Chùa Pôthi Somrôn là một ngôi chùa Khmer cổ tọa lạc bên sông Ô Môn, thuộc phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP Cần Thơ. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố năm 2006.
Chùa Pôthi Somrôn Cần Thơ được xây dựng vào năm 1735, trên diện tích đất 8.600m2, trải qua 20 đời trụ trì, trong đó những vị trụ trì có thế danh như : Hòa thượng Dương Pâu, Dương One, Lý Thớt, Lý Nhiêu , Dương Châu, Lý Rẹp, Dương Xoai, Dương Chinh, Đào Sóc, Thanh Sen, Thạch Khiêng và Dương Nhiệm Thượng tọa Đào Như. Chùa trải qua hai lần di dời lần đầu chùa xây dựng ở vòm Ô Môn, rồi di dời đến Bo Rích, thời gian sau di dời về Rạch chùa nơi hiện nay. Trong khuôn viên chùa có nhiều cây trong đó có một loài cây tên là Somrôn nên chùa được đặt hiệu là Som Rôn.
Đến chùa Pôthi Somrôn, khách viếng thăm sẽ đắm mình vào không khí trầm mặc, trang nghiêm của kiến trúc cổ kính, giữa khuôn viên mát mẻ, trong lành và cũng để cảm nhận được cuộc sống nhà chùa thật gần với đời qua những thanh âm của nhạc Ngũ âm được các em nhỏ luyện tập hằng ngày, sự bận rộn với công tác dân sinh của các vị Hòa thượng, Đại đức...
Xây dựng vào năm Canh Dần 1890, do cụ Ông Trần Thiệu đã cùng con cháu người Hoa lập Hội Triều Châu và cất lên ngôi chùa thờ Quan Thánh Đế lấy hiệu là Linh Sơn Cổ Miếu còn gọi là Chùa Ông.
Chùa nằm trên bờ sông Bằng Tăng chảy thẳng ra Sông Hậu, tọa lạc tại thôn Định Thới, làng Thới Hưng, Huyện Ô Môn tỉnh Cần Thơ cũ, nay là Khu vực Thới Hòa 1 phường Thới Long, quận Ô Môn Thành phố Cần Thơ.
Chùa Ông là nơi thờ chính của làng, gồm ngôi chính và nhà cầu, mái lợp ngói âm dương, hai đầu nóc chùa gắn lưỡng long chầu nhật, chùa thờ các vị quan Thánh Đế Quân và nhị vị Châu Xương Quang Bình. Chùa còn là nơi dạy chữ Việt và chữ Hoa cập bên hong chùa để dạy con em trong làng, nhằm giáo dục và nêu cao việc học làm trọng với phương châm "Ngày nay học tập ngày mai giúp đời". Trường lấy hiệu là Tư thục Thanh Bình. Hội đã liên kết và âm thầm cùng thầy giáo hoạt động Cách mạng chống pháp và là cơ sở bảo vệ cán bộ cách mạng rất an toàn. Ngày 31 - 3 - 2008 UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định 774/QĐ-UBND xếp hạng Linh Sơn Cổ Miếu là Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.
Đình Thới An được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX, được người dân ấp Thới Thuận làng Thới An dựng lên với quy mô nhỏ vật liệu bằng tre lá để thờ thần. Đến năm 1852 vua Tự Đức phê sắc phong cho Đình làng Thới An là "Bổn cảnh Thành Hoàng". Từ khi có sắc phong, dân làng đã chọn địa điểm và chung sức cùng nhau xây dựng ngôi đình mới khang trang cách ngôi đình cũ 1km. Đó chính là Đình Thới An ngày nay.
Tọa lạc tại khu vực Thới Trinh A, quận Ô Môn thành phố Cần Thơ. Đình xây dựng theo hình chữ nhất, mặt quay về hướng đông, với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, mang đậm nét kiến trúc truyền thống của dân tộc. Trải qua nhiều biến có lịch sử, đình Thới An vẫn hiên ngang tồn tại. Đây là một trong những ngôi đình đẹp và cổ kính còn lại không nhiều ở Thành phố Cần Thơ, cũng như ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Với những gía trị đó vào ngày 15 - 11 - 2004 UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định 3446/QĐ-UBND xếp hạng đình Thới An là Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.
