Bến Ninh Kiều nay được gọi là Công viên Ninh Kiều là một bến nước và là địa danh du lịch, văn hóa của thành phố Cần Thơ hình thành từ thế kỷ XIX. Bến Ninh Kiều Cần Thơ tọa lạc ở bờ phải sông Hậu, nằm giữa ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ tiếp giáp với đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều thuộc thành phố Cần Thơ.
Bến Ninh Kiều là một địa danh du lịch có từ lâu và hấp dẫn du khách bởi phong cảnh sông nước hữu tình và vị trí thuận lợi nhìn ra dòng sông Hậu. Từ lâu bến Ninh Kiều đã trở thành biểu tượng về nét đẹp thơ mộng bên bờ sông Hậu của cả Thành phố Cần Thơ, thu hút nhiều du khách đến tham qua và đi vào thơ ca.
Cầu đi bộ Ninh Kiều hay Cầu Tình Yêu Cần Thơ có vị trí khá đẹp khi nằm giữa ngã ba sông Hậu, đứng từ trên cầu có thể nhìn khá rõ cầu Cần Thơ, cồn Ấu và gần như toàn cảnh bến Ninh Kiều. Không những thế, vào buổi chiều, tối cầu đi bộ là nơi dạo chơi quen thuộc của những du khách đến Cần Thơ và người dân trên địa bàn thành phố.
Chùa Ông Cần Thơ, tên gốc là Quảng Triệu Hội Quán tọa lạc tại số 32 đường Hai Bà Trưng, thuộc phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Việt Nam. Đây là một ngôi chùa của người Hoa gốc Quảng Đông tại Cần Thơ, và là một di tích lịch sử cấp quốc gia kể từ năm 1993.
Chùa Ông được khởi công xây dựng trên phần đất 532m2 vào năm 1894 (năm Quang Tự thứ 20, và là năm Thành Thái thứ 6), đến năm 1896 thì hoàn thành. Và cũng như một số ngôi chùa của người Hoa khác, Chùa Ông không nằm biệt lập mà nằm trong một khu dân cư đông đúc, ngay giữa trung tâm thành phố Cần Thơ, cạnh bến Ninh Kiều.
Cũng giống như nhiều ngôi chùa Hoa khác, Chùa Ông có màu sắc sặc sỡ, tươi vui; nhưng vẫn mang nét cổ kính. Mái chùa lợp ngói âm dương với các gờ bó mái nằng men xanh thẫm. Trên bờ nóc là những hình nhân, lưỡng long tranh châu, cá hóa long, chim phụng,...bằng gốm sứ đủ màu. Ngoài ra, ở hai đầu đao còn có hai tượng người cầm mặt trời và mặt trăng (tượng trưng cho âm dương hòa hợp). Kết cấu vòm mái được nâng đỡ bởi 6 hàng cột gỗ tròn và vuông sơn đỏ, có chân đế bằng đá tảng nguyên khối, và một hệ thống vì kèo khá phức tạp. Và các đòn tay ở đây đều ở dạng gỗ tròn, được sơn phết cẩn thận.
Chùa Phật Học Cần Thơ tọa lạc tại số 11 Đại Lộ, Đại lộ Hoà Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ. Năm 1951 chùa được Hội Phật Học Nam ở Cần Thơ xây dựng. Chùa ban đầu chỉ có 3 tầng lầu đơn giản, đến năm 2012 chùa bắt đầu trùng tu xây dựng mới.
Chùa Phật Học mang kiến trúc miền Nam và hiện đại. Chùa được xây dựng như một tòa tháp cao 5 tầng và vô cùng lộng lẫy giữa lòng Cần Thơ.
Chùa Pitu Khôsa Răngsây còn gọi là chùa Viễn Quang tọa lạc tại số 27/18 đường Mạc Đĩnh Chi, phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ là một địa điểm tín ngưỡng nổi tiếng của bà con Khmer.
Chùa Pitu Khôsa Răngsây vừa giữ được nét kiến trúc độc đáo đặc thù của bản sắc văn hóa người Khmer vừa thể hiện được nét kiến trúc hiện đại của Angkor và Khmer nam bộ, và chùa cũng là điểm đến yêu thích của du khách khi du lịch Cần Thơ.
Chùa Khmer Muniransay tọa lạc tại số 36 Đại lộ Hoà Bình, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ. Chùa được xây dựng hoàn thành vào năm 1948 với kiến trúc lá sơ sài và tạm bợ. Năm 1988 kiến trúc chùa mới được hoàn thiện như ngày nay.
