Hòn Đá Bạc là cụm đảo thuộc ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Nhìn từ đất liền, hòn Đá Bạc giống như hòn non bộ kỳ thú giữa đại dương mênh mông. Người dân Cà mau gọi Hòn Đá Bạc Cà Mau là "Con mắt ngọc" của miền Tây, ngoài ý tôn vinh vẻ đẹp của đảo còn có ý ví nơi đây như một con mắt tinh tường canh giữ một vùng biển phía Tây của Tổ quốc.
Cụm đảo gồm có ba hòn: hòn Ông Ngộ, hòn Trọi, hòn Lớn (hòn Đá Bạc) được nối với nhau bởi những dải cầu đẹp mắt. Hòn Đá Bạc được hình thành cách đây 180 triệu năm (thuộc Jura giữa – Trung sinh) với tổng diện tích gần 6,5 ha.
Nhìn trên bản đồ, Hòn Đá Bạc như một trạm tiền tiêu canh giữ vùng trời, vùng biển phía tây nam Mũi Cà Mau. Hòn Đá Bạc như tên gọi của nó xung quanh hòn, trên mặt nước, dưới đáy biển hàng ngàn viên đá granit đủ mọi kích cỡ nằm chồng lên nhau tạo thành nhiều hình dáng như có sự sắp đặt của con người. Đi trên Hòn Đá Bạc, du khách bắt gặp bàn tay Tiên, dấu chân Tiên, giếng Tiên, bàn chân cọp. Trên đỉnh phía đông của Hòn Đá Bạc có các tảng đá to và bề mặt khá rộng. Khoảng giữa hai mảng đá có khuyết một hố sâu giống như hình bàn chân. Tương truyền rằng, dấu bàn chân ấy là bàn chân Tiên, còn mảng đá này là sân Tiên.
Trên hòn có một vài ngôi chùa nhỏ như chùa Hang, chùa Tịnh độ. Đặc biệt, trên đỉnh cao nhất của Hòn Đá Bạc là đền thờ Ông Nam Hải nơi thờ bộ xương cá Ông dài 13m. Ngày 20 - 5 - 1995, cá Ông dạt vào khu vực cửa sông Ông Đốc. Khoảng 3 ngày sau, Ông lụy (mất), ngư dân Sông Đốc đem chôn và đến năm 1996 đưa bộ xương về Hòn Đá Bạc để thờ cúng. Ngư dân vùng này mỗi khi đi biển gặp sóng to, gió lớn đều được cá Ông cứu giúp.
Hòn Đá Bạc còn có một thảm thực vật tự nhiên thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo. Thảm thực vật ấy như một chiếc áo choàng lên mình để tạo cho Đá Bạc ngày một xanh hơn. Biển đá Bạc là nơi sinh sản, trú ẩn của rất nhiều loài sinh vật biển.
Hòn Đá Bạc là cụm đảo thuộc ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Nhìn từ đất liền, hòn Đá Bạc giống như hòn non bộ kỳ thú giữa đại dương mênh mông. Người dân Cà mau gọi Hòn Đá Bạc Cà Mau là "Con mắt ngọc" của miền Tây, ngoài ý tôn vinh vẻ đẹp của đảo còn có ý ví nơi đây như một con mắt tinh tường canh giữ một vùng biển phía Tây của Tổ quốc.
Cụm đảo gồm có ba hòn: hòn Ông Ngộ, hòn Trọi, hòn Lớn (hòn Đá Bạc) được nối với nhau bởi những dải cầu đẹp mắt. Hòn Đá Bạc được hình thành cách đây 180 triệu năm (thuộc Jura giữa – Trung sinh) với tổng diện tích gần 6,5 ha.
Nhìn trên bản đồ, Hòn Đá Bạc như một trạm tiền tiêu canh giữ vùng trời, vùng biển phía tây nam Mũi Cà Mau. Hòn Đá Bạc như tên gọi của nó xung quanh hòn, trên mặt nước, dưới đáy biển hàng ngàn viên đá granit đủ mọi kích cỡ nằm chồng lên nhau tạo thành nhiều hình dáng như có sự sắp đặt của con người. Đi trên Hòn Đá Bạc, du khách bắt gặp bàn tay Tiên, dấu chân Tiên, giếng Tiên, bàn chân cọp. Trên đỉnh phía đông của Hòn Đá Bạc có các tảng đá to và bề mặt khá rộng. Khoảng giữa hai mảng đá có khuyết một hố sâu giống như hình bàn chân. Tương truyền rằng, dấu bàn chân ấy là bàn chân Tiên, còn mảng đá này là sân Tiên.
Trên hòn có một vài ngôi chùa nhỏ như chùa Hang, chùa Tịnh độ. Đặc biệt, trên đỉnh cao nhất của Hòn Đá Bạc là đền thờ Ông Nam Hải nơi thờ bộ xương cá Ông dài 13m. Ngày 20 - 5 - 1995, cá Ông dạt vào khu vực cửa sông Ông Đốc. Khoảng 3 ngày sau, Ông lụy (mất), ngư dân Sông Đốc đem chôn và đến năm 1996 đưa bộ xương về Hòn Đá Bạc để thờ cúng. Ngư dân vùng này mỗi khi đi biển gặp sóng to, gió lớn đều được cá Ông cứu giúp.
Hòn Đá Bạc còn có một thảm thực vật tự nhiên thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo. Thảm thực vật ấy như một chiếc áo choàng lên mình để tạo cho Đá Bạc ngày một xanh hơn. Biển đá Bạc là nơi sinh sản, trú ẩn của rất nhiều loài sinh vật biển.