Khoảng tháng 5 - 10 Âm lịch hàng năm, làng đan lọp Thới Long phường Thới Long, quận Ô Môn, Cần Thơ lại hoạt động nhộn nhịp để cung cấp lọp cho người dân ĐBSCL đánh bắt thủy sản mùa nước nổi. Lọp là một dụng cụ để bắt cá, lươn, ếch...của ngư dân Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa nước nổi.
Mỗi năm, làng lọp sản xuất hơn 500.000 sản phẩm. Ngoài Cần Thơ, khắp các tỉnh miền Tây như Đồng Tháp, An Giang, Sốc Trăng, An Giang...cho đến vùng hồ thủy điện Trị An ở Đồng Nai đều sử dụng lọp Thới Long để đánh bắt thủy sản.
Trải qua nhiều thăng trầm, làng lọp Thới Long không còn hưng thình như xưa. Cách đây chục năm, làng lọp có đến gần 300 hộ làm nghề, nhưng giờ đây chỉ còn 10 hộ bám trụ.
Làng bánh kẹo Ba Rích thuộc khu vực Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn với diện tích tự nhiên gần 30 ha gồm hai dân tộc Kinh và Hoa sinh sống là một trong những điểm đến thú vị cho du khách.
Làng nghề bánh kẹo Ba Rích bắt đầu xuất hiện từ hơn 60 năm trước, do một số người Hoa đến sinh sống và thành lập. Ban đầu, làng bánh kẹo Ba Rích chỉ sản xuất bánh kẹo bằng thủ công. Đến nay, tại Ba Rích có khoảng 50 cơ sở lớn, nhỏ sản xuất kinh doanh ổn định, hầu hết sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đảm bảo vệ sinh môi trường, sản phẩm cũng được nâng chất, mẫu mã được cải thiện. Các cơ sở đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường với các thương hiệu: Liên Hưng, Hương Ký, Đại Phát, Thuận Hưng, Hàng Xương, Hữu Tài...
Các sản phẩm chủ yếu của làng bánh kẹo Ba Rích là các loại bánh ngọt như bánh mè, bánh gai, bánh đường, bánh kẹp, bánh sampa, bánh tây, bánh xốp kem, bánh bơ...được khách hàng yêu thích và lựa chọn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu hiện nay là các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh phía Bắc, miền Trung và xuất khẩu sang Campuchia.
Chùa Pôthi Somrôn là một ngôi chùa Khmer cổ tọa lạc bên sông Ô Môn, thuộc phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TP Cần Thơ. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố năm 2006.
Chùa Pôthi Somrôn Cần Thơ được xây dựng vào năm 1735, trên diện tích đất 8.600m2, trải qua 20 đời trụ trì, trong đó những vị trụ trì có thế danh như : Hòa thượng Dương Pâu, Dương One, Lý Thớt, Lý Nhiêu , Dương Châu, Lý Rẹp, Dương Xoai, Dương Chinh, Đào Sóc, Thanh Sen, Thạch Khiêng và Dương Nhiệm Thượng tọa Đào Như. Chùa trải qua hai lần di dời lần đầu chùa xây dựng ở vòm Ô Môn, rồi di dời đến Bo Rích, thời gian sau di dời về Rạch chùa nơi hiện nay. Trong khuôn viên chùa có nhiều cây trong đó có một loài cây tên là Somrôn nên chùa được đặt hiệu là Som Rôn.
Đến chùa Pôthi Somrôn, khách viếng thăm sẽ đắm mình vào không khí trầm mặc, trang nghiêm của kiến trúc cổ kính, giữa khuôn viên mát mẻ, trong lành và cũng để cảm nhận được cuộc sống nhà chùa thật gần với đời qua những thanh âm của nhạc Ngũ âm được các em nhỏ luyện tập hằng ngày, sự bận rộn với công tác dân sinh của các vị Hòa thượng, Đại đức...
Xây dựng vào năm Canh Dần 1890, do cụ Ông Trần Thiệu đã cùng con cháu người Hoa lập Hội Triều Châu và cất lên ngôi chùa thờ Quan Thánh Đế lấy hiệu là Linh Sơn Cổ Miếu còn gọi là Chùa Ông.
Chùa nằm trên bờ sông Bằng Tăng chảy thẳng ra Sông Hậu, tọa lạc tại thôn Định Thới, làng Thới Hưng, Huyện Ô Môn tỉnh Cần Thơ cũ, nay là Khu vực Thới Hòa 1 phường Thới Long, quận Ô Môn Thành phố Cần Thơ.
