Vườn nhãn cổ Bạc Liêu từ lâu đã nổi tiếng khắp vùng, không chỉ vì hương vị ngọt thanh tao và hương thơm quyến rũ mà còn nổi tiếng về tuổi thọ. Những cây nhãn ở đây đều trên trăm năm tuổi nên người dân bản địa thường gọi là nhãn cổ với dáng vẻ gân guốc, uốn lượn tựa như những tác phẩm nghệ thuật mà tạo hóa đã khắc nên. Đi theo con đường mang tên cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu khoảng 6km về hướng biển, bạn sẽ thấy thấp thoáng vườn nhãn cổ Bạc Liêu rộng hơn 230ha, trải dài hơn 11km từ Hiệp Thành qua đến Vĩnh Trạch Đông.
Từng gốc nhãn cổ thụ ở Bạc Liêu ẩn chứa nhiều yếu tố văn hóa mà không nơi nào có được. Nó minh chứng cho lịch sử hình thành của đất giồng Bạc Liêu, sự gắn bó của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer trong quá trình phát triển. Sự liên kết bền lâu đó đã tạo nên bề dày văn hóa đất giồng. Bởi vậy, vườn nhãn cổ thụ Bạc Liêu không chỉ đơn thuần là hái trái mang ra chợ bán, mà là ẩn chứa giá trị lịch sử.
Tại ấp Chòm Xoài, xã Hiệp Thành có vườn nhãn của gia đình ông Trương Kiết (cháu đời thứ ba của ông Trương Hưng) rộng 3ha, lớn nhất xã. Khu vườn do các cụ đời trước trồng để lại, đến nay tuổi thọ trên 100 năm. Tại đây có một cây nhãn do ông Trương Hưng trồng đầu tiên, giờ trở thành cây nhãn cổ thụ gốc to hai người ôm không xuể. Những cây nhãn cổ này đến mùa vẫn còn ra hoa kết trái, dù hơi ít. Thời điểm du lịch Bạc Liêu lý tưởng để tham quan vườn nhãn cổ Bạc Liêu là vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 9. Tháng 5 là lúc vườn nhãn đang trổ hoa, cả vườn nhãn ngập màu hoa trắng tuyệt đẹp, thu hút bướm ong, còn tháng 9 là lúc thu hoạch nhãn nên khách tha hồ thưởng thức vị thơm ngon của nhãn Bạc Liêu.
Vườn nhãn cổ Bạc Liêu từ lâu đã nổi tiếng khắp vùng, không chỉ vì hương vị ngọt thanh tao và hương thơm quyến rũ mà còn nổi tiếng về tuổi thọ. Những cây nhãn ở đây đều trên trăm năm tuổi nên người dân bản địa thường gọi là nhãn cổ với dáng vẻ gân guốc, uốn lượn tựa như những tác phẩm nghệ thuật mà tạo hóa đã khắc nên. Đi theo con đường mang tên cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu khoảng 6km về hướng biển, bạn sẽ thấy thấp thoáng vườn nhãn cổ Bạc Liêu rộng hơn 230ha, trải dài hơn 11km từ Hiệp Thành qua đến Vĩnh Trạch Đông.
Từng gốc nhãn cổ thụ ở Bạc Liêu ẩn chứa nhiều yếu tố văn hóa mà không nơi nào có được. Nó minh chứng cho lịch sử hình thành của đất giồng Bạc Liêu, sự gắn bó của 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer trong quá trình phát triển. Sự liên kết bền lâu đó đã tạo nên bề dày văn hóa đất giồng. Bởi vậy, vườn nhãn cổ thụ Bạc Liêu không chỉ đơn thuần là hái trái mang ra chợ bán, mà là ẩn chứa giá trị lịch sử.
Tại ấp Chòm Xoài, xã Hiệp Thành có vườn nhãn của gia đình ông Trương Kiết (cháu đời thứ ba của ông Trương Hưng) rộng 3ha, lớn nhất xã. Khu vườn do các cụ đời trước trồng để lại, đến nay tuổi thọ trên 100 năm. Tại đây có một cây nhãn do ông Trương Hưng trồng đầu tiên, giờ trở thành cây nhãn cổ thụ gốc to hai người ôm không xuể. Những cây nhãn cổ này đến mùa vẫn còn ra hoa kết trái, dù hơi ít. Thời điểm du lịch Bạc Liêu lý tưởng để tham quan vườn nhãn cổ Bạc Liêu là vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 9. Tháng 5 là lúc vườn nhãn đang trổ hoa, cả vườn nhãn ngập màu hoa trắng tuyệt đẹp, thu hút bướm ong, còn tháng 9 là lúc thu hoạch nhãn nên khách tha hồ thưởng thức vị thơm ngon của nhãn Bạc Liêu.