Kiến trúc của chùa Khmer Muniransay Cần Thơ mang đậm nét ảnh hưởng của đền Angkor Wat (là một ngôi đền nổi tiếng ở Campuchia) và đạo thống Bà La Môn. Hay một số người thường gọi là Phật giáo Nam Tông. Tông màu chủ đạo của chùa là màu Vàng và tô điểm thêm là màu Đỏ. Tạo nét nổi bậc riêng giữa lòng thành phố Cần Thơ.
Biển nhân tạo Cần Thơ là một bãi biển nhân tạo với khoảng 400m bãi bờ sông đã được đổ tầm 1 triệu mét khối cát xuống để tạo nên bãi tắm không bùn. Nếu tới nơi đây du lịch thì du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cầu Cần Thơ cách đó không quá xa.
Khi đặt chân tới biển Cần Thơ bạn sẽ cảm nhận được không khí trong lành của gió biển, sự tươi mới của một vùng sông nước thơ mộng. Được lắng nghe tiếng sóng vỗ cùng các động cơ của thuyền, tàu qua lại nơi đây sẽ tạo cho bạn một cảm giác vô cùng đặc biệt.
Đến với biển ở Cần Thơ bạn sẽ có cơ hội được vui chơi thỏa thích dưới nước cùng người thân sẽ là trải nghiệm đặc biệt trong kỳ nghỉ cùng với gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp. Đồng thời, bạn còn được tham gia nhiều trò chơi hấp dẫn: chèo thuyền kayak, moto nước, phao chuối,...sẽ tạo nên cảm giác thú vị vô cùng cho mọi du khách.
Lò hủ tiếu Sáu Hoài tọa lạc tại số 476, 14 Lộ Vòng Cung, An Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ. Đây là điểm du lịch hấp dẫn tại Cần Thơ. Nơi đây khá gần chợ nổi Cái Răng với lò hủ tiếu truyền thống lâu đời. Đến với nơi đây bạn sẽ được tham quan Lò hủ tiếu truyền thống, thưởng thức món Pizza Hủ Tiếu độc đáo và tận hưởng không khí miệt vườn miền Tây Cần Thơ.
Lò hủ tiếu Chín Của nằm gần chợ nổi Cái Răng. Bạn có thể sắp xếp lịch trình đến đây bằng thuyền ngay sau khi tham quan chợ nổi. Hoặc nếu đi bằng đường bộ, bạn có thể chạy đến Lộ Vòng Cung (Đường 923), rồi rẽ vào hẻm 476, chạy thêm một đoạn là đến.
Hiện tại, Lò Hủ Tiếu Chín Của Cần Thơ sản xuất 5 loại hủ tiếu. Ngoài loại cơ bản có màu trắng đục, có thêm 4 màu khác từ lá cẩm, nghệ, trái gấc và lá dứa. Chủ lò cho biết, các loại trên mới đưa vào sản xuất để phục vụ nhu cầu khách hàng.
Hủ tiếu ở đây sau khi đóng gói, ngoài làm quà để khách đến tham quan mua sắm, sẽ được chuyển đến các cửa hàng ở Cần Thơ và nhiều tỉnh, thành lân cận như Trà Vinh, Vĩnh Long, Thành phố Hồ Chí Minh để tiêu thụ.
Bảo tàng Quân khu 9 tọa lạc tại số 6 Đại lộ Hoà Bình, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ. Bảo tàng Quân khu 9 Cần Thơ (Bảo tàng Lực lượng vũ trang đồng bằng sông Cửu Long), được thành lập 21 - 12 - 1979, trực thuộc Cục Chính trị Quân khu 9, xếp hạng Hai, theo quyết định xếp hạng Bảo tàng Việt Nam.
Khái quát nội dung trưng bày Bảo tàng Quân khu 9:
Bảo tàng thành phố Cần Thơ tọa lạc ở số 1, Đại lộ Hòa Bình, phường Tân An, quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Bảo tàng được thành lập năm 1976 và nó là một bảo tàng có quy mô lớn ở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long với diện tích lên tới gần 3.000m2. Được tới nơi đây tham quan bạn sẽ có được những giây phút thích thú khám phá nét đẹp của người Cần Thơ.
Di tích Khám Lớn Cần Thơ hiện nay tọa lạc tại số 8, đường Ngô Gia Tự, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Ngày 28 tháng 6 năm 1996, Bộ Văn Hóa-Thông tin đã ký Quyết định số 1460/QĐ-VH xếp hạng khu nhà tù ấy là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia.
