Chùa Ông Bổn Sóc Trăng là tên gọi quen thuộc của Hòa An Hội Quán lâu nay. Theo tài liệu còn lưu lại thì đây là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1875 để thờ cúng Ông Bổn (A Côn - Trịnh Ân là một viên tướng vào đời Tống), tọa lạc tại số 9, đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, Thành phố Sóc Trăng. Vào ngày 12 - 5 - 2004, chùa được công nhận là di tích văn hóa, nghệ thuật kiến trúc cấp tỉnh.
Bước vào ngôi chùa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên với toàn bộ phần chân cột, từ nền "tam cấp" trong khu vực nội thất cho đến khung cửa chính của ngôi chùa đều được tạc bằng đá tảng. Phía trên cửa chính sẽ bắt gặp bức biển đại tự cổ bằng đá còn khắc chữ "Hòa An Hội Quán" hoàn thành vào năm Tân Hợi 1911 được sơn son thếp vàng rực rỡ. Ngôi chùa còn giữ nguyên lớp ngói ống âm dương màu xanh và gốm tráng men màu, được dùng tạc tượng. Tiếp đến là đôi cánh cửa gỗ bằng danh mộc họa hình tướng Uất Trì Cung, Tần Thúc Bảo (danh tướng đời Đường) làm hai vị thần hộ môn trông rất uy nghi, lẫm liệt.
Tiếp theo, du khách sẽ thấy ở chính điện chùa Ông Bổn được xây dựng theo chữ “Phước” là kiểu kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo của người Hoa, tạo thành hình chữ nhật. Tại chính điện còn lưu giữ, bảo quản nguyên vẹn 10 biển câu đối bằng gỗ quý và 10 bức hoành phi khắc đại tự bằng tiếng Hán cổ được sơn son thếp vàng, chạm trổ khuôn viền tinh xảo với các đề tài trang trí hướng vào tín ngưỡng tâm linh trong cuộc sống nhân gian.
Trong chánh điện thờ Trịnh Ân, tức Cảm Thiên Đại Đế là vị phúc thần trong tâm thức bà con người Hoa nơi đây; nằm ở bên trái thờ ông Phước Đức và bên phải thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. Ở khoảng trống hai bên chính điện được xây bàn thờ bằng đá mài và đắp nổi hai bức tranh lớn bằng ximăng "Tả Thanh Long", "Hữu Bạch Hổ" đúng theo thế phong thủy nên tại đây còn có hai khoảng trống thông thoáng gọi là "thiên tỉnh" (giếng trời). Ngoài ra, còn nhiều phối tự thần linh khác, nên ngôi chùa không chỉ thu hút thiện nam tín nữ người Việt gốc Hoa mà chùa Ông Bổn còn được đông đảo người Kinh, người Khmer địa phương thành tâm đến cúng bái trong những dịp rằm, lễ, tết và đặc biệt là ngày vía Ông Bổn vào 29 - 3 âm lịch.
Chùa Ông Bổn Sóc Trăng là tên gọi quen thuộc của Hòa An Hội Quán lâu nay. Theo tài liệu còn lưu lại thì đây là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1875 để thờ cúng Ông Bổn (A Côn - Trịnh Ân là một viên tướng vào đời Tống), tọa lạc tại số 9, đường Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, Thành phố Sóc Trăng. Vào ngày 12 - 5 - 2004, chùa được công nhận là di tích văn hóa, nghệ thuật kiến trúc cấp tỉnh.
Bước vào ngôi chùa, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên với toàn bộ phần chân cột, từ nền "tam cấp" trong khu vực nội thất cho đến khung cửa chính của ngôi chùa đều được tạc bằng đá tảng. Phía trên cửa chính sẽ bắt gặp bức biển đại tự cổ bằng đá còn khắc chữ "Hòa An Hội Quán" hoàn thành vào năm Tân Hợi 1911 được sơn son thếp vàng rực rỡ. Ngôi chùa còn giữ nguyên lớp ngói ống âm dương màu xanh và gốm tráng men màu, được dùng tạc tượng. Tiếp đến là đôi cánh cửa gỗ bằng danh mộc họa hình tướng Uất Trì Cung, Tần Thúc Bảo (danh tướng đời Đường) làm hai vị thần hộ môn trông rất uy nghi, lẫm liệt.
Tiếp theo, du khách sẽ thấy ở chính điện chùa Ông Bổn được xây dựng theo chữ “Phước” là kiểu kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo của người Hoa, tạo thành hình chữ nhật. Tại chính điện còn lưu giữ, bảo quản nguyên vẹn 10 biển câu đối bằng gỗ quý và 10 bức hoành phi khắc đại tự bằng tiếng Hán cổ được sơn son thếp vàng, chạm trổ khuôn viền tinh xảo với các đề tài trang trí hướng vào tín ngưỡng tâm linh trong cuộc sống nhân gian.
Trong chánh điện thờ Trịnh Ân, tức Cảm Thiên Đại Đế là vị phúc thần trong tâm thức bà con người Hoa nơi đây; nằm ở bên trái thờ ông Phước Đức và bên phải thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. Ở khoảng trống hai bên chính điện được xây bàn thờ bằng đá mài và đắp nổi hai bức tranh lớn bằng ximăng "Tả Thanh Long", "Hữu Bạch Hổ" đúng theo thế phong thủy nên tại đây còn có hai khoảng trống thông thoáng gọi là "thiên tỉnh" (giếng trời). Ngoài ra, còn nhiều phối tự thần linh khác, nên ngôi chùa không chỉ thu hút thiện nam tín nữ người Việt gốc Hoa mà chùa Ông Bổn còn được đông đảo người Kinh, người Khmer địa phương thành tâm đến cúng bái trong những dịp rằm, lễ, tết và đặc biệt là ngày vía Ông Bổn vào 29 - 3 âm lịch.