Chùa Chén Kiểu Sóc Trăng còn gọi là chùa Sà Lôn là một ngôi chùa cổ thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, tọa lạc bên Quốc lộ 1A, cách Trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12km về hướng Bạc Liêu; nay thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam. Ngày 20 - 11 - 2012, ngôi chùa đã được xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.
Chùa có tên Khmer là Wath Sro Loun để dễ phát âm, từ "Sro Loun" được đọc chại thành "Sà Lôn". "Sro Loun" lại có nguồn gốc từ chữ "Chro Luong", là tên của một con rạch chạy dọc theo đường làng trước đây ở gần chùa, và tên gọi ấy đồng thời cũng được dùng để đặt tên chùa. Sở dĩ chùa Sà Lôn còn được gọi là "chùa Chén Kiểu" là do dùng những mảnh chén, đĩa sứ ốp lên tường để trang trí.
Chùa tọa lạc trong một khuôn viên rất rộng với nhiều cây xanh. Hai bên cổng ngự hai con sư tử bằng đá trên bệ cao, hướng ra lộ. Trên cổng xây ba ngôi tháp, được trang trí theo kiến trúc truyền thống của đồng bào Khmer ở Nam Bộ. Tháp chính nằm ở giữa, màu vàng, bên trong có lồng kính, tôn trí một pho tượng Phật ngồi uy nghi. Trên thành cổng là tên chùa bằng chữ Khmer và chữ Việt (chùa Sà Lôn). Ngôi chính điện là một tòa nhà kiên cố và rộng lớn. Nền lát gạch bông, và phần lớn các mảng tường ở đây cũng đều được ốp gạch men (đủ màu, và lớn nhỏ khác nhau) thời hiện đại.
Cũng giống như những ngôi chùa Khmer khác, mái chánh điện chùa chùa Sà Lôn được xây dựng theo dạng tam cấp, tức có 3 nếp, nếp dưới cùng lớn nhất và nhỏ dần ở bên trên. Nếp trên cùng có hình tam giác, hai đầu đao mỗi bên cong lên, và nơi trung tâm có đỉnh nhọn cao vút. Mái được trang trí nhiều họa tiết với màu sắc rất đẹp mắt. Mặt sau chính điện là một mảng tường đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu vỡ rất sắc sảo. Hiện nay ngoài số tín đồ Phật tử là người Khmer, chùa Sà Lôn còn thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến hành hương hay vãn cảnh.
Chùa Chén Kiểu Sóc Trăng còn gọi là chùa Sà Lôn là một ngôi chùa cổ thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, tọa lạc bên Quốc lộ 1A, cách Trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12km về hướng Bạc Liêu; nay thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam. Ngày 20 - 11 - 2012, ngôi chùa đã được xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.
Chùa có tên Khmer là Wath Sro Loun để dễ phát âm, từ "Sro Loun" được đọc chại thành "Sà Lôn". "Sro Loun" lại có nguồn gốc từ chữ "Chro Luong", là tên của một con rạch chạy dọc theo đường làng trước đây ở gần chùa, và tên gọi ấy đồng thời cũng được dùng để đặt tên chùa. Sở dĩ chùa Sà Lôn còn được gọi là "chùa Chén Kiểu" là do dùng những mảnh chén, đĩa sứ ốp lên tường để trang trí.
Chùa tọa lạc trong một khuôn viên rất rộng với nhiều cây xanh. Hai bên cổng ngự hai con sư tử bằng đá trên bệ cao, hướng ra lộ. Trên cổng xây ba ngôi tháp, được trang trí theo kiến trúc truyền thống của đồng bào Khmer ở Nam Bộ. Tháp chính nằm ở giữa, màu vàng, bên trong có lồng kính, tôn trí một pho tượng Phật ngồi uy nghi. Trên thành cổng là tên chùa bằng chữ Khmer và chữ Việt (chùa Sà Lôn). Ngôi chính điện là một tòa nhà kiên cố và rộng lớn. Nền lát gạch bông, và phần lớn các mảng tường ở đây cũng đều được ốp gạch men (đủ màu, và lớn nhỏ khác nhau) thời hiện đại.
Cũng giống như những ngôi chùa Khmer khác, mái chánh điện chùa chùa Sà Lôn được xây dựng theo dạng tam cấp, tức có 3 nếp, nếp dưới cùng lớn nhất và nhỏ dần ở bên trên. Nếp trên cùng có hình tam giác, hai đầu đao mỗi bên cong lên, và nơi trung tâm có đỉnh nhọn cao vút. Mái được trang trí nhiều họa tiết với màu sắc rất đẹp mắt. Mặt sau chính điện là một mảng tường đắp nổi bởi nhiều mảnh chén kiểu vỡ rất sắc sảo. Hiện nay ngoài số tín đồ Phật tử là người Khmer, chùa Sà Lôn còn thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến hành hương hay vãn cảnh.