Độc nhất vô nhị trong các món chè cung đình Huế phải kể đến chè bột lọc thịt heo quay. Chỉ mới thoáng nghe tên cũng đã gợi cho bất cứ ai cảm giác thích thú muốn thưởng thức ngay mùi vị của món ăn lạ lẫm này. Đó là món chè giòn dai pha lẫn vị ngọt thanh của đường phèn và béo ngậy của thịt quay, rất lạ miệng.
Ngoài món cơm hến nổi tiếng, cồn Hến còn có món chè bắp ngon mà ngoài Huế không nơi nào có được. Vùng này có bãi bồi vài chục ha. Người dân Cồn trồng bắp gần như quanh năm (trừ ba tháng lũ lụt). Bắp vùng này thơm ngon, béo ngậy vì hưởng được lớp phù sa dày trên mặt ruộng sau mỗi trận lụt.
Người ta nấu chè bắp bắt đầu từ việc chọn thứ bắp không non mà cũng không quá già. Sau khi lột vỏ bắp, dùng dao hai lưỡi thật sắc thái mỏng bắp và dùng cùi bắp luộc để lấy nước thơm ngọt đó để nấu chè (sau luộc lấy cùi bắp ra bỏ đi). Bắp thái mỏng cho vào nồi đun sôi, khuấy đều liên tục trong một giờ đồng hồ đến khi bắp chín cho đường kính vào khuấy đều (lượng đường cho vừa, không nhạt và cũng không ngọt quá). Thứ được cho thêm vào món chè bắp là cốt nước dừa trắng như sữa, thơm lừng.
Hạt sen nấu chè theo kiểu Huế được đem hấp chín, sau đó nấu chung với nước đường cát trắng hay đường phèn trong vắt cho đến khi sôi nhẹ. Vị ngọt của đường đủ thấm vào hột sen là bắc ra ngoài bếp. Để được nồi chè ngon, người nấu phải túc trực canh chừng để lửa cháy vừa phải, tay khuấy, trộn thật nhẹ nhàng, thời gian cũng chỉ vừa đủ để hạt sen "không già, không non". Nấu già, hột sen sẽ mất hương thơm tự nhiên. Nấu non, hương sen sẽ không tỏa ngát. Hương sen dịu mát tự nhiên là thứ đặc trưng của chè hạt sen xứ Huế mà không hương liệu nào thay thế được.
Món chè sen bọc nhãn lồng xứ Huế đã nổi danh khắp chốn xưa nay. Chè có vị thơm dịu mát của sen, vị ngọt thanh của cùi nhãn, ăn một lần không thể nào quên. Hột sen nấu chè theo kiểu Huế thường là hột sen tươi, vẫn còn nhựa và thơm mùi lá mới.
Hột sen màu trắng ngà, kết hợp với màu trắng trong của thịt nhãn (còn gọi là nhãn nhục) tạo ra một màu sắc rất dịu, hài hòa và thanh khiết. Hột sen chín bở được gói trong nhãn nhục mềm mại, giòn tan, hợp với sở thích và khẩu vị của nhiều lứa tuổi.
Món chè khoai tía được nhiều thực khách ưa thích vì màu sắc và hương vị. Chè được nấu từ khoai tía tím với nước cốt dừa và để nhỏ lửa đến khi vừa sánh là được, một số nơi biến tấu thêm các nguyên liệu như bột báng, trân châu, bột sắn… Ngày hè oi bức, ly chè khoai tía mộc mạc bình dị với sắc tím ngọt ngào sẽ giúp bạn thêm thanh mát.
Chè đậu ngự, đậu ván, đậu nguyên là những loại chè có xuất xứ lâu đời ở Huế. Chè được nấu mềm nhưng vẫn giữ được nguyên hạt đậu. Chè dẻo thêm đậu phụng rang giã nhỏ và nước dừa. Có thêm nước cốt dừa để tăng vị béo cho ly chè, thêm chút đậu phụng rang phảng phất hương vị thơm ngậy.
Chè táo xọn hay còn gọi là chè bông cau là một món chè ngon của Huế với cách làm đơn giản. Chỉ với các nguyên liệu chính là đường, đậu, cùng với chút cốt dừa là đã tạo được món chè ngon này rồi đó.
Lục tàu xá là món ăn vặt nổi tiếng của Huế trong những thập niên 50, 60 và đầu những năm 70 của thế kỷ trước. Trong ký ức những người Huế xưa còn lại vẫn không quên hương vị của món này nếu một lần đã thưởng thức.
Tàu xá là tên gọi theo tiếng Quảng Đông (Trung Quốc) vì đây là món ăn đã theo chân các Hoa kiều và người Minh Hương du nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ trước. Nguyên gốc tên gọi đầy đủ của nó là lục tàu xá (lục đậu sa) nghĩa là "đậu xanh nát nhuyễn". Chính tên gọi cũng thể hiện một phần nguyên liệu chính làm nên món chè này, bao gồm đậu xanh, bột báng, trần bì (vỏ quýt khô) và đường cát.
