Bánh mì Hội An được mệnh danh là "bánh mì ngon nhất thế giới" và là món ăn đường phố du khách muốn thưởng thức nhất khi đến với phố cổ Hội An.
Khác với những bánh mì thông thường, Bánh mì Hội An có nước sốt được pha công thức bí mật. Vỏ bánh mì giòn tan, hòa quyện với hương thơm của thịt nướng, chả, pate, phomai,...cùng một chút rau thơm thêm vào cho đỡ ngán.
Hãy cùng khám phá 3 địa điểm bán Bánh mì Hội An ngon nhất thế giới dưới đây:
Bánh Mì Bích Hội An
Bánh Mì Cô Phượng
Bánh Mì Madam Khánh
Bánh bao - bánh vạc là một món ăn đặc trưng Hội An Quảng Nam. Do có hình dáng nhỏ nhỏ, xinh xinh và có màu trắng trông như những đoá hoa hồng nên bánh bao bánh vạc còn có tên gọi là White Rose (hoa hồng trắng). Đây là món ăn khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn ở Hội An.
Bánh báo bánh vạc Hội An là hai loại có tên gọi khác nhau nhưng thường có mặt trong cùng một đĩa bánh và cùng có chung một loại nước chấm rất đặc biệt: không quá mặn, không quá nhạt và có thơm hương, vị ngọt của thịt tôm.
Nguyên liệu chính để chế biến bánh bao bánh vạc là gạo nhưng được thực hiện qua nhiều công đoạn rất công phu. Gạo xay xong phải bòng với nước nhiều lần (khoảng từ 15 đến 20 lần) để chọn cho được loại bột bánh ngon. Nhân bánh bao chủ yếu chế biến từ tôm tươi xay nhuyễn trộn với muối, tiêu, hành và một vài loại gia vị khác. Nhân bánh vạc thì có thêm một số nguyên liệu như: nấm mèo, giá hột, lá hành, thịt heo … đã được thái mỏng và xào chín. Cả hai loại nhân đều được bao bọc bởi một lớp bột bánh mỏng và hấp chín qua lửa.
Món bánh đập (gồm bánh ướt và bánh tráng nướng) ở Hội An, Đà Nẵng, chắc hẳn nhiều người đều biết đến. Thậm chí một số du khách từng ghé đến đây lúc chập choạng tối còn có thể kể chính xác hương vị món này khi ngồi ăn ở gánh hàng rong dưới chân cầu.
Bánh đập Hội An là món ăn khá phổ biến, nhưng kết hợp cùng với hến xào thì vẫn còn mới mẻ đối với nhiều thực khách
Du khách đến Hội An muốn thưởng thức món dân dã này, có thể đi qua cầu Cẩm Nam chừng 100m, hỏi người dân về khu bán. Họ sẽ chỉ bạn đến một nơi tập trung trên dưới 10 quán chỉ chuyên bán bánh đập hến xào.
Khác với các loại bánh xèo ở Miền Nam, bánh xèo Miền Trung nói chung và bánh xèo Hội An nói riêng là loại bánh nhỏ, một người có thể ăn được nhiều cái. Ăn nóng, ngon, dòn, bánh phù hợp với các loại rau, giá, ăn với mắm nêm vào mùa mưa là thích hợp nhất.
Nguyên liệu chính để làm bánh xèo ngoài gạo, đòi hỏi phải có tôm, thịt chỉ là phần phụ, hơn nữa làm bánh xèo phải ngồi bên bếp lửa liên tục rất nóng nực, vì vậy mùa mưa là mùa thích hợp nhất cho việc làm loại bánh nầy. Gạo tốt cho vào ngâm rồi xay thành nước bột gạo. Nước bột gạo cũng được pha chế sao có độ lỏng vừa phải để tạo nên cái giòn, cái dẻo của bánh. Nếu đặc quá, bánh sẽ khô, sống. Nếu lỏng quá bánh sẽ mềm, nát, sít với chảo.
Trong các món ăn chế biến từ gạo, sau mỳ Quảng, bánh bèo Hội An là một món ăn chiếm được sự ưa chuộng của đông đảo cư dân Hội An, nhất là cư dân các vùng nông thôn.