Khám Lớn Cần Thơ được xây dựng kiên cố, có tường dày (cao 3,6m - 5m, trên tường có cắm nhiều mảnh chai nhọn) và rào sắt bao bọc, có các vọng gác để kiểm soát (cao 6 m gắn, có đèn pha chiếu sáng), và biệt lập với khu dân cư bằng hai con đường (nay là đường Ngô Gia Tự ở mặt tiền khám, và đường Bà Triệu ở bên phải khám).
Thời Việt Nam Cộng hòa, Khám lớn Cần Thơ chia thành 2 khu, với 21 phòng giam tập thể (có sức chứa khoảng 30 người, nhưng có khi giam hơn trăm) cùng nhiều xà lim nhỏ dùng để biệt giam. Từ cổng vào, khu giam tù nhân nữ ở phía trái, và khu giam tù nhân nam ở phía phải. Ngoài ra, còn có các hạng mục khác là: nhà chùa, nhà thờ, nhà bếp, nhà giám thị, nhà hướng nghiệp,...
Năm 1995, Cần Thơ xây dựng trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh, nên đã lấy một phần diện tích của khám lớn. Do vậy, khu trại giam giữ nữ tù, một số xà lim, khu phòng ở của giám thị không còn nữa (sau đó, một số đã được phục dựng trên phần diện tích còn lại). Diện tích được bảo tồn hiện nay là 2.046m2.
Nhà thờ chính tòa Giáo phận Cần Thơ tọa lạc tại số 14 Nguyễn Thị Minh Khai, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ. Giáo phận Cần Thơ là một giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam. Vào năm 2017, giáo phận có diện tích rộng 13.257km2, tương ứng các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ (trừ quận Thốt Nốt và hai huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh), có 191.462 giáo dân (chiếm 3,4% dân số). Số linh mục của giáo phận là 240 vị, có 139 giáo xứ, 5 giáo họ và 19 giáo điểm trên tổng số dân trên địa bàn là 5.580.701 người.
Đương kim Giám mục là Stêphanô Tri Bửu Thiên, cai quản giáo phận từ năm 2010.
Bến Ninh Kiều nay được gọi là Công viên Ninh Kiều là một bến nước và là địa danh du lịch, văn hóa của thành phố Cần Thơ hình thành từ thế kỷ XIX. Bến Ninh Kiều Cần Thơ tọa lạc ở bờ phải sông Hậu, nằm giữa ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ tiếp giáp với đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều thuộc thành phố Cần Thơ.
Bến Ninh Kiều là một địa danh du lịch có từ lâu và hấp dẫn du khách bởi phong cảnh sông nước hữu tình và vị trí thuận lợi nhìn ra dòng sông Hậu. Từ lâu bến Ninh Kiều đã trở thành biểu tượng về nét đẹp thơ mộng bên bờ sông Hậu của cả Thành phố Cần Thơ, thu hút nhiều du khách đến tham qua và đi vào thơ ca.
Cầu đi bộ Ninh Kiều hay Cầu Tình Yêu Cần Thơ có vị trí khá đẹp khi nằm giữa ngã ba sông Hậu, đứng từ trên cầu có thể nhìn khá rõ cầu Cần Thơ, cồn Ấu và gần như toàn cảnh bến Ninh Kiều. Không những thế, vào buổi chiều, tối cầu đi bộ là nơi dạo chơi quen thuộc của những du khách đến Cần Thơ và người dân trên địa bàn thành phố.
Chùa Ông Cần Thơ, tên gốc là Quảng Triệu Hội Quán tọa lạc tại số 32 đường Hai Bà Trưng, thuộc phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Việt Nam. Đây là một ngôi chùa của người Hoa gốc Quảng Đông tại Cần Thơ, và là một di tích lịch sử cấp quốc gia kể từ năm 1993.
Chùa Ông được khởi công xây dựng trên phần đất 532m2 vào năm 1894 (năm Quang Tự thứ 20, và là năm Thành Thái thứ 6), đến năm 1896 thì hoàn thành. Và cũng như một số ngôi chùa của người Hoa khác, Chùa Ông không nằm biệt lập mà nằm trong một khu dân cư đông đúc, ngay giữa trung tâm thành phố Cần Thơ, cạnh bến Ninh Kiều.