Độc nhất vô nhị trong các món chè cung đình Huế phải kể đến chè bột lọc thịt heo quay. Chỉ mới thoáng nghe tên cũng đã gợi cho bất cứ ai cảm giác thích thú muốn thưởng thức ngay mùi vị của món ăn lạ lẫm này. Đó là món chè giòn dai pha lẫn vị ngọt thanh của đường phèn và béo ngậy của thịt quay, rất lạ miệng.
Ngoài món cơm hến nổi tiếng, cồn Hến còn có món chè bắp ngon mà ngoài Huế không nơi nào có được. Vùng này có bãi bồi vài chục ha. Người dân Cồn trồng bắp gần như quanh năm (trừ ba tháng lũ lụt). Bắp vùng này thơm ngon, béo ngậy vì hưởng được lớp phù sa dày trên mặt ruộng sau mỗi trận lụt.
Người ta nấu chè bắp bắt đầu từ việc chọn thứ bắp không non mà cũng không quá già. Sau khi lột vỏ bắp, dùng dao hai lưỡi thật sắc thái mỏng bắp và dùng cùi bắp luộc để lấy nước thơm ngọt đó để nấu chè (sau luộc lấy cùi bắp ra bỏ đi). Bắp thái mỏng cho vào nồi đun sôi, khuấy đều liên tục trong một giờ đồng hồ đến khi bắp chín cho đường kính vào khuấy đều (lượng đường cho vừa, không nhạt và cũng không ngọt quá). Thứ được cho thêm vào món chè bắp là cốt nước dừa trắng như sữa, thơm lừng.
Hạt sen nấu chè theo kiểu Huế được đem hấp chín, sau đó nấu chung với nước đường cát trắng hay đường phèn trong vắt cho đến khi sôi nhẹ. Vị ngọt của đường đủ thấm vào hột sen là bắc ra ngoài bếp. Để được nồi chè ngon, người nấu phải túc trực canh chừng để lửa cháy vừa phải, tay khuấy, trộn thật nhẹ nhàng, thời gian cũng chỉ vừa đủ để hạt sen "không già, không non". Nấu già, hột sen sẽ mất hương thơm tự nhiên. Nấu non, hương sen sẽ không tỏa ngát. Hương sen dịu mát tự nhiên là thứ đặc trưng của chè hạt sen xứ Huế mà không hương liệu nào thay thế được.
Món chè sen bọc nhãn lồng xứ Huế đã nổi danh khắp chốn xưa nay. Chè có vị thơm dịu mát của sen, vị ngọt thanh của cùi nhãn, ăn một lần không thể nào quên. Hột sen nấu chè theo kiểu Huế thường là hột sen tươi, vẫn còn nhựa và thơm mùi lá mới.
Hột sen màu trắng ngà, kết hợp với màu trắng trong của thịt nhãn (còn gọi là nhãn nhục) tạo ra một màu sắc rất dịu, hài hòa và thanh khiết. Hột sen chín bở được gói trong nhãn nhục mềm mại, giòn tan, hợp với sở thích và khẩu vị của nhiều lứa tuổi.
Món chè khoai tía được nhiều thực khách ưa thích vì màu sắc và hương vị. Chè được nấu từ khoai tía tím với nước cốt dừa và để nhỏ lửa đến khi vừa sánh là được, một số nơi biến tấu thêm các nguyên liệu như bột báng, trân châu, bột sắn… Ngày hè oi bức, ly chè khoai tía mộc mạc bình dị với sắc tím ngọt ngào sẽ giúp bạn thêm thanh mát.
Chè đậu ngự, đậu ván, đậu nguyên là những loại chè có xuất xứ lâu đời ở Huế. Chè được nấu mềm nhưng vẫn giữ được nguyên hạt đậu. Chè dẻo thêm đậu phụng rang giã nhỏ và nước dừa. Có thêm nước cốt dừa để tăng vị béo cho ly chè, thêm chút đậu phụng rang phảng phất hương vị thơm ngậy.
Chè táo xọn hay còn gọi là chè bông cau là một món chè ngon của Huế với cách làm đơn giản. Chỉ với các nguyên liệu chính là đường, đậu, cùng với chút cốt dừa là đã tạo được món chè ngon này rồi đó.
Lục tàu xá là món ăn vặt nổi tiếng của Huế trong những thập niên 50, 60 và đầu những năm 70 của thế kỷ trước. Trong ký ức những người Huế xưa còn lại vẫn không quên hương vị của món này nếu một lần đã thưởng thức.
Tàu xá là tên gọi theo tiếng Quảng Đông (Trung Quốc) vì đây là món ăn đã theo chân các Hoa kiều và người Minh Hương du nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ trước. Nguyên gốc tên gọi đầy đủ của nó là lục tàu xá (lục đậu sa) nghĩa là "đậu xanh nát nhuyễn". Chính tên gọi cũng thể hiện một phần nguyên liệu chính làm nên món chè này, bao gồm đậu xanh, bột báng, trần bì (vỏ quýt khô) và đường cát.