Khu dinh thự của vua Mèo, tên dùng trong các văn bản là Dinh thự họ Vương, hay còn được gọi với tên Nhà Vương tọa lạc trong một thung lũng thuộc địa bàn xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Quá trình xây dựng tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương 150 tỷ đồng ngày nay.
Người xây dựng ra dinh thự này là vua Mèo Vương Chính Đức. Sở dĩ ông được gọi là vua Mèo bởi vì ông được suy tôn làm thủ lĩnh tổ chức Hươu nai của người H’ Mông ở Đồng Văn để chống lại quân cờ Đen của Trung Quốc.
Năm 1890 ông cho mời thầy địa lý người Hán tên là Trương Chiếu tìm địa điểm xây dựng dinh thự. Và Sà Phìn chính là nơi mà thầy địa lý này chọn bởi nó có địa thể rất đẹp. Giữa thung lũng Sà Phìn nổi lên một quả đồi hình con rùa, xung quanh là núi cao bao bọc. Xây nhà trên lưng con rùa sẽ giàu sang phú quý suốt đời. Bốn phía của quả đất đó đều là núi chính là mảnh đất của bậc anh kiệt.
Để thiết kế và thi công xong được dinh thự này Vương Chính Đức đã phải mời người ở rất nhiều nơi. Cụ thể vua Mèo giao cho mưu sĩ người Kinh gốc Nam Định là cụ Hoàng và người phụ trách đội quân người H’ Mông là ông Cử Chúng Lù nghiên cứu, phác họa tòa nhà trên mảnh đất. Vương Chính Đức mời người Hán ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) là Tống Bách Giao thầu, thiết kế và thi công. Tống Bách Giao lấy người Hồi ở huyện Tuyên Uy, tỉnh Vân Nam, để thiết kế và thi công.
Tham gia tour du lịch Hà Giang bạn còn được biết một điều hết sức ấn tượng về nơi đây. Đó chính là tổng kinh phí để xây dinh thự này hết 15.000 đồng bạc hoa xòe tức là khoảng 150 tỷ đồng hiện nay. Ngoài ra dinh thự này cũng mất đến 5 năm để khởi công xây dựng bởi và tất cả đều được xây dựng bằng sức người chứ không hề dùng phương tiện máy móc gì.
Kỳ công xây dựng như vậy nên dinh vua Mèo có những đặc điểm kiến trúc riêng biệt khác hẳn với những ngôi nhà khác nơi đây. Toàn bộ dinh thự được chia làm 3 cung Tiền, Trung, Hậu bao gồm 64 phòng. Khu Tiền cung là nơi ở của lính bảo vệ, gia nhân. Trung cung và Hậu cung là nơi ở, làm việc của con cháu dòng họ Vương.
Nhưng cũng theo những giai thoại kể lại trên cao nguyên đá Đồng Văn, thì đến thời vua Mèo Vương Chí Sình, gia tộc họ Vương lại bị thầy phong thủy làm hại, yểm bùa đến mức suýt nữa thành tuyệt tự. Chuyện kể lại rằng khi còn sống, vua Mèo mắc chứng bệnh đau lưng, chữa mãi không khỏi. Vua Mèo đã cho gọi một thầy tướng rất giỏi người Hán đến xem bệnh. Sau khi xem xong, thầy tướng người Hán phán rằng: “Mộ của bố ông chôn đúng lưng rồng, phải chuyển mộ”. Vương Chí Sình tin lời làm theo, cho di dời mộ cha mình là vua Mèo Vương Chính Đức đi. Vương Chí Sình không ngờ mình đã bị thầy tướng người Hán do ghen ghét mà chơi xỏ. Vì lẽ đó mà Vương lấy mấy người vợ đều không sinh được con, chỉ khi lấy người vợ thứ 4, người vợ này mới sinh cho Vương một người con trai là Vương Duy Thọ.
Sau khi Vương Chí Sình mất, Vương Duy Thọ sau này đã lấy vợ, sang Mỹ rồi qua đời ở Mỹ khi còn khá trẻ. Dòng dõi của vua Mèo Vương Chí Sình ở Mỹ có lẽ đã quên đi phần nào gốc gác và những câu chuyện huyền thoại về gia tộc mình.
Cho tới tận bây giờ, dinh thự vua Mèo Hà Giang vẫn là một địa chỉ không thể bỏ qua khi khám phá vùng cao nguyên đá Hà Giang vừa để ngắm nhìn khu di tích lịch sử có kiến trúc đặc sắc vừa để lắng nghe những câu chuyện đã đi vào huyền thoại non cao.
Du khách khi đi tour du lịch Hà Giang ghé thăm địa điểm này thường rủ nhau đến xem hai viên đá ở khu tiền cung. Bởi vì hai viên đá này sở dĩ có độ sáng bóng là do cụ Vương Chính Đức đã bỏ ra 900 đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương với 1 tỷ đồng Việt Nam để mài vào đá. Đó là còn chưa kể số tiền ông thuê người đục đẽo, vận chuyển hai chân cộ đá từ Tứ Xuyên, Trung Quốc về đến Đồng Văn.
Tham quan nơi đây du khách cũng có thể ghé thăm khu vực xét xử của cụ Đức khi ông làm quan chi huyện. Đồng thời cũng ghé thăm khu Trung để ngắm nhìn những kỷ vật gắn với cuộc đời của ông Vương.