Cũng giống như nhiều ngôi chùa Hoa khác, Chùa Ông có màu sắc sặc sỡ, tươi vui; nhưng vẫn mang nét cổ kính. Mái chùa lợp ngói âm dương với các gờ bó mái nằng men xanh thẫm. Trên bờ nóc là những hình nhân, lưỡng long tranh châu, cá hóa long, chim phụng,...bằng gốm sứ đủ màu. Ngoài ra, ở hai đầu đao còn có hai tượng người cầm mặt trời và mặt trăng (tượng trưng cho âm dương hòa hợp). Kết cấu vòm mái được nâng đỡ bởi 6 hàng cột gỗ tròn và vuông sơn đỏ, có chân đế bằng đá tảng nguyên khối, và một hệ thống vì kèo khá phức tạp. Và các đòn tay ở đây đều ở dạng gỗ tròn, được sơn phết cẩn thận.
Chùa Phật Học Cần Thơ tọa lạc tại số 11 Đại Lộ, Đại lộ Hoà Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ. Năm 1951 chùa được Hội Phật Học Nam ở Cần Thơ xây dựng. Chùa ban đầu chỉ có 3 tầng lầu đơn giản, đến năm 2012 chùa bắt đầu trùng tu xây dựng mới.
Chùa Phật Học mang kiến trúc miền Nam và hiện đại. Chùa được xây dựng như một tòa tháp cao 5 tầng và vô cùng lộng lẫy giữa lòng Cần Thơ.
Chùa Pitu Khôsa Răngsây còn gọi là chùa Viễn Quang tọa lạc tại số 27/18 đường Mạc Đĩnh Chi, phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ là một địa điểm tín ngưỡng nổi tiếng của bà con Khmer.
Chùa Pitu Khôsa Răngsây vừa giữ được nét kiến trúc độc đáo đặc thù của bản sắc văn hóa người Khmer vừa thể hiện được nét kiến trúc hiện đại của Angkor và Khmer nam bộ, và chùa cũng là điểm đến yêu thích của du khách khi du lịch Cần Thơ.
Chùa Khmer Muniransay tọa lạc tại số 36 Đại lộ Hoà Bình, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ. Chùa được xây dựng hoàn thành vào năm 1948 với kiến trúc lá sơ sài và tạm bợ. Năm 1988 kiến trúc chùa mới được hoàn thiện như ngày nay.
Kiến trúc của chùa Khmer Muniransay Cần Thơ mang đậm nét ảnh hưởng của đền Angkor Wat (là một ngôi đền nổi tiếng ở Campuchia) và đạo thống Bà La Môn. Hay một số người thường gọi là Phật giáo Nam Tông. Tông màu chủ đạo của chùa là màu Vàng và tô điểm thêm là màu Đỏ. Tạo nét nổi bậc riêng giữa lòng thành phố Cần Thơ.
Biển nhân tạo Cần Thơ là một bãi biển nhân tạo với khoảng 400m bãi bờ sông đã được đổ tầm 1 triệu mét khối cát xuống để tạo nên bãi tắm không bùn. Nếu tới nơi đây du lịch thì du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cầu Cần Thơ cách đó không quá xa.
Khi đặt chân tới biển Cần Thơ bạn sẽ cảm nhận được không khí trong lành của gió biển, sự tươi mới của một vùng sông nước thơ mộng. Được lắng nghe tiếng sóng vỗ cùng các động cơ của thuyền, tàu qua lại nơi đây sẽ tạo cho bạn một cảm giác vô cùng đặc biệt.
Đến với biển ở Cần Thơ bạn sẽ có cơ hội được vui chơi thỏa thích dưới nước cùng người thân sẽ là trải nghiệm đặc biệt trong kỳ nghỉ cùng với gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp. Đồng thời, bạn còn được tham gia nhiều trò chơi hấp dẫn: chèo thuyền kayak, moto nước, phao chuối,...sẽ tạo nên cảm giác thú vị vô cùng cho mọi du khách.
Lò hủ tiếu Sáu Hoài tọa lạc tại số 476, 14 Lộ Vòng Cung, An Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ. Đây là điểm du lịch hấp dẫn tại Cần Thơ. Nơi đây khá gần chợ nổi Cái Răng với lò hủ tiếu truyền thống lâu đời. Đến với nơi đây bạn sẽ được tham quan Lò hủ tiếu truyền thống, thưởng thức món Pizza Hủ Tiếu độc đáo và tận hưởng không khí miệt vườn miền Tây Cần Thơ.