Chùa Ông là nơi thờ chính của làng, gồm ngôi chính và nhà cầu, mái lợp ngói âm dương, hai đầu nóc chùa gắn lưỡng long chầu nhật, chùa thờ các vị quan Thánh Đế Quân và nhị vị Châu Xương Quang Bình. Chùa còn là nơi dạy chữ Việt và chữ Hoa cập bên hong chùa để dạy con em trong làng, nhằm giáo dục và nêu cao việc học làm trọng với phương châm "Ngày nay học tập ngày mai giúp đời". Trường lấy hiệu là Tư thục Thanh Bình. Hội đã liên kết và âm thầm cùng thầy giáo hoạt động Cách mạng chống pháp và là cơ sở bảo vệ cán bộ cách mạng rất an toàn. Ngày 31 - 3 - 2008 UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định 774/QĐ-UBND xếp hạng Linh Sơn Cổ Miếu là Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.
Đình Thới An được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX, được người dân ấp Thới Thuận làng Thới An dựng lên với quy mô nhỏ vật liệu bằng tre lá để thờ thần. Đến năm 1852 vua Tự Đức phê sắc phong cho Đình làng Thới An là "Bổn cảnh Thành Hoàng". Từ khi có sắc phong, dân làng đã chọn địa điểm và chung sức cùng nhau xây dựng ngôi đình mới khang trang cách ngôi đình cũ 1km. Đó chính là Đình Thới An ngày nay.
Tọa lạc tại khu vực Thới Trinh A, quận Ô Môn thành phố Cần Thơ. Đình xây dựng theo hình chữ nhất, mặt quay về hướng đông, với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, mang đậm nét kiến trúc truyền thống của dân tộc. Trải qua nhiều biến có lịch sử, đình Thới An vẫn hiên ngang tồn tại. Đây là một trong những ngôi đình đẹp và cổ kính còn lại không nhiều ở Thành phố Cần Thơ, cũng như ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Với những gía trị đó vào ngày 15 - 11 - 2004 UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định 3446/QĐ-UBND xếp hạng đình Thới An là Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.
Khoảng tháng 5 - 10 Âm lịch hàng năm, làng đan lọp Thới Long phường Thới Long, quận Ô Môn, Cần Thơ lại hoạt động nhộn nhịp để cung cấp lọp cho người dân ĐBSCL đánh bắt thủy sản mùa nước nổi. Lọp là một dụng cụ để bắt cá, lươn, ếch...của ngư dân Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa nước nổi.
Mỗi năm, làng lọp sản xuất hơn 500.000 sản phẩm. Ngoài Cần Thơ, khắp các tỉnh miền Tây như Đồng Tháp, An Giang, Sốc Trăng, An Giang...cho đến vùng hồ thủy điện Trị An ở Đồng Nai đều sử dụng lọp Thới Long để đánh bắt thủy sản.
Trải qua nhiều thăng trầm, làng lọp Thới Long không còn hưng thình như xưa. Cách đây chục năm, làng lọp có đến gần 300 hộ làm nghề, nhưng giờ đây chỉ còn 10 hộ bám trụ.
Làng bánh kẹo Ba Rích thuộc khu vực Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn với diện tích tự nhiên gần 30 ha gồm hai dân tộc Kinh và Hoa sinh sống là một trong những điểm đến thú vị cho du khách.
Làng nghề bánh kẹo Ba Rích bắt đầu xuất hiện từ hơn 60 năm trước, do một số người Hoa đến sinh sống và thành lập. Ban đầu, làng bánh kẹo Ba Rích chỉ sản xuất bánh kẹo bằng thủ công. Đến nay, tại Ba Rích có khoảng 50 cơ sở lớn, nhỏ sản xuất kinh doanh ổn định, hầu hết sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đảm bảo vệ sinh môi trường, sản phẩm cũng được nâng chất, mẫu mã được cải thiện. Các cơ sở đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường với các thương hiệu: Liên Hưng, Hương Ký, Đại Phát, Thuận Hưng, Hàng Xương, Hữu Tài...
Các sản phẩm chủ yếu của làng bánh kẹo Ba Rích là các loại bánh ngọt như bánh mè, bánh gai, bánh đường, bánh kẹp, bánh sampa, bánh tây, bánh xốp kem, bánh bơ...được khách hàng yêu thích và lựa chọn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu hiện nay là các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh phía Bắc, miền Trung và xuất khẩu sang Campuchia.