động của nhiều nguyên nhân đình bị hư hỏng nặng, năm 1991 trùng tu nhà tiền tế và nghi môn, năm 2009 trùng tu mái hậu điện. Đình nằm ở giữa thôn Bình Ba Tây, quay theo hướng Đông Nam, có tổng diện tích 423,6m2. Đình thờ Bản Cảnh Thành Hoàng và phối thờ Tiền Hiền, Hậu Hiền, Thổ Công…
Từ ngoài vào trong đình có các hạng mục công trình: Nghi môn, Án phong, Võ ca, sân, Đại đình (Tiền tế, Hậu điện), nhà Đông, miếu Thanh minh. Tiền tế và Hậu điện là hai tòa nhà chính được thiết kế theo hình chữ “nhị”. Mỗi nhà có 3 gian bằng nhau, được xây bằng gạch, vữa. Hệ thống chịu lực ở đây được tạo ra bởi bộ khung gỗ vững chắc, các bộ vì, kẻ, hoành, rui mè được liên kết bằng lỗ mộng nâng đỡ mái. Nền được láng bằng xi măng. Mái được lợp bằng ngói tây. Phía trong Hậu điện các ban thờ được bài trí hài hòa, chính giữa ở vị trí trung tâm là ban thờ Thành hoàng, trước là ban thờ Hội đồng, hai bên là ban thờ Tả ban, Hữu ban, ban thờ Thổ Địa và ban thờ Tiền hiền.
Điểm nổi bật của ngôi đình ở đây thể hiện nghệ thuật trang trí điêu khắc trên các cấu kiện kiến trúc “Lưỡng long chầu nguyệt” được đắp nổi trên bờ nóc. Nghệ thuật hội họa được tô điểm trên các bức tường với hình vẽ rồng, tùng, cúc, trúc, mai, phong cảnh của bãi Chướng – một bãi tắm đẹp nằm ở phía Đông của làng, nơi thường thường mỗi buồi chiều bà con trong thôn ra tắm và nghỉ mát, cảnh chài lưới vào buổi bình minh trên đảo Bình Ba… Điểm riêng biệt ở đây, là hình con dao được đắp nổi trên hệ mái, hình linh vật ở đây được thiết kế giống hình cái thuyền thể hiện nét đặc trưng riêng ở đây mà chưa thấy nơi nào ở Khánh Hòa có được.
Hàng năm, để tưởng nhớ công ơn của vị thần, vào hai ngày mồng 9 và 10 tháng 3 Âm lịch nhân dân lại tổ chức lễ hội. Ngoài phần lễ, còn có phần hội (Hát Bội) để phục vụ bà con nhân dân vui chơi, thưởng thức nghệ thuật dân gian truyền thống. Hiện tại đình Bình Ba còn lưu giữ được khá nhiều di vật cổ, các di vật ở đây khá phong phú về thể loại và chất liệu như: 2 sắc phong, khám thờ thần, bài vị thần, tượng Thổ Địa, chiêng, trống, kích thác,...Ngoài ra, đình cũng lưu giữ các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể: các nghi thức, nghi lễ cúng kính, các bài văn cúng, tư liệu Hán Nôm, các bản nhạc cúng. Du khách tham gia tour du lịch tham quan Bình Ba vào những ngày này sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến các lễ hội diễn ra tại đảo, các hoạt động đậm đà bản sắc văn hóa và mang theo niềm tin của các ngư dân.
Hai sắc phong của đình Bình Ba gồm: Sắc Duy Tân thứ năm (1911) phong cho Bản cảnh Thành hoàng. Sắc Khải Định thứ chín (1924) phong cho Bản cảnh Thành hoàng.
Đình làng Bình Ba là di tích được hình thành sớm của vùng đất Cam Ranh ngày nay. Địa danh Bình Ba còn trở nên quen thuộc khi nhắc đến những đến những đặc sản nổi tiếng của Khánh Hòa
Đình làng Bình Ba tọa lạc trên một khu đất rộng bằng phẳng của thôn Bình Ba Tây, thuộc xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, nằm cách cảng Đá Bạc (Cam Ranh) khoảng 13 hải lý.