Bánh bèo có mặt khắp ở Hội An, nhưng nhiều hơn cả vẫn là những vùng ven phố Hội như Cẩm Châu, Cẩm Nam...với những quán lá nhỏ đơn sơ mà mát mẻ, ấm cúng. Khách vào quán, người chủ sắp nhiều chén bánh lên khay, múc nhưn đổ vào, thêm dầu mỡ, thương ớt, hành thơm rồi bày lên bàn. Tùy theo khẩu vị của người ăn mà có thể thêm ít nước mắm hay tí ớt vào. Nhìn chén bánh bèo trăng phau, nhưn giữa màu đỏ hồng điểm tôm thịt như nhụy một đóa hoa đang khoe hương khoe sắc.
Lại thêm mùi thơm đầy hấp dẫn khiến cho người ăn không cảm thấy ngán . Dụng cụ để ăn bánh bèo không phải là đũa, cũng không phải muỗng mà là một thanh tre vót hình lưỡi dao, gọi là "dao tre". Đây là cách ăn lối ẩm thực khác biệt giữa bánh bèo với các loại bánh được chế tác bằng gạo.
Bánh đậu xanh nhân Hội An là bánh đặc sản nổi tiếng của phố cổ Hội An, là loại bánh đậu xanh khô có nhân thịt. Cũng là đậu xanh, đường, mỡ heo nhưng chiếc bánh ở Hội An có hương vị và cách trình bày riêng, không giống ở các nơi khác. Những chiếc bánh đậu xanh ở Hội An có dáng tròn, lớn vừa phải để có thể vừa cầm vừa ăn. Bánh đậu xanh khô vừa cứng, vừa giòn.
Nghề làm bánh đậu xanh ở Hội An có từ lâu đời, trước thế kỉ thứ 18. Loại bánh này đã từng được cư dân dùng để tiến vua. Nối tiếp truyền thống của cha ông để lại, bằng cái tâm với nghề các hộ gia đình đã biến những chiếc bánh đậu xanh bình dị trở thành đặc sản nổi tiếng trong và ngoài nước.
Bánh mì Hội An được mệnh danh là "bánh mì ngon nhất thế giới" và là món ăn đường phố du khách muốn thưởng thức nhất khi đến với phố cổ Hội An.
Khác với những bánh mì thông thường, Bánh mì Hội An có nước sốt được pha công thức bí mật. Vỏ bánh mì giòn tan, hòa quyện với hương thơm của thịt nướng, chả, pate, phomai,...cùng một chút rau thơm thêm vào cho đỡ ngán.
Hãy cùng khám phá 3 địa điểm bán Bánh mì Hội An ngon nhất thế giới dưới đây:
Bánh Mì Bích Hội An
Bánh Mì Cô Phượng
Bánh Mì Madam Khánh
Bánh bao - bánh vạc là một món ăn đặc trưng Hội An Quảng Nam. Do có hình dáng nhỏ nhỏ, xinh xinh và có màu trắng trông như những đoá hoa hồng nên bánh bao bánh vạc còn có tên gọi là White Rose (hoa hồng trắng). Đây là món ăn khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn ở Hội An.
Bánh báo bánh vạc Hội An là hai loại có tên gọi khác nhau nhưng thường có mặt trong cùng một đĩa bánh và cùng có chung một loại nước chấm rất đặc biệt: không quá mặn, không quá nhạt và có thơm hương, vị ngọt của thịt tôm.
Nguyên liệu chính để chế biến bánh bao bánh vạc là gạo nhưng được thực hiện qua nhiều công đoạn rất công phu. Gạo xay xong phải bòng với nước nhiều lần (khoảng từ 15 đến 20 lần) để chọn cho được loại bột bánh ngon. Nhân bánh bao chủ yếu chế biến từ tôm tươi xay nhuyễn trộn với muối, tiêu, hành và một vài loại gia vị khác. Nhân bánh vạc thì có thêm một số nguyên liệu như: nấm mèo, giá hột, lá hành, thịt heo … đã được thái mỏng và xào chín. Cả hai loại nhân đều được bao bọc bởi một lớp bột bánh mỏng và hấp chín qua lửa.
