Tré Bình Định được tạo hình như những chiếc "cán chổi" nhỏ xíu. Đây là một trong những “mồi nhậu” của người dân bản địa khi uống rượu bầu đá. Nguyên liệu để làm nên tré là thịt tai, thịt đầu, thịt ba chỉ cùng với mè, thính, riềng, ớt, lá ổi non và tỏi. Khi thưởng thức, chỉ cần bóc lớp vỏ bên ngoài là có thể ăn ngay. Món này thường được cuốn với bánh tráng cùng các loại rau sống, chấm mắm.
Bánh tráng nước dừa là một trong những đặc sản được nhiều người yêu thích và mua về làm quà mỗi khi ghé Quy Nhơn. Điều đặc biệt là bánh tráng dừa chỉ ăn riêng chứ không dùng kèm các món khác như bánh tráng mè thông thường.
Là thứ bánh đơn sơ, mộc mạc và hồn hậu như con người đất võ nhưng hương vị ngọt lành của bánh ít lá gai luôn hấp dẫn du khách. Bánh ít lá gai được sử dụng trong những ngày giỗ, ngày lễ như cưới hỏi, thể hiện sự đảm đang khéo léo của người phụ nữ. Bánh được làm bằng bột nếp với lá gai và đường cát, nhân bánh làm bằng đậu xanh hoặc dừa nạo. Bánh ít lá gai dẻo, thơm, ăn không dính răng với vị ngọt của đường, vị thơm của nếp, vị bùi của đậu xanh, hương cay nồng của gừng tạo thành một món ăn đậm đà hồn quê Bình Định.
Không khó để tìm mua mực ngào tỏi ớt bởi chúng được bán ở hầu hết các quán hàng ven biển hoặc trong thành phố. Để làm món này, khô mực sau khi nướng sơ sẽ tẩm các loại gia vị như mạch nha, ớt xào, tỏi… cho ngấm đều. Món ăn với đủ vị cay, mặn, ngọt mang đậm hương vị biển Quy Nhơn, rất thích hợp làm quà biếu hoặc mồi nhậu trong những buổi tụ tập bạn bè.
Thôn Vinh Thạnh thuộc xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước (ngày xưa là huyện lỵ Tuy Phước) không chỉ nổi tiếng với hậu tổ tuồng Đào Tấn, mà còn nổi tiếng với món “nem chợ Huyện”. Có thể nói, nem chợ Huyện là tinh hoa, là đặc sản của thú ẩm thực của mỗi người dân nơi đây. Nem chợ Huyện ngon do cách chế biến một phần nhưng yếu tố chính vẫn là thịt. Thịt ở đây được chọn lựa rất kỹ và phải là thịt heo cỏ. Thịt nạc được giã nhuyễn, ướp với nước mắm ngon gói lá vông ta ở trong, và nhiều lớp lá chuối bên ngoài để vài ngày mới lấy ra ăn, hương vị rất thơm và ngon.
Có hai loại nem, nem tươi và nem chua. Nem tươi là nem nướng ăn ngay. Nem tươi có mùi vị thơm lựng sau khi được nướng than, ăn kèm với rau mùi, tía tô, rau răm, chuối, khế xắt nhỏ, dưa leo, nước chấm (hoặc xì dầu) và vài múi tỏi, trái ớt. Nem tươi ăn liền, ai muốn để dành hoặc làm quà cho người thân thì mua nem chua. Nem chua là nem tươi được gói bằng lá vông, bên ngoài bọc lá chuối. Ngày nay người ta dùng lá ổi thay cho lá vông, nhưng nem được gói bằng lá vông ngon và dịu hơn. Sau khi gói được 3 ngày thì nem đến độ chín, chua như món dưa cay tuyệt vời.
Nem chợ Huyện có thể ăn với rau thơm, có thể cuốn với bánh tráng, hoặc chỉ ăn độc mỗi nem để tận hưởng hương vị độc đáo của món đặc sản này. Nem khi ăn được chấm với nước mắm hay nước tương tùy theo khẩu vị của mỗi người. Tuy nhiên, nước chấm được ưa thích nhất vẫn là nước mắm pha loãng với đậu phộng giã nhỏ thêm đường và tỏi, ớt khiến nước chấm quanh quánh ngọt đậm đà.
Đây là sản phẩm của làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống Tam Quan (xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn), được chế biến từ cá cơm với công thức truyền thống.