Khu dinh thự của vua Mèo, tên dùng trong các văn bản là Dinh thự họ Vương, hay còn được gọi với tên Nhà Vương tọa lạc trong một thung lũng thuộc địa bàn xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang. Quá trình xây dựng tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương 150 tỷ đồng ngày nay.
Người xây dựng ra dinh thự này là vua Mèo Vương Chính Đức. Sở dĩ ông được gọi là vua Mèo bởi vì ông được suy tôn làm thủ lĩnh tổ chức Hươu nai của người H’ Mông ở Đồng Văn để chống lại quân cờ Đen của Trung Quốc.
Năm 1890 ông cho mời thầy địa lý người Hán tên là Trương Chiếu tìm địa điểm xây dựng dinh thự. Và Sà Phìn chính là nơi mà thầy địa lý này chọn bởi nó có địa thể rất đẹp. Giữa thung lũng Sà Phìn nổi lên một quả đồi hình con rùa, xung quanh là núi cao bao bọc. Xây nhà trên lưng con rùa sẽ giàu sang phú quý suốt đời. Bốn phía của quả đất đó đều là núi chính là mảnh đất của bậc anh kiệt.
Để thiết kế và thi công xong được dinh thự này Vương Chính Đức đã phải mời người ở rất nhiều nơi. Cụ thể vua Mèo giao cho mưu sĩ người Kinh gốc Nam Định là cụ Hoàng và người phụ trách đội quân người H’ Mông là ông Cử Chúng Lù nghiên cứu, phác họa tòa nhà trên mảnh đất. Vương Chính Đức mời người Hán ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) là Tống Bách Giao thầu, thiết kế và thi công. Tống Bách Giao lấy người Hồi ở huyện Tuyên Uy, tỉnh Vân Nam, để thiết kế và thi công.
Tham gia tour du lịch Hà Giang bạn còn được biết một điều hết sức ấn tượng về nơi đây. Đó chính là tổng kinh phí để xây dinh thự này hết 15.000 đồng bạc hoa xòe tức là khoảng 150 tỷ đồng hiện nay. Ngoài ra dinh thự này cũng mất đến 5 năm để khởi công xây dựng bởi và tất cả đều được xây dựng bằng sức người chứ không hề dùng phương tiện máy móc gì.
Kỳ công xây dựng như vậy nên dinh vua Mèo có những đặc điểm kiến trúc riêng biệt khác hẳn với những ngôi nhà khác nơi đây. Toàn bộ dinh thự được chia làm 3 cung Tiền, Trung, Hậu bao gồm 64 phòng. Khu Tiền cung là nơi ở của lính bảo vệ, gia nhân. Trung cung và Hậu cung là nơi ở, làm việc của con cháu dòng họ Vương.
Nhưng cũng theo những giai thoại kể lại trên cao nguyên đá Đồng Văn, thì đến thời vua Mèo Vương Chí Sình, gia tộc họ Vương lại bị thầy phong thủy làm hại, yểm bùa đến mức suýt nữa thành tuyệt tự. Chuyện kể lại rằng khi còn sống, vua Mèo mắc chứng bệnh đau lưng, chữa mãi không khỏi. Vua Mèo đã cho gọi một thầy tướng rất giỏi người Hán đến xem bệnh. Sau khi xem xong, thầy tướng người Hán phán rằng: “Mộ của bố ông chôn đúng lưng rồng, phải chuyển mộ”. Vương Chí Sình tin lời làm theo, cho di dời mộ cha mình là vua Mèo Vương Chính Đức đi. Vương Chí Sình không ngờ mình đã bị thầy tướng người Hán do ghen ghét mà chơi xỏ. Vì lẽ đó mà Vương lấy mấy người vợ đều không sinh được con, chỉ khi lấy người vợ thứ 4, người vợ này mới sinh cho Vương một người con trai là Vương Duy Thọ.
Sau khi Vương Chí Sình mất, Vương Duy Thọ sau này đã lấy vợ, sang Mỹ rồi qua đời ở Mỹ khi còn khá trẻ. Dòng dõi của vua Mèo Vương Chí Sình ở Mỹ có lẽ đã quên đi phần nào gốc gác và những câu chuyện huyền thoại về gia tộc mình.
Cho tới tận bây giờ, dinh thự vua Mèo Hà Giang vẫn là một địa chỉ không thể bỏ qua khi khám phá vùng cao nguyên đá Hà Giang vừa để ngắm nhìn khu di tích lịch sử có kiến trúc đặc sắc vừa để lắng nghe những câu chuyện đã đi vào huyền thoại non cao.
Du khách khi đi tour du lịch Hà Giang ghé thăm địa điểm này thường rủ nhau đến xem hai viên đá ở khu tiền cung. Bởi vì hai viên đá này sở dĩ có độ sáng bóng là do cụ Vương Chính Đức đã bỏ ra 900 đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương với 1 tỷ đồng Việt Nam để mài vào đá. Đó là còn chưa kể số tiền ông thuê người đục đẽo, vận chuyển hai chân cộ đá từ Tứ Xuyên, Trung Quốc về đến Đồng Văn.
Tham quan nơi đây du khách cũng có thể ghé thăm khu vực xét xử của cụ Đức khi ông làm quan chi huyện. Đồng thời cũng ghé thăm khu Trung để ngắm nhìn những kỷ vật gắn với cuộc đời của ông Vương.