Đình Bình Ba có niên đại khoảng giữa thế kỷ XIX, trải qua thời gian với những tác động của nhiều nguyên nhân đình bị hư hỏng nặng, năm 1991 trùng tu nhà tiền tế và nghi môn, năm 2009 trùng tu mái hậu điện. Đình nằm ở giữa thôn Bình Ba Tây, quay theo hướng Đông Nam, có tổng diện tích 423,6m2. Đình thờ Bản Cảnh Thành Hoàng và phối thờ Tiền Hiền, Hậu Hiền, Thổ Công…
Từ ngoài vào trong đình có các hạng mục công trình: Nghi môn, Án phong, Võ ca, sân, Đại đình (Tiền tế, Hậu điện), nhà Đông, miếu Thanh minh. Tiền tế và Hậu điện là hai tòa nhà chính được thiết kế theo hình chữ “nhị”. Mỗi nhà có 3 gian bằng nhau, được xây bằng gạch, vữa. Hệ thống chịu lực ở đây được tạo ra bởi bộ khung gỗ vững chắc, các bộ vì, kẻ, hoành, rui mè được liên kết bằng lỗ mộng nâng đỡ mái. Nền được láng bằng xi măng. Mái được lợp bằng ngói tây. Phía trong Hậu điện các ban thờ được bài trí hài hòa, chính giữa ở vị trí trung tâm là ban thờ Thành hoàng, trước là ban thờ Hội đồng, hai bên là ban thờ Tả ban, Hữu ban, ban thờ Thổ Địa và ban thờ Tiền hiền.
Điểm nổi bật của ngôi đình ở đây thể hiện nghệ thuật trang trí điêu khắc trên các cấu kiện kiến trúc “Lưỡng long chầu nguyệt” được đắp nổi trên bờ nóc. Nghệ thuật hội họa được tô điểm trên các bức tường với hình vẽ rồng, tùng, cúc, trúc, mai, phong cảnh của bãi Chướng – một bãi tắm đẹp nằm ở phía Đông của làng, nơi thường thường mỗi buồi chiều bà con trong thôn ra tắm và nghỉ mát, cảnh chài lưới vào buổi bình minh trên đảo Bình Ba… Điểm riêng biệt ở đây, là hình con dao được đắp nổi trên hệ mái, hình linh vật ở đây được thiết kế giống hình cái thuyền thể hiện nét đặc trưng riêng ở đây mà chưa thấy nơi nào ở Khánh Hòa có được.
Hàng năm, để tưởng nhớ công ơn của vị thần, vào hai ngày mồng 9 và 10 tháng 3 Âm lịch nhân dân lại tổ chức lễ hội. Ngoài phần lễ, còn có phần hội (Hát Bội) để phục vụ bà con nhân dân vui chơi, thưởng thức nghệ thuật dân gian truyền thống. Hiện tại đình Bình Ba còn lưu giữ được khá nhiều di vật cổ, các di vật ở đây khá phong phú về thể loại và chất liệu như: 2 sắc phong, khám thờ thần, bài vị thần, tượng Thổ Địa, chiêng, trống, kích thác,...Ngoài ra, đình cũng lưu giữ các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể: các nghi thức, nghi lễ cúng kính, các bài văn cúng, tư liệu Hán Nôm, các bản nhạc cúng. Du khách tham gia tour du lịch tham quan Bình Ba vào những ngày này sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến các lễ hội diễn ra tại đảo, các hoạt động đậm đà bản sắc văn hóa và mang theo niềm tin của các ngư dân.
Hai sắc phong của đình Bình Ba gồm: Sắc Duy Tân thứ năm (1911) phong cho Bản cảnh Thành hoàng. Sắc Khải Định thứ chín (1924) phong cho Bản cảnh Thành hoàng.
Đình làng Bình Ba là di tích được hình thành sớm của vùng đất Cam Ranh ngày nay. Địa danh Bình Ba còn trở nên quen thuộc khi nhắc đến những đến những đặc sản nổi tiếng của Khánh Hòa