Mè xửng từ lâu được coi là những sản phẩm đặc trưng của vùng Tam Quan (Hoài Nhơn). Trong đó mè xửng Bà Điền (thị trấn Tam Quan) đã trở thành đặc sản Bình Định, ngày càng được người tiêu dùng trong nước biết đến nhiều hơn.
Đây là một đặc sản của Hoài Nhơn, được làm từ nguyên liệu là nếp và dừa. Bánh hồng khi hoàn thiện được phủ lớp bột trong phía ngoài, bánh có màu trắng trong; khi ăn bánh vừa có độ dẻo của bột, vị ngọt, giòn của dừa. Bánh hồng Tam Quan được chọn từ hai nguyên liệu đặc trưng của Hoài Nhơn là nếp ngự Hoài Sơn và dừa tươi, làm thủ công, không sử dụng chất bảo quản.
Tên gọi của rượu là do được nấu chủ yếu từ làng Cù Lâm thuộc xã Nhơn Lộc, Thị xã An Nhơn. Bàu Đá là tên của một bàu nước ngày xưa cả làng dùng chung, là nguồn nước để chưng cất rượu Bàu Đá. Bàu nước cổ này ngày nay đã cạn nước, nguồn nước chủ yếu để ủ men, cất rượu bây giờ là từ những mạch nước giếng của làng.
Để có một lít rượu Bàu Đá ngon, công đoạn nấu rất công phu: rượu được nấu bằng gạo lứt, nấu một mẻ 5 kg gạo (lấy được 3,5 – 4 lít rượu) phải mất 6 giờ. Dụng cụ dùng để nấu đều làm bằng sành, thủy tinh và tre nên có hương vị đặc trưng. Khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo. Người nấu rượu lâu năm không cần nếm cũng có thể thẩm định được chất lượng của rượu bằng cách lắng nghe tiếng rơi của giọt rượu trong vại sành lúc chưng cất và hương rượu thoáng qua. Rượu có nồng độ rất cao, hơn 50 độ.
Nếp Chánh Trạch Mỹ Thọ nổi tiếng thơm, dẻo, hạt to tròn được dùng chế biến nhiều món bánh ngon như bánh ít, bánh hồng, bánh tét; đặc biệt là dùng để ủ rượu rất thơm ngon.
Tré Bình Định được tạo hình như những chiếc "cán chổi" nhỏ xíu. Đây là một trong những “mồi nhậu” của người dân bản địa khi uống rượu bầu đá. Nguyên liệu để làm nên tré là thịt tai, thịt đầu, thịt ba chỉ cùng với mè, thính, riềng, ớt, lá ổi non và tỏi. Khi thưởng thức, chỉ cần bóc lớp vỏ bên ngoài là có thể ăn ngay. Món này thường được cuốn với bánh tráng cùng các loại rau sống, chấm mắm.
Bánh tráng nước dừa là một trong những đặc sản được nhiều người yêu thích và mua về làm quà mỗi khi ghé Quy Nhơn. Điều đặc biệt là bánh tráng dừa chỉ ăn riêng chứ không dùng kèm các món khác như bánh tráng mè thông thường.
Là thứ bánh đơn sơ, mộc mạc và hồn hậu như con người đất võ nhưng hương vị ngọt lành của bánh ít lá gai luôn hấp dẫn du khách. Bánh ít lá gai được sử dụng trong những ngày giỗ, ngày lễ như cưới hỏi, thể hiện sự đảm đang khéo léo của người phụ nữ. Bánh được làm bằng bột nếp với lá gai và đường cát, nhân bánh làm bằng đậu xanh hoặc dừa nạo. Bánh ít lá gai dẻo, thơm, ăn không dính răng với vị ngọt của đường, vị thơm của nếp, vị bùi của đậu xanh, hương cay nồng của gừng tạo thành một món ăn đậm đà hồn quê Bình Định.
Không khó để tìm mua mực ngào tỏi ớt bởi chúng được bán ở hầu hết các quán hàng ven biển hoặc trong thành phố. Để làm món này, khô mực sau khi nướng sơ sẽ tẩm các loại gia vị như mạch nha, ớt xào, tỏi… cho ngấm đều. Món ăn với đủ vị cay, mặn, ngọt mang đậm hương vị biển Quy Nhơn, rất thích hợp làm quà biếu hoặc mồi nhậu trong những buổi tụ tập bạn bè.