Lò hủ tiếu Chín Của nằm gần chợ nổi Cái Răng. Bạn có thể sắp xếp lịch trình đến đây bằng thuyền ngay sau khi tham quan chợ nổi. Hoặc nếu đi bằng đường bộ, bạn có thể chạy đến Lộ Vòng Cung (Đường 923), rồi rẽ vào hẻm 476, chạy thêm một đoạn là đến.
Hiện tại, Lò Hủ Tiếu Chín Của Cần Thơ sản xuất 5 loại hủ tiếu. Ngoài loại cơ bản có màu trắng đục, có thêm 4 màu khác từ lá cẩm, nghệ, trái gấc và lá dứa. Chủ lò cho biết, các loại trên mới đưa vào sản xuất để phục vụ nhu cầu khách hàng.
Hủ tiếu ở đây sau khi đóng gói, ngoài làm quà để khách đến tham quan mua sắm, sẽ được chuyển đến các cửa hàng ở Cần Thơ và nhiều tỉnh, thành lân cận như Trà Vinh, Vĩnh Long, Thành phố Hồ Chí Minh để tiêu thụ.
Bảo tàng Quân khu 9 tọa lạc tại số 6 Đại lộ Hoà Bình, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ. Bảo tàng Quân khu 9 Cần Thơ (Bảo tàng Lực lượng vũ trang đồng bằng sông Cửu Long), được thành lập 21 - 12 - 1979, trực thuộc Cục Chính trị Quân khu 9, xếp hạng Hai, theo quyết định xếp hạng Bảo tàng Việt Nam.
Khái quát nội dung trưng bày Bảo tàng Quân khu 9:
Bảo tàng thành phố Cần Thơ tọa lạc ở số 1, Đại lộ Hòa Bình, phường Tân An, quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Bảo tàng được thành lập năm 1976 và nó là một bảo tàng có quy mô lớn ở tại Đồng Bằng Sông Cửu Long với diện tích lên tới gần 3.000m2. Được tới nơi đây tham quan bạn sẽ có được những giây phút thích thú khám phá nét đẹp của người Cần Thơ.
Di tích Khám Lớn Cần Thơ hiện nay tọa lạc tại số 8, đường Ngô Gia Tự, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Ngày 28 tháng 6 năm 1996, Bộ Văn Hóa-Thông tin đã ký Quyết định số 1460/QĐ-VH xếp hạng khu nhà tù ấy là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia.
Khám Lớn Cần Thơ được xây dựng kiên cố, có tường dày (cao 3,6m - 5m, trên tường có cắm nhiều mảnh chai nhọn) và rào sắt bao bọc, có các vọng gác để kiểm soát (cao 6 m gắn, có đèn pha chiếu sáng), và biệt lập với khu dân cư bằng hai con đường (nay là đường Ngô Gia Tự ở mặt tiền khám, và đường Bà Triệu ở bên phải khám).
Thời Việt Nam Cộng hòa, Khám lớn Cần Thơ chia thành 2 khu, với 21 phòng giam tập thể (có sức chứa khoảng 30 người, nhưng có khi giam hơn trăm) cùng nhiều xà lim nhỏ dùng để biệt giam. Từ cổng vào, khu giam tù nhân nữ ở phía trái, và khu giam tù nhân nam ở phía phải. Ngoài ra, còn có các hạng mục khác là: nhà chùa, nhà thờ, nhà bếp, nhà giám thị, nhà hướng nghiệp,...
Năm 1995, Cần Thơ xây dựng trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh, nên đã lấy một phần diện tích của khám lớn. Do vậy, khu trại giam giữ nữ tù, một số xà lim, khu phòng ở của giám thị không còn nữa (sau đó, một số đã được phục dựng trên phần diện tích còn lại). Diện tích được bảo tồn hiện nay là 2.046m2.
Nhà thờ chính tòa Giáo phận Cần Thơ tọa lạc tại số 14 Nguyễn Thị Minh Khai, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ. Giáo phận Cần Thơ là một giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam. Vào năm 2017, giáo phận có diện tích rộng 13.257km2, tương ứng các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ (trừ quận Thốt Nốt và hai huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh), có 191.462 giáo dân (chiếm 3,4% dân số). Số linh mục của giáo phận là 240 vị, có 139 giáo xứ, 5 giáo họ và 19 giáo điểm trên tổng số dân trên địa bàn là 5.580.701 người.
Đương kim Giám mục là Stêphanô Tri Bửu Thiên, cai quản giáo phận từ năm 2010.