Miếu tổ nghề Yến nằm ở Bãi Hương. Miếu tổ nghề Yến được xây dựng hoàn chỉnh vào khoảng đầu thế kỷ 19 để thờ Tổ nghề Yến và các vị thần bảo hộ nghề Yên. Hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch, tại thôn Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, chính quyền TP.Hội An (Quảng Nam) cùng Đội quản lý khai thác yến sào và người dân Cù Lao Chàm long trọng tổ chức lễ tế giỗ tổ nghề yến sào Cù Lao Chàm.
Sân miếu lát gạch lục giác với chính giữa là bình phong hình cuốn thư trang trí hình con hổ ở mặt ngoài và phong cảnh biển đảo có đàn chim yến đang bay lượn ở mặt trong.
Công trình chính gồm 2 nếp nhà nối liền thông với nhau, mái lợp ngói âm dương. Nếp thứ nhất hệ vì kèo cấu tạo theo kiểu chồng rường giả thủ. Nếp thứ hai hệ vì kèo cấu tạo theo kiểu khung cụi chính giữa rồi bắt quyết qua 4 mái.
Không gian nội thất thiết trí bàn thờ những bậc tiền nhân khai sáng nghề khai thác yến sào và chư thần liên quan đến sông biển. Các khám thờ được chạm lộng, chạm nổi nhiều đề tài, đồ án, câu đối chữ Hán sơn son thếp vàng rực rỡ.
Trên bàn thờ, ngoài các bài vị của những bậc tiền bối khai sáng nghề yến sào là các vị thần liên quan đến sông biển. Trên tường bên hữu có tấm bia đá ghi công đức của các chư phái tộc và ca tụng vẻ núi non kỳ vĩ của Cù Lao Chàm.
Giỗ tổ nghề yến là nét văn hóa tâm linh lâu đời được người dân xứ đảo và được những người khai thác yến sào Hội An gìn giữ qua nhiều thế kỷ.
Hàng năm vào ngày giổ tổ nghề Yến cư dân và người làm nghề khai thác yến cả nước tập trung về Cù Lao Chàm để cúng tổ nghề yến với mong muốn thế hệ sau ghi nhớ công đức của bậc tiền nhân sáng tạo ra nghề, đồng thời nhắc nhở thế hệ sau gìn giữ và phát triển nghề yến.
Miếu tổ nghề Yến nằm ở Bãi Hương. Miếu tổ nghề Yến được xây dựng hoàn chỉnh vào khoảng đầu thế kỷ 19 để thờ Tổ nghề Yến và các vị thần bảo hộ nghề Yên. Hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch, tại thôn Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, chính quyền TP.Hội An (Quảng Nam) cùng Đội quản lý khai thác yến sào và người dân Cù Lao Chàm long trọng tổ chức lễ tế giỗ tổ nghề yến sào Cù Lao Chàm.
Sân miếu lát gạch lục giác với chính giữa là bình phong hình cuốn thư trang trí hình con hổ ở mặt ngoài và phong cảnh biển đảo có đàn chim yến đang bay lượn ở mặt trong.
Công trình chính gồm 2 nếp nhà nối liền thông với nhau, mái lợp ngói âm dương. Nếp thứ nhất hệ vì kèo cấu tạo theo kiểu chồng rường giả thủ. Nếp thứ hai hệ vì kèo cấu tạo theo kiểu khung cụi chính giữa rồi bắt quyết qua 4 mái.
Không gian nội thất thiết trí bàn thờ những bậc tiền nhân khai sáng nghề khai thác yến sào và chư thần liên quan đến sông biển. Các khám thờ được chạm lộng, chạm nổi nhiều đề tài, đồ án, câu đối chữ Hán sơn son thếp vàng rực rỡ.
Trên bàn thờ, ngoài các bài vị của những bậc tiền bối khai sáng nghề yến sào là các vị thần liên quan đến sông biển. Trên tường bên hữu có tấm bia đá ghi công đức của các chư phái tộc và ca tụng vẻ núi non kỳ vĩ của Cù Lao Chàm.
Giỗ tổ nghề yến là nét văn hóa tâm linh lâu đời được người dân xứ đảo và được những người khai thác yến sào Hội An gìn giữ qua nhiều thế kỷ.
Hàng năm vào ngày giổ tổ nghề Yến cư dân và người làm nghề khai thác yến cả nước tập trung về Cù Lao Chàm để cúng tổ nghề yến với mong muốn thế hệ sau ghi nhớ công đức của bậc tiền nhân sáng tạo ra nghề, đồng thời nhắc nhở thế hệ sau gìn giữ và phát triển nghề yến.