Thôn Vinh Thạnh thuộc xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước (ngày xưa là huyện lỵ Tuy Phước) không chỉ nổi tiếng với hậu tổ tuồng Đào Tấn, mà còn nổi tiếng với món “nem chợ Huyện”. Có thể nói, nem chợ Huyện là tinh hoa, là đặc sản của thú ẩm thực của mỗi người dân nơi đây. Nem chợ Huyện ngon do cách chế biến một phần nhưng yếu tố chính vẫn là thịt. Thịt ở đây được chọn lựa rất kỹ và phải là thịt heo cỏ. Thịt nạc được giã nhuyễn, ướp với nước mắm ngon gói lá vông ta ở trong, và nhiều lớp lá chuối bên ngoài để vài ngày mới lấy ra ăn, hương vị rất thơm và ngon.
Có hai loại nem, nem tươi và nem chua. Nem tươi là nem nướng ăn ngay. Nem tươi có mùi vị thơm lựng sau khi được nướng than, ăn kèm với rau mùi, tía tô, rau răm, chuối, khế xắt nhỏ, dưa leo, nước chấm (hoặc xì dầu) và vài múi tỏi, trái ớt. Nem tươi ăn liền, ai muốn để dành hoặc làm quà cho người thân thì mua nem chua. Nem chua là nem tươi được gói bằng lá vông, bên ngoài bọc lá chuối. Ngày nay người ta dùng lá ổi thay cho lá vông, nhưng nem được gói bằng lá vông ngon và dịu hơn. Sau khi gói được 3 ngày thì nem đến độ chín, chua như món dưa cay tuyệt vời.
Nem chợ Huyện có thể ăn với rau thơm, có thể cuốn với bánh tráng, hoặc chỉ ăn độc mỗi nem để tận hưởng hương vị độc đáo của món đặc sản này. Nem khi ăn được chấm với nước mắm hay nước tương tùy theo khẩu vị của mỗi người. Tuy nhiên, nước chấm được ưa thích nhất vẫn là nước mắm pha loãng với đậu phộng giã nhỏ thêm đường và tỏi, ớt khiến nước chấm quanh quánh ngọt đậm đà.
Đây là sản phẩm của làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống Tam Quan (xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn), được chế biến từ cá cơm với công thức truyền thống.
Mè xửng từ lâu được coi là những sản phẩm đặc trưng của vùng Tam Quan (Hoài Nhơn). Trong đó mè xửng Bà Điền (thị trấn Tam Quan) đã trở thành đặc sản Bình Định, ngày càng được người tiêu dùng trong nước biết đến nhiều hơn.
Đây là một đặc sản của Hoài Nhơn, được làm từ nguyên liệu là nếp và dừa. Bánh hồng khi hoàn thiện được phủ lớp bột trong phía ngoài, bánh có màu trắng trong; khi ăn bánh vừa có độ dẻo của bột, vị ngọt, giòn của dừa. Bánh hồng Tam Quan được chọn từ hai nguyên liệu đặc trưng của Hoài Nhơn là nếp ngự Hoài Sơn và dừa tươi, làm thủ công, không sử dụng chất bảo quản.
Tên gọi của rượu là do được nấu chủ yếu từ làng Cù Lâm thuộc xã Nhơn Lộc, Thị xã An Nhơn. Bàu Đá là tên của một bàu nước ngày xưa cả làng dùng chung, là nguồn nước để chưng cất rượu Bàu Đá. Bàu nước cổ này ngày nay đã cạn nước, nguồn nước chủ yếu để ủ men, cất rượu bây giờ là từ những mạch nước giếng của làng.
Để có một lít rượu Bàu Đá ngon, công đoạn nấu rất công phu: rượu được nấu bằng gạo lứt, nấu một mẻ 5 kg gạo (lấy được 3,5 – 4 lít rượu) phải mất 6 giờ. Dụng cụ dùng để nấu đều làm bằng sành, thủy tinh và tre nên có hương vị đặc trưng. Khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo. Người nấu rượu lâu năm không cần nếm cũng có thể thẩm định được chất lượng của rượu bằng cách lắng nghe tiếng rơi của giọt rượu trong vại sành lúc chưng cất và hương rượu thoáng qua. Rượu có nồng độ rất cao, hơn 50 độ.
Nếp Chánh Trạch Mỹ Thọ nổi tiếng thơm, dẻo, hạt to tròn được dùng chế biến nhiều món bánh ngon như bánh ít, bánh hồng, bánh tét; đặc biệt là dùng để ủ rượu rất thơm ngon.