Món bánh đập (gồm bánh ướt và bánh tráng nướng) ở Hội An, Đà Nẵng, chắc hẳn nhiều người đều biết đến. Thậm chí một số du khách từng ghé đến đây lúc chập choạng tối còn có thể kể chính xác hương vị món này khi ngồi ăn ở gánh hàng rong dưới chân cầu.
Bánh đập Hội An là món ăn khá phổ biến, nhưng kết hợp cùng với hến xào thì vẫn còn mới mẻ đối với nhiều thực khách
Du khách đến Hội An muốn thưởng thức món dân dã này, có thể đi qua cầu Cẩm Nam chừng 100m, hỏi người dân về khu bán. Họ sẽ chỉ bạn đến một nơi tập trung trên dưới 10 quán chỉ chuyên bán bánh đập hến xào.
Khác với các loại bánh xèo ở Miền Nam, bánh xèo Miền Trung nói chung và bánh xèo Hội An nói riêng là loại bánh nhỏ, một người có thể ăn được nhiều cái. Ăn nóng, ngon, dòn, bánh phù hợp với các loại rau, giá, ăn với mắm nêm vào mùa mưa là thích hợp nhất.
Nguyên liệu chính để làm bánh xèo ngoài gạo, đòi hỏi phải có tôm, thịt chỉ là phần phụ, hơn nữa làm bánh xèo phải ngồi bên bếp lửa liên tục rất nóng nực, vì vậy mùa mưa là mùa thích hợp nhất cho việc làm loại bánh nầy. Gạo tốt cho vào ngâm rồi xay thành nước bột gạo. Nước bột gạo cũng được pha chế sao có độ lỏng vừa phải để tạo nên cái giòn, cái dẻo của bánh. Nếu đặc quá, bánh sẽ khô, sống. Nếu lỏng quá bánh sẽ mềm, nát, sít với chảo.
Trong các món ăn chế biến từ gạo, sau mỳ Quảng, bánh bèo Hội An là một món ăn chiếm được sự ưa chuộng của đông đảo cư dân Hội An, nhất là cư dân các vùng nông thôn.
Bánh bèo có mặt khắp ở Hội An, nhưng nhiều hơn cả vẫn là những vùng ven phố Hội như Cẩm Châu, Cẩm Nam...với những quán lá nhỏ đơn sơ mà mát mẻ, ấm cúng. Khách vào quán, người chủ sắp nhiều chén bánh lên khay, múc nhưn đổ vào, thêm dầu mỡ, thương ớt, hành thơm rồi bày lên bàn. Tùy theo khẩu vị của người ăn mà có thể thêm ít nước mắm hay tí ớt vào. Nhìn chén bánh bèo trăng phau, nhưn giữa màu đỏ hồng điểm tôm thịt như nhụy một đóa hoa đang khoe hương khoe sắc.
Lại thêm mùi thơm đầy hấp dẫn khiến cho người ăn không cảm thấy ngán . Dụng cụ để ăn bánh bèo không phải là đũa, cũng không phải muỗng mà là một thanh tre vót hình lưỡi dao, gọi là "dao tre". Đây là cách ăn lối ẩm thực khác biệt giữa bánh bèo với các loại bánh được chế tác bằng gạo.
Bánh đậu xanh nhân Hội An là bánh đặc sản nổi tiếng của phố cổ Hội An, là loại bánh đậu xanh khô có nhân thịt. Cũng là đậu xanh, đường, mỡ heo nhưng chiếc bánh ở Hội An có hương vị và cách trình bày riêng, không giống ở các nơi khác. Những chiếc bánh đậu xanh ở Hội An có dáng tròn, lớn vừa phải để có thể vừa cầm vừa ăn. Bánh đậu xanh khô vừa cứng, vừa giòn.
Nghề làm bánh đậu xanh ở Hội An có từ lâu đời, trước thế kỉ thứ 18. Loại bánh này đã từng được cư dân dùng để tiến vua. Nối tiếp truyền thống của cha ông để lại, bằng cái tâm với nghề các hộ gia đình đã biến những chiếc bánh đậu xanh bình dị trở thành đặc sản nổi tiếng trong và ngoài nước.